Nhân vật đại diện cho hệ tư tưởng lỗi thờ

Một phần của tài liệu Đặc trưng của tiểu thuyết Julie hay nàng Héloise mới của J.J. Rousseau docx (Trang 72 - 98)

II. Cốt truyện

I.2.Nhân vật đại diện cho hệ tư tưởng lỗi thờ

Thế kỷ XVIII, người ta nói đó là thế kỷ của tự do, bình đẳng, nhưng vấn đề tình yêu bị ràng buộc bởi những định kiến xã hội vẫn còn là vấn đề nhức nhối của xã hội. Giai cấp tư sản đang lên chưa đủ sức đương đầu với chế độ phong kiến quý tộc đã già cỗi, lỗi thời nhưng cơ sở xã hội và tư tưởng của nó vẫn đang còn tồn tại. Mặc dù vậy, khát vọng cao cả và vô cùng mãnh liệt về tự do, về quyền sồng của con người, về sự sáng tạo của cá nhân, về tình yêu thiên nhiên, tình yêu trai gái đã tạo nên động lực mạnh mẽ và thường xuyên thúc dục các nhà văn thể hiện tư tưởng của mình vào tác phẩm.

Julie hay nàng Héloise mới không nằm ngoài sự phát triển chung đó. Tác phẩm

cũng đề cập đến tình yêu bị cấm đoán trong xã hội phong kiến.Xã hội phong kiến nói chung và ở Pháp nói riêng không chấp nhận tình yêu tự do mà gượng ép nó trong một khuôn khổ giáo lý xã hội quá ư lỗi thời buộc con người phải chấp nhận.

Tình yêu theo tự nhiên sớm muộn cũng rơi vào bi kịch. Trong Julie hay nàng

Héloise mới, nam tước D’Étanges là người đại diện duy nhất cho hệ tư tưởng lỗi

thời nhưng cuối cùng mọi chuyện phải chấp thuận theo ý ông. Rousseau đã xây dựng thành công nhân vật D’Étanges đúng với một con người độc đoán, chuyên quyền, luôn ý thức cao về địa vị, quyền lợi của mình.

Là một nhà quý tộc cộc cằn song rất trọng danh dự. Sự tự kiêu về nguồn gốc xuất thân của mình đến mức “Ông sẽ yêu anh mà không vuốt ve, sẽ quý anh mà không nói ra”[25, 71]. Khi biết Saint-Preux có ý muốn cầu hôn con gái mình, ông rất tức giận, coi Saint-Preux là một kẻ “không nghề nghiệp”, “không tên tuổi” mà “giao du với họ chỉ đem lại xấu hổ và mất danh dự cho các cô gái nghe chuyện của họ” [25, 201]. Ông khinh Saint-Preux là một tên “dân đen”, một kẻ “cha căng chú kiết”, “sống bằng của bố thí người khác” [25, 195]. Đối với ông, địa vị và tiền của là thước đo danh dự của con người. “Nhà quý tộc kiêu hãnh đó không hề nghĩ cả đến sự một người dân thường lại có thể say mê con gái ông” [25, 121]. Mặc dù vậy, nhà quý tộc kiêu hãnh nọ vẫn có một trái tim - một trái tim biết đau xót, biết hối hận “Cha tôi trong thời thanh niên đã bất hạnh giết chết một người trong cuộc đấu kiếm... Hối hận buồn bã từ hồi đó không rời khỏi được lòng ông. Thường trong lúc vắng vẻ người ta nghe ông khóc và rên rỉ” [26, 123].

