Các lễ tiết thờ cúng trong năm.

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hoá làng hậu trạch (xã nga trạch, huyện nga sơn, tỉnh thanh hoá) từ thế kỹ x đến năm 2009 (Trang 99 - 109)

Ngoài việc thờ cúng tổ tiên, thần thành hoàng được tổ chức trong phạm vi gia đình - làng xã thì trong năm còn có các ngày lễ tiết được phân bố đều theo thời gian, đan xen vào các khoảng trống trong lịch thời vụ.

- Tết rằm tháng giêng (còn gọi là tết lập xuân).

Vào ngày này làng tổ chức tế tại đình. Lễ vật được phân chia đều cho các giáp gồm mỗi giáp một cỗ xôi gà đem. Trước khi tế làng tổ chức chấm điểm lễ vật của các giáp. Sau đó chọn cỗ đoạt giải nhất nhì ba để lên bàn trên, cỗ không được giải để ở bàn dưới, cuộc tế mới bắt đầu. Kết thúc buổi tế số cỗ được chia cho dân làng đến dự. Tết rằm tháng riêng có ý nghĩa cầu cho mọi vật sinh sôi nảy nở, mùa màng tốt tươi. Đây là một tết lớn sau tết nguyên đán.

- Tết mồng Năm tháng Năm (còn gọi là tết Đoan ngọ):

Là tết cầu may, tết của sự sống. Chính vì đó là thời điểm nóng nực nhất trong năm và có nhiều bệnh tật phát sinh nên tết mồng Năm còn gọi là tết

giết sâu bọ. Vào ngày này các giáp đều có lễ vật cúng tại đền thuộc địa điểm của giáp phục vụ. Trong các gia đình chuẩn bị bữa cúng tổ tiên rất chu đáo.

Từ sáng mồng 4, người dân đã đi chợ mua sắm các thứ lễ để sáng mồng 5 giết sâu bọ sớm. Ngoài các thứ lễ cúng tổ tiên, họ còn mua các loại bánh trái, ủ cơm rượu nếp, mua lá ngón nhuộm móng tay, chân. Mỗi loại đều mang ý nghĩa và mục đích riêng. Lá ngón giã nhỏ đắp lên móng tay chân và ủ cho đến sáng mồng 5. Mục đích là làm đẹp và bảo vệ móng trước khi khi bước vào vụ cấy. Đồng thời đi hái các loại lá thuốc vào đúng giữa trưa (vào giờ ngọ của ngày đoan ngọ)- lúc dương khí mạnh nhất- rồi phơi khô dùng làm thuốc uống trong năm.

- Tết trung nguyên.

Vào ngày này, dân làng cúng cô hồn bằng cháo hoa đổ vào những chiếc lá đa dọc đường đi, cũng là ngày lễ Vu Lan của nhà phật. Tại các đình, đền, miếu đều có tổ chức cúng. Lễ vật là xôi gà, chuối oản, hoa quả. Cúng xong tất cả các lễ vật được đem chia cho dân làng đến dự lễ. Trong các gia đình đều làm cỗ cúng tổ tiên.

Trong tháng 7, làng có tục đốt quần áo, vật dụng cho người chết gọi là tục đốt vàng mã và không may quần áo và mua sắm cho người sống. Đồng thời cũng có tục kiêng không dựng vợ gả chồng cho con cái, vì đây là tháng vợ chồng ngâu gặp nhau.

- Tết trung thu.

Đánh dấu ngày có trăng tròn nhất trong năm, cũng là lúc thời tiết mát mẻ nên người dân trong làng tổ chức thả diều, hát trống quân, trẻ con thì tổ chức rước đèn lồng. Trong các đền cũng tổ chức cúng các vị thần của làng, các gia đình cũng có lễ cúng tổ tiên.

Các gia đình bày cỗ cúng ông táo và gia tiên. Cỗ cúng thường có xôi, gà, thịt lợn và hoa quả, ngoài ra còn cúng cá chép để ông táo có phương tiện bay về trời. cúng xong đem cá ra ao làng, sông để thả.

- Tết nguyên đán.

