VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG LÀNG HẬU TRẠCH

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hoá làng hậu trạch (xã nga trạch, huyện nga sơn, tỉnh thanh hoá) từ thế kỹ x đến năm 2009 (Trang 67 - 68)

Mỗi quốc gia, dân tộc đều có những nét văn hóa đặc trưng mang tính truyền thống, biểu hiện ở hệ thống các giá trị vật chất và giá trị tinh thần mà con người sáng tạo ra và tích lũy được trong quá trình hoạt động thực tiễn. Đặc trưng văn hóa chủ yếu được hình thành và phát triển ổn định trên cơ sở tác động của hoàn cảnh địa lý, phương thức sản xuất, trao đổi, đồng thời có sự giao lưu tiếp xúc về kinh tế - văn hóa giữa các nước trong khu vực. Việt Nam là một quốc gia có truyền thống văn hóa lâu đời, mang bản sắc độc đáo với nhiều sắc thái khác nhau song "đa dạng trong thống nhất".

Nga Sơn là một vùng đất cổ xưa của xứ Thanh, có bề dày văn hóa truyền thống được hun đúc và trải nghiệm qua hàng ngàn năm lịch sử. Về cơ bản, văn hóa nơi đây vẫn là một nền văn hóa làng xã, phát triển trên nền tảng

của một nền văn minh nông nghiệp lúa nước, lấy gia đình - họ hàng - làng xã làm trung tâm.

Nằm trong khu vực đồng bằng của huyện Nga Sơn, ngay từ rất sớm Hậu Trạch đã mang trong mình những nét văn hóa đặc trưng của vùng đất này song cũng sớm khẳng định những nét riêng độc đáo. Do có vị trí tương đối thuận lợi nên Hậu Trạch có điều kiện giao lưu tiếp xúc kinh tế - văn hóa với các vùng miền trong tỉnh. Với một diện mạo văn hóa vật chất phong phú (những ngôi chùa lớn, những ngôi đền thờ, đình, miếu, nhà ở, hệ thống giao thông thuỷ bộ...), cùng với hệ thống các giá trị văn hóa tinh thần mang đậm bản sắc văn hóa làng (tín ngưỡng tôn giáo, lễ hội, phong tục tập quán, truyền thống giáo dục khoa bảng).

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hoá làng hậu trạch (xã nga trạch, huyện nga sơn, tỉnh thanh hoá) từ thế kỹ x đến năm 2009 (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(181 trang)
w