Là cha, ông chỉ biết rằng phải chọn cho con mình một tấm chồng tốt, tương xứng với gia đình ông, và ông chọn ông De Wolmar, bạn thân ông mà ông biết là một người tốt bụng và rộng lượng. Ông không cần biết con gái mình có đồng ý hay không. Bởi đối với ông, hôn nhân không cần tình yêu. Điều đầu tiên của một cuộc hôn nhân phải là “môn đăng hộ đối”. Cái lý lẽ đó đã vùi dập tình yêu trong sáng của Julie - con gái ông. Có lúc Julie đã phải thốt lên “Sau cùng thế là cha tôi đã bán tôi! Ông đem con gái ra làm một món hàng hoá, một kẻ nô lệ! Ông lợi dụng tôi để đền ơn! Ông trả nợ tính mạng ông bằng tính mạng tôi... Người cha dã man và biến chất” [25, 108 - 109]. Tuy nhiên, đó chỉ là lời nói thốt lên trong tuyệt vọng của

Julie thôi. Đối với Julie, ông D’Étanges luôn là “người cha tốt nhất”. Những lúc tức giận thì ông không tiếc lời thoá mạ, nhưng sau lời lẽ thoá mạ đó lại nhường chỗ cho thiên tính: “Ông trở lại vuốt ve tôi... dịu dàng xin lỗi mẹ” [25, 203].

Đầu hàng những giọt nước mắt của cha, Julie thuận lấy ông Wolmar và chấp nhận cuộc sống gia đình không có tình yêu. Người đọc dễ dàng nhận thấy tương quan lực lượng giữa cũ và mới chênh lệch nhau rõ rệt. Đại diện cho tư tưởng tiến bộ chiếm số đông, chỉ duy nhất ông D’Étanges đại diện cho tư tưởng lỗi thời, chẳng có ai ủng hộ quan điểm của ông cả, nhưng cuối cùng ông lại thắng. Phía tư tưởng mới thất bại do bị ràng buộc bởi quan hệ huyết thống. Julie phải hy sinh chữ tình để làm tròn chữ hiếu. Thuận theo đạo đức phong kiến mà phản lại đạo đức tự nhiên đó là trái với quy luật tự nhiên. Vì thế cuối cùng Julie phải chết.

Có thể nói, Rousseau đã xây dựng nhân vật D’Étanges thành một nhân vật lưỡng diện. Ông là đại biểu tiên phong của chế độ phong kiến nhưng không đại diện cho cái ác mà chỉ đại diện cho thiên kiến xã hội mà thôi. Vậy thì cái chết của Julie cuối tác phẩm phải hiểu thế nào đây? Ai gây nên cái chết của Julie? Nàng bị cảm vì nhảy xuống nước cứu con, cái đó đã đành rồi. Nhưng nếu không có cái tai họa bất ngờ ấy thì Julie vẫn không sống được vì sống mà phải kìm nén tình cảm giữa một bên là chồng, một bên là người yêu. Rousseau canh cánh bên lòng không biết độc giả có hiểu cái điều tâm huyết mà ông muốn nhờ văn chương đem đến cho đời hay không? Chính chế độ phong kiến với quan niệm hủ bại và những kẻ nặng đầu óc đẳng cấp như nam tước D’Étanges là thủ phạm vùi dập hạnh phúc, tình yêu chân chính của Julie và Saint-Preux. Phải giả phóng cho con người! Đó là điều Rousseau muốn gửi gắm.

II. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Julie hay nàng Héloise mới

Tâm lý nhân vật là yếu tố tạo nên sức sống nhân vật trong tác phẩm, nó tạo nên những phẩm chất về tâm hồn, là yếu tố gắn liền với tính cách của nhân vật. Quá trình tâm lý nảy sinh trong con người hoàn toàn không phải là hiện tượng bí ẩn, không giải thích được mà nó là phản ứng của con người khi lấy những kinh nghiệm, đạo đức, cảm xúc... làm tiền đề trước tình huống của cuộc sống. Tâm lý nhân vật trong tác phẩm chịu ảnh hưởng của chủ đề, tư tưởng của tác giả, đồng thời tâm lý nhân vật cũng góp phần thể hiện sâu sắc hơn quan niệm nghệ thuật về con người của tác giả.

