TRUYỀN THỐNG HỌC TẬP, KHOA BẢNG.

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hoá làng hậu trạch (xã nga trạch, huyện nga sơn, tỉnh thanh hoá) từ thế kỹ x đến năm 2009 (Trang 109 - 118)

Cũng giống như bao làng quê nông nghiệp khác trên đất xứ Thanh, làng Hậu Trạch trong quá trình tạo dựng và phát triển làng xã, đã không ngừng chung đúc nên một diện mạo văn hóa vật chất và tinh thần phong phú, đặc sắc. Ngoài những đình, chùa, miếu mạo, lễ hội, phong tục tập quán giàu bản sắc tốt đẹp, Hậu Trạch còn là một làng quê nổi tiếng về truyền thống học tập khoa bảng, thời đại nào, người Hậu Trạch cũng có người đỗ đạt cao, đem tài ra giúp dân, giúp nước.

Do vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi nên ngay từ rất sớm Hậu Trạch đã có cơ hội hòa nhập và phát triển về kinh tế, văn hóa. Mặc dù thời kì đầu, Nho giáo chưa chiếm vị trí độc tôn song vẫn có tác dụng nhất định trong việc giáo dục người quân tử lấy việc Tu thân để "Tề gia - Trị quốc - Bình thiên hạ". Tu thân, trước hết bắt đầu từ gia đình với những giá trị văn hóa về

đạo lý làm người. Xuất phát từ tư tưởng ấy mà những chàng sĩ tử Hậu Trạch đã không ngừng rèn luyện ý chí học tập thành tài để báo đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, ân đức của tổ tiên, dòng tộc, làm rạng danh cho quê hương.

Truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo ở Hậu Trạch liên tục phát huy trong các gia đình, dòng họ và làng xóm qua nhiều thế hệ. Hiếu học vì khát khao tri thức, vì danh vọng và vì kế sinh nhai, tất cả đều mang một mục đích tốt đẹp, là nét đặc trưng tiêu biểu trong nhân cách con người Hậu Trạch.

Trải qua các triều đại phong kiến, cùng với sự phát triển của giáo dục nho học từ thời Trần đến thời Nguyễn, Hậu Trạch luôn có những đóng góp lớn lao vào việc xây dựng nên truyền thống nho học trên đất xứ Thanh. chỉ tính riêng thời Lê Trung Hưng (1533 - 1789), dòng họ Mai ở đây có tới 31 người đỗ đạt cao và làm quan lớn trong triều đình, có nhiều công trạng được ghi danh vào sử sách. Nếu như trong toàn huyện Nga Sơn trước cách mạng tháng Tám (1945) có 6 tiến sĩ, thì riêng Hậu Trạch đã có tới 3 vị đỗ tiến sĩ, trong gia phả của các dòng họ trong làng đã thống kê được 50 vị danh sĩ, danh nhân qua các triều đại.

Bảng 5: Danh sách các vị danh sĩ, danh nhân các triều đại của làng văn hóa Hậu Trạch xã Nga Thạch.

TT Họ và tên Triều đại Học vị, sắc phong, chức vụ Danh Danh nhân 1 Phạm Thuần Sứ Triều

Lý Giải nguyên, hàn lâm học sĩ + 2 Phạm Thuần Nhiệm Bác sĩ, hàn lâm học viện + 3 Phạm Ngọc Kinh Bác học khoa, quốc tử giám + 4 Phạm Trọng Nguyên Hàn lâm học sĩ phụng chỉ + 5 Phạm Ngọc Biểu Tổng quản tứ mã quân, trung

6 Phạm Ngọc Nguyên Thái úy điểm bình, khu cấm thọ

hầu +

7 Phạm Ngọc Bích Nội thượng chế, binh hầu + 8 Phạm Ngọc Đồng Nội thượng chế, nguyên vũ hầu + 9 Phạm Quốc Lương Sát úy duyên đình hầu + 10 Phạm Quốc Trình Triều

Trần Phó tướng đa nguyên hầu + 11 Phạm Quốc Trụ Phó sát úy, phương thái hầu + 12 Phạm Đình Kiệm Tổng đốc bộ ngũ tướng, trung

liệt hầu +

13 Mai Thế Châu Triều

Lê Thái bảo toàn quận công + 14 Mai Thế Huân Đô đốc lĩnh binh mậu quận công + 15 Mai Thị Ngọc Tiến Chiêu nghi công chúa thượng

