Lịch sử và văn hóa làng Hậu Trạch từ thế kỷ X đến năm 2009

MỤC LỤC

Nguồn tư liệu

Chúng tôi tham khảo các bộ chính sử như Đại việt sử ký toàn thư, Lịch triều hiến chương loại chí, Đại Nam nhất thống chí.., Gia phả của các dòng họ Mai, họ Phạm, họ Nguyễn, cùng một số Văn bia: bia nhà thờ thám hoa Mai Anh Tuấn, bức đại tự và câu đối trong các đền thờ., đây là nguồn tư liệu chủ yếu để luận văn khai thác và trình bày có hệ thống tình hình làng Hậu Trạch. Ngoài các tài liệu trên chúng tôi còn tham khảo thêm các công trình chuyên khảo về làng như Xã thôn Việt Nam của Nguyễn Hồng Phong, Nông thôn Việt Nam trong lịch sử (2 tập) của Viện sử học, Tìm hiểu làng Việt của Diệp Đình Hoa, Làng Việt Nam - một số vấn đề về kinh tế - xã hội của Phan Đại Doãn, Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở đồng bằng Bắc Bộ của Trần Từ, Khảo sát văn hóa làng xứ Thanh của Lê Huy Trâm, Hoàng Anh.

Phương pháp nghiên cứu

Đồng thời còn tiến hành gặp gỡ, trao đổi với các cụ già cao tuổi trong làng như tộc trưởng Mai Cự, tộc trưởng Phạm Di, cụ Mai Sơn, ông Mai Đăng Trình, ông Mai Thế Chiêm, ông Nguyễn Hữu Ất, bà Mai Thị Lài. Phương pháp điền dã, điều tra xã hội học, dân tộc học tại địa điểm làm đề tài và một số vùng có liên quan, giúp chúng tôi có điều kiện quan sát địa hình, gặp gỡ, ghi chép những lời kể của các cụ già cao tuổi.

NỘI DUNG

Vị trí địa lý

Chính nơi đây đã hun đúc và sản sinh ra những người con ưu tú cho quê hương qua các triều đại phong kiến: tiến sĩ Mai Thế Chuẩn, thám hoa Mai Anh Tuấn – người khai hoa tam khôi đầu tiên của triều Nguyễn, Mai Lập Đôn – hội viên đầu tiên của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở thanh hóa. Trong cái chung của làng quê Nga Sơn, làng Hậu Trạch mang nét đặc sắc riêng, ít thấy ở các làng quê khác trong giai đoạn hiện nay khi mà sự lai căng, tô vẽ của văn hóa thị trường đang có nguy cơ tràn ngập vào các làng xã.

Địa hình, đất đai

“Châu thổ sông Mã còn được gọi là đồng bằng Thanh Hóa được hình thành vào cuối Kỷ Đệ Tứ (Theo sự phân chia nguyên đại địa chất, Kỷ Đệ Tứ bao gồm thế Pleis tô xen (Cánh Tân) bắt đầu cách ngày nay khoảng 2 triệu năm và thế Hồ Lô xen (Toàn Tân) bắt đầu cách ngày nay khoảng 12 ngàn năm). Trên bề mặt đồng bằng rộng lớn ấy, có những cồn cát nổi cao từ 1m đến 3m, trải dài theo hướng Bắc – Nam song song với đường bờ biển hiện tại, đó chính là các đường bờ biển cổ, các cồn cát này có dáng như những đàn cá, cho nên các nhà Phong thủy gọi đó là “địa thế quần cư”.

Sông ngòi

Nhờ kinh nghiệm lâu đời kết hợp với việc áp dụng tốt các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản, nên đời sống nhân dân trong làng có nhiều đổi mới. Như vậy, có thể nói rằng ngay từ rất sớm thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất Nga Sơn nói chung và Hậu Trạch nói riêng một dòng sông tự nhiên, không chỉ tạo thành một tuyến giao thông đường thủy thuận lợi mà còn có tác động rất lớn đối với việc định cư lâu dài của con người.