Đối với tiểu thuyết thường, tâm lý nhân vật được bộc lộ thông qua tài quan sát một cách tỉ mỉ của nhà văn. Để bộc lộ cảm xúc thật của nhân vật, nhà văn sử dụng lối độc thoại nội tâm. Tiểu thuyết bằng thư lại khác, nó có nhiều nét đặc sắc hơn. Ở đây khi nhân vật viết thư không phải nhân vật đang độc thoại mà là đối thoại ngầm. Thư từ là nơi để người ta bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình một cách chân thành, sâu sắc nhất. Nhân vật tự mình đi sâu vào ngõ ngách sâu kín nhất trong tâm hồn mình để cảm xúc và viết ra thư.

Julie hay nàng Héloise mới được viết dưới dạng những bức thư trao đổi nên tác giả

không tham dự vào việc xây dựng tính cách nhân vật mà để cho nhân vật tự nói lên tiếng lòng của mình rồi viết ra thư, truyền cảm xúc đến cho người khác (người nhận thư). Rousseau say sưa trong quá trình sáng tạo và phân tích tâm lý nhân vật. Mỗi bức thư là một cuộc đối thoại triền miên của dòng tình cảm giữa hai người yêu nhau hoặc hai người thân. Mỗi người đều nói với người khác về mình. Họ nói trong im lặng và được trả lời cũng trong im lặng, qua thư.

Đó là một sân khấu sôi động, không công diễn. Mỗi nhân vật nói năng, hành động, ứng xử, giãi bày trước mặt công chúng, độc giả và cả tác giả nữa. Rất ít chỗ cho lời bình luận của tác giả trong thể loại này. Tuy nhiên, trong cách xây dựng nhân vật, nhà văn đã đi sâu vào những ngóc ngách mới của trái tim từ trước đến nay ít ai chú

ý tới và tạo nên sự sùng bái tình cảm trong nghệ thuật. Khi nhà văn đọc những bức thư này tức là nhà văn đã đi sâu vào trái tim nhân vật, truyền cho người đọc những rung cảm sâu kín nhất. Julie cũng như Saint-Preux trước hết sống bằng trái tim của mình, những hành động của họ đều tuân theo những thôi thúc của con tim. Họ không phải là một người nhợt nhạt, khô khan, không máu nóng, chỉ biết cúi đầu phục tùng những nguyên tắc đạo lý phong kiến ngày xưa. Trái lại, họ sống sôi nổi với tình cảm của họ, họ yêu nhau tha thiết trên cơ sở tình cảm. Tất cả những cung bậc tình cảm, những buồn, vui, thương, nhớ, lo lắng, bồn chồn đều được nhân vật bộc lộ hết qua những trang thư. Lần đầu tiên gặp Julie, Saint-Preux đã cảm mến nàng với vẻ xúc động khó tả: “Vẻ kiều diễm của cô đã làm choáng ngợp mắt tôi, song nó không bao giờ khiến lòng tôi đi sai đường lạc lối” [25, 27]. Chàng thổ lộ với Julie: “Anh không phải là một tên quyến rũ hà tiện như em gọi anh trong lúc tuyệt vọng, nhưng là một người giản dị và đa cảm, dễ bày ra những gì mình cảm thấy và không cảm thấy điều gì mình xấu hổ” [25, 41], và Saint-Preux yêu đến mãnh liệt, sẵn sàng làm tất cả cho người mình yêu. “Không có lệnh nào mà tôi không ký nhận, trừ cái lệnh không được yêu cô nữa; và tôi có thể vâng lời đến cả điều đó, nếu tôi có thể làm được” [25, 31]. Khi yêu, con người ta không tránh khỏi rơi vào tâm trạng lo lắng, hồi hộp. Saint-Preux lo sợ không biết lúc nào đó Julie quên mình hay không. “Julie, có thể là cô quên tôi chăng? Chà! Đó là nỗi lo sợ ghê gớm nhất của tôi” [25, 77]. Có thể nói Rousseau đã xây dựng Saint-Preux là một con người có đời sống nội tâm sâu sắc. Nhân vật Saint-Preux luôn huy động sức mạnh nội tâm của tình cảm và lý trí tạo nên sự vận động không ngừng của những chuỗi tâm trạng.