đẳng thần +

16 Mai Nghiêm Đạt Khuê quận công +

17 Mai Thế Khang Hoàng quận công +

18 Mai Thế Quán Tả tổng lĩnh binh thạch quận

công +

19 Mai Thế Xứng Đô đốc phủ diễn hào hầu + 20 Mai Thế Lâm Tham đốc tứ vệ quán phu hầu + 21 Mai Thế Chuẩn Khai hoa tiến sĩ, hương binh

hầu +

22 Mai Thế Uông Tiến sĩ ngự sử binh chương, lã

xuyên hầu +

23 Mai Thế Nghiệp Tiến sĩ hộ bộ lang trung +

24 Phạm Ngọc Phổ Hương cống tri phủ +

25 Phạm Ngọc Tấn Hương cống tri huyện + 26 Phạm Ngọc Dĩnh Hương cống tri phủ +

27 Mai Thế Lộ Thiên hộ tướng quân +

28 Mai Thế Tương Đinh phương hầu +

29 Mai Thế Pháp Ích xuyên hầu +

30 Mai Phúc Minh Quế Thọ hầu +

31 Mai Trung Túc Bân tướng hầu +

33 Mai Thế Hạo Lâm tướng hầu +

34 Mai Thế Thung Cồn trạch hầu +

35 Mai Thế Cẩm Hương cống tri phủ +

36 Mai Thế Đĩnh Trạc trung hầu +

37 Mai Thế Quyền Đôn tính hầu +

38 Phạm Ngọc Toản Hương cống tri phủ +

39 Phạm Ngọc Khảo Thương hộ tướng quân +

40 Trịnh Đình Cư Thương hộ tướng quân +

41 Mai Thế Trịnh Tứ kỳ trì phủ, tước tử +

42 Mai Thế Phiên Hiển cung đại Phu +

43 Mai Thế Lữ Huấn đạo văn giang huyện + 44 Mai Thế Tính Triều

Nguyễn Cử nhân thanh tra lục tỉnh + 45 Mai Anh Tuấn Thám hoa, hàn lâm thị độc học

sĩ +

46 Mai Thế Trạch Hàn lâm viện cung phụ + 47 Mai Duyên Phó bảng, nội các thư chỉ + 48 Mai Thế Cẩm Hương cống giải nguyên + 49 Mai Thế Mưu Hương cống giải nguyên + 50 Mai Lập Đôn TCM Ủy viên BCH kỳ ủy tỉnh bộ Hà

Nội. +

(Nguồn Làng Hậu Trạch)

Do vậy phương ngôn vùng này có câu:

“Đồn rằng chùa Sỏi lắm tiên

Bạch Câu lắm cá, Thạch Tuyền lắm quan”

Hiện nay trên địa bàn làng Hậu Trạch có 2 trường học, 1 trường tiểu học và 1 trường trung học cơ sở. Trường tiểu học được thành lập từ năm 1959 đến nay đã có 15 lớp. Trường trung học cơ sở có từ năm 1966 đến nay đã có 9 lớp. Cơ sở vật chất hiện nay cả 2 trường đã có trường cao tầng. Phòng học, bàn ghế và các trang thiết bị khác đều theo chuẩn quốc gia. Đội ngũ giáo viên hầu hết đều có trình độ Cao Đẳng, Đại học. Trong đó trường Tiểu học đã vinh dự được công nhận là trường chuẩn quốc gia.

Bảng 6: Thống kê số học sinh của 2 trường học trên địa bàn của làng từ năm 1966 đến 2007. Năm học Số lớp Tiểu học Số lớp THCS Số HS Tiểu học Số HS THCS 1966 - 1967 7 3 103 51 1967 - 1968 7 3 107 56 1969 - 1970 9 6 147 110 1970 - 1971 9 6 140 112 1971 - 1972 11 7 163 111 1972 - 1973 12 6 102 96 1973 - 1974 11 6 132 84 1974 - 1975 13 7 147 110 1975 - 1976 15 8 158 120 1976 - 1977 13 8 143 109 1977 - 1978 13 7 140 106 1978 - 1979 13 7 131 98 1979 - 1980 14 7 130 117 1980 - 1981 15 9 156 120 1981 - 1982 14 8 158 110

1982 - 1983 15 8 140 1141983 - 1984 13 7 146 98 1983 - 1984 13 7 146 98 1984 - 1985 12 6 123 87 1985 - 1986 11 6 120 85 1986 - 1987 11 6 116 83 1987 - 1988 10 6 112 73 1988 - 1989 10 5 117 76 1989 - 1990 11 6 118 73 1990 - 1991 11 6 110 69 1991 - 1992 13 6 131 53 1992 - 1993 11 6 120 57 1993 - 1994 14 6 132 66 1994 - 1995 15 6 110 98 1995 - 1996 14 8 132 103 1996 - 1997 15 9 160 121 1997 - 1998 17 10 182 104 1998 - 1999 17 10 173 136 1999 - 2000 18 11 212 147

2000 - 2001 17 10 213 1412001 - 2002 16 10 201 139 2001 - 2002 16 10 201 139 2002 - 2003 15 9 199 127 2003 - 2004 15 10 210 141 2004 - 2005 14 10 187 132 2005 - 2006 14 9 163 134 2006 - 2007 14 9 151 129 (Nguồn:UBND xã Nga Thạch)

Như vậy, truyền thống hiếu học, "khổ học" trở thành yếu tố bắt buộc đối với bất cứ một ai có ý định bước vào cửa Khổng sân Trình để đạt được mục đích cuối cùng là công thành danh toại. Còn đối với các bậc sinh thành, vì sự học của con em nên họ sẵn sàng làm lụng, không tiếc công sức bản thân để chắt chiu, dành dụm từng hạt lúa, củ khoai, góp nhặt từng đồng xu để con được bằng bạn bằng bè. Ước muốn ấy tuy thật nhỏ bé song lại mang một ý nghĩa lớn lao, trở thành nét đẹp trong nhân cách con người Việt Nam nói chung và đối với các bậc sinh thành ở Hậu Trạch nói riêng. Sách xưa đã từng có câu "dĩ tử kim mãn doanh, hà như giáo nhất kinh" có nghĩa là: "để cho con đầy hòm vàng sao bằng dạy cho con một quyển sách", nói lên tầm quan trọng của việc học và sự quan tâm giáo dục của gia đình.

Khổ học thành tài là hy vọng của hết thảy bà con dân làng Hậu Trạch. Đó là cơ sở để các chàng sĩ tử vượt qua mọi khó khăn, gian khổ trong cuộc sống hàng ngày, ôn luyện, học tập thành tài.

Truyền thống hiếu học trong các gia đình Hậu Trạch đã hun đúc nên nhiều danh tài cho quê hương đất nước. Nhìn lại các gia đình, dòng họ ở làng quê này, có thể thấy rất rõ điều đó.

Dòng họ Mai với ông sơ tổ là Mai Thế Châu đã tạo dựng nên một dòng họ cự tộc trên đất xứ Thanh để con cháu đời đời hưởng lộc. Dòng họ này là môi trường văn hóa để hun đúc, kết tinh nên nhân tài như Mai Thế Chuẩn, Mai Anh Tuấn, Mai Duyên... Sau đó, nối nghiệp cha ông, con cháu họ Mai không ngừng phát huy truyền thống gia đình, ra sức học tập và tu dưỡng đạo đức, góp sức mình dựng xây quê hương đất nước giàu đẹp. Sự đỗ đạt của Mai Thế Chuẩn, Mai Anh Tuấn, Mai Duyên... đã khơi nguồn cho truyền thống học tập trong các gia đình – dòng họ.

Tiếp nối truyền thống hiếu học của cha ông, con cháu Hậu Trạch không ngừng học tập và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó. Hiện nay theo thống kê chung của UBND xã Nga Thạch hàng năm có từ 25 – 30 con em trong các dòng họ đậu vào các trường đại học, cao đẳng. Chủ trương của xã là đẩy mạnh nhiệm vụ xã hội hóa giáo dục, tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho dạy và học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Đồng thời tăng cường công tác khuyến học và đa dạng hóa các loại hình khuyến học để động viên kịp thời nhằm thúc đẩy sự nghiệp giáo dục của xã tiến nhanh hơn nữa.

Để lí giải tại sao làng Hậu Trạch có số lượng người đỗ đạt nhiều trong thời phong kiến, qua tìm hiểm, tác giả rút ra mấy nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất, ở làng Hậu Trạch có điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi với diện tích đất phù sa mầu mỡ, cộng với khí hậu thuận lợi đã tạo cho Hậu Trạch phát triển nền nông nghiệp, với sự đa dạng hóa các loại cây trồng, vật nuôi. Chính nhờ đó mà điều kiện kinh tế của Hậu Trạch trong thời kỳ phong kiến ổn định.