Được tính từ ngày 30 tháng chạp cho đến mùng 3 tháng giêng. Nhưng cũng có thể tính từ ngày 23 tháng chạp bởi lẽ từ ngày này người dân trong làng đã chuẩn bị một không khí khá dồn dập để đón tết.

Sáng 30 tại các đình, đền, miếu của làng đều có tổ chức tế tất niên. Lễ vật gồm một cỗ xôi gà, chuối oản, hoa quả. Tế xong các giáp quét dọn trong ngoài các đồ tế lễ, lau chùi sạch sẽ, trang trí lại cho nghiêm chỉnh các đồ cúng để trên các bệ thờ. Cũng từ giờ phút này ông từ phải có nhiệm vụ túc trực để thắp hương, nến suốt 3 ngày tết.

Tại các gia đình vào buổi trưa làm cỗ cúng gia tiên để rước ông vải về cho đến hết tết lại làm cỗ tiễn ông vải đi. Buổi chiều cắm cây nêu, lấy vôi bột vẽ ở sân hình cày, bừa, cung tên và đi ra nghĩa địa đắp mộ và thắp hương cho những người thân đã khuất. Giao thừa là thời điểm chuyển tiếp giữa năm cũ bước sang năm mới nên đây là thời khắc thiêng liêng được mọi người dân hào hứng đón chờ. Ở các đền, miếu khi giờ tý đã điểm thì tại đình trung cụ tiên chỉ đánh 3 hồi 9 tiếng trống, các đền, chùa đều đánh theo để báo cho dân làng biết là xuân đã sang. Trong các gia đình, tiếng pháo nổ râm ran, một năm mới thực sự đến với mọi nhà.

Sáng mùng 1, các đền đều có lễ vật tế thần, trong các gia đình đều làm cỗ cúng gia tiên. Đồng thời nhờ người đến đập đất lấy may, kiêng không được quét nhà, gia đình có tang không được đến nhà khác, kiêng đánh vỡ ấm chén, bát đĩa trong 3 ngày tết. Tất cả đều mong một sự tốt lành trong cả năm.

Trưa mùng 3 tết, toàn làng phải sắm cỗ đưa ông vải về trời. Trong các gia đình, ngoài cỗ cúng tổ tiên, còn chuẩn bị một gánh lễ vật gồm các loại

bánh trái hoa quả, gạo tẻ, gạo nếp, tiền càng nhiều càng tốt để ngoài sân để cúng chúng sinh và để đưa chân ông vải. Cũng từ thời gian này trong làng dân chúng chuẩn bị lễ khai hạ và hội làng.

2.2.4.2. Lễ hội.

Lễ hội là những hoạt động văn hóa - sản phẩm tinh thần của người nông dân. Ra đời từ thời nguyên thủy, cho đến nay vẫn tồn tại và phát triển. Trải qua tiến trình lịch sử, lễ hội đã khẳng định được những giá trị văn hóa đặc trưng, mang tính nhân văn cao cả, hướng con người vươn tới ước mơ tốt đẹp.

Thanh Hóa là một tỉnh thuộc vùng đất cổ nên lễ hội truyền thống là một trong những yếu tố không thể thiếu được trong diện mạo văn hóa làng nơi đây. Hầu hết các làng xưa đều có hội làng. Làng càng cổ thì hội làng càng phong phú, ổn định và độc đáo.

Hàng năm theo chu kì cố định, các làng đều tổ chức lễ hội của làng. Các đình, đền trong làng là nơi diễn ra hội làng để nhằm tưởng niệm, xưng tụng công đức của các vị thành hoàng, người đã khai sáng ra làng, có công với làng và bảo vệ dân làng trường tồn trong lịch sử.

Thông thường lễ hội ở các làng bao giờ cũng được chia làm hai phần riêng biệt: phần lễ và phần hội song lại gắn bó, hòa quyện vào nhau trong một dạng tồn tại nguyên hợp. Trong đó "Lễ" đóng vai trò quan trọng, là hạt nhân tạo ra "Hội" và có ý nghĩa tạ ơn và cầu xin. Tạ ơn các thần thánh đã phù hộ trong năm qua và cầu xin các vị tiếp tục giúp đỡ trong năm tới. Phần hội bao gồm các trò chơi giải trí hết sức phong phú.

