Vào thời kỳ đầu Đổi mới, sáng tác văn học nói chung mang tínhluận đề rất đậm nét, tiêu biểu là các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu,Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng.. liên quan trở nên bức thiế
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
PHẠM THANH SƠN
TÍNH LUẬN ĐỀ TRONG TRUYỆN NGẮN
THỜI KÌ ĐẦU ĐỔI MỚI CỦA NGUYỄN MINH CHÂU,
NGUYỄN KHẢI, MA VĂN KHÁNG
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tài liệu khảo sát 7
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 7
5 Phương pháp nghiên cứu 7
6 Cấu trúc luận văn 8
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM THỜI KÌ ĐẦU ĐỔI MỚI.9 1.1 Khái quát thành tựu của truyện ngắn trong văn học cách mạng thời kì 1945-1975 9
1.1.1 Sự nhạy bén trong việc thể hiện các đề tài thời sự chính trị 9
1.1.2 Sự thành thục trong cấu trúc và ngôn ngữ 11
1.1.3 Sự đa dạng của các phong cách 12
1.2 Truyện ngắn Việt Nam trong bối cảnh đổi mới của nền văn học 14
1.2.1 Nhu cầu đổi mới của văn học trong chặng đường mới của đất nước 14
1.2.2 Sự khai thác những đề tài, chủ đề mới trong truyện ngắn 16
1.2.3 Những dấu hiệu mới về thi pháp trong truyện ngắn 23
1.3 Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng - những hiện tượng nổi bật của truyện ngắn thời kì đầu đổi mới 29
1.3.1 Nguyễn Minh Châu – người mở đường tinh anh 29
1.3.2 Nguyễn Khải với những triết luận về thái độ sống 33
1.3.3 Ma Văn Kháng với đề tài cuộc sống đô thị 37
Chương 2 NHỮNG LUẬN ĐỀ NỔI BẬT TRONG TRUYỆN NGẮN THỜI KÌ ĐẦU ĐỔI MỚI CỦA NGUYỄN MINH CHÂU, NGUYỄN KHẢI, MA VĂN KHÁNG 44
2.1 Tính luận đề trong văn học và đặc điểm của một truyện ngắn luận đề 44
2.1.1 Tính luận đề trong văn học 44
2.1.2 Đặc điểm của một truyện ngắn luận đề 49
2.1.3 Thời điểm nở rộ của những truyện ngắn luận đề 51
Trang 32.2 Sự phong phú của hệ thống luận đề trong truyện ngắn của Nguyễn Minh
Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng 54
2.2.1 Luận đề chính trị 54
2.2.2 Luận đề đạo đức 60
2.2.3 Luận đề nghệ thuật 76
2.3 Sự thống nhất về mục đích triển khai luận đề trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng 79
2.3.1 Đối thoại với những tư tưởng, quan niệm lỗi thời 79
2.3.2 Kêu gọi tính tích cực xã hội của nhà văn 84
2.3.3 Hướng tới một nền văn học nhân bản 88
Chương 3 NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN LUẬN ĐỀ TRONG TRUYỆN NGẮN THỜI KỲ ĐẦU ĐỔI MỚI CỦA NGUYỄN MINH CHÂU, NGUYỄN KHẢI, MA VĂN KHÁNG .92
3.1 Những điểm gặp gỡ mang tính chất loại hình trong cách thể hiện luận đề ở truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng 92
3.1.1 Sự thẳng thắn, công khai của việc phát biểu luận đề 92
3.1.2 Sự ham thuyết lý của người trần thuật và nhân vật 94
3.1.3 Tính định hướng cao của hệ thống chi tiết, hình ảnh, sự kiện 102
3.2 Nét riêng trong nghệ thuật thể hiện luận đề của từng tác giả 106
3.2.1 Nhân vật “dị thường” với việc làm sáng tỏ luận đề trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu 106
3.2.2 Sự tự nhiên, nhuần nhị trong việc dẫn dắt tới luận đề của Nguyễn Khải 109
3.2.3 Tình huống độc đáo biểu hiện luận đề trong truyện ngắn Ma Văn Kháng 110 3.3 Đánh giá chung về hiệu quả thẩm mĩ của tính luận đề trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng 120
3.3.1 Khêu gợi những đối thoại thẩm mỹ 120
3.3.2 Giúp nhận ra tầm quan trọng của việc nắm bắt “tứ” truyện 121
3.3.3 Tạo ấn tượng về vẻ đẹp của một loại hình nhà văn có ý thức cao về sứ mệnh của nghệ thuật 123
KẾT LUẬN 125
Trang 4TÀI LIỆU THAM KHẢO 128
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Từ giữa thập niên 80 của thế kỷ XX, Việt Nam bước vào một thời
kỳ đổi mới sâu sắc, toàn diện trên nhiều lĩnh vực Tất cả những sự đổi mớinày đã được văn học báo trước, và sau đó, đã được phản ánh kịp thời, thôngqua sáng tác của các nhà văn giàu trách nhiệm công dân, luôn suy nghĩ về sứmệnh cao quý của văn học Trong số những nhà văn như thế, phải kể đếntrước hết tên tuổi của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng.Thời gian qua, sự nghiệp sáng tác của ba tác giả này đã được nghiên cứunhiều, nhưng riêng việc đánh giá vai trò văn học của họ trong thời kỳ đầu Đổimới vẫn còn chưa được chú ý đầy đủ
1.2 Vào thời kỳ đầu Đổi mới, sáng tác văn học nói chung mang tínhluận đề rất đậm nét, tiêu biểu là các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu,Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng Đây là hiện tượng có quy luật, cho thấy tính tựgiác cao của một nền văn học trước những đòi hỏi bức xúc phải cách tân Tạisao truyện mang tính luận đề lại phát triển rộ lên vào giai đoạn này? Tại sao
ba tác giả được nhắc trên lại là những người mải mê phát biểu luận đề?Những luận đề mà họ phát biểu có gì đặc sắc không và chúng đã khơi dậyđược những nhận thức mới gì về cuộc sống, về nghệ thuật? Đó là những câuhỏi cần phải được trả lời để có thể có được một sự đánh giá đầy đủ về nhu cầuđổi mới văn học vào thời điểm cách nay đã hơn 30 năm
1.3 Chương trình Ngữ văn trung học (trung học cơ sở và trung học phổthông) có đưa vào dạy học một số tác phẩm của Nguyễn Minh Châu, NguyễnKhải, Ma Văn Kháng sáng tác thời kỳ đầu Đổi mới Tất cả những tác phẩmnày đều mang tính luận đề rất đậm nét Tiếp cận sâu sắc giá trị của chúng làviệc không dễ dàng, và do vậy, nhu cầu tìm hiểu rộng hơn về các vấn đề có
Trang 5liên quan trở nên bức thiết đối với một giáo viên ngữ văn trung học nhưchúng tôi.
Đó là những lý do chính thúc đẩy chúng tôi đến với đề tài Tính luận đề trong truyện ngắn thời kỳ đầu Đổi mới của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng
2 Lịch sử vấn đề
Theo tìm hiểu của chúng tôi, đã có một số công trình nghiên cứu liênquan đến vấn đề đổi mới trong văn xuôi Việt Nam nói chung và tính luận đềtrong truyện ngắn thời kỳ đầu Đổi mới nói riêng Xin được nêu một số côngtrình tiêu biểu:
Nguyễn Văn Long trong bài Một số vấn đề cơ bản trong nghiên cứu lịch
sử văn học Việt Nam giai đoạn sau 1975, in trong sách Văn học Việt Nam sau
1975, những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy đã nhận xét : Từ 1975- 1985 là
chặng đường chuyển tiếp từ văn học sử thi thời chiến tranh sang văn học thờihậu chiến Tính chất chuyển tiếp này thể hiện rõ ở cả đề tài, cảm hứng, cácphương tiện nghệ thuật và cả quy luật vận động của văn học Những tác phẩmvăn xuôi giai đoạn này đã giúp thu hẹp bớt khoảng cách khá xa giữa văn họcvới đời sống, tác phẩm và công chúng, đồng thời cũng là sự chuẩn bị tích cựccho những chuyển biến mạnh mẽ của văn học khi bước vào thời kỳ đổi mới
Có thể coi đó là một nhận xét khái quát về đặc điểm của văn xuôi giai đoạn1975-1985, trong đó có truyện ngắn - một thể loại luôn nhận lãnh trách nhiệm
dò lối, mở đường ở những giai đoạn lịch sử nhiều biến động
Nguyễn Thị Bình với luận án Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam từ 1986 đến nay (Đại học Sư phạm Hà Nội, 1996) đã có cái nhìn đối
sánh văn xuôi Việt Nam giai đoạn từ 1975 đến nay với văn xuôi giai đoạn
1945 - 1975 trên 3 phương diện: sự đổi mới quan niệm về nhà văn, sự đổi mớiquan niệm về con người và sự đổi mới thể loại Luận án quan tâm đến quanniệm nghệ thuật về con người và xem đây là yếu tố quan trọng của sự tiến bộnghệ thuật, quy định khả năng chiếm lĩnh đời sống của văn học và chi phối
Trang 6trực tiếp nhiều yếu tố khác như đề tài, nhân vật, cốt truyện, giọng điệu, ngônngữ Tuy nhiên, tác giả không nghiên cứu riêng về tính luận đề trong truyệnngắn thời kì đầu Đổi mới.
Nhìn chung, theo dõi tình hình phê bình, nghiên cứu văn xuôi sau 1975chúng tôi nhận thấy: từ năm 1975 đến 1985, các bài nghiên cứu rất ít, chủ yếu
là những bài phê bình và thường gắn với giai đoạn trước (1945 - 1975) Cũng
có một số bài viết quan tâm bao quát văn xuôi 10 năm, song căn bản là dựatrên tiêu chí đánh giá cũ, xem văn xuôi như là sự tiếp tục có mở rộng nhữngnội dung từ trước 1975 Các ý kiến về cơ bản là thống nhất với nhau
Từ năm 1986 trở đi, khi bắt đầu xuất hiện những sáng tác nổi bật thìnghiên cứu về văn học hậu chiến mới có sự đổi mới trong cách đánh giá.Song ý kiến phân hoá rõ rệt theo hai hướng trong đó hướng khẳng định làcăn bản Hướng khẳng định thành tựu to lớn của đổi mới văn xuôi có sự vậndụng khá nhuần nhuyễn những lý thuyết hiện đại về thi pháp, về văn bản, kýhiệu học lấy nghệ thuật làm tiêu chí chính Tiêu biểu là các ý kiến củaNguyên Ngọc, Nguyễn Kiên, Hoàng Ngọc Hiến, Đặng Anh Đào, Phùng VănTửu, Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Đình Sử, Lã Nguyên, Đỗ Đức Hiểu, Lê ChíDũng, Phong Lê…
Những công trình nghiên cứu, đánh giá các giả Nguyễn Minh Châu,Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng xuất hiện khá nhiều
Về Nguyễn Minh Châu trước 1975, các nhà nghiên cứu và phê bìnhnhư Phong Lê, Song Thành, Thiếu Mai, Tôn Phương Lan và Vương TríNhàn… đều khẳng định: sáng tác của ông mang tính thời sự Con người trongcác tác phẩm là những con người của từng thế hệ nối tiếp nhau trong cuộckháng chiến của dân tộc Họ đều xả thân vì dân tộc, vì lý tưởng chung Vềgiai đoạn sáng tác sau đó của ông, các nhà văn, các nhà nghiên cứu, phê bình
có chung nhận xét: Nguyễn Minh Châu có ý thức tìm tòi đổi mới tư duy nghệthuật trên một số phương diện Những đề tài mà nhà văn đề cập đến sau này
có khác với những năm chiến tranh Tác giả nghiêng về cái bình thường của
Trang 7con người và cuộc sống hôm nay Ở cuộc trao đổi về truyện ngắn Nguyễn
Minh Châu trên báo Văn nghệ, nhiều người đã khẳng định Nguyễn Minh
Châu là một tài năng, truyện ngắn của ông không dễ hiểu, bắt người ta phảisuy nghĩ, ông không lặp lại mình mà còn có ý thức rất rõ, phải đem lại cái gìmới mỗi lần lại cầm bút viết Trong những ý kiến nhận định về sáng tác sau
1975 của Nguyễn Minh Châu, một số tác giả có đề cập tới sự đổi mới tronghướng tiếp cận đời sống và cách thể hiện con người, nhưng chỉ là một vài ýkiến, nhận xét về một nhân vật, một truyện nào đó Đáng chú ý là một số nhậnxét của Nguyễn Thị Minh Thái, Nguyễn Kiên, Trần Đình Sử, Tôn PhươngLan, Thiếu Mai… Nguyễn Kiên cho rằng: Nhân vật trong truyện ngắn của
Nguyễn Minh Châu thường là những nhân vật dị thường (Quỳ trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành; Khúng trong Khách ở quê ra) và là những nhân vật tự vấn lương tâm (Dấu vết nghề nghiệp; Bức tranh) Trần Đình Sử thì cho rằng nhân vật trong Bến quê trở thành hiện tượng nhiều nghĩa, không
thể hiện một chiều bởi “Cái nhìn nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu mang lạinhững hiện tượng mới và chủ đề mới có ý nghĩa bức thiết với đời sống hômnay” Nguyễn Văn Hạnh thì viết: "Suy nghĩ, trăn trở không ngừng về số phậnnhững con người lao động bình thường trước những thử thách ác liệt củachiến tranh cũng như trong cuộc sống vất vả hàng ngày, xuyên thấm các trangviết của Nguyễn Minh Châu; và chính sự chẩn bị này đã biến anh thành mộttrong những đại diện sớm sủa, kiên định và có uy tín của trào lưu văn học đổimới ở nước ta hiện nay”
Về Nguyễn Khải, các nhà phê bình nghiên cứu đều khẳng định: ông làmột nhà văn có phong cách văn xuôi chính luận - triết luận (Tính triết luậnluôn được thể hiện rõ hơn, đậm hơn ở các tác phẩm sáng tác sau 1975) Tiêubiểu cho hướng nghiên cứu này là các tác giả như Đoàn Trọng Huy, NguyễnĐăng Mạnh, Nguyễn Văn Hạnh… Các nhà nghiên cứu phê bình đã gặp nhau
ở những điểm như sau: Nguyễn Khải là một nhà văn có phong cách viết độcđáo “không đi theo lối mòn của những lời giải đáp dễ dãi và đơn giản.”
