Từ quan niệm văn chương là một phương thuốc trị bệnh cứu người, trong những tác phẩm của mình, Lỗ Tấn luôn có ý thức sử dụng tiếng cười châm biếm để vạch trần những “liệt căn tính” của
Trang 1Báo cáo nghiên cứu
khoa học:
"Mai Đức Hán,Nghệ thuật châm biếm của
Lỗ Tấn trong truyện ngắn thời kỳ đầu"
Trang 2trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIIi, số 1b-2009
Nghệ thuật châm biếm của Lỗ tấn Trong truyện ngắn thời kỳ đầu
Tóm tắt Từ quan niệm văn chương là một phương thuốc trị bệnh cứu người, trong những tác phẩm của mình, Lỗ Tấn luôn có ý thức sử dụng tiếng cười châm biếm
để vạch trần những “liệt căn tính” của quốc dân đồng bào, thức tỉnh họ tìm cách chạy chữa Bằng việc chỉ ra sự lựa chọn đối tượng, nghệ thuật tổ chức lời văn… chúng tôi bước đầu chỉ ra nghệ thuật châm biếm trong truyện ngắn thời kỳ đầu của ông
rong sự đa dạng và phong phú
của văn học Trung Quốc thời kỳ
cận hiện đại, những sáng tác của Lỗ
Tấn chiếm một vị trí đặc biệt ông được
coi là người mở đường, là lá cờ đầu của
dòng văn học phản tỉnh Lỗ Tấn sáng
tác rất nhiều thể loại nhưng truyện
ngắn là phần tinh túy nhất, xác lập nên
diện mạo độc đáo của nhà văn Với
quan niệm, văn chương là phương thuốc
trị bệnh cứu người, mỗi truyện ngắn
của ông đều hướng tới mục đích lách
sâu vào thế giới tâm hồn con người,
nắm bắt và phanh phui những căn bệnh
tinh thần, thúc giục họ chú ý tìm cách
chạy chữa Chính vì vậy trong truyện
ngắn Lỗ Tấn, nghệ thuật châm biếm là
hiện tượng nổi bật và chiếm giữ một địa
vị hết sức quan trọng
Nói đến nghệ thuật châm biếm tức
là chúng ta nói tới cách thức lựa chọn
đối tượng, tổ chức văn bản nghệ thuật
để vạch trần mâu thuẫn giữa bản
chất và hiện tượng, phơi bày những
đặc tính xấu xa của đủ mọi hạng
người trong xã hội, từ đó làm bật lên
tiếng cười châm biếm, đả kích
1 Khảo sát truyện ngắn Lỗ Tấn,
chúng tôi thấy tiếng cười châm biếm, đả
kích gắn liền với cảm hứng phê phán
những đối tượng chứa đựng cái xấu xa,
lố lăng, kệch cỡm Đối tượng đó trước
hết là những kẻ đè đầu cưỡi cổ, bóc lột
nhân dân như những tên quan lại (cụ
úy, cụ lớn Thất trong “Ly hôn”), những tên địa chủ cường hào (cố Triệu, cố Tiền trong “AQ chính truyện”, Bảy Triệu trong “Sóng gió”)… Những tên này là
đại diện cho thế lực cũ đã lỗi thời, cản trở bước tiến của xã hội Chúng chất chứa trong lòng biết bao những đặc tính xấu xa thế nhưng lại luôn tìm cách giữ
địa vị, che đậy, lấp liếm cái xấu để cố tỏ
ra mình là mới mẻ, tiến bộ, đẹp đẽ Nhưng mọi cố gắng ấy đều vô hiệu Chúng vẫn lộ ra mâu thuẫn rõ rệt giữa thực chất và hiện tượng tạo nên cơ sở khách quan cho tiếng cười châm biếm,
đả phá vừa sâu cay vừa quyết liệt bật lên Đối tượng đó còn là những lực lượng vừa mới trỗi dậy nhưng trong cái mới ấy lại chứa đựng những yếu tố lỗi thời, phản tiến bộ và vì vậy nó cũng là