Như đã trình bày, Hậu Trạch là một làng cổ, có lịch sử hình thành từ khá sớm. Ngoài các ngày lễ tết chung theo phong tục cổ truyền của người Việt, làng Hậu Trạch còn có 5 kỳ lễ lớn (đại lệ) và 1 ngày hội theo âm lịch như sau:

Tế khai hạ ngày 7 tháng giêng. Tế kỳ yên ngày 16 tháng giêng. Tế kỳ phúc ngày 12 tháng 2. Tế tặng 25 tháng 2.

Tế đồng trợ 18 tháng 10.

Ngày hội có 1 kỳ kéo dài 2 ngày nội dung chủ yếu là thi vật, thường kết hợp với kỳ tế tặng 26/2.

Trong đề tài này, tác giả xin nêu 2 kỳ tế tiêu biểu của làng.

* Tế khai hạ.

Được tổ chức vào ngày mùng 7 với mục đích tháng giêng là tháng Dần - nhân sinh ở dần, ngày mùng 7 cũng thuộc nhân nên tế thần linh vào ngày này là mong cầu cho mọi người sống hạnh phúc, mọi nghề phát đạt, kinh tế dồi dào trong các gia đình.

- Thời gian thường được tiến hành trong ngày 7 tháng giêng. - Công tác chuẩn bị:

Tế khai hạ chỉ diễn ra trong một ngày nhưng trước đó hàng tháng làng đã chuẩn bị. Hội đồng kỳ mục kết hợp với hội đồng hương lý và các tổ chức tự trị khác trong làng đã có một cuộc họp để thành lập ban tổ chức lễ hội và bàn các công việc cụ thể:

+ Chọn người chủ tế và bồi tế.

+ Cắt cử quan viên vào hàng trực tế và hai vị đông xướng, tây xướng cho lễ hội. Đồng thời cử ra những người có trách nhiệm phân công, cắt đặt, chuẩn bị mọi công việc từ khâu nghi lễ, bảo vệ, chuẩn bị văn tế, biện cỗ.

+ Đồ tế: bao gồm các lễ vật cúng thần như xôi, thịt, hoa quả, trầu rượu, vàng hương.

+ Văn tế: Tế là một nghệ thuật, đòi hỏi người tế phải am hiểu cả về nội dung và hình thức. Chủ tế là người có đủ uy tín, đạo đức để thay mặt dân làng

báo công, tạ ơn thần thánh đã phù hộ cho dân làng trong năm qua. Chủ tế cũng là người đọc văn tế. Văn tế có các nghi thức chặt chẽ, chủ yếu ca ngợi công đức của các vị thành hoàng và những cầu mong của dân làng đối với thần thánh.

- Diễn biến buổi lễ:

Về cách bài trí trong tế khai hạ, đàn tế được bày giữa trời đất để tế trời đất theo nghi thức tế “tam giao” của nhà vua, trên hương án có linh vị của 3 vị thần được thờ tại địa phương, trước hương án 2 ngựa trắng bằng gỗ (to như ngựa thật), hai hàng chấp kích là vũ khí của thiên thần, có cờ thần, tàn lộng trang trí khu vực bày hương án. Phía trước sân tế có cột cờ, ở trên là cờ tổ quốc, dưới là cờ thần. Đội nhạc lễ gồm chiêng, trống, mõ đứng ở hai bên, đội hành lễ mặc mũ cao có thêu kim tuyến, áo thụng thêu rồng.

Tiến trình tế khai hạ được diễn ra rất chặt chẽ qua nhiều bước, các bước trong buổi tế được thể hiện trong bản “Thông xướng” tế lễ thần sau:

Bước 1: Chấp sự giả, các tư kỳ sự (bắt đầu tế thần, các chấp sự lo việc của mình và vào vị trí).

Bước 2: Nhạc sinh tự liệt, nhạc tác (dàn trống mõ tấu một quận).

Bước 3: Nhạc chỉ (dất dàn trống mõ).

Bước 4 : Khởi chung cổ (chiêng trống hiệu đánh 3 hồi 9 tiếng).

Bước 5: Bồi tế tựu vị (các bồi tế vào chiếu 3)

Bước 6: Chủ tế tựu vị (chủ tế vào đứng ở chiếu 2).