Khí hậu

Tháng bảy tháng tám thường có gió tây nam, thỉnh thoảng mưa rào hoặc mưa lũ hoặc có bão. Nhờ có sự thuận lợi về vị trí địa, điều kiện tự nhiên phong phú, sông ngòi cộng thêm sự cần cù chăm chỉ, óc sáng tạo không ngừng của con người Hậu Trạch đã làm cho vùng đất này sớm trở thành vùng phát triển trù phú, dân cư đông đúc, có vị trí quan trọng đối với lịch sử của xứ Thanh.

Giao thông

Ngoài ra, Hậu Trạch còn có hệ thống đường liên thôn đã được mở rộng phục vụ thiết thực cho sự nghiệp phát triển kinh tế văn hóa xã hội và sinh hoạt cho người dân Nga Thạch. Trong những năm gần đây, nhờ sự quan tâm đầu tư của Nhà nước và lòng hảo tâm của một số cá nhân trong làng mà các tuyến đường bộ về Hậu Trạch kể cả các tuyến đường liên thôn đều đã được rải nhựa, bê tông hóa giúp người dân đi lại dễ dàng thuận tiện cho việc giao lưu văn hóa, đẩy mạnh phát triển sản xuất.

Lịch sử hình thành và phát triển của làng

    “Tổng Thạch Tuyền là một trong 6 tổng của huyện Nga Sơn, có 19 xã, thôn, sở; thôn Bảo Đạc thuộc xã Thạch Tuyền; thôn Văn Suối, thôn Trung Nại, thôn Thanh Lãng, thôn Đông thuộc xã Minh Đương; thôn Trung, thôn Đoài, sở Minh Dương, thôn Hà thuộc xã Bạch Câu; thôn Hoàng Cát, thôn An, thôn Hậu, thôn Đông, thuộc xã Nhân Lý; thôn Đoài, thôn Đồng Đội thuộc xã Sơn Đầu; thôn Báo Biển, thôn An Lạc, thôn Hội Kế, Hanh Cù” [6, tr.156]. Ngoài ra còn có nhiều dòng họ từ nơi khác đến sinh sống xen kẽ, quần tụ theo từng cụm, từng nhóm nhưng hoàn toàn không tách biệt mà liên kết chặt chẽ với nhau theo "tình làng nghĩa xóm", "tối lửa tắt đèn" có nhau, tạo nên một cộng đồng làng xã khép kín với một truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa làng.

    Bảng 1: Bảng thống kê nhân khẩu xã Nga Thạch từ 2000 - 2009
    Bảng 1: Bảng thống kê nhân khẩu xã Nga Thạch từ 2000 - 2009

    Tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp

      Trên các xứ đồng, lúa là cây lương thực chính, sau là các loại nông sản được trồng theo mùa vụ thì tại địa điểm cư trú, người nông dân còn phát triển thêm hình thức kinh tế vườn, với sự gắn kết chặt chẽ của mô hình vườn - ao - chuồng. Hiện nay để đáp ứng nhu cầu của thị trường và phát huy khả năng sáng tạo của người dân lao động Hậu Trạch, chính quyền xã Nga Thạch đã tạo mọi điều kiện để tăng năng suất cây trồng như cải tạo kênh mương, xây dựng cánh đồng 50 triệu ha/năm, học hỏi kinh nghiệm trồng thêm các loại nông sản khác, đưa các giống cây rau quả xuất khẩu vào cơ cấu cây trồng như ớt, dưa bao tử, ngô ngọt, lạc cao sản.

      Bảng 2: Sản lượng lương thực làng Hậu Trạch (Số liệu từ năm 1995 đến 2006)
      Bảng 2: Sản lượng lương thực làng Hậu Trạch (Số liệu từ năm 1995 đến 2006)

      Thủ công nghiệp

      Do vậy trong cơ cấu kinh tế của Hậu Trạch, nghề thủ công thực sự đóng vai trò quan trọng, đem lại giá trị thu nhập tương đương với nghề trồng lúa "ruộng bề bề không bằng nghề trong tay". Vốn năng động, nhạy bén, biết nắm bắt cơ chế thị trường, các hộ sản xuất đồ gỗ ở Phúc Lộc đã đầu tư vốn xây dựng lán, xưởng, mua máy móc, thiết bị công nghệ sản xuất theo quy mô hiện đại, thị trường tiêu thụ sản phẩm không ngừng được mở rộng.