đối tượng cho tiếng cười châm biếm Trong truyện ngắn Lỗ Tấn, đối tượng cụ thể này là giai cấp tư sản với cuộc cách mạng Tân Hợi Mục tiêu họ đặt ra là cao cả nhưng do vẫn mang trong mình bản chất của giai cấp bóc lột nên cuộc cách mạng của họ tuy đổ rất nhiều máu nhưng thu hoạch chẳng là bao Đối tượng phổ biến hơn cả mà tiếng cười châm biếm hướng tới là đông đảo các tầng lớp, giai cấp nhân dân trong xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ Đó là những trí thức cũ và mới, những người nông dân,
Nhận bài ngày 30/9/2008 Sửa chữa xong 10/12/2008
T
Trang 3Mai Đức Hán Nghệ thuật châm biếm của Lỗ tấn , tr 9-15 phụ nữ, trẻ em… Họ là những con
người mang nặng trong mình “liệt căn
tính quốc dân” cần phải xóa bỏ
Điều cần chú ý ở đây là tuy tất cả
các đối tượng nêu trên đều là mục tiêu
mà tiếng cười châm biếm, đả kích
hướng tới nhưng với mỗi loại đối tượng,
tiếng cười ấy khác nhau về mức độ Đối
với các thế lực cũ, do chỉ thuần chất
chứa những cái xấu, không thể cải tạo
được, tiếng cười châm biếm, đả kích ở
đây hết sức quyết liệt, như những ngọn
roi sắt quất không thương tiếc nhằm hạ
bệ, trút nhào, diệt tận gốc trốc tận rễ
Nhưng với những đối tượng khác, bên
cạnh cái xấu cần đả phá, trong họ vẫn
còn ánh sáng của nhân tính, nhân tình
và có thể cải tạo được thì tiếng cười
giành cho họ tuy có mang sắc thái mỉa
mai, châm biếm không kém phần quyết
liệt để vạch ra bệnh trạng cho họ thấy
mà sửa đổi song vẫn đằm thắm yêu
thương
2 Để làm bật lên tiếng cười châm
biếm về các đối tượng trên, Lỗ Tấn đã
khéo léo xâu chuỗi các tình tiết, nhân
vật tạo nên những cốt truyện mang tính
chất trào phúng
Có những truyện được xây dựng
trên cơ sở đối lập giữa hai sự vật, sự
việc khác nhau về bản chất từ đó mà
làm bật lên tiếng cười châm biếm
Trong Mẩu chuyện nhỏ, Lỗ Tấn đã đem
đối lập hai hình tượng, hai thái độ ứng
xử Một bên là sự thờ ơ, ích kỷ của nhân
vật “tôi”- một trí thức - với một bên là
thái độ ứng xử đầy tinh thần trách
nhiệm của anh phu kéo xe đối với người
đàn bà băng ngang đường không may bị
vướng vào xe mà ngã Chính từ sự đối
lập này mà tiếng cười châm biếm được
bật lên có tác dụng đánh tan cái tôi cá
nhân ích kỷ của người trí thức: “Lúc bấy
giờ tôi có cảm giác rất lạ: cái bóng anh
xe, người đầy cát bụi kia nhìn từ phía sau bỗng to dần ra Anh càng bước tới, cái bóng càng to thêm, phải ngước lên mới nhìn thấy được, và dần dần cơ hồ biến thành một sức nặng đè lên người tôi đến nỗi làm cho cái thằng tôi nhỏ nhen, che dấu dưới lần áo da, như muốn lòi ra ngoài” [3, tr 68]
Có những truyện lại đi vào khai thác mâu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng, hay nói khác đi là mâu thuẫn giữa cái thực chất và cái biểu hiện Trong Anh em, tác giả đã đi miêu tả thái độ hoảng hốt của Trương Bái Quân khi biết báo đăng tin bệnh dịch đương hoành hành Ông ta lo cho em trai mình
là Tĩnh Phủ đương ốm nằm ở nhà mắc phải bệnh tinh hồng nhiệt Quá lo lắng,
ông đã rời bỏ cơ quan về nhà, không quản tốn kém mời bác sĩ Futisov, rồi mời cả ông trung y Bạch Vân Sơn tới khám bệnh cho em Chỉ sau khi biết em
bị bệnh sởi, không có gì nguy hiểm, ông
ta mới thở phào nhẹ nhõm Nhưng tất cả những biểu hiện bên ngoài đó lại đối lập với cái bản chất đích thực bên trong của nhân vật Sau khi miêu tả những lo lắng của Trương Bái Quân, tác giả đã miêu tả giấc mơ của nhân vật và qua đó