Trang 8(Phan Cự Đệ) Cái độc đáo đó thể hiện ở một phong cách “hiện thực tỉnhtáo” Ngòi bút của nhà văn luôn mang tính thời sự nóng bỏng, đồng thờinhững vấn đề đưa ra lại có một giá trị khái quát, có giá trị lâu dài về mặt triếthọc và đạo đức
Mảng sáng tác từ sau 1975 được ghi nhận như một sự phát triển mớicủa tài năng Nguyễn Khải, gây được chú ý của dư luận Nhận xét về nhân vậttrong sáng tác của Nguyễn Khải, tác giả Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng: nhânvật của Nguyễn Khải thường là giàu suy tư, triết lý, giỏi biện luận… Còn tácgiả Đoàn Trọng Huy thì nói: Nhân vật của Nguyễn Khải là loại nhân vật hiệnthực… không bị lý tưởng hoá Về cách xây dựng nhân vật có vẻ thiếu sinhđộng, tròn đầy, nhiều nhà phê bình, nghiên cứu như Chu Nga, Nguyễn VănHạnh, Phan Cự Đệ, Phan Hồng Giang, Nguyễn Đăng Mạnh… đều có nhữnghướng lý giải riêng Hai nhà phê bình nghiên cứu Trần Đình Sử và LạiNguyên Ân đã lý giải những đặc điểm ấy theo một hướng tiếp cận mới: ý thứcnghệ thuật của nhà văn Nguyễn Khải trước thực tại đời sống Đó là ý thứcluôn hướng vào cái thực tại, cái hôm nay, với cảm hứng nghiên cứu và phântích tâm lý Ví dụ trong cách xây dựng nhân vật, xu thế hướng vào cái hômnay và cảm hứng nghiên cứu dẫn đến tác phẩm không có kết thúc, số phậnnhân vật không kết thúc mà được miêu tả một cách “để ngỏ” trong tác phẩm
Về truyện ngắn Ma Văn Kháng, Phong Lê đã khẳng định: “truyện ngắn
Ma Văn Kháng là hiện tượng nổi bật trong những năm 90” Nghiên cứu về
truyện ngắn Ma Văn Kháng, Nguyễn Thị Huệ cũng nhận xét: “Ngày đẹp trời
(1986) đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ trong sáng tác của nhà văn trong
sự chuyển mình của nhà văn đương đại”, “ẩn chứa nhiều dấu hiệu mới, mở ranhững bình diện trong phương thức chiếm lĩnh hiện thực trong sự lý giải về
con người”; Ngày đẹp trời là tiếng kêu khẩn thiết của nhà văn trước sự nguội
lạnh của tâm hồn con người đối với đồng loại
Nghiên cứu về truyện ngắn Ma Văn Kháng còn có các công trình:
Phạm Mai Anh với Đặc điểm nghệ thuật Ma Văn Kháng từ sau 1980; Đào
Trang 9Tiến Thi với Phong cách Ma Văn Kháng trong truyện ngắn 1975; Đỗ Phương Thảo với Giá trị tư tưởng và nghệ thuật của truyện ngắn Ma Văn Kháng; Lê Thanh Ngọc với Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng sau 1975… Đặc biệt Lã Nguyên có bài Khi nhà văn đào bới bản thể ở chiều sâu tâm hồn được làm thành lời giới thiệu cuốn Truyện ngắn Ma Văn Kháng (tập
I, Nxb Công an nhân dân) Có thể nói đây là công trình có cách tiếp cận hệthống, khoa học, sắc sảo và toàn diện nhất từ trước tới nay về Ma Văn Kháng.Tác giả đã nêu lên những nét tổng quan về truyện ngắn Ma Văn Kháng, đồngthời chỉ ra những đóng góp cơ bản có giá trị của Ma Văn Kháng trong thể loạitruyện ngắn Tác giả cũng chỉ ra một số đặc điểm nghệ thuật của truyện ngắn
Ma Văn Kháng như: tính công khai bộc lộ chủ đề, sự cố ý tô đậm chân dung,tính cách nhân vật, việc lồng giai thoại vào cốt truyện, đưa thành ngữ, tục ngữ
vào ngôn ngữ nhân vật… Bài viết của Đào Thuỷ Nguyên: Truyện ngắn Ma Văn Kháng và vấn đề thức tỉnh tinh thần con người vùng cao có nhận xét:
“Sáng tác của Ma Văn Kháng về đề tài dân tộc và miền núi vừa là những ángvăn đẹp giàu giá trị thẩm mỹ nghệ thuật vừa có thể xem như những tài liệutham khảo thiết thực cho việc hoạch định đường lối dân tộc của Đảng”
Ngoài các bài viết, các ý kiến đánh giá, còn có một số công trình luậnvăn thạc sỹ nghiên cứu về tác phẩm của Ma Văn Kháng như: Hoàng Thị Thuý
với đề tài Sáng tác của Ma Văn Kháng từ đầu thập kỷ 80 lại nay (ĐH Vinh, 2000); Nguyễn Thị Tiến với đề tài Nhân vật trí thức trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng (ĐH Vinh, 2005); Nguyễn Thị Thanh Nga với đề tài Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng (ĐH Vinh, 2007)…
Trên đây chúng tôi đã điểm qua các công trình, những ý kiến đánh giáliên quan đến vấn đề đổi mới trong văn xuôi Việt Nam nói chung và sángtác của các tác giả Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng nóiriêng Mặc dù tính luận đề trong truyện ngắn thời kì đầu Đổi mới củaNguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng chưa được nghiên cứumột cách toàn diện, chuyên sâu và có hệ thống nhưng những tài liệu nói
Trang 10trên rất bổ ích và thiết thực, là những thuận lợi rất lớn hỗ trợ chúng tôi triểnkhai, định hướng đề tài luận văn, từ đó mong muốn đóng góp một phần nhỏ
bé vào việc nghiên cứu những thành công có thể nói là rất tiêu biểu của cáctác giả này
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tài liệu khảo sát
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Tính luận đề trong truyện ngắn thời kì đầu Đổi mới của Nguyễn MinhChâu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng
3.2 Phạm vi tài liệu khảo sát
Ở công trình này, chúng tôi chủ yếu khai thác những tác phẩm tiêu biểuthuộc thể loại truyện ngắn của tác giả Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, MaVăn Kháng thời kỳ đầu Đổi mới (tạm khoanh vùng trong thập kỷ 1980).Ngoài ra, chúng tôi cũng tham khảo sáng tác truyện ngắn của nhiều tác giảkhác để có được tài liệu đối chứng cần thiết
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn của chúng tôi tập trung giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứuchính như sau:
4.1 Khái quát bức tranh văn học Việt Nam thời kỳ đầu Đổi mới và vịtrí của sáng tác Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng trongthời kỳ đó
4.2 Phân tích tính luận đề trong truyện ngắn thời kì đầu Đổi mới củaNguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng
4.3 Làm rõ những cách tân nghệ thuật gắn liền với tính luận đề trongtruyện ngắn thời kỳ đầu Đổi mới của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, MaVăn Kháng
5 Phương pháp nghiên cứu
Ở công trình này, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp: phântích - tổng hợp, khảo sát, thống kê, hệ thống, đặc biệt chú trọng phương pháp
Trang 11so sánh đối chiếu để làm nổi bật tính luận đề trong truyện ngắn thời kì đầuĐổi mới của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng.
6 Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn được triển khai trong ba chương:
Chương 1 Tổng quan về truyện ngắn Việt Nam thời kì đầu Đổi mới Chương 2 Những luận đề nổi bật trong truyện ngắn thời kì đầu Đổi mới của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng
Chương 3 Nghệ thuật thể hiện luận đề trong truyện ngắn thời kì đầu Đổi mới của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng
Trang 12Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM
THỜI KÌ ĐẦU ĐỔI MỚI
1.1 Khái quát thành tựu của truyện ngắn trong văn học cách mạng thời kì 1945-1975
1.1.1 Sự nhạy bén trong việc thể hiện các đề tài thời sự chính trị
Trải qua ba mươi năm chiến tranh ác liệt chống thực dân Pháp và đếquốc Mĩ, truyện ngắn, cũng như các thể loại văn học khác, sớm được kiến tạotheo mô hình “Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận” (Hồ Chí Minh) cùngvới kiểu nhà văn mới: nhà văn - chiến sĩ Khuynh hướng tư tưởng chủ đạo củanền văn học mới là tư tưởng cách mạng, văn học trước hết phải là một thứ vũkhí phục vụ sự nghiệp cách mạng Ý thức, trách nhiệm công dân của ngườinghệ sĩ được đề cao Gắn bó với dân tộc, với nhân dân và đất nước, dùng ngòibút để phục vụ kháng chiến, cổ vũ chiến đấu là đòi hỏi, yêu cầu của thời đại,đồng thời cũng là tình cảm, ý thức tự giác của nhà văn Và chính hiện thựcđời sống cách mạng và kháng chiến đã đem đến nguồn cảm hứng lớn, nhữngphẩm chất mới cho văn học: “Văn nghệ phụng sự kháng chiến, nhưng chínhkháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới Sắt lửa mặt trận đang
đúc nên văn nghệ mới của chúng ta” (Nguyễn Đình Thi, Nhận đường).
Gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước nên quá trình vậnđộng, phát triển của nền văn học mới ăn nhịp với từng chặng đường lịch sửcủa dân tộc, theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước Văn học Việt Nam
từ năm 1945 đến năm 1975 tập trung vào đề tài Tổ quốc: bảo vệ đất nước, đấutranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Truyện ngắn tập trung khaithác mâu thuẫn xung đột giữa ta và địch, đặt lợi ích của Tổ quốc, của toàn dân
Trang 13tộc lên trên hết Nhân vật trung tâm của văn học là người chiến sĩ trên mặttrận vũ trang và những lực lượng trực tiếp phục vụ chiến trường như dân quân
du kích, thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến,… Tổ quốc trở thànhnguồn cảm hứng và đề tài lớn xuyên suốt những truyện ngắn của Nguyễn Thi,Anh Đức, Nguyên Ngọc, Nguyễn Quang Sáng,…
Cùng với đề tài Tổ quốc, chủ nghĩa xã hội cũng là một đề tài lớn củatruyện ngắn từ năm 1945 đến 1975 Miền Bắc được giải phóng, sau mấy nămhàn gắn vết thương chiến tranh đã bắt tay vào công cuộc xây dựng cuộc sốngmới, con người mới Chủ nghĩa xã hôi là mơ ước, là cái đích hướng tới củatoàn dân tộc, là khát vọng vươn tới những tầm cao mới của cuộc sống Trungtâm chú ý của các nhà văn là hình ảnh con người mới, là mối quan hệ mớigiữa những người lao động, là sự kết hợp giữa cái riêng với cái chung, giữa cánhân với tập thể Văn học giai đoạn này đề cao lao động, ngợi ca những phẩmchất tốt đẹp của người lao động Lao động cũng là một biểu hiện của chủnghĩa anh hùng trên mặt trận sản xuất và xây dựng đất nước
Như vậy, có thể coi văn học như một tấm gương phản chiếu những vấn
đề lớn lao, trọng đại nhất của đất nước và cách mạng từ năm 1945 đến 1975:đấu tranh thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội Thực tế thì hai
đề tài lớn này không có sự tách bạch hoàn toàn mà gắn bó mật thiết với nhautrong sáng tác của từng tác giả, thậm chí có sự hoà quyện trong cùng một tácphẩm Nhìn chung, Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội là đề tài bao quát toàn bộ cáctruyện ngắn từ năm 1945 đến 1975, làm nên diện mạo riêng của văn học giaiđoạn này
Trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt kéo dài suốt 30 năm, vấn đề dân tộcnổi lên hàng đầu, truyện ngắn từ năm 1945 đến năm 1975 không thể là tiếngnói riêng của mỗi cá nhân mà tất yếu phải đề cập tới số phận chung của cảcộng đồng, của toàn dân tộc Truyện ngắn mang đập chất sử thi, tập trungphản ánh những vấn đề cơ bản nhất, có ý nghĩa sống còn của đất nước: Tổquốc còn hay mất, độc lập tự do hay nô lệ Đây là văn học của những vấn đề,
Trang 14những sự kiện có ý nghĩa lịch sử, của chủ nghĩa anh hùng Nhân vật chínhthường tiêu biểu cho lí tưởng chung của dân tộc, gắn bó số phận mình với sốphận đất nước, thể hiện và kết tinh những phẩm chất cao đẹp của cả cộngđồng Con người chủ yếu được khám phá ở bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụcông dân, ý thức chính trị, ở lẽ sống lớn tình cảm lớn Cái riêng tư, đờithường nếu được nói đến thì chủ yếu cũng là để nhấn mạnh thêm trách nhiệm
và tình cảm của cá nhân đối với cộng đồng Lời văn cũng thường mang giọngđiệu ngợi ca, trang trọng và đẹp một cách tráng lệ, hào hùng
1.1.2 Sự thành thục trong cấu trúc và ngôn ngữ
Nhìn chung truyện ngắn trong văn học cách mạng thời kỳ 1945 - 1975
đã có những bước phát triển nhất định Một trong những biểu hiện của sự pháttriển đó là sự thành thục trong cấu trúc và ngôn ngữ, nếu so sánh với truyệnngắn thời kỳ 1930 - 1945 ta sẽ thấy rõ điều đó
Truyện ngắn ở giai đoạn từ 1945 đến 1954 là thể loại mở đầu cho văn
xuôi kháng chiến, với các truyện ngắn tiêu biểu như Đôi mắt (Nam Cao), Làng (Kim Lân), Thư nhà (Hồ Phương)…
Đến giai đoạn từ 1955 đến năm 1964, truyện ngắn mở rộng đề tài, baoquát được khá nhiều vấn đề và phạm vi của hiện thực đời sống Nhiều tácphẩm viết về sự đổi đời của con người, miêu tả sự biến đổi số phận và tínhcách nhân vật trong môi truờng xã hội mới Không ít truyện ngắn đi theohướng này đã thể hiện được khát vọng hạnh phúc của con người, có ý nghĩa
nhân văn khá sâu sắc, tiêu biểu như Mùa lạc (Nguyễn Khải) Một số tác phẩm
tập trung khai thác đề tài kháng chiến chống Pháp, không chỉ ngợi ca chủnghĩa anh hùng, tinh thần bất khuất mà còn phản ánh được phần nào những hisinh gian khổ, những tổn thất và số phận của con người trong chiến tranh
Ngoài ra còn có những truyện ngắn viết về hiện thực đời sống trướcCách mạng với cái nhìn, khả năng phân tích và sức khái quát mới, tiêu biểu
như truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.
Trang 15Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đã thu hút sự quantâm chú ý của nhiều cây bút Nhiều chuyến đi thực tế được tổ chức tạo điềukiện cho các nhà văn thâm nhập cuộc sống mới, những truyện ngắn ở thời kỳnày bước đầu khẳng định thành tựu của văn xuôi viết về đề tài xây dựng chủnghĩa xã hội trên miền Bắc
Từ những năm 1965 đến năm 1975, truyện ngắn ở thời kỳ này chủ yếuphản ánh cuộc sống chiến đấu và lao động, đã khắc hoạ khá thành công hìnhảnh con người Việt Nam anh dũng, kiên cường bất khuất Từ tiền tuyến lớn,những tác phẩm đã được viết trong máu lửa của chiến tranh, đã phản ánhnhanh nhạy và kịp thời cuộc chiến đấu của quân dân miền Nam anh dũng,thực sự đã tạo được sự hấp dẫn người đọc trong những năm chống Mỹ
1.1.3 Sự đa dạng của các phong cách
Thời kỳ 1945 - 1975, cũng là thời kỳ nở rộ của những phong cáchtruyện ngắn, với đội ngũ nhà văn đông đảo và đầy tài năng đã để lại nhữngdấu ấn không thể quên trong lòng độc giả Ta có thể điểm qua một số tác giảtiêu biểu ở thể loại truyện ngắn thời kỳ này như: Bùi Hiển, Nguyễn Ngọc Tấn,Nguyễn Khải, Nguyễn Thành Long, Nguyên Ngọc - Nguyễn Trung Thành,Nguyễn Minh Châu, Đỗ Chu, Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng…
Ở Nguyễn Khải, nhìn một cách tổng thể truyện ngắn của ông là sự thểhiện của ba cảm hứng lớn: cảm hứng nghiên cứu - phân tích, cảm hứng khẳngđịnh - ngợi ca, cảm hứng chiêm nghiệm - triết lý Mỗi cảm hứng phù hợp vớimột yêu cầu quan trọng của thực tiễn và thể hiện một phương diện trong nhậnthức đời sống, xã hội của nhà văn Ở cảm hứng nghiên cứu - phân tích, ngườiđọc có thể nhận thấy mối quan tâm của Nguyễn Khải đối với hành trình tinhthần của con người trong diễn biến của đời sống, xã hội Ở cảm hứng khẳngđịnh - ngợi ca, Nguyễn Khải quan tâm đến những con người trên tuyến đầuchống Mỹ mà chủ yếu là những người lính trên khắp các chiến trường Qua
họ, nhà văn đi tìm lời giải cho ngọn nguồn sức mạnh của dân tộc Cũng vớikhát vọng đó, nhà văn tiếp tục khơi sâu vào nhiều mặt vẻ đẹp của con người
Trang 16Việt Nam sau chiến tranh không phải trong hào quang chiến thắng mà cảtrong những góc khuất chìm lắng của cuộc đời Cảm hứng chiêm nghiệm -triết lý thể hiện rõ năng lực phát hiện vấn đề và niềm ham thích triết lý ởnguyễn Khải Một sự chiêm nghiệm vừa được mở rộng theo trường diện củatiếp xúc, vừa được đào sâu trong những trải nghiệm trường đời của tác giả Nguyên Ngọc - Nguyễn Trung Thành lại có sở trường riêng Nhà văn
luôn gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên, từ những tác phẩm như Đất nước đứng lên viết về đề tài cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Tây Nguyên cho đến tác phẩm Rừng xà nu viết về quá trình từng bước tự giác
đứng lên làm cách mạng của đồng bào Tây Nguyên trong cuộc kháng chiếnchống Mỹ, đã để lại nhiều ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc Nhìnchung tác phẩm của Nguyễn Trung Thành thường thể hiện đậm nét chủ nghĩaanh hùng cách mạng, mang âm hưởng sử thi thể hiện từ cách xây dựng hìnhtượng, chọn chi tiết sự kiện, cho đến giọng điệu âm hưởng của tác phẩm
Người đọc khi đọc tác phẩm Rừng xà nu không thể quên hình tượng nhân vật
Tnú, không thể quên hình tường cây xà nu tượng trưng cho sức sống bất diệtcủa đồng bào Tây Nguyên, không thể quên được giọng nối ồ ồ đầy đanh thépcủa cụ Mết…
Với tác giả Nguyễn Minh Châu, trước năm 1975 những tác phẩm củaông chủ yếu viết về người lính, thường mang vẻ đẹp lãng mạn, chất thơ baybổng Truyền thống yêu nước đã trở thành những nét tính cách của người dânViệt Nam, khiến cho con người tự giác làm tất cả công việc, cống hiến tất cả,thậm chí hy sinh tính mạng của mình vì đất nước Thời kỳ này nhân vật chủyếu trong các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu là những người chiến sỹ trẻ
như Lãm (Mảnh trăng cuối rừng), Sơn và Lê (Những vùng trời khác nhau) và
những cô gái mang trong mình vẻ đẹp hình thể lẫn nội tâm như Nguyệt
(Mảnh trăng cuối rừng)… Tất cả đều được Nguyễn Minh Châu miêu tả để
phát hiện ra vẻ đẹp nội tâm con người Sự lãng mạn không những thể hiện ở
nội dung tác phẩm mà còn được biểu hiện ở nhan đề tác phẩm Mảnh trăng
Trang 17cuối rừng, sự vật là “trăng” nhưng là “mảnh trăng” chứ không phải là vầng
trăng như người ta vẫn thường gọi, và “mảnh trăng” ấy lại được đặt ở “cuốirừng” tạo nên sự khuất lấp và liên tưởng mơ hồ lãng mạn đậm chất thi vị trữtình Sự lãng mạn đó còn thể hiện ở “trăng” đồng nghĩa với nhân vật Nguyệt,
“Nguyệt là trăng, trăng là Nguyệt” Mối tình của Nguyệt và Lãm cũng là mối
tình lãng mạn Trong Những vùng trời khác nhau ca ngợi Sơn và Lê là những
con người sẵn sàng hy sinh vì đất nước mình Cảm hứng bao trùm của cácsáng tác giai đoạn này là cảm hứng cách mạng, cách mạng là sự gặp gỡ củatình đồng chí, đồng đội và người lính Dù chiến tranh có gây biết bao đauthương tang tóc nhưng tinh thần lạc quan tin tưởng vào cách mạng, có cáchmạng là có tất cả, cách mạng đổi đời cho nhân dân
Anh Đức là nhà văn gắn bó với nhân dân miền Nam trong lửa đạnchiến tranh, tác phẩm của ông không chỉ tái hiện cuộc chiến đấu đầy gian khổ
và hy sinh anh dũng của đồng bào Nam Bộ mà còn thể hiện tâm tư tình cảm,lối suy nghĩ ngay thẳng, thật thà chất phác nhưng rất kiên cường của conngười nơi đây
Tóm lại với một đội ngũ nhà văn đông đảo và đa phong cách, văn họcgiai đoạn 1945 - 1975 đã có được một diện mạo riêng trong đó có sự đóng
góp không nhỏ của thể loại truyện ngắn
1.2 Truyện ngắn Việt Nam trong bối cảnh đổi mới của nền văn học
1.2.1 Nhu cầu đổi mới của văn học trong chặng đường mới của đất nước
Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã mở ra một kỷ nguyên mới - kỷnguyên độc lập dân tộc và cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội Tuy nhiên, việcxây dựng chủ nghĩa xã hội trong những năm đầu hoà bình không phải dễ dàng
gì Nhất là với một đất nước vừa bước ra khỏi chiến tranh với bao thương tíchnặng nề Con đường chúng ta đi không phải là con đường bằng phẳng màchông gai, gập gềnh, trải qua không ít những khó khăn, “vấp váp và trả giá”(Nguyên Ngọc) Khi vết thương chiến tranh còn chưa lành, chúng ta lại phảigồng mình bước vào cuộc kiến thiết thời hậu chiến với muôn vàn khó khăn và
Trang 18thử thách Nền kinh tế sau chiến tranh bị khủng hoảng trầm trọng Các mặtphải, trái, cái phi đạo đức, phi nhân cách hàng ngày vẫn len lỏi trong tất cảmọi ngõ ngách của đời sống Mâu thuẫn giữa các tầng lớp xã hội ngày càngnổi rõ khó bề được giải quyết Tâm lý con người hoang mang lo lắng khi đốidiện với những biến động và khủng hoảng xã hội Đó là môi trường thích hợpcho những tiêu cực nảy sinh Khó khăn lớn của một đất nước vừa mới đượcthống nhất như là một lời thách thức, “như một chiến trường mới, lập tức mở
ra trên vùng chiến trường cũ”, đòi hỏi con người phải đầy đủ nghị lực và trítuệ mới vượt qua được Đúng như Nguyễn Minh Châu đã từng đề cập đến
trong tiểu thuyết Miền cháy “Bước ra khỏi cuộc chiến tranh cũng cần phải có
đầy đủ nghị lực như bước vào một cuộc chiến tranh” [15, tr.881] Sau 1975cũng là giai đoạn mà những dư âm của cái cao cả, của cái ta cộng đồng bắtđầu lắng dần xuống Nếu trước chiến tranh, mọi quan hệ của con người đềuđược đặt trong mối quan hệ cao nhất đó là tình yêu Tổ quốc, thì sau chiếntranh con người phải đối diện với những mối quan hệ xã hội phức tạp.Nguyễn Minh Châu đã từng nói “cuộc đời đa sự, con người đa đoan” Conngười trong cuộc sống họ nhỏ bé, bon chen, ganh đua, chà đạp lẫn nhau,
“sống ích kỷ và nhỏ nhen chỉ biết quyền lợi cho riêng mình” Bên cạnh đó,mối quan hệ của con người đều bị cân đo đong đếm bởi các nhu cầu về vậtchất
Nếu trong chiến tranh con người luôn đối diện với bom đạn, luôn sốnggiữa ranh giới mỏng manh của sự sống và cái chết, giữa anh dũng và hènnhát, thì trong thời bình, họ cũng vấp phải những thách thức không đơn giảnmột tý nào Vì vậy, con nguời trong xã hội luôn phải cố tìm cho mình mộtđiểm tựa vừa để khỏi tự đánh mất mình, nhưng mặt khác con người cũng bịcuốn vào những phức tạp và tiêu cực của đời thường Hiện thực cuộc sốngsau chiến tranh và diễn biến tâm lý phức tạp của con người đòi hỏi các lĩnhvực xã hội phải có một cơ chế quản lý thích hợp Đối với văn học, ngườinghệ sỹ phải nhìn nhận lại mọi vấn đề đa dạng, phức tạp của cuộc sống
Trang 19Nghệ sỹ là con mắt, lỗ tai của xã hội, bằng thực tế của đời sống văn học phảiphản ánh đúng bản chất của hiện thực, phải nói thẳng, nói thật mới mong đápứng nhu cầu thẩm mỹ của người đọc Bởi hơn bao giờ hết “tầm quan trọngcủa thị hiếu người đọc là cái nôi cho tác phẩm thế này hoặc thế khác ra đời vàsống được” [15, tr.4]
Năm 1986, Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ VI đã chỉ rõ đổi mới
là “nhu cầu bức thiết”, là “vấn đề có ý nghĩa sống còn” của toàn dân tộc Từ
đó, kinh tế nước ta từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, văn hoácũng có điều kiện mở rộng sự giao lưu, tiếp xúc với thế giới Văn học dịch,báo chí và các phương tiện truyền thông khác phát triển mạnh mẽ có ảnhhưởng không nhỏ tới sự phát triển của văn học Đất nước bước vào công cuộcđổi mới thúc đẩy nền văn học cũng phải đổi mới phù hợp với nguyện vọngcủa nhà văn và người đọc cũng như quy luật phát triển khách quan của nềnvăn học
1.2.2 Sự khai thác những đề tài, chủ đề mới trong truyện ngắn
Trong điều kiện thuận lợi, đời sống xã hội bước sang “một thời kỳkhác” (Nguyễn Kiên), thời kỳ mà mỗi con người tìm lại được ý nghĩa đíchthực cho cuộc sống của mình Đó là sự tự do trong sinh hoạt, trong tất cả cácmối quan hệ xã hội Đối với các văn nghệ sỹ, văn học thời kỳ này họ được tự
do trong sáng tạo, tự do trong việc lựa chọn đề tài chủ đề, trong cách viết,…
Càng về sau, tinh thần cởi trói cho đội ngũ sáng tác càng được thể hiện một
cách triệt để Đây chính là một trong những nguyên nhân quan trọng đưa đếnbước phát triển mới cho văn học sau 1975
Nếu trước 1975, để tái hiện lại khung cảnh hoành tráng với cuộc chiếnđấu anh dũng của nhân dân ta, các nhà văn thường tìm đến với những tiểuthuyết Bởi nó là một thể loại tự sự cỡ lớn, có khả năng ôm trùm nhiều sự
kiện, chi tiết Với những cuốn tiểu thuyết dài như Cửa sông (1966), Dấu chân người lính (1972), của Nguyễn Minh Châu có thể dễ dàng miêu tả không khí
hào hùng của dân tộc Còn truyện ngắn nó chỉ là một lát cắt của đời sống, khó
Trang 20khăn hơn cho việc dung nạp nhiều sự kiện, nhiều chi tiết Nhưng cần phảikhẳng định rằng: truyện ngắn với ưu thế của thể loại, “nó tự hàm chứa nhữngcái thi vị, những điều sâu sắc trong một hình thức nhỏ gọn và truyền dẫn cựcnhanh thông tin mới mẻ Đây là thể loại văn học có nội khí, một lời mà thiên
cổ, một gợi mà trăm suy” [36, tr 84] Do đó, truyện ngắn là thể loại gặt hái
được nhiều thành công ở giai đoạn này Càng về sau truyện ngắn càng pháttriển mạnh hơn với sự xuất hiện nhiều cây bút trẻ, bên cạnh các cây búttrưởng thành trong kháng chiến như: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Kiên,Nguyễn Khải, Xuân Thiều…
Chỉ trong vòng mười năm đầu sau chiến tranh (1975 - 1985), truyệnngắn đã có những bước đi mới Truyện ngắn sau 1975 đã có sự phát triểnmạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất lượng với đội ngũ sáng tác ưa tìm tòi vàkhám phá Thời kỳ này ảnh hưởng anh hùng ca với những dư âm chiến thắngvẫn còn vang vọng trong các tác phẩm Nhưng nhìn chung truyện ngắn sau
1975 đã có sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc khai thác tư tưởng, chủ đềmới và sự tìm tòi sáng tạo với phong cách thể hiện mới
Theo thống kê của Bùi Việt Thắng, “các cuộc thi do tuần báo Văn nghệ
tổ chức (1978 - 1979) và (1983 - 1984), do Tạp chí Văn nghệ quân đội tổchức (1982 và 1983 - 1984), hai cuộc thi tuần báo Văn nghệ, ban tổ chứcchấm giải nhận được 2.901 truyện ngắn dự thi, in trên báo 203 truyện Quacuộc thi này một loạt các cây bút trẻ mới xuất hiện và sớm được khẳng địnhnhư: Nguyễn Mạnh Tuấn, Hồ Anh Thái, Phạm Thị Minh Thư, Tràn ThuỳMai, Nguyễn Quang Lập, Dạ Ngân… Thế hệ các nhà văn được coi là già như:Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Xuân Thiều, Nguyễn Khải, NguyễnKiên, Hồ Phương,… đã có được sự đổi mới trong sáng tác Ngòi bút của họ
có phần linh hoạt và sắc sảo hơn trước” [55, tr 200] Hiện tượng đáng chú ýnhất trong mười năm này là Nguyễn Minh Châu với hai tập truyện ngắn xuất
sắc Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983) và Bến quê (1985) Báo
Văn nghệ đã tổ chức một cuộc thảo luận về truyện ngắn của ông Các ý kiến
Trang 21khen chê phong phú và trái chiều nhau nhưng thống nhất một điểm - khẳngđịnh sự tìm tòi và đóng góp của nhà văn để đổi mới văn học, để tạo ra chấtlượng cao của truyện ngắn Giai đoạn này có những tác giả viết khoẻ trongvòng mười năm in năm tập truyện là Dương Thu Hương, Nguyễn Mạnh Tuấn,
Lê Minh Khuê
Truyện ngắn ra đời sau 1975 gây được tiếng vang đầu tiên là Hai người trở lại trung đoàn (1976) của nhà văn Thái Bá Lợi Truyện ngắn này đã từ bỏ
lối nhìn đơn giản về con người, tác giả đã mạnh dạn trình bày tính cách phứctạp của con người đương thời đã được thử thách qua chiến tranh đang chuẩn
bị hành trang cho mình bước vào cuộc sống đời thường Con người được pháthiện trên bình diện đạo đức, được tìm hiểu trên tiến trình hình thành nhâncách mới
Những năm đầu sau chiến tranh, một số nhà văn vẫn theo đà quán tính
cũ, vẫn viết về đề tài chiến tranh và khuynh hướng sử thi vẫn nổi trội Mặc dùvẫn có những bước tìm tròi phát triển mới, song mạch cảm hứng trữ tình sửthi vẫn tiếp tục dòng chảy mạnh mẽ cùng với xu hướng nhận thức thức lạichiến tranh và số phận con người Ý thức nghệ thuật của hầu hết các nhà văn
kỳ này vẫn còn bị chi phối bởi âm hưởng anh hùng ca cách mạng Cả ngườiviết và người đọc vẫn chưa kịp bắt nhịp với thực tiễn xã hội Vì thế, đây làkhoảng thời gian mà Nguyên Ngọc gọi là “khoảng chân không trong vănhọc” Nhưng cũng chính trong những năm này đã diễn ra sự vận động chiềusâu của đời sống văn học với những trăn trở, vật vã tìm tòi quyết liệt ở một sốnhà văn mẫn cảm với đời sống và có ý thức trách nhiệm trong lao động nghệthuật Cũng từ đây, với yêu cầu mới của lịch sử, khuynh hướng sử thi và cảmhứng lãng mạn không còn phù hợp, không đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹcủa người tiếp nhận Do đó, văn học cần phải có sự đổi mới, buộc nhà vănphải thay đổi cách nhìn, thay đổi cảm quan hiện thực cũng như tư duy nghệthuật Nhà văn phải viết theo những điều mắt thấy tai nghe, gắn liền với sựcông bằng trong đối xử, quan hệ giữa người với người Quan niệm về con
Trang 22người giai đoạn này cũng khác trước, được bổ sung toàn diện hơn, con ngườiđược nhìn nhiều chiều không những thấy được những mặt tốt đẹp , mà cònthấy được những nét tính cách đời thường, trong sự đa dạng và phức tạp của
nó Tất cả những điều đó đều được nhà văn truyền tải vào truyện ngắn
Nhìn chung trong mười năm đầu sau chiến tranh (1975 - 1985), truyệnngắn tập trung nghiên cứu về hiện trạng sau chiến tranh, tinh thần xã hội Đó
là các hiện trạng phức tạp, đan xen các mặt tích cực, tính chất phức tạp củađời sống xã hội, kết quả tất yếu của hậu quả tàn dư chiến tranh để lại Thời kỳnày, “các nhà văn đã quan tâm đưa ngòi bút của mình tham gia trợ lực vàocuộc giao tranh giữa cái tốt và cái xấu trong mỗi một con người - một cuộcgiao tranh không có gì ồn ào nhưng xảy ra từng ngày, từng giờ và khắp cáclĩnh vực của đời sống” [14, tr.85] Các truyện ngắn đã đề cập đến những vấn
đề gai góc của cuộc sống Đề tài đời tư - thế sự là đề tài nổi bật trong truyệnngắn giai đoạn này, càng về sau đề tài này càng được phát huy mạnh mẽ.Theo Bùi Việt Thắng “giai đoạn này thậm chí, đã hình thành quan niệm vănhọc thế sự” [55, tr 202] Nhà văn có thể tự do sáng tạo, tự do bày tỏ nhữngkhúc mắc, những nỗi niềm, truyền tải những quan niệm, tư tưởng, tình cảmcủa mình qua truyện ngắn, có thể là nỗi cô đơn, sự dằn vặt, phán xét,… Cáctruyện ngắn đã len lỏi vào tận các ngóc ngách của đời sống, đã nhìn sâu hơnvào các cảnh ngộ và số phận đời tư con người, tiêu biểu như: Nguyễn Minh
Châu viết Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Nguyễn Quang Thân viết Người không đi cùng chuyến tàu, Lê Hoàng viết Lời cuối trong kịch bản đã
phản ánh các sự kiện, hiện tượng của đời sống một cách trung thực nhất Nếu trong chiến tranh, các nhà văn né tránh hay ít nói đến cái ác liệt
dữ dội của bom đạn thì sau chiến tranh, tất cả những nỗi đau của con ngườiđều được hiện lên trên trang viết Dưới ngòi bút của nhà văn, chất đời tưhiện lên một cách sinh động hơn, chân thực hơn Các truyện ngắn sau 1975còn đi sâu vào khám phá đời sống nội tâm con người với mục đích “tìm conngười bên trong con người” (Bakhtin) Nhà văn chú ý đào sâu vào nội tâm
Trang 23con người với mục đích thấy được suy tư trăn trở dằn vặt của con người, khiđối diện với các mối quan hệ phức tạp Truyện ngắn thời kỳ này nhìn conngười dưới góc độ đa diện có sự phân tuyến giữa: tốt - xấu, thiện - ác, trắng -đen, cao cả - thấp hèn.
Sau 1986, truyện ngắn có bước đột phá là do không khí dân chủ, cởi mởtrong công cuộc đổi mới văn học Nhà văn không còn bị bó buộc bởi “cáihành lang hẹp” và “thấp” kia nữa Cuộc nói chuyện giữa Tổng bí thư NguyễnVăn Linh và 100 văn nghệ sỹ là cuộc gặp gỡ đầu tiên thể hiện tư duy mới củangười lãnh đạo cao nhất của Đảng với văn học nghệ thuật Với văn nghệ sỹthì việc ra đời của Nghị quyết 05 của Bộ chính trị - Ban Chấp hành Trungương Đảng Cộng sản Việt Nam là một sự kiện chính trị quan trọng, đã tạođiều kiện, động lực thúc đẩy cho văn học có sự đổi mới vượt bậc Chính vì lẽ
đó trong các truyện ngắn thời kỳ này, đời sống xã hội càng được phản ánhtrong tác phẩm một cách chân thực hơn
Phát triển trong điều kiện mới, đội ngũ sáng tác văn học thời kỳ nàyđược tự do thể hiện mình Nhiều tác phẩm truyện ngắn ra đời đã đáp ứngđược nhu cầu của xã hội “Đến đây thấy một quy luật rất thú vị về sự pháttriển thể loại văn hoá Truyện ngắn bỗng nổi bật lên hàng đầu Những nămtrước đây truyện ngắn gần như lịm đi, bị đè bẹp bởi sức nặng của tiểu thuyết
đã choán ngồn ngộn Bây giờ len qua kẽ hở của vô số truyện ngắn ngổnngang kia nó ngoi lên và bùng nổ Tôi có cảm giác như đang đứng trước một
vụ mùa truyện ngắn Truyện ngắn đông và thật sự có một số truyện ngắn hay”
[44, tr 44] Theo con số thống kê của Phạm Thị Hoà trong bài Viết như một phép ứng xử (Báo Văn nghệ, số 4 – 1989), “chỉ có ba cuộc thi truyện ngắn của báo Văn nghệ Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh và Tạp chí Văn
nghệ quân đội tổ chức sơ bộ đã có gần tới 7000 truyện ngắn Nếu tính cảnhững truyện ngắn đăng trên báo, tạp chí trong năm, con số này phải lên đếnhàng vạn”
Trang 24Truyện ngắn giai đoạn này đã mở rộng phạm vi đề tài, các nội dungphản ánh, cách viết và hình thức đa dạng nên nhanh chóng đáp ứng được nhucầu của độc giả Người đọc tìm đến với truyện ngắn nhiều hơn vì gần gũi hơnvới đời sống hàng ngày, dung lượng lại ngắn câu chữ lại súc tích dễ đọc Vìvậy, truyện ngắn đã đi sâu vào đề tài thế sự, những thực trạng của xã hội,những tư tưởng phiến diện, bảo thủ, trì trệ của một số con người, kiểu làm ăn
cá thể trên môi trường tập thể, tiêu biểu như Khách ở quê ra và Phiên chợ Giát (Nguyễn Minh Châu) Các nhà văn đã miêu tả hết mọi cung bậc của đời
sống ở thời kỳ này khiến các tác phẩm không còn là “mũi khoan thăm dò nhỏnhẹ” (Nguyên Ngọc) nữa mà đã mang một sức nặng mới của sự khái quát đờisống xã hội Thời kỳ này, vẫn nổi bật lên sự đóng góp của những cây bút nhưNguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Kiên,… Nguyễn Minh Châu làngười cảm nhận ra sớm nhất, sâu xa nhất tận máu thịt tâm tưởng của mình cáiyêu cầu bức bách sống còn của công cuộc trở dạ mà ngày nay chúng ta gọi làcông cuộc đổi mới Lặng lẽ, âm thầm, khiêm nhường mà cực kỳ dũng cảm,kiên định đi vào con đường chông gai và hiểm nguy đó, các tác phẩm củaNguyễn Minh Châu đã đổi mới trên nhiều phương diện từ đề tài, cảm hứngđến cách xây dựng nhân vật, không gian, thời gian nghệ thuật, cốt truyện, tìnhhuống, nghệ thuật trần thuật… Đổi mới của Nguyễn Minh Châu cũng là sựđổi mới chung của văn học lúc bấy giờ
Sự phát triển của truyện ngắn sau 1975 là một hiện tượng mang tính tấtyếu không chỉ bởi sự phát triển nội tại của bản thân thể loại mà còn do sự tácđộng của những đổi mới về mọi phương diện của môi trường sáng tạo mới
Về cơ bản, truyện ngắn sau 1975 đã kế thừa và tiếp thu những truyền thốngcủa văn học dân tộc Truyện ngắn giai đoạn này đã mở ra những bình diệnmới trong việc thể hiện, lý giải con người và đã kịp thời bổ sung những gì cònthiếu mà truyện ngắn giai đoạn 1945 - 1975 chưa có Văn học sau 1975 thực
sự đã trở về với quy luật vĩnh hằng của đời sống, thực sự là một nền văn học
Trang 25vì con người và càng về sau, văn học càng hướng tới những giá trị cao nhấtcủa văn chương đó là giá trị chân - thiện - mỹ.
Ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, nền văn học cơbản vẫn tiếp tục phát triển theo quán tính từ trong thời kỳ chiến tranh Đề tài
về chiến tranh và người lính vẫn bao trùm lên hầu hết các sáng tác Tuy nhiên,trong truyện ngắn (và cả truyện vừa) thấy rõ nét một hướng đi vào nhữngkhoảnh khắc thường nhật của chiến tranh, đi sâu hơn vào diễn biến tâm lý củanhân vật, vào những cảnh ngộ và xung đột nội tâm Truyện ngắn cũng có ưuthế trong việc đặt nhân vật trong mối tương quan hôm qua và hôm nay, đểlàm nổi bật lên những vấn đề có ý nghĩa đạo đức nhân sinh Tác giả Phan Cự
Đệ (trong Văn học Việt Nam 1975- 1985, Tác phẩm và dư luận, Nxb Hội Nhà
văn, 1997) cho rằng cách khai thác những vấn đề chiến tranh trong mối tươngquan quá khứ- hiện tại như thế làm cho truyện ngắn của ta sau 1975 có mộtbước phát triển mới, ngày càng hiện đại hơn, đáp ứng nhu cầu bạn đọc ngàycàng tốt hơn Bởi nó không dừng lại ở trực giác mà đi sâu vào tâm lý, tiềmthức Nhà văn Nguyên Ngọc còn khẳng định vai trò hàng đầu của truyện ngắntrong quá trình tìm tòi thầm lặng mà quyết liệt của văn học giai đoạn này.Theo Nguyên Ngọc, truyện ngắn hiện nay đang vượt qua tiểu thuyết Nó sớmđạt đến tính khách quan xã hội cao hơn, nó đi thẳng vào vấn đề thân phận conngười, thế giới bên trong của con người, ý nghĩa nhân sinh, lẽ sống, con người
ở đời sâu và sắc hơn (Văn xuôi sau 1975 - thử thăm dò đôi nét về quy luật phát triển, Tạp chí văn học số 4 - 1991) Đó cũng là nhận xét của nhà nghiên
cứu Vũ Tuấn Anh khi ghi công lao của truyện ngắn trong thời kỳ đầu của quátrình đổi mới văn học Truyện ngắn mở ra những mũi thăm dò, khai thác vàđặt ra nhiều vấn đề đạo đức thế sự nhanh chóng đạt đến một độ chín cả trong
hình thức và nội dung mà tiểu thuyết còn chưa kịp đạt đến (Văn học Việt nam hiện đại - Nhận thức và thẩm định, Nxb Khoa học Xã hội, 2001) Điều này cũng được tác giả Phạm Mạnh Hùng thừa nhận trong cuốn sách Văn học Việt nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XX (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999): Truyện
Trang 26ngắn vẫn xuất hiện đều đặn trong các báo, tạp chí văn nghệ trong Nam ngoàiBắc với một số lượng không nhỏ Trong khoảng 5 năm đầu của thời kỳ hoàbình, truyện ngắn vẫn tiếp tục những đề tài và chủ đề, phong cách, bút pháp
và các giọng điệu như đã thấy trong văn học trước đó Nhưng từ những năm
80 bắt đầu xuất hiện nhiều truyện ngắn đi vào những đề tài mới của cuộc sốngsau chiến tranh hay vẫn viết về chiến tranh nhưng với cách nhình mới vớinhững mối quan tâm, suy tư, trăn trở mới Số phận con người trong cuộc sốngđược chú ý khai thác ở góc độ không chỉ ở cái phi thường mà còn ở cả cáibình thường Xu thế mới này ở truyện ngắn giai đoạn 1975 - 1985 được tácgiả Bùi Việt Thắng khẳng định và lý giải: truyện ngắn sau 1975 tập trungnghiên cứu hiện trạng tinh thần xã hội sau chiến tranh - đó là hiện trạng phứctạp và đa dạng đan xen các mặt tích cực và tiêu cực Tính chất phức tạp củađời sống tinh thần xã hội là kết quả tất yếu của hậu chiến tranh, của đời sốngkinh tế khó khăn, của sự xâm nhập các trào lưu tư tưởng từ bên ngoài vào.Nhìn chung các nhà văn đã dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, không né tránh
và viết về sự thật Chuyện đời thường vì thế nổi trội trong đa số truyện ngắntrong giai đoạn này, thậm chí đã hình thành một quan niệm văn học đời
thường (Truyện ngắn - những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội, 2000)
1.2.3 Những dấu hiệu mới về thi pháp trong truyện ngắn
Sau năm 1975, khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong vănhọc không còn phù hợp, không đáp ứng được thị hiếu thẩm mỹ của người tiếpnhận Văn học yêu cầu phải nhanh chóng có sự đổi mới, buộc người viết -giới văn nghệ sỹ, phải thay đổi cách nhìn, thay đổi cảm quan hiện thực cũngnhư tư duy nghệ thuật, nhà văn cần phải viết theo cảm hứng sự thật Gắn liềnvới lẽ công bằng, quan niệm về con người ở giai đoạn sau 1975 cũng khác,được bổ sung toàn diện hơn, trong quan niệm đó có sự biến đổi về chất, chẳnghạn như ở bình diện đạo đức, nhân cách, nhà văn quan tâm nhiều hơn đến con
Trang 27người cụ thể, cá biệt, ngay cả vấn đề sự thức tỉnh ý thức cá nhân của conngười cũng được mô tả trong sự phức tạp, đa dạng, đa chiều của nó.
