Đánh giá hoạt động du lịch của Khu di tích lịch sử - văn hóa Hàm Rồng Thanh Hóa

MỤC LỤC

PHẦN NỘI DUNG

KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ THANH HểA VÀ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HểA HÀM RỒNG

    Rồng, đền thờ Lê Uy – Trần Khát Chân, Thái miếu nhà Hậu Lê, đền thờ Tống Duy Tân, đền thờ Lê Thành, đền thờ Lê Hoàn, chùa Đại Bi và núi Kỳ Lân, đền Sòng (Bỉm Sơn), khu di tích Lam Kinh, thành nhà Hồ, các danh lam thắng cảnh kỳ thú như bãi tắm biển Sầm Sơn, khu nghỉ mát Hải Tiến (Hoằng Hoá), Hải Hoà (Tĩnh Gia), vườn quốc gia Bến En (Như Thanh), vườn quốc gia Cúc Phương (Thạch Thành), khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, khu bảo tồn thiên nhiên rừng sến Tam Quy, khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, động Từ Thức (Nga Sơn), suối cá “thần” Cẩm Lương (Cẩm Thuỷ), suối cá Văn Nho (Bá Thước), sân chim Tiến Nông (Triệu Sơn) và hàng loạt các đền, chùa. Đến Thanh Hóa du khách sẽ được thưởng thức những món đặc sản độc đáo nổi tiếng cả nước của xứ Thanh như: nem chua Thanh Hóa, chè lam Phủ Quảng, dê núi đá, gà đồi (của huyện Vĩnh Lộc), bánh gai Tứ Trụ (của huyện Thọ Xuân), các món chế biến từ hến làng Giàng (huyện Thiệu Hóa), bánh đa cầu Bố (thành phố Thanh Hóa), mía đen Kim Tân (huyện Thạch Thành), rượu nếp Nga Sơn, gỏi cá Sầm Sơn hay các món hải sản: cua biển, ghẹ, sò huyết, tôm, mực, cá thu, cá quả từ các huyện ven biển Sầm Sơn, Tĩnh Gia, Nga Sơn.

    TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỦA KHU DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HểA HÀM RỒNG

      Không phải sau cuộc chiến vang dội ngày 3 và ngày 4/4/1965 người ta mới biết đến Hàm Rồng, mà trong ký ức xa xưa của người Việt Nam đã có một góc cho Hàm Rồng, vùng đất có bề dày lịch sử hàng nghìn năm, chứa đựng trong mình nhiều trầm tích văn hóa như: di chỉ núi Ðọ, di chỉ Ðông Sơn, tiêu biểu cho nền văn hóa rực rỡ của dân tộc thời kỳ đồng thau - sắt sớm. Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của sự kiện ngày 3 và 4/4/1965, để ôn lại chiến công oanh liệt, tôn vinh tinh thần chiến đấu, hy sinh anh dũng của quân và dân Hàm Rồng, thể hiện lòng tri ân đối với thế hệ cha anh và nhằm tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ hôm nay, tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng kế hoạch kỷ niệm 45 năm chiến thắng Hàm Rồng và đã tiến hành tổ chức buổi lễ với quy mô cấp tỉnh, trang trọng trong các ngày 3 và 4/ 4 /2010. Ngày nay Hàm Rồng được xây dựng thành khu du lịch văn hóa Hàm Rồng với các công trình được xây dựng gắn liền với quang cảnh tự nhiên của làng cổ Đông Sơn, núi Cánh Tiên, núi Ngọc, động Tiên Sơn, hang Mắt Rồng, đền thờ Trần Khát Chân, Lê Uy, chùa Tăng Phúc và các di tích lịch sử văn hóa của Hàm Rồng – Nam Ngạn.

      Và Hàm Rồng đã làm được điều đó, đáp ứng được nhu cầu, nắm bắt được thị hiếu của khách hàng, khi kết hợp với các khu du lịch xung quanh như: khu vui chơi giải trí ở hồ Kim Quy; đảo hồ xanh; nhà hàng Du thuyền Hoàng Long vừa phục vụ khách ăn uống tại chỗ hoặc có thể thuyền vừa chạy để du khách vừa ngắm cảnh hai bên bờ sông vừa thưởng thức món ăn, đưa du khách từ Hàm Rồng xuống Sầm Sơn lên Đình Hàn…đây chính là điểm mới, hấp dẫn ở Hàm Rồng; động Tiên Sơn, đền thờ Trần Khát Chân, Lê Uy, chùa Tăng Phúc. Phương tiện vận chuyển khách: tại khu du lịch Hàm Rồng chưa xây dựng được hệ thống bến xe lớn, mới có hệ thống xe buýt chạy quanh khu du lịch, chưa có dịch vụ chở khách tham quan bằng xe xích lô như ở Sầm Sơn, hoặc dịch vụ cho thuê xe đạp…phương tiện vận chuyển chưa đa dạng, chưa hoạt động thực sự có hiệu quả. Căn cứ vào tiềm năng tài nguyên du lịch và các điều kiện có liên quan có thể xác định sản phẩm du lịch chính của khu di tích – văn hóa Hàm Rồng là: Tham quan, nghiên cứu di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng (nơi có di chỉ khảo cổ học Đông Sơn, làng cổ Đông Sơn, các di tích lịch sử chiến tranh chống Mỹ, danh lam thắng cảnh); du lịch sinh thái; vui chơi giải trí; tổ chức hội nghị, hội thảo.

      Hiện nay tỉnh đã cử 14 đoàn cán bộ, chuyên viên tham gia các khóa tập huấn quốc tế do dự án EU – phái đoàn EC Liên minh Châu Âu về phát triển nghiệp vụ về du lịch tài trợ nhằm nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ du lịch đồng thời tham gia các đoàn công tác, khảo sát phát triển du lịch Việt Nam – Trung Quốc, Thái Lan, Lào do tổng cục du lịch và UBND tỉnh tổ chức nhằm góp phần hội nhập kiến thức nghiệp vụ chuyên môn phát triển du lịch của tỉnh và tạo điều kiện giúp đỡ về mặt cán bộ cũng như đội ngũ hướng dẫn viên tại khu di tích Hàm Rồng về chuyên môn nghiêp vụ. Nhìn chung, là nguồn lao động của khu du lịch còn yếu kém về nhiều mặt, con số lao động được đào tạo chuyên nghiệp còn quá ít so với quy mô của một khu du lịch trọng điểm quốc gia đang được Nhà nước và tỉnh đầu tư, cần phải đào tạo một cách chuyên nghiệp hơn nữa mới đáp ứng được yêu cầu phát triển hiện nay.

      GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

        Quy hoạch khu du lịch Hàm Rồng phải căn cứ vào vị trí, tiềm năng của khu vực để phát triển khu du lịch này thành khu nghỉ dưỡng, tham quan, giải trí quan trọng của thành phố và của miền Bắc, là khu vui chơi, giải trí cuối tuần của nhân dân Thanh Hóa và các tỉnh lân cận, là điểm du lịch văn hóa lễ hội của khu vực. Một khu du lịch nhất là một khu du lịch còn hoàn toàn mới mẻ như Hàm Rồng muốn trở thành một khu du lịch hấp dẫn thu hút được đông đảo lượng khách du lịch tới tham quan, vui chơi thì ngoài yếu tố tiềm năng còn phải thiết kế, xây dựng tạo ra được những chương trình, hoạt động du lịch thật sự độc đáo hấp dẫn mang bản sắc riêng đáp ứng được các nhu cầu du lịch ngày càng cao của khách. Tỉnh Thanh Hóa phải phối hợp với ban quản lý di tích trong việc bảo tồn và tôn tạo, các di tích lịch sử - văn hóa, các danh lam thắng cảnh trong khu di tích Hàm Rồng, cần phải nâng cấp cầu Hàm Rồng – là biểu tượng với những chiến công hiển hách trong kháng chiến chống Mỹ, là huyết mạch giao thông quan trọng; cần bảo vệ đồi C4, núi Quyết Thắng là nơi ghi dấu những trận đánh oanh liệt một thời của quân và dân ta; động Long Quang, động Tiên.

        Tiếp tục điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện các quy hoạch phát triển du lịch đã được phê duyệt như: xây dựng khu trung tâm, nhà trưng bày đá, khu du lịch khảo cổ, khu biệt thự cao cấp… Trên cơ sở các quy hoạch đã được phê duyệt, UBND phường Hàm Rồng phối hợp với Ban quản lý khu di tích phường Hàm Rồng khẩn trương xây dựng các dự án đầu tư phát triển du lịch, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch. Thành lập các cơ quan hoặc phòng ban, quản lý xúc tiến đầu tư phát triển du lịch để làm các nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ đầu tư, kiểm tra tư cách pháp nhân của các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư, đồng thời kiểm tra, giám sát thực hiện các dự án đầu tư theo quy hoạch đã được phê duyệt phát triển du lịch. Xã hội hoá công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch; tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của doanh nghiệp, người lao động đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch; khuyến khích và tạo điều kiện về đất đai, tín dụng để các thành phần kinh tế tham gia công tác đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực du lịch.

        Một số sản phẩm du lịch được hình thành mang đặc trưng và dấu ấn riêng như lễ hội di lịch Sầm Sơn, lễ hội Lam Kinh, liên hoan văn hóa ẩm thực, lễ hội Hàm Rồng chiến thắng… Công tác phối hợp liên ngành và địa phương được củng cố, tăng cường ngành du lịch Thanh Hóa đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các ngành và các địa phương như: Phú Thọ, Hà Nội, Ninh Bình, Nghệ An… xây dựng. - Thực hiện các chương trình thông tin tuyên truyền, quảng bá về “du lịch Hàm Rồng” đặc biệt là sự kiện kỷ niệm chiến thắng Hàm Rồng hàng năm, nhất là vào các năm chẵn như 45 năm, 50 năm; tổ chức các chiến dịch xúc tiến, quảng bá sự kiện, phát động thị trường theo chuyên đề; tổ chức và tham gia hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo du lịch để giới thiệu tiềm năng du lịch của địa phương.