mà lột tẩy bản chất đạo đức giả của hắn Trương Bái Quân lo lắng cho em không phải xuất phát từ tình cảm anh
em máu mủ mà vì sự ích kỷ, sợ phải chia sẻ trách nhiệm nuôi lũ trẻ sau khi
em chết
Bên cạnh việc xây dựng những cốt truyện giàu màu sắc trào phúng, Lỗ Tấn còn rất thành công trong việc sử dụng các thủ pháp nghệ thuật để nhào nặn những đối tượng đã được ông lựa chọn thành những nhân vật trào phúng Lỗ Tấn đã đặt cho nhân vật
Trang 4trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIIi, số 1b-2009 những cái tên mang sắc thái châm
biếm: AQ, Khổng ất Kỷ, Củng Mũi Đỏ,
Nghĩa mắt cá chép, Cao Nhĩ Sở Phần
lớn tên nhân vật đều gắn liền với một
đặc điểm nhân dạng bất bình thường
tạo nên cảm hứng trào lộng nơi độc giả
Cái tên AQ trong AQ chính truyện đã
tác động một cách tài tình tới trí tưởng
tượng của độc giả gợi lên trong họ hình
ảnh một cái đầu trọc lóc với cái đuôi
sam ngắn ngủn của nhân vật Bằng việc
sử dụng thủ pháp cường điệu phóng đại
khi miêu tả chân dung nhân vật, Lỗ
Tấn cũng đã tạo nên trong tác phẩm
của mình những bức tranh biếm hoạ tài
tình Những chi tiết như chiếc móng tay
cùng tên, của cụ lang Hà trong Ngày
mai, cái tỉ tắc mà cụ lớn Thất dùng để
xát vào mũi trong Ly hôn gây nên một
cảm giác vừa buồn cười vừa khinh bỉ
nơi độc giả Đặc biệt Lỗ Tấn hay dùng
thủ pháp miêu tả nhân vật trong sự đối
lập giữa bản chất với hiện tượng, nội
dung với hình thức để làm bật lên tiếng
cười châm biếm sâu cay Trong AQ
chính truyện, tên địa chủ cố Triệu và
người nhà hắn luôn tỏ vẻ hách dịch, oai
hùng trong cái làng Mùi nhỏ bé và tù
đọng nhưng thực chất bên trong lại vô
cùng hèn nhát Xem cái cung cách đối
xử của chúng với AQ, chúng ta thấy rõ
điều đó Có bao giờ chúng coi AQ là một
con người Chúng luôn tìm mọi cách để
lăng nhục, lừa bịp AQ và thường nói
chuyện với AQ bằng những cái bạt tai,
bằng gậy gộc Thế nhưng mỗi khi thấy
AQ “đổi đời” trở nên có “máu mặt” là
ngay lập tức chúng thay đổi cách đối xử
Khi AQ ăn cắp được ít đồ đạc ở trên
huyện về bán rẻ cho dân làng Mùi thì
chính lão Triệu cho mời AQ đến nhà
chơi Đặc biệt thái độ của bố con lão
Triệu và những người nhà của hắn thay
đổi tới mức người đọc không ngờ tới khi thấy AQ tuyên bố muốn làm giặc Trong con mắt của lũ nhà họ Triệu, AQ giờ đã
là nhà cách mạng ghê gớm nên bộ mặt vênh váo của chúng thường ngày bỗng nhiên biến mất, chúng thoắt trở nên khúm núm, run sợ đổi giọng gọi kẻ làm loạn kia là “bác AQ” Bằng tiếng cười châm biếm, Lỗ Tấn đã xé toạc bản chất xấu xa, tàn ác nhưng lại hèn nhát của
bè lũ địa chủ này
Lỗ Tấn cũng rất quan tâm tới nghệ thuật kể chuyện Ngoài hình thức thông thường là kể chuyện từ ngôi thứ 3, ông còn kể chuyện từ ngôi thứ nhất Nhân vật người kể chuyện trong tác phẩm xưng “tôi” đảm nhiệm hai vai trò Một mặt, “tôi” là một nhân vật trực tiếp tham dự vào mọi biến cố của câu chuyện, mặt khác “tôi” là người nhận biết và kể lại câu chuyện cho độc giả Cùng là nhân vật người kể chuyện xưng