Tuy nhiên trước hiện thực phức tạp đó, nhiều nhà văn của ta hầu như
đã chưa có sự chuyển biến kịp thời về nhận thức tư tưởng, trong một thời giankhông phải là ngắn, các văn nghệ sỹ cũng như bạn đọc đã hiểu chưa đầy đủ vềquy luật phát triển của văn nghệ trong thời bình, đã quá chú trọng lợi ích cộngđồng, dân tộc mà nó bỏ qua, xem nhẹ nỗi niềm, sự day dứt của con người cánhân Chính vì vậy đã làm cho văn nghệ của chúng ta nghèo nàn đi và cónguy cơ bị công chúng bỏ rơi Nguyên Ngọc đã từng nói, đã từng ngạc nhiên,day dứt về điều này: “Sau 1975 bỗng dưng xuất hiện một tình trạng rất lạ: sựlạnh nhạt hẳn đi trong mối quan hệ giữa công chúng và sáng tác Người đọcmới hôm qua còn mặn mà là thế, bỗng dưng bây giờ quay lưng lại với anh, họkhông thèm đọc anh nữa, sách anh viết ra hăm hở dày cộp nằm mốc trên cácquầy Người ta bỏ anh, người ta đi đọc sách Tây và đọc Nguyễn Du…” ChếLan Viên cũng từng nói “Sách thì nhiều nhưng không có tác phẩm” Vì sao lại
có hiện tượng như vậy, rất khó có sự đánh giá đúng mức về văn nghệ bởi rấtnhiều lý do, cũng có thể văn nghệ của chúng ta còn quá đơn điệu trong sángtác, các văn nghệ sỹ còn quá giáo điều, còn hô hào theo lý thuyết, văn nghệcủa chúng ta còn chưa đi sâu vào thực tế đời sống cũng như độc giả, sáng tácđôi khi còn mang tính chất minh ho, mua vui Có một thời chúng ta đã phổquát hoá những đặc điểm của văn nghệ thời chiến, đã vô tình cho rằng cáikhông bình thường của một nền văn nghệ nảy nở trong chiến tranh là cái bìnhthường của văn nghệ muôn đời, đây cũng là sự thúc bách buộc tư duy nghệthuật của nhà văn phải năng động và phải đổi mới về cách nhìn để phù hợpvới độc giả, vì xã hội thay đổi, thời đại thay đổi thì nhu cầu thẩm mỹ, sự tiếpnhận của bạn đọc cũng thay đổi Độc giả muốn nhìn nhận vấn đề ở cả mặt tráicủa nó chứ không đơn thuần chỉ có một chiều Thực tế này đòi hỏi giới sángtác phải vượt thoát khỏi sự gò bó của phương pháp sáng tác hiện thực xã hộichủ nghĩa để phản ánh đúng hiện thực đời sống cũng như tâm lý của cuộc đời
Trang 28Phải nói thẳng, nói hết mọi vấn đề của cuộc sống mới mong đáp ứng đượcnhững nhu cầu thẩm mỹ mới của bạn đọ, họ nhìn nhận vấn đề đa dạng hơn vìcuộc sống không bao giờ lại toàn màu hồng Đòi hỏi nhà văn phải bứt phátrong cách nhìn nhận cuộc sống, trong cách viết, lúc này trên văn đàn các dịchgiả đã giới thiệu văn học Xô Viết đương đại, và điều này đã ảnh hưởng rất lớnđến giới sáng tác cũng như độc giả Nhiều tác phẩm của Aimatốp, Raxputin,Đumbatde, Bưcôp, Bônđarep… được giới thiệu và được đón nhận một cáchnồng nhiệt.
Tất cả những điều trên là những tiền đề xã hội - thẩm mỹ của sự đổimới tư duy nghệ thuật sau 1975 của truyện ngắn Việt Nam Theo một cái nhìnbao quát nhất, ta thấy văn học sau 1975, đặc biệt là văn xuôi, đã có sự đổi mớiđáng kể về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật, tất nhiên nó không hoàn toàncắt đứt với những kinh nghiệm nghệ thuật của giai đoạn văn học trước đó Văn học sau 1975 đã chuyển dần từ tư duy sử thi sang tư duy tiểuthuyết, tức là, nếu như ở văn học trước 1975 các văn nghệ sỹ hướng ngòi bútcủa mình vào những vấn đề trung tâm, cốt lõi những vấn đề mang tính chấtsống còn của dân tộc, của cộng đồng thì từ sau 1975 với tư duy tiểu thuyếtnghiêng về phản ánh những khía cạch đời tư, đời thường, những số phận cánhân phức tạp Con người chính trị, nhân vật anh hùng của thời đại chiếntranh được nhìn dưới ánh sáng của cuộc đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội, nayxuất hiện như con người của đời thường Văn học sau 1975 vẫn viết về hai đềtài chính là chiến tranh và xây dựng, nhưng giờ đây nhà văn đã thẳng thắnvạch trần những thành phần cặn bã, biến chất, thoái hoá xuất hiện trong đờisống, vì vậy cuộc sống trong tác phẩm có diện mạo “đời” hơn và thực hơn
Đặc biệt quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học sau 1975cũng khác rất nhiều so với văn học trước Chẳng hạn như trước 1975 các vănnghệ sỹ ca ngợi con người đẹp một cách hoàn thiện, hoàn mỹ, như những viênngọc không tỳ vết, khó lòng tìm được những khiếm khuyết ở những conngười anh hùng, con người ở đây được nhìn với tầm cao chiến lược, ở sự quật
Trang 29khởi, ở sự nối tiếp của các thế hệ anh hùng Văn nghệ ta thời ấy ra sức ca ngợinhững con người anh hùng, vì đó là những mẫu hình lý tưởng của một thờivinh quang và oanh liệt, những con người của một sự nghiệp chung, xả thân
vì nghĩa lớn, vì tập thể, họ xuất hiện trong văn chương như là sự đại diện trọnvẹn cho đất nước, cho lý tưởng, lương tâm, khí phách của thời đại Còn vănhọc sau 1975 đã nhìn thẳng vào sự thật, sự thật của tình huống và sự thật củatrớ trêu, sự thật của những ngang trái, của những hy sinh mất mát, tức là conngười nhìn ở sự gần gũi hơn, “người hơn” - họ dám đấu tranh cho chân lý vàgắn bó đời mình với vận mệnh của nhân dân trong đời sống hoà bình, cónghĩa là mọi vấn đề của đời sống đều bình đẳng trước trang viết của nhà văn.Con người sau 1975 là những con người hiện hữu trong đời thường, họ nhỏ
bé, họ bon chen, họ ganh đua, họ chà đạp lên nhau - tất cả vì cuộc sống nhưng
họ lại hiện ra cũng rất đẹp ở khía cạnh đời thường, ở chỗ biết tự nhận lỗi vềmình, tự nhận những nét xấu của mình Con người trong văn học hôm nayđược nhìn nhận ở nhiều vị thế và trong tính đa chiều của mọi mối quan hệ, ởnhiều cung bậc, tầng bậc ý thức và vô thức ở đời sống tư tưởng tình cảm vàđời sống tự nhiên bản năng khát vọng cao cả và dục vọng tầm thường, trongmỗi con người có người có sự đan cài, chen lẫn, giao tranh giữa bóng tối vàánh sáng, giữa “rồng phượng lẫn rắn rết, thiên thần và ác quỷ, cao cả và tầmthường”
Các nhà văn không chỉ xây dựng tương đối thành công nhiều hìnhtượng con người đời thường đã vi phạm các chuẩn mực ứng xử với cá nhân,
mà còn khám phá những tiềm năng đạo đức xã hội của họ, như lòng vị tha,khả năng đồng cảm với người khác, niềm lo âu trước sự nguội lạnh của tâmhồn và khát vọng sống hoàn hảo Trong cuộc sống có những điều xảy ra khiếncho con người ta không ngờ tới, thậm chí không định hình nổi, không cắtnghĩa nổi tại sao nó lại như vậy, vì sao nó lại xẩy ra một cách vô lý như vậy,đôi khi nó trở thành những nghịch lý, trớ trêu, “dở cười, dở khóc” khiến cho
con người phải suy tư, trăn trở Trần Đình Sử trong bài: Văn học Việt Nam
Trang 30trong thập kỷ chuyển mình 1975 - 1985 (Lý luận và phê bình văn học, Nxb
Hội Nhà văn, Hà Nội, 1996) có nhận xét: “Nếu các thập kỷ trước, người tachủ yếu tái hiện đánh giá con người theo các biểu hiện tư tưởng, đạo đức của
nó, thì ngày nay văn học đã mở rộng tư duy sang bình diện của tồn tại conngười như thời gian, môi trường, và cả năng lực ý thức của nỏ trước thế giới”
Chẳng hạn như Nguyễn Huy Thiệp với truyện Sang sông, Tướng về hưu, Những người thợ xẻ…, hay Ma Văn Kháng, Nguyễn Thị Thu Huệ, Dương
Thu Hương, Nguyễn Khải… với rất nhiều tác phẩm gây được dư luận tíchcực của họ Họ nhìn con người dưới nhiều góc độ khác nhau, tốt - xấu, sang-hèn và đôi khi trước mọi người thì con người cá nhân bị khinh bỉ, ghê tởm,nhưng rồi họ lại trở nên cao thượng, đẹp đẽ ở tính cách, đó là điểm nhìn mớicủa văn học sau 1975
Chúng ta biết văn học đòi hỏi một sự sáng tạo rất công phu, hoàn toànkhác với sự sao chép lại sự thật Sự nhìn nhận con người của nhà văn sau
1975 vừa là điển hình, vừa là đời thường, nằm dưới góc độ quan hệ biệnchứng chứ không phải là con người một chiều như văn học trước Tức là cácvăn nghệ sỹ, nhìn nhận đánh giá con người trong nhiều mặt khác nhau, nhiềugóc độ khác nhau của đời sống Đôi khi có những sự việc nhỏ nhặt, tầmthường cũng được nhà văn sau 1975 nhìn nhận, đánh giá ở một góc độ mới,
về con người cá nhân cũng được nhìn nhận lạ, khác với văn học giai đoạntrước đó Con người sau 1975 được nhìn nhận dưới góc độ chân thực nhất,đời nhất, bên cạnh một con người tốt lại có trong đó sự xấu xa, bên cạnh conngười xấu lại chứa đựng trong đó một tâm hồn cao đẹp… hay trong sự nhìnnhận về những vấn đề lớn lao trong lịch sử cũng có sự thay đổi về cách nhìn,
sự đánh giá lại của các nhà văn, chẳng hạn viết về chiến tranh, văn học cáchmạng nhìn nhận chiến tranh dưới sự hào hùng, oanh liệt của nó, là dũng cảm,
là anh hùng, là lớn lao, chủ yếu là ca ngợi, cổ vũ tinh thần chiến đấu Còntrong thời bình sau 1975, văn học nhìn nhận về chiến tranh có khác trước,hoá ra chiến tranh lại chứa đựng đầy rẫy những bi kịch, khiến cho vợ lìa
Trang 31chồng, con lìa cha, có người ra đi chưa hề biết cuộc đời là gì, có người ômkhẩu súng để viên đạn xuyên qua ngực trút hơi thở cuối cùng khi mới nhìnmặt vợ được mấy ngày, có người ra đi chiến đấu khi trở về vợ mình đã thuộc
về người khác với đàn con nheo nhóc, mẹ mất, cha mất, tất cả đều khôngcòn, có người mù loà, thương tật đầy mình về nhà dắt díu con nhỏ đi thaphương cầu thực nhờ thiên hạ rủ lòng thương… Thì ra chiến tranh cũng cómặt xấu, chứ không phải hoàn toàn tốt đẹp và hào hùng như văn học trướcđây đã mô tả
Sau 1975 nông thôn được nhìn nhận ở hai chiều của nó tốt - xấu, tíchcực - tiêu cực Nông thôn tưởng chừng như thanh bình hoá ra lại là nơi chứađựng mọi bi kịch, có sự ganh đua nhau, kèn cựa nhau theo từng cung bậc cao
- thấp, theo từng dòng họ…
Nhìn chung, sau 1975 các văn nghệ sỹ đã nhìn nhận lại mọi vấn đề củacuộc sống Kết cấu và tình tiết mở ngỏ của phần kết truyện gợi nhiều ngẫmsuy, dằn vặt, trăn trở Nhiều khi nhà văn nêu lên vấn đề, rồi để vậy tự độc giảphán xét theo mọi cách hiểu Có thể nói, nội dung của sự đổi mới tư duy nghệthuật của văn học sau 1975 chính là sự đổi mới về quan niệm sáng tác, và vềcách nhìn, cũng như sự đánh giá lại về những sự kiện xẩy ra trong cuộc sống,theo xu hướng dân chủ hoá