Mặt khác, người Hậu Trạch không chịu bó hẹp trong nền kinh tế nông nghiệp, mà những ngày rảnh rỗi họ đều tìm cho mình một nghề phụ để bổ sung cho kinh tế gia đình. Đó là các nghề truyền thống như nghề dóc quại, xe lõi, nghề mộc, nghề làm gạch..., người Hậu Trạch còn đẩy mạnh phát triển thương nghiệp nhỏ, trao đổi buôn bán giữa nhân dân trong làng, xã, huyện qua hệ thống chợ quê, chợ huyện.

Tình hình trên đã tạo cho Hậu Trạch có một nền kinh tế ổn định và phát triển so với các vùng khác trong xã. Điều đó sẽ tác động trở lại đối với sự phát triển giáo dục của Hậu Trạch, con em trong làng có điều kiện theo đuổi nghiên bút

Thứ hai, từ lâu vấn đề giáo dục của Hậu Trạch đã được “xã hội hóa” một cách sâu rộng từ trong từng gia đình, dòng họ, đó là sự quan tâm, khuyến khích học tập của xã hội từ gia tộc cho đến làng xã.

Trong từng dòng họ, bất kỳ dòng họ nào trong làng cũng đưa vấn đề giáo dục lên hàng đầu, dòng họ nào cũng động viên con cháu trong học tập để làm rạng rỡ dòng tộc, hơn nữa theo quan niệm của người xưa, “một người làm quan cả họ được nhờ”. Trong họ mà có một người đỗ đạt làm quan thì cả họ mừng rỡ, bởi vì nó nâng cao uy tín của dòng họ đó so với các tộc họ khác trong làng, người trong họ muốn làm văn tự, khế ước... không phải chạy nhờ của quan hay người ngoài tộc. Chính sự quan tâm đó mà mỗi người đi học đều được họ tộc ưu tiên rất lớn. Gia phả dòng họ cho biết: họ có 8 sào ruộng, theo tộc ước, người nào đỗ đại khoa thì được họ cho một phần trong số ruộng đất ấy để xây nhà ở, số còn lại dùng làm học điền cho con em trong dòng họ.

Đối với làng, việc học hành cũng được làng quan tâm, trong làng thành lập quỹ khuyến học để khuyến khích việc học tập của con em mình.

Thứ ba là trong sự phát triển của giáo dục Hậu Trạch phải kể đến vai trò cảu các bà mẹ, bà vợ. Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ không được

đối xử bình đẳng, họ không được đi học, nhưng không phải vì thế mà người phụ nữ cự tuyệt với sự học. Người ta thấy rằng, đằng sau sự thành đạt của các ông Nghè, ông Cống là bóng dáng thấp thoáng của những bà mẹ, bà vợ đã tảo tần, chịu thương, chịu khó làm lụng để nuôi chồng con ăn học. Đặc biệt, sự quan tâm của người mẹ, người vợ còn thể hiện cả trong nét đẹp tâm linh. Đầu xuân năm mới, mẹ mua giấy cho con khai bút lấy may. Trước khi đi thi, mẹ sắm lễ vật để cúng gia tiên, cầu mong tổ tiên phù hộ cho chồng con mình thành đạt. Chính sự quan tâm của người mẹ, người vợ đã làm cho người chồng, người con cố gắng học tập tốt hơn để đền đáp công ơn của người mẹ, người vợ trong những ngày đèn sách.

Thứ tư là truyền thống hiếu học của làng Hậu Trạch được phát triển trong cái nôi truyền thống hiếu học chung của con người Nga Sơn – Thanh Hóa, vùng đất có truyền thống văn hóa lâu đời và là một vùng có truyền thống hiếu học, có nhiều người thông minh, học giỏi, có ý chí trong học tập, rèn luyện và đỗ đạt cao trong hàng trăm năm lịch sử, đây là cơ sở vững chắc cho vùng đất Hậu Trạch trở thành “đất học” nổi tiếng ở Nga Sơn.

Tóm lại, truyền thống tôn sư trọng đạo, học tập khoa bảng đã làm nên bản sắc văn hóa riêng cho làng quê Hậu Trạch - một mảnh đất có truyền thống nho học ngay từ buổi đầu Nho giáo thịnh hành trên đất nước ta. Đó là nền tảng, là cơ sở tốt đẹp để hậu thế nối tiếp, phát huy.

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hoá làng hậu trạch (xã nga trạch, huyện nga sơn, tỉnh thanh hoá) từ thế kỹ x đến năm 2009 (Trang 109 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(181 trang)
w