Đối với Julie, cô yêu Saint-Preux và nhận thấy mỗi ngày một khăng khít với anh hơn, nhưng cách thể hiện của cô có vẻ kín đáo và khiêm tốn hơn, bởi quan điểm của cô là “Khiêm tốn và đoan chính là quý báu đối với tôi” [25, 36]. Cô cũng yêu,

cũng nhớ như Saint-Preux nhưng cô phải nén tình cảm của mình trước người cha đầu óc đặc sệt những thành kiến cổ hủ.

Julie yêu Saint-Preux trên cơ sở đạo đức tự nhiên. Khi kề vai sát cánh dưới vòm cây trong vườn hoa nở, khi xa cách nhau thương nhớ, viết thư tình gửi gió đem đi, khi hẹn hò nhau giữa cảnh thiên nhiên thơ mộng. Họ không cần biết đến cơn giông tố phũ phàng của cuộc đời sắp sửa kéo đến tàn phá hạnh phúc của họ.

Xa Saint-Preux, hình ảnh chàng luôn ngự trị trong trái tim của Julie. Tâm hồn cô ngập tràn hình bóng của Saint-Preux, nhìn đâu cũng thấy Saint-Preux. “Tôi hoài công muốn dứt bỏ cái hình ảnh yêu dấu ấy, tôi cảm thấy nó ăn sâu vào đấy quá rồi, tôi xé tim mình mà không gỡ được nó ra, và những cố gắng của tôi để xoá đi một ký ức êm đềm như vậy chỉ thêm khắc nó vào đấy sâu hơn” [25, 321 - 322]. Sau khi Julie lấy chồng, tình cảm của cô không bị mất đi. Cô “vẫn yêu anh trìu mến như bao giờ” [26, 69]. Nhưng tình yêu của cô bị “nghĩa vụ” nén xuống, không có điều kiện bộc lộ như trước. Tuy nhiên, nó vẫn âm ỉ và làm cho cuộc sống của cô trở nên khô héo. Còn Saint-Preux sau bao năm xa cách, gặp lại người tình, bây giờ là vợ một người đàn ông khác, bên cạnh là những đứa con ngoan ngoãn, anh “cảm thấy lòng tan nát khổ đau và lâng lâng vui sướng” [26, 59]. Tuy vậy, trong lòng anh, Julie vẫn mãi mãi là Julie của anh như thuở nào. “Cho đến bây giờ tôi vẫn luôn luôn nhớ lại Julie như trước kia rạng rỡ những vẻ kiều diễm của tuổi xuân đầu” [26, 59]. Những ngày sống với vợ chồng Wolmar, Saint-Preux luôn nhớ lại những kỉ niệm đã có với nàng, những buổi cùng nàng dạo chơi, những rung động thầm kín của buổi ban đầu... Vì tình yêu đối với Julie và nỗi lo sợ mất nàng khiến Saint- Preux mơ thấy cảnh tượng khủng khiếp. Chiếc khăn trùm đã cất bỏ đi đời sống của Julie mãi mãi. Và giấc mơ đó như như một điềm báo báo trước một kết cục đau thương. Julie thực sự ra đi mãi mãi nhưng thực tế cô không bao giờ chết trong trái tim Saint-Preux . Thời gian và không gian, những thăng trầm của cuộc sống không thể dập tắt được ngọn lửa tình yêu - một mối tình nồng nàn từ trái tim. Đến khi lìa

bỏ cõi đời, họ vẫn ấp ủ mối tình đầu. “Cái đạo đức đã chia lìa chúng ta trên cõi thế sẽ kết hợp chúng ta tại chốn vĩnh hằng. Em chết trong sự chờ đợi êm ái ấy...” [26, 474].

II.2. Khắc hoạ tính cách nhân vật thông qua cái nhìn khách quan của nhân vật khác

II.2.1. Ngoại hình nhân vật qua cái nhìn của nhân vật khác

Trong các tác phẩm văn học từ cổ chí kim, khi xây dựng nhân vật hầu hết các nhà văn đều khắc hoạ nhân vật qua ngoại hình. Dù ít hay nhiều, điểm xuyết một vài nét hay miêu tả tỉ mỉ cũng đều thực hiện ý đồ khắc hoạ rõ nét tính cách nhân vật. Bởi từ ngoại hình người ta có thể biết được tính cách và số phận của con người.

Trong Julie hay nàng Héloise mới, tác giả không tham gia vào việc miêu tả ngoại hình nhân vật mà chủ yếu để cho các nhân vật nhận xét về nhau. Ngoại hình nhân vật ở đây ít được đặc tả qua đường nét, hình dáng mà chủ yếu được đặc tả qua tâm trạng của nhân vật. Ngoại hình nhân vật thay đổi tuỳ thuộc vào sự thay đổi của tâm trạng.

Julie và Saint-Preux là hai nhân vật trung tâm nên được đặc tả qua nhiều điểm nhìn khác nhau. Mỗi người đều có một cách nhìn nhận riêng. Julie là con gái một nhà quý tộc, lớn lên trong sung sướng. Cô đang ở tuổi đẹp nhất - tuổi mười tám. Claire - cô em họ Julie nhìn cô với ánh mắt thán phục và đầy tự hào về sắc đẹp và sự duyên dáng của chị “Em còn thấy mình đẹp vì sắc đẹp của chị, khả ái vì những yêu kiều của chị, điểm tô vì những tài năng của chị” [25, 243]. Đối với người tình Saint-Preux, Julie được nhìn qua lăng kính của người đang yêu. Người ta nói “Vẻ đẹp không phải ở đôi má hồng của người phụ nữ mà ở trong đôi mắt của kẻ si tình”. Vì thế, trong mắt của Saint-Preux, Julie lúc nào cũng đẹp, lúc đang là người yêu của anh hay lúc Julie đã có chồng, con. “Nàng thực sự đẹp và rạng rỡ hơn bao

giờ hết...” [26, 62]. Sự thay đổi tâm trạng từng ngày, từng giờ, từng khoảnh khắc của Julie đều được Saint-Preux cảm nhận hết. Tâm trạng Julie biến đổi rất rõ từ khi nhận được lá thư tỏ tình của người thầy dạy mình. Từ thái độ vui tươi, hồn nhiên, bỗng “mắt cô trở nên u buồn, lơ đãng, cắm xuống đất... sắc hồng hào của cô phai nhạt, một vẻ xanh xao xa lạ phủ lên má cô...” [25, 33]. Và tâm trạng đó biến mất khi cô nhận lời yêu Saint-Preux. “Những thẫn thờ của cô đã biến mất; chẳng còn lại chuyện chán chường rầu rĩ nữa; mọi vẻ duyên dáng đều trở lại vị trí của nó” [25, 48]. Vẻ rầu rĩ, u buồn ở Julie chứng tỏ cô là một con người đa cảm và yêu Saint-Preux tha thiết. Có thể nói, mọi sự thay đổi trên khuôn mặt Saint-Preux không tránh khỏi cặp mắt của Saint-Preux. Anh luôn dõi theo từng bước đi của Julie, chia sẻ với cô những niềm vui nỗi buồn, giúp cô đứng vững trước cuộc đời. Xuất thân từ tầng lớp bình dân, Saint-Preux đã tận dụng vốn tri thức mà mình có

Một phần của tài liệu Đặc trưng của tiểu thuyết Julie hay nàng Héloise mới của J.J. Rousseau docx (Trang 72 - 98)