Có rất nhiều ý kiến đánh giá khác nhau về thi pháp truyện ngắn thời kỳ
đầu Đổi mới Tác giả Bích Thu trong bài Những thành tựu của truyện ngắn sau 1975 (Tạp chí Văn học tháng 9 - 1996) cho rằng: trong một thời gian
không dài truyện ngắn đã làm được nhiều vấn đề mà tiểu thuyết chưa kịp làm,
đã tạo ra nhiều phong cách sáng tạo có giọng điệu riêng Xét trong hệ thốngchung của các loại hình văn xuôi, nghệ thuật truyện ngắn đã đạt được nhữngthành tựu đáng kể trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện, trong cách nhìn nghệthuật về con người và trong sáng tạo ngôn từ Theo tác giả, truyện ngắn có xuhướng tự nới mở, đa dạng hơn trong cách thức diễn đạt, có sự tác động, hoàtrộn giữa ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ người kể chuyện Có những thay đổi
Trang 32này, theo tác giả là do những biến động khác nhau trong đời sống xã hội, yêucầu của thời đại, tính chất phức tạp của cuộc sống, sự đa dạng của tính cáchcon người, thị hiếu thẩm mỹ của công chúng Chính những nhu cầu mới củacon người khiến các thể loại văn học có sự vận động và phát triển mà trong đótruyện ngắn có vai trò quan trọng, là loại hình nghệ thuật đáp ứng nhanh nhậynhững chuyển biến của văn học từ thời chiến sang thời bình khi quy luậtchiến tranh đã hết hiệu lực
Tác giả Nguyễn Văn Long (Văn học Việt Nam sau 1975 Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục H 2006) khi đi sâu nghiên cứu nghệ
thuật trần thuật đã khẳng định ngày nay người viết có thể đưa ra nhiều quanđiểm khác nhau, chính kiến khác nhau Để làm được điều đó, cách tốt nhất làchuyển dịch điểm nhìn vào nhiều nhân vật để mỗi nhân vật có thể tự nói lênquan điểm, thái độ của mình và để các ý thức cùng có quyền phát ngôn, cùngđối thoại Bên cạnh đó là sự thay đổi vai kể, cách đưa truyện lồng trongtruyện, sự đảo ngược và xen kẽ các tình tiết, sự việc không theo một thời gianduy nhất là những nét mới trong nghệ thuật biểu hiện Tất cả những thủ pháp
ấy đều nhằm tạo ra một hiệu quả nghệ thuật mới để đáp ứng xu thế của thờiđại Nhà văn Ma Văn Kháng lại rất chú ý đến ngôn ngữ của truyện ngắn.Theo ông, đó là thứ ngôn ngữ vừa dung dị, vừa ma quái thêm, nó sử dụng đến
sức mạnh tổng hợp của câu chữ (Truyện ngắn- nỗi run sợ, Tạp chí Văn nghệ quân đội, Tháng 7, 1992) Nhìn một cách tổng thể, truyện ngắn giai đoạn thời
kì đầu đổi mới có xu hướng vươn tới sự khái quát, triết luận, kể ít tả nhiều và
sử dụng nhiều hình thức khác nhau để tái tạo đời sống
1.3 Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng - những hiện tượng nổi bật của truyện ngắn thời kì đầu đổi mới
1.3.1 Nguyễn Minh Châu – người mở đường tinh anh
Cần phải ghi công Nguyễn Minh Châu như một trong những người đầutiên đặt ra vấn đề đổi mới tư duy nghệ thuật trong văn học sau 1975 NguyễnMinh Châu sinh ra trong một gia đình nông dân làng Thơi - xã Quỳnh Hải -
Trang 33huyện Quỳnh Lưu - Nghệ An Nếp sống đôn hậu, giàu tình thương của giađình và truyền thống quê hương đã hình thành nên một Nguyễn Minh Châu
“dũng cảm và điềm đạm” Ông viết về những cái đời thường đa đoan, phứctạp và cũng đầm ấm nhân tình Nguyễn Minh Châu là người chủ trương đưavăn học trở về với những quy luật vĩnh hằng của đời sống con người, xemtính chân thật là một phẩm chất quan trọng của văn học Càng ngày NguyễnMinh Châu càng tiến tới việc lấy đời tư con người làm miếng đất khám phácác giá trị nhân bản, coi đó là điểm xuất phát, là chẩn mực để nhà văn soingắm và đánh giá cuộc đời Trong khi các nhà văn của chúng ta đang say sưavới thành quả mà Đảng và nhân dân đã đạt được trong công cuộc xây dựng vàbảo vệ nền độc lập theo con đường xã hội chủ nghĩa, chưa có ai như NguyễnMinh Châu “dám” đứng ra nói công khai trên văn đàn về sự đổi mới văn họccũng như đổi mới tư duy nghệ thuật, mặc dù tiền đề của sự đổi mới văn học
đã có từ lâu và cũng đã được Đảng ủng hộ
Nguyễn Minh Châu rất nhạy cảm với những đổi thay của con người vàđời sống, tác phẩm của ông không nêu những luận đề to tát mà hời hợt về conngười, mà miêu tả những cuộc đời, những số phận được kết tinh từ cuộc sống,hiện hình lên trang sách với một nghệ thuật rất điêu luyện Những số phận,những tính cách con người trong tác phẩm của ông luôn luôn vận động Từ
những tác phẩm mang tính lãng mạn, đầy chất thơ trước 1975, như Cửa sông, Mảnh trăng cuối rừng, Dấu chân người lính… đến một loạt tác phẩm, đặc biệt
là những truyện ngắn sau 1975 của ông, ta thấy con người trong tác phẩm củaông không khô cứng, đơn giản, một chiều mà là những con người từng trải, đau
thương nhưng vẫn nồng nàn tình yêu với cuộc sống: Bên đường chiến tranh, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bến quê, Dấu vết nghề nghiệp…
Nguyễn Minh Châu đi sâu vào khám phá bản chất con người trongnhững hoàn cảnh sống bình thường, ở đó con người tự bộc lộ tất cả nhữngphẩm chất của nó Ông là một nhà văn rất nhạy cảm, nhìn ra những đổi thaycủa con người ngay ở những ngã ba đời sống, ở những bước đầu tiên của cuộc
Trang 34đời Nếu như trong chiến tranh, khi còn được một lý tưởng cao đẹp dẫn dắt thìcon người cá nhân tạm lui xuống, nhưng khi ra khỏi chiến tranh hoặc lui vềphía sau của cuộc chiến, của mặt trận cá liệt thì con người cá nhân cũng códục vọng tầm thường, thậm chí xấu xa, đen tối Con người cá nhân nhỏ bé ởđây dễ dàng quyên hết nghĩa vụ và trách nhiệm, quên cả những lời hứa hẹn,quên cả những người xung quanh, chỉ còn nhớ đến cá nhân mìn Con người
“thấp hèn” đó dĩ nhiên gây đau khổ cho những người khác, làm vẩn đục cuộcsống xung quanh của mọi người Thậm chí có người rất anh hùng trong chiến
tranh nhưng trong cuộc sống đời thường thì lại tầm thường, nhỏ bé: Mùa trái cóc ở Miền Nam, Cơn giông…Khi nói về điều này, ngòi bút Nguyễn Minh
Châu đầy trăn trở
Trong cuộc trao đổi về truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu do tuần báo
Văn nghệ tổ chức vào tháng 6- 1985, có một số ý kiến phủ nhận thành quả đổi
mới tư duy nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu Họ cho rằng sự tìm tòi củaông đã được đẩy “Theo một hướng có vẻ phức tạp hơn nhưng chưa chắc đã làsâu hơn” Đại diện cho những ý kiến này là Bùi Hiển, Xuân Thiều, Phan Cự
Đệ, Vũ Tú Nam, Đào Vũ, Nguyễn Kiên… Họ cho rằng tác phẩm của ông sau
1975 nghiêng về những nhân vật dị thường, thiếu cái nhìn đẹp đẽ, hợp lý Tuynhiên họ cũng phải thừa nhận những nét mới của Nguyễn Minh Châu so vớinhiều nhà văn cùng thời với ông và với chính Nguyễn Minh Châu trong thời
kỳ sáng tác trước đây Một số ý kiến khác đã khẳng định sự đổi mới tư duynghệ thuật của Nguyễn Minh Châu, khẳng định năng lực của ông “nhìn đâucũng ra truyện ngắn” như các ý kiến của Lê Lựu, Tô Hoài, Phong Lê, LêThành Nghị, Xuân Trường, Trần Đình Sử, Lã Nguyên… Nhưng dù cho giớinghiên cứu có phủ định hay khẳng định sự đổi mới tư duy nghệ thuật củaNguyễn Minh Châu thì ông vẫn là một con người “điềm đạm”, biết bình tĩnhđón nhận những thách thức
Lã Nguyên đã từng khẳng định và ghi nhận sự đổi mới của NguyễnMinh Châu: “thành công của ông trong những năm gần đây là sự gặp gỡ kỳ
Trang 35diệu giữa thời đại và cảm quan nghệ thuật nhạy bén của nghệ sỹ với nhữngtìm kiếm chân lý kiên trì, những suy ngẫm, những trăn trở đầy trách nhiệmcủa một nhà văn tài năng và tâm huyết”.
Nguyễn Minh Châu không đi vào những gì gọi là to tát trong cuộc sốngcũng như trong chiến tranh, mà ông đi vào bày tỏ quan điểm của mình về lẽsống, về cách ứng xử của con người, về những gì tầm thường, đời tư, đờithường nhất Nguyễn Minh Châu bám sát các đề tài thời sự nóng hổi mà ôngthấy trong đó chứa đựng biết bao sự trớ trêu, nghịch lý Chính điều này đãlàm ông xuất hiện như là một hiện tượng văn học mới, một phong cách trầnthuật mới, giúp cho con người ý thức sâu hơn về sự thật Nguyễn Minh Châusớm nhận ra điều mà nhiều năm sau, chúng ta mới thấy đó là thói đạo đức giả,một thói xấu tồn tại trong xã hội, Nguyễn Minh Châu đi sâu vào mối quan hệngười với người, người với loài vật, người với thiên nhiên, rồi từ đó ông triết
lý, ông chiêm nghệm, ông suy tư, trăn trở về cuộc sống đặc biệt truyện Phiên chợ Giát, Một lần đối chứng Tôn Phương Lan trong Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu đã nhận xét: “Trong quá trình đi tìm cảm hứng sáng tác
của mình, Nguyễn Minh Châu vừa đào xới ở từng lộ thiên của những tìnhcảm lớn, những nhân cách cao đẹp, đồng thời phát hiện và khai thác vỉa ngầmcủa những tình cảm gia đình, quê hương trong những trạng thái tâm thế khácnhau” Có nghĩa rằng Nguyễn Minh Châu đã tự mình nhìn nhận lại mọi vấn
đề của đời sống, thấy chúng từ mọi góc cạnh phức tạp nhất
Sau 1975, sáng tác của Nguyễn Minh Châu đã kể cho độc giả khá nhiềuchuyện về nhiều mặt khác nhau của đời sống Đó là chuyện về những rạn nứt,những sự bất an trong cơ cấu gia đình ngày hôm nay, là chuyện về cuộc sốngnhững người chẳng cần biết đến vai trò của lý trí tỉnh táo, là chuyện về tâmtrạng đầy dằn vặt của một số người từng mang món nợ tinh thần đối với cuộcsống và chuyện về những con người dị thường, chuyện về tương lai, chuyện
về thực tại, thậm chí cả chuyện về quá khứ… Tất cả được mang ra xem xétlại, nhìn nhận lại với con mắt của một nhà văn tự đổi mới trong tư duy nghệ
Trang 36thuật của mình Vì thế mà sáng tác sau 1975 của Nguyễn Minh Châu nóichung và truyện ngắn của ông nói riêng vừa có tính chất thời sự, vừa xoáyvào lòng người đọc những băn khoăn, trăn trở có tính chất muôn đời NguyễnMinh Châu đặt ra vấn đề chúng ta phải sống sao cho ra một cuộc sống có ýthức, trách nhiệm, vấn đề lý trí tỉnh táo như một xuất phát điểm tối quantrọng, cho phép ta nhìn nhận đúng hiện trạng của đời sống và khắc phục đượcnếp nghĩ, thói quen, hành động chủ quan, duy ý chí.