      Thương nghiệp

      Mặc dù làng là một tổ chức năng động, nhạy cảm đối với những vấn đề trị thủy, chống giặc ngoại xâm nhưng với đặc tính tự quản lại mang nhiều yếu tố hạn chế, bởi nó góp phần duy trì tính chất đóng kín của các làng, là nguyên nhân làm cho xã thôn ở trong tình trạng lạc hậu, bảo thủ, cản trở sự phát triển của lịch sử, làm ảnh hưởng tới công cuộc xây dựng quan hệ XHCN của chúng ta ngày nay. Với một diện mạo văn hóa vật chất phong phú (những ngôi chùa lớn, những ngôi đền thờ, đình, miếu, nhà ở, hệ thống giao thông thuỷ bộ..), cùng với hệ thống các giá trị văn hóa tinh thần mang đậm bản sắc văn hóa làng (tín ngưỡng tôn giáo, lễ hội, phong tục tập quán, truyền thống giáo dục khoa bảng).

      Chùa Thạch Tuyền

      Nằm trong khu vực đồng bằng của huyện Nga Sơn, ngay từ rất sớm Hậu Trạch đã mang trong mình những nét văn hóa đặc trưng của vùng đất này song cũng sớm khẳng định những nét riêng độc đáo. Trong cung tam bảo các pho tượng bài trí trên bệ thờ gồm 5 bậc, các bậc cao dần về phía trong đảm bảo người ngồi lễ có thể nhìn thấy tất cả các pho tượng.

      Đền thờ Thám Hoa Mai Anh Tuấn (nhân dân quen gọi là đền Quan Thám)

      Vào những năm 60 của thế kỷ XX, đền bị phá bỏ, khoảnh đất đền thờ ở đầu làng rộng hàng ngàn m2, làng đã lấy một phần để xây trạm y tế, một phần làm đường đi. Năm 2008 được sự nhất trí của Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Thanh Hóa, đền thờ Thám hoa Mai Anh Tuấn được xây dựng trở lại ngay trên nền đất cũ.

      Đình làng

      Giữa đình thờ Thần Hoàng làng, phía trên bệ thờ có bức hoành phi khắc nổi 4 chữ hán “Dĩ hòa di quý” để nhắc nhở mọi người về cách ứng xử với nhau khi tụ tập ở đình làng trước anh linh vị thần hoàng tôn kính. Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, đình là trung tâm tổ chức các cuộc mít tinh, hội họp để tuyên truyền cách mạng, là nơi tập hợp lực lượng để di biểu tình thị uy của nhân dân ủng hộ khởi nghĩa, nơi tập hợp dân quân du kích, là nơi biểu diễn văn nghệ quần chúng.

      Đền Đoài

      Có khi đình là nơi đấu tố bọn phản loạn và bọn cường hào ác bá địa phương. Hiện nay đình làng đã bị giải tỏa, di tích còn lại gồm nền đình còn nguyờn vẹn, 1 cỏi thượng lương đỡnh cú ghi rừ niờn hiệu bằng chữ hỏn.

      Đền Đông

      Có câu còn lưu lại: “Hồ bán nguyệt hương sen thoáng gió, ngát mùi thơm nhè nhẹ đâu đây” phía trước tiền đường có nghi 4 câu đối bằng chữ Hán do vua Trần phong tặng. Di vật trong nghè có Long Ngai, Ngựa thiên mã, cờ, lộng, chấp kích và 1 cái trống lớn đường kính 1,2m (nay trống bị hỏng không có tấm da nào lớn có thể bưng lại được) các di vật khác còn nguyên vẹn.

      Phủ Trung

      Bạch mã hoàng kỳ trưng đế mộng Chiêm thành phá tặc báo hưng công Đông A nhật nguyệt truyền tiên ứng. Phần chính tẩm được coi là cung cấm, có cửa khóa chỉ người chịu trách nhiệm hương khói mới được vào.

      Nhà ở

      Trong nhà chúng tôi đếm được 16 cột bằng gỗ lim, xoan còn chắc chắn, hai bờ tường ngăn cách hai buồng (2 chái) được làm bằng gỗ đá bàn, phía trên có chạm trổ hoa văn nhẹ nhàng, tinh tế, toàn bộ rui, hoành (đòn tay) được làm bằng gỗ lim, xà bằng gỗ xoan. Tóm lại, kiến trúc nhà ở Hậu Trạch dù được làm bằng nhà tre, luồng hay nhà gỗ, nhà gạch đều thể hiện sự thanh thoát, chắc chắn, hài hòa và cân đối tạo thành một thể thống nhất trong kiến trúc nhà ở của từng gia đình.

