Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 181 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
181
Dung lượng
23,21 MB
Nội dung
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH MAI XUÂN QUANG LỊCHSỬVĂNHÓALÀNGHẬUTRẠCH(XÃNGA THẠCH, HUYỆNNGASƠN,TỈNHTHANHHÓA)TỪTHẾKỶXĐẾNNĂM2009 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCHSỬ VINH, 2010 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH MAI XUÂN QUANG LỊCHSỬVĂNHÓALÀNGHẬUTRẠCH(XÃNGA THẠCH, HUYỆNNGASƠN,TỈNHTHANHHÓA)TỪTHẾKỶXĐẾNNĂM2009 CHUYÊN NGÀNH: LỊCHSỬ VIỆT NAM MÃ SỐ: 60.22.54 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCHSỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN TRỌNG VĂN VINH, 2010 LỜI CẢM ƠN Luận văn này được hoàn thành với sự giúp đỡ của nhiều cơ quan, tập thể, cá nhân mà tôi không thể không bày tỏ lời cảm ơn chân thành. Trước hết, xin gửi lời cảm ơn tới Phòng Địa chí - Thư viện Khoa học Tổng hợp tỉnhThanh hóa, UBND xã Nga Thạch,, gia đình ông Mai Đăng Trình, ông Mai Sơn, và nhân dân địa phương đã giúp đỡ tôi cả về mặt vật chất cũng như tinh thần trong quá trình khảo sát thực tế tại địa phương. Tôi xin cảm ơn anh chị em phòng khai thác Thư viện khoa Sử - Trường Đại học KHXH & NV, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I - Hà Nội, Thư viện huyệnNga Sơn đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập tài liệu nghiên cứu. Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Nguyễn Trọng Văn, mặc dù rất bận rộn song đã trực tiếp hướng dẫn tận tâm và chân thành trong suốt hơn một năm qua, kể từ khi tôi bắt đầu xác định đề tài nghiên cứu cho đến nay. Xin chân thành cảm ơn các thầy phản biện đã đọc và có những nhận xét về đề tài, các thầy giáo trong khoa Lịch sử, khoa Sau Đại học - Trường Đại học Vinh đã đóng góp ý kiến cho tôi trong quá trình viết luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới những người thân trong gia đình và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Mặc dù rất cố gắng song chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự lượng thứ, góp ý kiến của các thầy cô cùng bạn bè đồng nghiệp. Tác giả MỤC LỤC 3 Trang Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịchsử nghiên cứu vấn đề 2 3. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7 5. Đóng góp khoa học của đề tài 8 6. Bố cục của luận văn 9 NỘI DUNG Chương 1: Quá trình hình thành, phát triển của làngHậuTrạch 10 1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên. 10 1.1.1. Vị trí địa lý 10 1.1.2. Địa hình, đất đai 12 1.1.3. Sông ngòi. 15 1.1.4. Khí hậu. 16 1.1.5. Giao thông. 17 1.2. Quá trình hình thànhlàng và sự phát triển cư dân làngHậu Trạch. 18 4 1.2.1. Lịchsử hình thành và phát triển của làng 18 1.2.2. Cơ cấu tổ chức của làng 24 1.2.2.1. Cư dân và dòng họ 24 1.2.2.2. Vài nét về bộ máy quản lý làng xã 32 1.2.2.3. Các đơn vị của làng 37 1.3. Vài nét về đời sống kinh tế của cư dân làngHậu Trạch. 45 1.3.1. Tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp. 46 1.3.1.1. Trồng trọt. 46 1.3.1.2. Chăn nuôi gia súc, gia cầm. 52 1.3.1.3. Khai thác và nuôi trồng thủy sản. 54 1.3.2. Thủ công nghiệp. 