Nguyễn Minh Châu đã gặt hái được nhiều thành công trong nghệ thuật.Cùng với một số nhà văn khác Nguyễn Minh Châu đã phát hiện được cho vănhọc ta sau 1975 những vấn đề mới - điểm khởi đầu cho sự phong phú cần có,phải có một nền văn học mới Ông đã triển khai nhiều góc nhìn mới mẻ vềcon người và cuộc đời Trước cái phức tạp, bộn bề của hiện thực cuộc sốngngày hôm nay (sau 1975), Nguyễn Minh Châu đã bày tỏ suy nghĩ, chính kiếncủa mình xuất phát từ lòng tin đối với con người và tinh thần trách nhiệm đốivới cuộc đời
1.3.2 Nguyễn Khải với những triết luận về thái độ sống
Nguyễn Khải là một trong những cây bút tiêu biểu của nền văn xuôicách mạng sau 1945 Ông thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành từ cuộc khángchiến chống Pháp và đặc biệt có nhiều thành tựu từ những năm sau hoà bình
Có thể nói, chính cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hộichủ nghĩa đã tạo nên sự nghiệp, nuôi dưỡng tài năng và phong cách của nhàvăn Nguyễn Khải đã có một khối lượng khá lớn tác phẩm phản ánh đượcnhững nhiệm vụ cơ bản của mỗi một giai đoạn cách mạng, những bước pháttriển mới của đất nước Tác phẩm của ông vừa mang tính thời sự nóng hổi,vừa có tầm khái quát cao thể hiện nhiều vấn đề thiết thực của cuộc sống,nhiều vấn đề mang tính triết lý, đạo đức , nhân sinh sâu sắc
Sáng tác của Nguyễn Khải thường có một miền quê cụ thể, có nội dungbao quát những mảng hiện thực lớn của đất nước, từ cuộc kháng chiến oanhliệt để giải phóng dân tộc đến những vấn đề quốc kế dân sinh phức tạp Tài
Trang 37năng Nguyễn Khải thiên về lý trí Ông có một năng lực quan sát và óc phântích phê phán sắc sảo Tác phẩm của ông thường phát hiện và đặt ra nhữngvấn đề thiết yếu của cuộc sống
Ngay từ những năm đầu thập kỷ 60 với những tác phẩm Xung đột, Mùa lạc, Tầm nhìn xa, Hãy đi xa hơn nữa, Người trở về… Nguyễn Khải đã gây
được sự chú ý của bạn đọc cũng như giới lý luận phê bình Năm 1957,
Nguyễn Khải cho ra đời tác phẩm Xung đột Như tên gọi của tác phẩm, Xung đột thể hiện sự quan tâm của nhà văn tới cuộc đấu tranh giai cấp gay gắt đang
diễn ra ở nông thôn ngay trong điều kiện hoà bình Tác phẩm ra đời là một sựkiện đáng chú ý, được dư luận sôi nổi đón nhận và tài năng Nguyễn Khải
cũng bước đầu được khẳng định Thông qua Xung đột, tác giả đặt ra vấn đề
giải phóng tinh thần con người, làm thế nào để con người nhận ra ánh sángcủa chân lý và vươn lên xây dựng cuộc sống mới
Năm 1960, trong phong trào xây dựng quê hương mới và hàn gắn vếtthương chiến tranh, Nguyễn Khải có mặt ở nông trường Điện Biên, một nơitiêu biểu thuộc miền núi rừng Tây Bắc xa xôi của Tổ quốc Và chính nơitrước đây từng là bãi chiến trường đẫm máu, ngòi bút nhạy cảm với cái mới
của nhà văn đã viết những tác phẩm Mùa lạc, Đứa con nuôi, Chuyện người tổ trưởng máy kéo… Đó là những trang viết xúc động, sôi nổi mà ấm áp về một
cuộc sống mới đang được dựng xây, về tình yêu và đổi thay của số phận conngười, về những quan hệ đạo đức mới xã hội chủ nghĩa đầy tình thương vàtrách nhiệm giữa con người với con người, với những nhân vật tiêu biểu như:
chị Đào (Mùa lạc), như Thi (Một cặp vợ chồng)… Ông nhìn ra những phẩm
chất mới đang sinh thành và cũng nhìn thấu cả những cái cũ, lạc hậu Bêncạnh cái tốt, vẫn còn ẩn chứa những điều xấu xa tiêu cực Vì thế cùng với việcchăm lo cho cái tốt, tác phẩm của Nguyễn Khải cũng đặt ra vấn đề cần thiếtphải hiểu tất cả những sự rắc rối ở con người, những ảnh hưởng rơi rớt của tưtưởng lạc hậu, những thói xấu cản trở sự tiến bộ, trái với đạo đức xã hội chủnghĩa Ông phê phán những nhân vật tiêu cực, ít nhiều còn bị ảnh hưởng tư
Trang 38tưởng cũ lạc hậu như Khôi trong Chuyện người tổ trưởng máy kéo, tuy tháo
vát, thông minhh, có thành tích nhưng lại thiếu hẳn lòng tin yêu con người,
không tin ai ngoài bản thân mình, như y tá Giao trong Một cặp vợ chồng với lối sống vị kỷ, cá nhân tàn nhẫn, Khôi trong Anh đội phó và người thợ mộc
với thói kiêu ngạo, hám hư danh, ích kỷ, v.v… Ngay cả lối sống để cho lợiích cá nhân lấn át những khát vọng đẹp đẽ, thiêng liêng của cả đời người cũngđược nhà văn đề cập với những trang viết hấp dẫn và những lý giải đầy thuyết
phục (Hãy đi xa hơn nữa).
Người trở về thể hiện thêm một khía cạnh của phong cách Nguyễn Khải :
biểu dương cái mới và xây dựng những nhân vật tích cực bằng tất cả tình cảmthiết tha trìu mến Ở đó là đời sống mới, đang lên với những con người mớiđang hình thành, có bước phát triển mới không chỉ về ý thức, tình cảm mà cả
về hiểu biết, sáng tạo Họ là chủ nhân của cuộc sống mới với tình cảm chânthành, trong sáng và nhiều sáng kiến trong lao động sản xuất Song để hiểuđược điều đó không phải đơn giản mà phải có một cách nhìn, một thái độ
đúng Theo Hà Minh Đức “qua truyện Người trở về, Nguyễn Khải muốn nên
lên một quan niệm, một cách nhìn nông thôn mới của ta Hiện thực đời sống
có những mặt rất đẹp, có những tâm hồn thật đáng quý, nhưng không phải aicũng có thể nhìn thấy như nhau, phải cùng chỗ đứng, cùng chiều hướng tưtưởng, phải có một sự đồng cảm sâu sắc mới tránh được cách nhìn hình thức
và thái độ bàng quan, sai lệch” (Nguyễn Khải và “Người trở về”, trong sách Nhà văn và tác phẩm, Nxb Văn học, H, 1971, tr 153).
Khi đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh đánh phá miền Bắc, Nguyễn Khải
đã có mặt ở những nơi nóng bỏng của cuộc chiến đấu Ông viết các tác phẩm:
Họ sống và chiến đấu, Đường trong mây, Ra đảo, Chiến sĩ, Tháng ba ở Tây Nguyên…Có thể nói âm hưởng chính trong những tác phẩm Nguyễn Khải viết
về người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ là ngợi ca chủ nghĩa anhhùng cách mạng, ngợi ca những con người sống có lý tưởng vì độc lập dântộc và chủ nghĩa xã hội Trong cuộc kháng chiến, họ đã thể hiện tất cả những
Trang 39phẩm chất cao cả đáng quý Những con người biết vượt lên hoàn cảnh, thểhiện cốt cách của một dân tộc anh hùng Sau này có dịp Nguyễn Khải đã nói
rõ hơn về thời kỳ sáng tác ấy: “Tôi không thích nhân vật chỉ đơn thuần mộtchiều Tôi muốn nhân vật của mình lớn lên trong dằn vặt, mâu thuẫn để đếnvới chủ nghĩa anh hùng cách mạng Nhưng trong thời chiến, giữa lúc cả nướcđang lao vào cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, mình không thể viết nhưthế được Vì vậy, để khai thác những nhân vật nội tâm, nay tôi phải chuyểnhướng sang đề tài khác” [26]
Từ sau 1975, Nguyễn Khải đến với hiện thực hoàn toàn mới mẻ - hiệnthực cuộc sống ở miền Nam sau giải phóng Thắng lợi của cuộc cách mạnggiải phóng dân tộc giờ đây không chỉ là chuyện thu non sông về một mối màđem đến những thay đổi tận gốc rễ về mọi phương diện của đời sống chínhtrị, kinh tế, văn hoá và về cả những thói quen trong đời sống thường ngày.Cách mạng cũng đặt ra một cách cấp bách nhiệm vụ xây dựng một chế độ xãhội mới Đối với các tầng lớp nhân dân và các giai cấp ở miền Nam, đây sẽ làmột cuộc thay đổi lớn trong suy nghĩ và tình cảm của mỗi người Đặc biệt đốivới những người từng gắn bó sâu sắc với chế độ cũ tất sẽ không tránh khỏimột cuộc đấu tranh tư tưởng gay gắt và quyết liệt Tác giả đã cho ra đời các
tác phẩm như: Cách mạng, Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của người… Chiến
tranh đã kết thúc, cuộc cách mạng giải phóng dân tộc sau gần một thế kỷtrong đau thương và anh dũng đã giành được thắng lợi hoàn toàn trên phạm vi
cả nước Song ý nghĩa lớn lao của cách mạng, chân lý cách mạng trong nhậnthức, trong tư tưởng và tình cảm của con người, đặc biệt trong nhận thức củanhững người đã gắn bó sâu sắc với chế độ Sài Gòn cũ là điều Nguyễn Khảirất quan tâm Làm sao cho những con người đó nhận ra được ý nghĩa nhânđạo của cách mạng và tự nguyện góp phần xây dựng cuộc sống mới, đó mới
là điều quan trọng Và đây chính là điều làm nên tầm vóc của cây bút NguyễnKhải
Trang 40Thời kỳ đất nước tiến hành đổi mới từ 1986, đặc biệt là sự xuất hiện củanền kinh tế thị trường kéo theo nhiều sự thay đổi về các quan hệ xã hội vàngay cả trong quan niệm về cuộc sống của con người, Nguyễn Khải có dịpđến với nhiều miền đất lạ, trở lại những nơi ông đã từng qua, đã lấy tài liệu đểviết suốt một thời tuổi trẻ Ông cũng gặp lại những người quen cũ, bạn bè,người thân, họ hàng…Văn ông như có nước mắt, lời văn tha thiết đánh động
và giục giã thái độ sống cần có trách nhiệm và quan tâm hơn đến những cảchngộ của con người Trong thời kỳ này Nguyễn Khải còn có những sáng tác về
Hà Nội, nơi ông sinh ra và mang bao kỷ niệm thời tuổi trẻ
Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước, đặc biệt làthời kỳ đổi mới, Nguyễn Khải còn thể hiện trong tác phẩm nhiều loại ngườivới cách nghĩ, cách sống và nói chung là thái độ của họ trước những vấn đềmới đặt ra trong thời cuộc vốn rất đa dạng và đầy phức tạp, khác xa với “cáithời lãng mạn” đã qua Ở đây tác giả đặc biệt quan tâm tới phương diện đạođức của con người trước sự biến thiên của các giá trị trong thời buổi kinh tế
thị trường
1.3.3 Ma Văn Kháng với đề tài cuộc sống đô thị
Ma Văn Kháng nằm trong số ít những nhà văn được đánh giá là thànhcông trên cả hai thể loại, truyện ngắn và tiểu thuyết Ông cũng là người đượcghi nhận thành công trên phương diện đề tài (mảng đề tài đời sống miền núilẫn đời sống đô thị) Sau hơn 20 năm gắn bó với mảnh đất miền núi quêhương thứ hai của mình, biết bao buồn vui sương khổ đã in dấu thành kỷniệm Ma Văn Kháng giã từ miền núi Lào Cai trở về với thị thành Hà Nội.Lúc này đất nước vừa dành được độc lập từ tay thực dân Pháp và Mỹ sau baonhiêu năm chiến đấu oanh liệt Sau chiến tranh đất nước hòa mình vào mộtgiai đoạn mới, được sống trong hòa bình nhưng giờ đây con người lại phải đốiđầu với công cuộc mưu sinh rất gay go và quyết liệt Trái tim người nghệ sĩvốn đa cảm, nhạy bén trước hiện thực, ngòi bút đã từng đắm say trước vẻ đẹpcủa núi rừng, của con người miền núi với những nét đẹp văn hóa thiêng liêng