VÀI NÉT VỀ ĐỜI SỐNG KINH TẾ CỦA CƯ DÂN LÀNG HẬU TRẠCH.

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hoá làng hậu trạch (xã nga trạch, huyện nga sơn, tỉnh thanh hoá) từ thế kỹ x đến năm 2009 (Trang 53 - 54)

Lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam ngay từ buổi sơ khai ban đầu đã gắn liền với lịch sử phát triển của nghề trồng lúa và quá trình đấu tranh dựng nước của dân tộc cũng chính là quá trình đấu tranh để phát triển sản xuất nông nghiệp. Trong những giai đoạn đầu, tổ tiên chúng ta đã lấy cây lúa nước làm loại cây trồng chính để khai phá đất hoang mở thêm diện tích trồng trọt, biến những đầm lầy, rừng rậm thành những đồng lúa phì nhiêu. Vì vậy, ngay từ rất sớm, kinh tế nông nghiệp đóng một vai trò quan trọng, có ý nghĩa to lớn, cung cấp một nguồn lương thực thực phẩm dồi dào cùng những trang thiết bị cần thiết để dân tộc Việt Nam có thể đánh tan mọi kẻ thù xâm lược. Trong quá trình đó, việc chọn nông nghiệp làm ngành kinh tế chủ đạo là hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh, yêu cầu của đất nước qua từng thời kỳ lịch sử.

Trên cơ sở một nền nông nghiệp lúa nước, thủ công nghiệp ra đời và dần chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhỏ bé yếu

ớt trong khuôn khổ của một nền kinh tế làng xã nhưng thủ công nghiệp đã nhanh chóng phát huy khả năng và tác dụng, dần trở thành một ngành quan trọng, góp phần đảm bảo mọi nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống của cộng đồng cư dân. Sự tác động qua lại giữa nông - thủ công nghiệp, tạo cơ sở cho kinh tế thương nghiệp ra đời. Do vậy có thể nói, đặc điểm nổi bật trong quá trình phát triển kinh tế - văn hóa của các làng xã ở nông thôn nói chung và Hậu Trạch nói riêng chính là sự kết hợp hài hòa giữa nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp. Đây là những kết cấu kinh tế quan trọng đối với mỗi làng quê, bởi nó không chỉ góp phần ổn định cuộc sống của người dân mà còn tạo nên mối giao lưu kinh tế - văn hóa giữa các làng, các vùng miền xứ Thanh.

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hoá làng hậu trạch (xã nga trạch, huyện nga sơn, tỉnh thanh hoá) từ thế kỹ x đến năm 2009 (Trang 53 - 54)