Bước 7: Nghệ quán tẩy sở, quán tẩy thuế cân (chủ tế bước ra rửa tay, lau tay rồi về vị trí).

Bước 8: Giai quán tẩy sở, quán tẩy thuế cân (các chấp sự đi lên rửa tay, lau tay rồi về vị trí).

Bước 9: Củ soát tế vật (hai chấp sự cầm đèn đưa chủ tế đi kiểm soát các lễ vật trên hương án).

Bước 10: Phần hương (hai chấp sự đi lên thắp hương).

Bước 11: Nghệ hương án tiền (chủ tế đi lên chiếu thứ nhất trước hương án).

Bước 12: Nghinh lễ cúc cung bái (chủ tế, bồi tế lạy 4 lạy, theo nhịp xướng).

Bước 13: Bình thân phục vị (chủ tế đi ra vòng xuống, đứng lại ở chiếu 2).

Bước 14: Sơ hiếu lễ, nghệ thiên địa, tôn thần vị tiền: nghệ hương án tiền. (chủ tế đi lên chiếu thứ nhất trước hương án).

Bước 15: Quỳ (chủ tế quỳ), giai quỳ (các chấp sự trên chiếu đều quỳ).

Bước 16: Trước tửu (chủ tế rót rượu). Tiến tước (4 chấp sự rót rượu lên án). Hiến tước (các chấp sự lùi ra bái 3 bái).

Bước 17: Phủ phục (chủ tế, bồ tế lạy 2 lạy).

Bước 18: Bình thân phục vị (chủ tế đi ra vòng xuống, đứng ở chiếu thứ 2).

Bước 19: Bóng chúc văn, nghệ hương án tiền (chủ tế đi lên đứng ở chiếu thứ nhất).

Bước 20: Quỳ (chủ tế quỳ), giai quỳ (các chấp sự trên chiếu đều quỳ).

Bước 21: Chuyển chúc văn, đọc chúc văn (tuyên đọc xong, hai chấp sự đưa chúc văn đặt trên hương án rồi đi về chỗ cũ).

Bước 22: Phủ phục (chủ tế, bồ tế lạy 2 lạy).

Bước 23: Bình thân phục vị (chủ tế đi ra vòng xuống đứng ở chiếu thứ 2).

Bước 24: Á hiến lễ, nghệ thiên địa, tôn thần vị tiền, nghệ hương án tiền (chủ tế bước ra đi lên đứng ở chiếu thứ nhất).

Bước 26: Trước tửu (chủ tế rót rượu). Tiến tước (4 chấp sự rước rượu tiến). Hiến tước (các chấp sự lùi ra bái 3 bái).

Bước 27: Phủ phục (chủ tế, bồi tế lạy 2 lạy). Bình thân phục vị (chủ tế đi ra vòng xuống đứng ở chiếu thứ 2).

Bước 28: Chung hiến lễ, nghệ thiên địa, tôn thần vị tiền, nghệ hương án tiền (chủ tế đi ra bước lên đứng ở chiến thứ nhất)

Bước 29: Quỳ (chủ tế quỳ), giai quỳ (các chấp sự trên chiếu đều quỳ).

Bước 30: Trước tửu (chủ tế rót rượu). Tiến tước (4 chấp sự rước rượu tiến). Hiến tước (các chấp sự lùi ra bái 3 bái).

Bước 31: Phủ phục (chủ tế, bồi tế lạy 2 lạy). Bình thân phục vị (chủ tế đi ra vòng xuống đứng ở chiếu thứ 2).

Bước 32: Phần chúc văn (2 chấp sự đi lên trước hương án hóa văn).

Bước 33: Nghệ hương án tiền (chủ tế bước ra đi lên đứng ở chiếu thứ nhất)

Bước 34: Tạ lễ cúc cung bái (chủ tế bồi tế lạy 4 lạy)

Bước 35: Bình thân phục vị (chủ tế đi ra vòng xuống đúng ở chiếu thứ 2)

Lễ tất (các chấp sự bái 3 bái), sau đó mời mọi người vào bái tạ.

Trước khi tán đàn phải đọc chú tiễn thánh vì theo quan niệm thần linh với quân quyền về dự tế nếu không tiễn có thể ở lại quấy nhiễu dân.