55 1.3.3. Thương nghiệp. 56 * Tiểu kết. 57 Chương 2: Vănhóa truyền thống làngHậu Trạch. 60 2.1. Đời sống vănhóa vật chất làngHậu Trạch. 60 2.1.1. Chùa Thạch Tuyền. 60 2.1.2. Đền thờ Thám hoa Mai Anh Tuấn. 62 2.1.3. Đình làng. 64 2.1.4. Đền Đoài. 65 2.1.5. Đền Đông 66 2.1.6. Phủ Trung 67 2.1.7. Nhà ở. 68 5 2.2. Đời sống vănhóatinh thần làngHậu Trạch. 72 2.2.1. Tín ngưỡng. 72 2.2.1.1. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. 72 2.2.1.2. Thờ thành hoàng. 76 2.2.2. Tôn giáo. 78 2.2.2.1. Đạo Phật. 78 2.2.2.2. Đạo Nho. 80 2.2.2.3. Đạo giáo. 81 2.2.3. Phong tục tập quán. 82 2.2.3.1. Cưới xin. 82 2.2.3.2. Tang ma. 85 2.2.3.3 Tục vọng lão. 90 2.2.3.4. Các tục lệ khác. 91 2.2.4. Các lễ tiết thờ cúng trong năm. 92 2.2.4.1. Các lễ tiết thờ cúng trong năm. 92 2.2.4.2. Lễ hội. 94 * Tiểu kết. 100 Chương 3: Truyền thống học tập, khoa bảng làngHậu Trạch. 102 3.1. Truyền thống học tập, khoa bảng. 102 3.2. Nhân vật có công với làng với nước. 112 3.2.1. Mai Thế Chuẩn. 112 3.2.2. Mai Anh Tuấn. 112 6 3.2.3. Mai Duyên. 115 3.2.4. Mai Lập Đôn. 115 3.3. Một số tác phẩm tiêu biểu. 116 * Tiểu kết. 125 KẾT LUẬN 126 Tài liệu tham khảo Phụ lục DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 7 1. CNXH: Chủ nghĩa xã hội 2. HĐND: Hội đồng Nhân dân 3. UBND: Ủy ban Nhân dân 4. TCM: Trước cách mạng 5. BCH: Ban chấp hành DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Bảng thống kê nhân khẩu xã Nga Thạch từ 2000 - 2009 Bảng 2: Sản lượng lương thực làngHậuTrạch (Số liệu từnăm 1995 đến 2006) Bảng 3: Sản lượng chăn nuôi gia súc, gia cầm của làngHâuTrạchnămtừ 1995 đến 2006. Bảng 4: Hướng nhà Bảng 5: Danh sách các vị danh sĩ, danh nhân các triều đại của làngvănhóaHậuTrạch xã Nga Thạch. Bảng 6: Thống kê số học sinh của 2 trường học trên địa bàn của làngtừnăm 1966 đến 2007. MỞ ĐẦU 8 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1.1. Trong hệ thống các làng cổ xứ Thanh, HậuTrạch là một làng quê chứa đựng rõ nét bản chất của nền vănhóa dân tộc và tiêu biểu trên mọi phương diện. Làng có lịchsử hình thànhtừ rất sớm thếkỷX - thếkỷ bản lề nối tiếp giữa hai thời kỳ hoàn toàn khác biệt. Trước thếkỷX là đêm dài tối tăm của hơn một ngàn năm bị đô hộ của các triều đại phương Bắc, sau thếkỷ X, là kỷ nguyên độc lập tự chủ lâu dài của dân tộc. Không chỉ vậy, làng còn nổi tiếng với truyền thống học tập khoa bảng, lễ hội dân gian độc đáo cùng những phong tục tập quán thuần hậu. Mảnh đất này còn tự hào là quê hương của nhiều nhà đại khoa, tiêu biểu trong số đó là Mai Thế Chuẩn, Mai Anh Tuấn . Dưới các triều đại phong kiến, HậuTrạch luôn là tụ điểm lịchsử - vănhóa quan trọng, có vị trí nhất định trong công cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc của xứ Thanh. Bởi vậy, nghiên cứu một làng quê giàu truyền thống như HậuTrạch có tác dụng rất lớn, nhằm khôi phục và phát huy bản sắc vănhóalàng xã, khơi dậy lòng tự hào của mỗi một cư dân sống trong cộng đồng làng. Trên cơ sở đó, có thể đáp ứng yêu cầu của