Kết cấu đa tuyến

Một phần của tài liệu Đặc trưng của tiểu thuyết Julie hay nàng Héloise mới của J.J. Rousseau docx (Trang 37 - 40)

Sơ đồ đa tuyến:

Tác phẩm nổi lên hai câu chuyện chính: chuyện tình yêu của Julie với Saint-Preux và chuyện gia đình của ông Wolmar. Xoay quanh hai câu chuyện chính là nhiều câu chuyện khác: chuyện của ông D’Étanges với ông Wolmar, chuyện của Saint- Preux với tôn ông Édouard, chuyện của Frăngsông với Clốt- Anet, chuyện của Claire với ông Đoocbơ...

Nhiều câu chuyện với nhiều hướng giải quyết khác nhau liên quan đến nhân vật chính góp phần thể hiện tính cách của các nhân vật, tô đậm thêm mối quan hệ giữa các nhân vật với nhau và làm nổi rõ tính cách của nhân vật chính.

Julie hay nàng Héloise mới được kết cấu từ những bức thư, gồm một trăm sáu

mươi ba bức thư của các nhân vật trao đổi với nhau, không chỉ gồm những bức thư của đôi tình nhân mà còn có những bức thư của Claire gửi Julie, của tôn ông Édouard và ông De Wolmar gửi Saint-Preux , hoặc của mấy người ấy gửi cho nhau. Với mối quan hệ nhiều chiều, các luồng thư đan chằng nhau giữa chín nhân vật, xoay quanh những khát khao tình cảm trong cô đơn, thiếu vắng của đôi thanh niên Julie và Saint-Preux. Tuy nhiên, Julie hay nàng Héloise mới không chỉ nói chuyện tình yêu mà còn ngổn ngang những nghị luận. Ngoài câu chuyện tình duyên bất hạnh, người đọc còn được thưởng thức những luận văn đa giọng điệu về chính trị, tôn giáo, sư phạm, âm nhạc, tình bác ái... với một giọng tình cảm cao kỳ rất phù hợp với sở thích thời đó.

So với các tiểu thuyết lớn thì số lượng nhân vật trong Julie hay nàng Héloise mới

không nhiều nhưng câu chuyện mà họ trao đổi thật sinh động. Tác phẩm là sự

tổng hợp các mối quan hệ giữa người với người trong xã hội, đó là tình yêu,

tình bạn, tình vợ chồng, tình mẫu tử, phụ tử, tình chủ tớ, và trên hết đó là tình người. Julie yêu chàng gia sư bình dân Saint-Preux trong một mối tình da diết, đau khổ không thành do những thành kiến về đẳng cấp của cha nàng. Nàng phải lấy ông De Wolmar, là bạn của cha, nhưng mối tình đầu vẫn đọng lại trong tim cho đến khi nàng qua đời, mặc dầu nàng vẫn sống hạnh phúc, thuỷ chung với chồng và những đứa con ngoan ngoãn. Còn Saint-Preux khẳng định với Julie rằng: “... cho đến mãi mãi cô sẽ chỉ thấy người bạn của bản thân cô và người tình của đức hạnh cô; nhưng mối tình của ta, mối tình đầu duy nhất của ta sẽ không bao giờ rời bỏ lòng tôi” [26, 385]. Là chị em họ nhưng trước hết Julie và Claire là những người bạn thân sẵn sàng chia ngọt sẻ bùi, sẵn sàng lắng nghe và sẵn sàng chết vì nhau.

“Nếu em nghĩ chị gần nỗi nguy vong đến thế, thì chẳng thà em bị xả thân trăm mảnh còn hơn để cho người giằng em rời khỏi chị” [25, 113]. Dù không có tình yêu nhưng sống bên cạnh một người chồng bao dung, rộng lượng như ông De Wolmar, Julie cảm thấy mãn nguyện vô cùng. Trong một bức thư, cô kể với bạn trai Saint-Preux như sau: “... Cái tình cảm ràng buộc chúng tôi không phải cái mù quáng của những trái tim say đắm, nhưng là tình quyến luyến bất biến và thuỷ chung của hai người chính trực và biết lẽ phải, mà số mệnh định cho cùng sống cuộc đời còn lại của mình, hai người bằng lòng số phận của mình và cố làm cho nó thành đầm ấm cho nhau” [25, 380].

Mặc dù sống trong một gia đình với một ông bố chuyên quyền, độc đoán, và đặc biệt chính ông đã vùi dập hạnh phúc của Julie với Saint-Preux nhưng Julie luôn luôn hiếu thảo. Nàng đã bàng hoàng khi thấy người cha nghiêm khắc nhất ấy mềm dịu hẳn đi, sụp xuống ôm lấy đầu gối nàng, vừa thuyết phục vừa chan hoà nước mắt: “Ôi cha ơi, con đã có vũ khí chống lại những đe dọa của cha, con chẳng có vũ khí chống lại nước mắt của cha, cha sẽ làm cho con gái cha chết mất thôi” [25, 347 - 348]. Cũng trong một bức thư viết cho Saint-Preux, Julie còn nói với bạn trai của mình về người cha của mình bằng giọng trìu mến “Người cha tốt nhất đời”. Đối với mẹ, Julie luôn yêu mẹ nhưng vì tình yêu đối với Saint-Preux nên Julie đã dối mẹ trong suốt thời gian hai người yêu nhau và thư từ qua lại với nhau. Cái chết của bà sau cú sốc đã làm cho Julie vô cùng hối hận: “Tôi sẽ giữ tận đến lúc xuống mồ cái ý nghĩ ghê gớm đả đoản cuộc sống của người đã ban cho tôi đời sống” [25, 305]. Đối với những người giúp việc trong gia đình, Julie luôn quan tâm đến đời sống vật chất và đời sống tình cảm của họ, ví dụ như việc giúp đỡ cô Frăngsông và Clôt Anet.

Qua việc thể hiện các mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhân vật, Rousseau bộc lộ khát vọng hướng tới một xã hội mà ở đó người với người sống với nhau bằng tình yêu thương và lòng nhân ái.

Một phần của tài liệu Đặc trưng của tiểu thuyết Julie hay nàng Héloise mới của J.J. Rousseau docx (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w