* Tế Kì Yên.

Hàng năm cứ đến ngày 16 tháng giêng âm lịch là làng tổ chức tế Kì Yên. Kì Yên nghĩa là cầu an, cầu trời và các vị thánh thần giải trừ ôn hoàng, dịch lệ, thường yêu, tai họa, bệnh tật để cả năm dân làng được sống bình an.

- Đồ tế: bao gồm các lễ vật cúng thần như xôi, thịt, hoa quả, trầu rượu, vàng hương, ngoài ra còn có thêm cháo, bỏng, bánh kẹo, quần áo, giấy để cúng chúng sinh và một thuyền lớn bằng giấy để tiễn ôn dịch.

- Đàn tế Kỳ Yên được bày trí ở ngoài trời trước chùa Thạch Tuyền (khi cúng thì đóng cửa chùa). Hương án có 3 bậc: trên cùng là Ngọc Hoàng thượng đế, hàng giữa là các vị thiên quan, các vì sao Nam Tào, Bắc Đẩu, hàng dưới là đương niên, đương cảnh (thay đổi theo năm), thần hoàng, thổ địa và 3 vị thần thờ ở làng. Bố trí cờ và chấp kích tương tự như tế Khai Hạ.

- Diễn biến buổi lễ được tiến hành theo các bước trong bàn “Thông Xướng” tế thần như trong tế Khai Hạ.

* Tiểu kết.

Văn hóa truyền thống là một trong những bộ phận không thể thiếu được trong quá trình hình thành và phát triển của làng xã qua từng thời kì lịch sử. Đối với làng Hậu Trạch, nét văn hóa đặc trưng được biểu hiện ở một hệ thống giá trị văn hóa vật chất và tinh thần phong phú. Mặc dù những yếu tố làm nên diện mạo văn hóa vật chất của làng đều không còn nguyên vẹn, nhưng những dấu tích còn sót lại đã ít nhiều lột tả được diện mạo chung của làng. Đó là chùa Thạch Tuyền, đền Đông, đền Đoài, đền thờ Mai Thị Ngọc Tiến, đền thờ Mai Anh Tuấn đã góp phần tạo nên một quần thể di tích tương đối phong phú, có tác dụng to lớn trong việc giáo dục các thế hệ con em ở Hậu Trạch trong các giai đoạn sau này.

Bên cạnh những thành tựu mà văn hóa vật chất, là những nét văn hóa tinh thần mang đậm tính nhân văn. Cùng với tín ngưỡng thờ ông tổ chung của dân tộc, tín ngưỡng thờ thành hoàng làng và thờ cúng tổ tiên cũng trở nên hết sức quan trọng đối với mỗi người dân sống trong cộng đồng làng Hậu Trạch. Tín ngưỡng thờ cúng ấy thể hiện sự kính trọng tổ tiên, "đạo lý uống nước nhớ

nguồn" của hậu thế đối với những người có công với nước - làng, đối với các bậc sinh thành. Đạo lý ấy đã trở thành truyền thống tốt đẹp được đúc rút từ ngàn đời nay và ngày càng được soi rọi và phát huy.

Song song tồn tại cùng với tín ngưỡng dân gian, là sự hội tụ của tam giáo đồng nguyên. Tùy từng thời điểm lịch sử mà Phật, Đạo, Nho thể hiện vai trò, vị thế khác nhau. Dù vào nước ta bằng con đường nào, với mục đích gì song đều được nhân dân tiếp nhận và cải biến cho phù hợp với lối sống, tâm tư, suy nghĩ của người Việt. Do vậy dưới sự đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc, văn hóa dân tộc Việt không hề bị đồng hóa, suy yếu mà trái lại nó có một sức sống mãnh liệt, bền lâu và có khả năng chống trả quyết liệt với những chính sách đồng hóa của các thế lực ngoại xâm.

Phật, Đạo, Nho vào Hậu Trạch đã hòa cùng với tín ngưỡng dân gian để

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hoá làng hậu trạch (xã nga trạch, huyện nga sơn, tỉnh thanh hoá) từ thế kỹ x đến năm 2009 (Trang 99 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(181 trang)
w