việc xây dựng nông thôn mới văn minh hiện đại song vẫn bảo lưu được những giá trị vănhóa lâu đời. 1.2. Thực hiện đề tài này, chúng tôi muốn tìm hiểu đời sống kinh tế, vănhóa và xã hội của làng quê Hậu Trạch. Bước đầu làm rõ sự hình thành và phát triển của làng, cùng những đóng góp lớn lao trong quá trình đi lên của lịchsử xứ Thanh. Đây là một khâu quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt ở nông thôn, góp phần đưa sự nghiệp công nghiệp hóa của nước ta đi đến thắng lợi. 1.3. Tuy nhiên trong xu thế phát triển chung của nhân loại hiện nay, làng quê Việt Nam nói chung và HậuTrạch nói riêng, lại đang đứng trước những thử thách quyết liệt giữa truyền thống và đổi mới, dân tộc và hiện đại. 9 Đổi mới song vẫn phải bảo lưu và gìn giữ được bản sắc vănhoá dân tộc. Đó là một yêu cầu hết sức quan trọng đòi hỏi sự quan tâm đúng mức không chỉ của các cấp chính quyền ở Trung ương và địa phương, mà còn đối với ý thức của từng người dân sống trong cộng đồng làng xã. Trong quá trình đổi mới đó, làngHậuTrạch cần phải có "sự gạn đục khơi trong", bảo tồn, gìn giữ và phát huy những yếu tố cổ truyền. Yếu tố nào đang bị mai một trước ảnh hưởng của xu hướng ngoại lai, đô thị hóa và tác động của nền kinh tế thị trường là vấn đề đang được các nhà khoa học xã hội đặc biệt quan tâm. Cố vấn Phạm Văn Đồng đã nói: "Về cái làng trong lịchsử nước ta thì có biết bao chuyện lý thú đáng nói mà các nhà sử học, xã hội học đang dày công tìm tòi và nghiên cứu nhằm rút ra những bài học có giá trị hiện thực cho ngày nay". Chính bởi vậy, việc đi sâu tìm hiểu nghiên cứu làngHậuTrạch là một việc làm cần thiết, không những có tác động tích cực đối với việc bảo tồn và phát huy những giá trị vănhóa đặc thù của làng, mà còn giúp cho các thế hệ người dân HậuTrạch nói riêng và xứ Thanh nói chung thêm hiểu biết và gắn bó với quê hương. Từ đó, có những việc làm thiết thực để xây dựng ThanhHóa ngày một giàu đẹp hơn. Với những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài "Lịch sửvănhoálàngHậuTrạch(xãNga Thạch, huyệnNgaSơn,tỉnhThanhHóa)từthếkỷXđến 2009" làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. LỊCHSỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ. Làng xã Việt Nam - một thực thể xã hội - một đối tượng của khoa học, từ lâu đã trở thành mối quan tâm nghiên cứu của các nhà sử học, dân tộc học, xã hội học trong và ngoài nước. Kết quả là, cho đến nay đã có nhiều công trình viết về làng đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau trong phạm vi phát triển chung của làng và đạt được nhiều thành tựu to lớn: - Việt Nam phong tục (1990) của Phan Kế Bính, Nxb Tổng Hợp. 10 . MAI XUÂN QUANG LỊCH SỬ VĂN HÓA LÀNG HẬU TRẠCH (X NGA THẠCH, HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA) TỪ THẾ KỶ X ĐẾN NĂM 2009 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ VINH,. MAI XUÂN QUANG LỊCH SỬ VĂN HÓA LÀNG HẬU TRẠCH (X NGA THẠCH, HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA) TỪ THẾ KỶ X ĐẾN NĂM 2009 CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM