Đền thờ Thám Hoa Mai Anh Tuấn (nhân dân quen gọi là đền Quan Thám).

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hoá làng hậu trạch (xã nga trạch, huyện nga sơn, tỉnh thanh hoá) từ thế kỹ x đến năm 2009 (Trang 70 - 79)

Quan Thám).

Sau khi cầm quân đánh giặc Thanh ở biên giới và hi sinh tại Thất Khê (Lạng Sơn) năm 1851, thương xót người có công với nước, vua Tự Đức cho đưa thi hài Ông Thám hoa về an táng tại thôn Hoàng Cầu thuộc phường Thịnh Hào, Hà Nội và lệnh chỉ cho tỉnh Lạng Sơn lập đền thờ. Mười sáu năm sau, bà con họ Mai ở quê hương Hậu Trạch và các bậc nhân sỹ trong huyện Nga Sơn với sự giúp đỡ tận tình của quan Bố chánh tỉnh Thanh Hóa Lê Lương Bạt, ngài Án sát sứ Bùi Thái Bút, các vị khoa bảng trong hạt đã vui lòng đóng góp công sức, tiền của để xây đền thờ Ông Thám hoa lần thứ nhất tại đầu làng. Lễ khánh thành được tổ chức ngày 3 tháng 3 năm Tự Đức thứ 20 (1867).

Năm 1900, các bậc kỳ lão trong làng thấy ngôi từ đường xuống cấp nên đã quyết định xây lại đền và thay đổi kiểu xây, dùng gạch cuốn hai gian, phía trên bái đường thì dùng gỗ lim, phía dưới xây gạch, có bình phong và mở rộng thêm nhà cũ. Việc trùng tu được sự hỗ trợ tích cực của Tổng Đốc Hà Nội Vương Duy Trinh, các quan đầu tỉnh Thanh Hóa tổ chức quyên góp trong toàn tỉnh và một số nhân sỹ ở các tỉnh khác như Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Bình Thuận. Công trình được hoàn chỉnh và làm lễ khánh thành ngày 5 tháng 5 năm Tân Sửu (1901). Nhìn tổng quát, nhà thờ được xây dựng hình chữ Đinh phía trong có bệ thờ đặt long ngai, phía ngoài là tiền đường. Trước đền có cổng nghi môn được đắp vẽ cầu kỳ, lộng lẫy. Trên 2 cột nanh ở hai bên nghi môn có đặt 2 con voi bằng đá.

Trước tiền đường và trước nghi môn đều ghi đôi cầu đối do vua Tự Đức ban tặng.

Nhất giáp tiên thanh minh vũ trụ Thiên thu chính khí tác sơn hà.

Vào những năm 60 của thế kỷ XX, đền bị phá bỏ, khoảnh đất đền thờ ở đầu làng rộng hàng ngàn m2, làng đã lấy một phần để xây trạm y tế, một phần làm đường đi.

Năm 2008 được sự nhất trí của Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Thanh Hóa, đền thờ Thám hoa Mai Anh Tuấn được xây dựng trở lại ngay trên nền đất cũ.

Đền được xây dựng kiên cố bằng bê tông cốt sắt trên một mảnh đất vuông vắn rộng 420 m2. Phía trong đền có đặt một ngai thời lớn có ảnh của Cụ Thám. Nhà bia được xây dựng trong khuôn viên của đền, quy tập được 5 tấm bia đá rất quý giá gồm:

- Bia ghi bài ký do Tổng đốc Hà Nội là Văn Trì Vương Tử Cán hiệu là Duy Trinh ghi ngày 15 tháng 5 năm Thành Thái thứ 13 (1901).

- Bia ghi bài ký do Nguyên Bố chánh sứ Thanh Hóa thăng chức Thự Hộ bộ Hữu Tham tri Lê Lương Bạt soạn năm 1867.

- Bản sao bia ghi tên các tiến sĩ khoa quý mão năm Thiệu Trị Thứ 3. - Bia ghi tên những người công đức xây dựng đền thờ.

- Bia ghi quá trình xây dựng đền.

2.1.3. Đình làng.

Đình làng được xây dựng từ tháng 3 đời Thành Thái đệ ngũ niên 1894. Đình là ngôi nhà ngói 7 gian được xây trên một khu đất rộng, cao nhất và là nhà trung tâm của làng.

Cấu trúc theo kiểu nhà cổ truyền của người Việt. Tất cả phần gỗ kể cả rui mè đều bằng lim cột cao to. Đường kính 0,7m cấu trúc theo kiểu mẹ tròn

con vuông. Các xà đấu bát đều được chạm trổ tinh vi. Giữa đình thờ Thần Hoàng làng, phía trên bệ thờ có bức hoành phi khắc nổi 4 chữ hán “Dĩ hòa di quý” để nhắc nhở mọi người về cách ứng xử với nhau khi tụ tập ở đình làng trước anh linh vị thần hoàng tôn kính. Giữa đình có đạt chiếc giường rồng, gian bên có chiếc rương xe lớn gọi là rương công hàm.

Bậc hè bước lên đình có 5 bậc bằng đá (hè đình 5 bậc chỉ dành cho những làng có quan đầu triều và phải được vua cho phép mới được xây). Riêng hè ở gian giữa chỉ có 1 bậc, 2 bên hè gian giữa có đạt 2 con ly bằng đá. Thiết kế hè như vậy để đặt kiệu khi làng tế lễ. Ngoài ra những ngày thường, bất kỳ ai muốn vào đình, không được bước lên từ gian giữa đình. Sân đình rất rộng, phía cổng có 2 cột nanh cao tới 7 mét. Hai bên sân đình có 2 dẫy nhà mỗi nhà 4 gian xây lập ngói gọi là 2 giải vụ. Nhìn từ ngoài vào đình rất uy nghi tráng lệ. Đến năm 1962 toàn bộ khu đình đều bị giải tỏa.

Di vật của đình còn lại là 1 rương công hàm, 1 chiếc thượng lương ghi thời gian xây dựng đình, nền đình với 5 bậc đá còn nguyên vẹn.

Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, đình là nơi tiếp quan lại từ trên về, nơi hội họp của chức sắc, là nơi bầy đàn tế trong các kỳ đại lệ. Thời thuộc Pháp đình còn là nơi thu thuế, là nơi giam cầm, cùm kẹp người thiếu sưu, thiếu thời giám phu phen tạp dịch.

Ở sân đình có đặt chiếc cùm lớn bằng lim 12 lỗ. ở giải vu của đình có 1 buồng giam. Như vậy thời thuộc Pháp thì đình là nỗi kinh hoàng của người dân nghèo khổ mỗi khi phải triệu ra đình.

Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, đình là trung tâm tổ chức các cuộc mít tinh, hội họp để tuyên truyền cách mạng, là nơi tập hợp lực lượng để di biểu tình thị uy của nhân dân ủng hộ khởi nghĩa, nơi tập hợp dân quân du kích, là nơi biểu diễn văn nghệ quần chúng. Đình cũng là nơi triển lãm các chiến lợi phẩm thu được từ mặt trận Hồ Vương – Hói Đào. Có thời kỳ còn là

nơi tập kết, giáo dục binh lính Pháp bỏ hàng ngũ của địch sang với mặt trận Việt minh. Có khi đình là nơi đấu tố bọn phản loạn và bọn cường hào ác bá địa phương.

Hiện nay đình làng đã bị giải tỏa, di tích còn lại gồm nền đình còn nguyên vẹn, 1 cái thượng lương đình có ghi rõ niên hiệu bằng chữ hán.

2.1.4. Đền Đoài.

Nghè được xây dựng từ thời vua Lý Thánh Tông (Long Thụy Thái Bình) đệ nhị niên 1056, đến nay nghè được chuyển về xây dựng tại cụm di tích đền trung. Nghè thờ vị nữ thiên thần có di hiệu “câu thiên công chúa – Dực bảo trung hưng” Nghè được xây dựng gồm khu nhà chữ đinh.

Phần trong là chính tẩm đặt một cỗ ngai thờ lớn, bài vị nghi dị hiệu của ngài bằng chữ Hán “Càn thiên công chúa, dực bảo trung hưng, Lý triều hưng thịnh linh ứng, thượng thượng đẳng tôn thần. phần ngoài là tiền đường, trong nghè có các vật thờ và 1 ngựa gỗ màu trắng to bằng ngựa thật, trước nghè có cổng được trang trí đắp vẽ công phu. Phía cổng nghi môn có đôi câu đối:

Lâu đài địa hiệp linh quy cát Thoa xuyến ngân trung bảo áp hương

Di vật trong đền trước đây còn lại có thoa xuyến bằng vàng đặt trong hộp sơn son thếp vàng (đến năm 1959 đã bị mất) ngựa thiên mã, ngai thờ, lộng.

2.1.5. Đền Đông.

Tên chữ là Đông miếu.

Nghè được xây dựng từ đời vua Trần Thánh Tông (Hiệu Thiện Long) đệ tam niên 1261.

Nghè thờ vị thần biển dị hiệu “Du Dịch Đại Vương” nghè được vua Trần cho xây dựng kiên cố, hoa mỹ, uy nghi đặc biệt. Phần chính của nghè la ngôi nhà lớn hình chữ Đinh phần trong nhà chính tâm đặt bệ thờ, phần ngoài

là tiền đường có đặt 1 ngựa bạch mã, 2 hàng chấp kích, cờ lộng, phía tây có 1 nhà 4 gian gọi là giải vu để chuẩn bị làm đồ tế lễ.

Cổng nghi môn được xây to cao trang hoàng rất tinh xảo, có hình “lưỡng long chầu nguyệt” trước nghè có hồ bán nguyệt trồng sen.

Có câu còn lưu lại: “Hồ bán nguyệt hương sen thoáng gió, ngát mùi thơm nhè nhẹ đâu đây” phía trước tiền đường có nghi 4 câu đối bằng chữ Hán do vua Trần phong tặng.

Bạch mã hoàng kỳ trưng đế mộng Chiêm thành phá tặc báo hưng công Đông A nhật nguyệt truyền tiên ứng

Nam quốc sơn hà chấn địa linh.

Di vật trong nghè có Long Ngai, Ngựa thiên mã, cờ, lộng, chấp kích và 1 cái trống lớn đường kính 1,2m (nay trống bị hỏng không có tấm da nào lớn có thể bưng lại được) các di vật khác còn nguyên vẹn.

Hiện nay nghè đã được chuyển về xây dựng tại cụm di tích đền Trung.

2.1.6. Phủ Trung.

Phủ được xây dựng từ thời vua Lê Hiển Tông (Hiệu Cảnh Hưng) đệ thập niên 1750. Phủ thờ vị nữ thần có tên thật là Mai Thị Ngọc Tiến, có dị hiệu “Tôn phong chiêu dung, gia phong chiêu nghi”.

Phủ được xây dựng hình chữ đinh phần trong đặt cung thờ. Trong có đặt tượng của nữ thần. Cách 2m qua một sân nhỏ có tiền đường 4 gian. Trước đền có voi phục ngựa chầu đều bằng đá rất to nặng. Ngoài cùng có nhà lớn để cầu bóng. Cổng phủ cũng được trang trí công phu, trên cổng có hình lưỡng long triều nguyệt.

Phía trong thuộc khu chính tẩm có đặt tượng to bằng người thật dáng ngồi trang nghiêm của chúa bà tên thật là Mai Thị Ngọc Tiến, tượng được dựng cùng với ngôi đền do nhà vua cho tạc, đến 1974 đền bị phá, tượng bị

đem chôn ở bãi tha ma, 3 năm sau lại đem về thờ thì mối xông hỏng mất một cánh tay nên làng đã tu chỉnh lại tượng như cũ. Phía trước khu chính tẩm có đôi câu đối do vua Lê Cảnh Hưng ban tặng.

Công tại Vương gia ân tại kỷ Sinh vi quốc mẫu, tử vi thần.

***

Công đa giải nạn nhất thời trạch cập Lực luyến phù nguy vạn thế ân thùy.

Phần chính tẩm được coi là cung cấm, có cửa khóa chỉ người chịu trách nhiệm hương khói mới được vào. Phần ngoài là nơi để khách đến lễ bái.

Các di vật trong phủ được nhân dân bảo vệ còn nguyên vẹn cho đến nay.

Ngày 10 tháng 3 năm 1994 theo Quyết định số 372 QĐ/BVH-TT của Bộ Văn hóa - Thông tin đã được xếp hạng là cụm di tích văn hóa - lịch sử cấp quốc gia gồm: đền Trung, đền Đông, đền Đoài và chùa Thạch Tuyền.

2.1.7. Nhà ở.

Trong diện mạo vật chất ở Hậu Trạch, ngoài những dấu ấn đặc trưng như đình, chùa, đền, miếu, cây đa, giếng nước, thì nhà ở cũng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên diện mạo riêng cho làng.

Hiện nay ở Hậu Trạch còn rất nhiều ngôi nhà mang kiểu kiến trúc xây từ những năm 1945 trở về trước. Đối với người nông dân thuần chất với đặc điểm canh tác nông nghiệp lúa nước thì cần phải có sự đầu tư về mặt thời gian và quá trình chăm sóc thường xuyên của con người thì "an cư" là điều kiện tiên quyết để có thể "lạc nghiệp". Chính bởi vậy ngôi nhà - cái tổ ấm để đối phó với mọi loại thời tiết khác nhau là một trong những yếu tố quan trọng nhất đảm bảo cho con người có một cuộc sống ổn định lâu dài. Trước khi quyết định xây cất ngôi nhà, hai yếu tố không thể thiếu được trong bước đầu

khởi dựng nhà là chọn hướng và chọn đất, trong đó chọn hướng là quan trọng nhất.

- Chọn hướng: chúng tôi đã tiến hành khảo sát 20 ngôi nhà ở Hậu Trạch để tìm ra điểm chung nhất trong việc chọn hướng nhà của người Việt.

Bảng 4: Hướng nhà

STT Tên chủ hộ Năm làm nhà Hướng nhà

1 Mai Cự 1908 Nam

2 Mai Bang 1948 Đông

3 Mai Phiêu 1930 Tây

4 Phạm Kiên 1920 Nam

5 Mai Sơn 1945 Nam

6 Mai Sa 1930 Tây

7 Phạm Đông 1930 Nam

8 Phạm Thành 1932 Nam

9 Mai Bút 1956 Nam

10 Phạm Thành 1954 Nam

11 Mai Khương 1951 Nam

12 Trịnh Nhung 1973 Nam

13 Phạm Phương 1976 Nam

14 Mai Trình 1986 Nam

15 Phạm Lâm 1983 Nam

16 Nguyễn Ghi 1986 Nam

18 Mai Minh 1989 Nam

19 Mai Vượt 1992 Đông

20 Phạm Quyển 1990 Đông

(Nguồn: Tư liệu điền dã)

Bảng khảo sát trên cho thấy có tới 16/20 nhà quay hướng nam, 3/20 nhà hướng đông, 1/20 nhà tây. Theo quan niệm của người Việt thì hướng nhà tốt nhất là hướng nam và đông nam. Do vậy, dân gian mới có câu "lấy vợ đàn bà làm nhà hướng nam". Trong bốn hướng thì chỉ có hướng nam là tối ưu nhất có thể đối phó được với mọi loại thời tiết khác nhau, đồng thời lại tận dụng được nguồn gió mát tự nhiên từ phương nam thổi tới vào mùa hè nóng nực.

Dân trong làng còn có quan niệm, làm nhà hướng chính nam mới nhìn về phía giữa núi Phượng Sơn và dòng sông Mã, đem lại điều tốt lành cho con người, dân làng truyền nhau 2 câu thơ:

“Phượng Sơn phát tú Mã thủy lưu kỳ” “Phượng Sơn ký thắng

Mã thủy lưu phương”

- Kiến trúc:

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát những ngôi nhà ở của làng và thấy có rất nhiều nhà còn giữ được kiểu nhà xưa. Cụ thể có tới 40% nhà ở được xây từ những năm 60 trở về trước. Đáng chú ý hơn cả là vẫn có vài nhà có tuổi đời trên 100 năm.

Kiểu kiến trúc nhà ở Hậu Trạch hầu hết đều được xây theo kiểu "bán cổ bán kim" gồm có 3 mặt (2 tường bên và mặt sau xây bằng gạch). Mỗi gia đình thường có hai nhà được xây vuông góc với nhau gọi là nhà chính và nhà

phụ. Nhà chính thường được xây theo kiểu 3 gian 2 chái. Ba gian chính thường thông nhau tạo ra một không gian rộng, linh hoạt và thông thoáng. Gian chính giữa là nơi đặt bàn thờ tổ tiên, dưới bàn thờ được kê bộ trường kỷ hoặc phản để tiếp khách, hai gian bên cạnh thường kê giường để những người đàn ông trong nhà nghỉ ngơi. Hai chái hay còn gọi là hai buồng là nơi ở của phụ nữ và con cái trong gia đình. Mặt trước nhà được bố trí theo chiều ngang với hàng hiên rộng, cửa đi chính mở về phía trước ngôi nhà. Trước kia cửa nhà chính được làm thành nhiều cánh được lắp rắp linh hoạt và rất tiện dụng. Nhưng cùng với thời gian các ngôi nhà đã xuống cấp nên những chuồng cửa xưa đã được thay thế bằng loại cửa có hai, ba cánh cố định.

Nhà phụ thường nằm vuông góc và chung sân với ngôi nhà chính, là nơi làm lụng, sinh hoạt và chứa lương thực sau những ngày mùa. Trong mỗi ngôi nhà đều có sân phơi. Và dù đất rộng hay hẹp, gia đình nào cũng có mảnh vườn trồng rau, mùa nào thức ấy. Hầu hết các gia đình ở đều có ao thả cá cùng với vườn rau xanh làm tăng thêm màu sắc cho ngôi nhà. Xung quanh nhà được bao bọc bằng tường xây hoặc được rào bằng các loại cây tự nhiên như dâm bụt, tre, rưới... cổng nhà thường được xây lệch sang bên phải hoặc trái của ngôi nhà chính tạo thành một lối đi khúc khuỷu và tránh đi thẳng vào gian giữa nhà trên.

- Vật liệu xây dựng:

Theo các cụ già trong làng, trước kia nhà ở Hậu Trạch được chia thành 3 loại chủ yếu tương ứng với những vật liệu khác nhau: nhà tre, nhà luồng và nhà gỗ. Đối với nhà tre và nhà luồng do khả năng chịu lực kém nên thường lợp mái nhà bằng rơm, rạ, cọ, phên liếp quanh nhà làm bằng nứa hoặc luồng đập dập.

Đối với nhà gỗ: tùy theo kinh tế của từng gia đình mà chủ nhà sử dụng loại gỗ thích hợp (xoan, mít, nhãn, lim. sến...). Hiện nay ở làng vẫn còn tồn tại

một số ngôi nhà gỗ. Mặc dù đã có thay đổi ít nhiều song về cơ bản vẫn giữ nguyên được kiểu kiến trúc.

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát ngôi nhà gỗ của ông Mai Cự (83 tuổi). Đây là ngôi nhà có tuổi đời trên 100 năm. Thời gian dựng nhà là năm 1908 cho đến nay là 102 năm. Trải qua hơn một thế kỷ trường tồn với thời gian, ngôi nhà vẫn rất vững trải và chắc chắn và còn nguyên vẹn về kết cấu.

Tọa lạc trên một miếng đất vuông vắn khoảng 1300m2, nhà quay theo

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hoá làng hậu trạch (xã nga trạch, huyện nga sơn, tỉnh thanh hoá) từ thế kỹ x đến năm 2009 (Trang 70 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(181 trang)
w