      Bảng 4: Hướng nhà
      Bảng 4: Hướng nhà

      Tín ngưỡng

        Đối với dân làng Việt nói chung và Hậu Trạch nói riêng thì "thành hoàng là biểu hiện của lịch sử phong tục, đạo đức, pháp lệ cùng hy vọng chung của cả làng, lại cũng là một thứ quyền uy siêu việt, một mối liên lạc vô hình, khiến cho hương thôn thành một đoàn thể có tổ chức và hệ thống chặt chẽ" [1, tr.253]. Đối với dân làng, ngày lễ thành hoàng có ý nghĩa quan trọng, ngoài việc lễ thần để tỏ lòng biết ơn sự phù hộ, bảo trợ và ban phúc cho dân làng, còn là dịp họp mặt dân làng để ôn lại những truyền thống văn hóa xa xưa, khơi dậy nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng dân cư.

        Tôn giáo

          Bởi căn cứ vào những cứ liệu chữ Hán ghi trên một số văn bia: An hoạch sơn sùng Báo ân tự bi kí, Ngưỡng sơn Linh xứng tự bi minh, Sùng nghiêm Diên khánh tự bi minh và đặc biệt là bia Càn Ni sơn Hương Nghiêm tự bi minh, đều cho biết thế kỷ thứ X, Phật giáo đã rất thịnh hành trong dân chúng và Hậu Trạch sớm trở thành một tụ điểm Phật giáo quan trọng của xứ Thanh. Thứ tư là truyền thống hiếu học của làng Hậu Trạch được phát triển trong cái nôi truyền thống hiếu học chung của con người Nga Sơn – Thanh Hóa, vùng đất có truyền thống văn hóa lâu đời và là một vùng có truyền thống hiếu học, có nhiều người thông minh, học giỏi, có ý chí trong học tập, rèn luyện và đỗ đạt cao trong hàng trăm năm lịch sử, đây là cơ sở vững chắc cho vùng đất Hậu Trạch trở thành “đất học” nổi tiếng ở Nga Sơn.

          Bảng 5: Danh sách các vị danh sĩ, danh nhân các triều đại của làng văn hóa Hậu Trạch xã Nga Thạch.
          Bảng 5: Danh sách các vị danh sĩ, danh nhân các triều đại của làng văn hóa Hậu Trạch xã Nga Thạch.

          Mai Duyên (1892 - 17/01/1933): Năm 1918 Ông thi Hương đỗ cử nhân năm Mậu Ngọ, niên hiệu Khải Định thứ 3 tại trường thi Thanh Hóa

          Mai Lập Đôn (26/11/1898 - 09/02/1946): vốn được sinh trưởng trong gia đình nho học, nhanh nhẹn, thông minh, ông đã sớm giác ngộ cách mạng, hăng hái hoạt động, năm 1926 ông được kết nạp vào Hội Việt Nam cách mạng thanh niên của tỉnh và trở thành người thanh niên đầu tiên của xã Nga Thạch nói riêng, huyện Nga Sơn nói chung, tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lê Nin để truyền bá vào các tầng lớp nhân dân trong huyện. Sau một thời gian ngắn, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh bộ Thanh niên, ông đã tuyên truyền phát triển thêm một số hội viên, trong đó ở Nga Thạch có Mai Thị Ngọc Thuyết (tức Mai Thị Vũ Trang) và thành lập được một nhóm Việt Nam cách mạng thanh niên "Đây là những hạt giống cách mạng đầu tiên được gieo trên mảnh đất Nga Sơn rồi từ đó phát triển thành phong trào cách mạng trong toàn huyện” [4, tr.36], Ông đã tham gia Ban Chấp hành Kỳ bộ Việt Nam cách mạng thanh niên Bắc Kỳ (3-1927), Ban Chấp hành Tỉnh bộ Việt Nam cách mạng thanh niên Hà Nội (4-1929).