“tôi” nhưng trong truyện ngắn của Lỗ Tấn, “tôi” không tồn tại ở một dạng đơn nhất mà thiên biến vạn hoá Có khi
“tôi” là một đứa trẻ, có lúc lại trong vai một trí thức, “tôi” kể chuyện của cuộc
đời mình nhưng cũng lắm khi kể về câu chuyện của người khác trong vai trò là người chứng kiến Chính vì “tôi” - người
kể chuyện - đa dạng như vậy nên cho phép bao quát được một phạm vi hiện thực rộng lớn, phong phú Cũng chính vì “tôi” là một nhân vật trực tiếp tham
dự vào biến cố của câu chuyện cho nên câu chuyện được kể lại có tính chân thực hơn, tiếng cười châm biếm bật lên
từ câu chuyện được kể lại càng có sức nặng hơn
Trong cách tổ chức lời văn, ở mỗi truyện ngắn, Lỗ Tấn sử dụng cách hành văn theo những yêu cầu riêng Trước
Trang 5Mai Đức Hán Nghệ thuật châm biếm của Lỗ tấn , tr 9-15 hết đó là cách tổ chức lời văn theo
nguyên tắc “lột mặt nạ” ở đây là lột bỏ
cái mặt nạ hào nhoáng bề ngoài mà các
đối tượng đã cố công tạo dựng để làm
trơ ra cái bản chất giả dối, thô thiển
không tương xứng Điều này chủ yếu
thể hiện trên hai cấp độ: hoặc đặt cho
nhân vật cái tên “rất kêu”, hoặc gán cho
nhân vật thứ ngôn ngữ bóng bẩy rồi
thông qua miêu tả hành động, nội tâm
nhân vật mà lột tẩy bản chất của nó
Xét về tên gọi nhân vật, thường
trong truyện ngắn của mình, Lỗ Tấn
đặt tên nhân vật theo nguyên tắc tương
hợp với con người Ông thường lấy một
đặc điểm ngoại hình nổi bật mà gắn vào
tên nhân vật và qua đó hé lộ cho độc giả
thấy phần nào tính cách của nhân vật
Nhưng cũng không ít trường hợp, tên
nhân vật lại không tương xứng với bản
chất, tính cách nhân vật, tạo nên mâu
thuẫn để bật lên giọng châm biếm, mỉa
mai Nhân vật Cao Cán Đình trong
“Cao phu tử” tự đặt cho mình danh
xưng hết sức bóng bẩy là Cao Nhĩ Sở,
rồi vì được mời đi dạy học mà gắn thêm
vào sau hai chữ phu tử, thành ra là Cao
Nhĩ Sở phu tử Cao Cán Đình đã dựa
vào phiên âm tiếng Hán tên riêng của
đại văn hào Nga Gorki là Cao Nhĩ Cơ
mà đặt danh xưng cho mình là Cao Nhĩ
Sở Dường như qua danh xưng ấy, nhân
vật muốn phô trương với thiên hạ cái
tài năng trác tuyệt của mình cũng như
nhà văn người Nga kia Điều này được
khẳng định qua thái độ kiêu bạc của
Cao Cán Đình đối với nhân vật Hoàng
Tam, một người “chỉ biết đánh mạt
chược chứ xưa nay có để ý gì đến nền
học vấn mới, nghệ thuật mới đâu! Y đã
không biết có một nhà đại văn hào nước
Nga tên là Cao Nhĩ Cơ thì làm sao hiểu
được ý nghĩa sâu sắc của Cao Nhĩ Sở
được” [3, tr 330] Thêm nữa, theo truyền thống của Trung Quốc, người ta thường giành tặng hai chữ “phu tử” cho những bậc hiền tài có cống hiến xuất sắc trên lĩnh vực tư tưởng, giáo dục như Khổng tử, Mạnh tử, Trang tử… Như vậy, qua cái tên Cao Nhĩ Sở phu tử, chúng ta tưởng rằng nhân vật sẽ là một nhà giáo dục, một nhà tư tưởng uyên bác, khả kính Nhưng qua hành động
và nội tâm được miêu tả, té ra đây chỉ
là một tên dốt nát, cùng một duộc với Hoàng Tam, xưa nay chỉ biết đánh mạt chược chứ có hiểu biết gì đâu Chính những băn khoăn, lo lắng đến vật vã của nhân vật khi soạn bài, sự bẽ bàng trong giờ dạy khi những dốt nát bộc lộ
đã xé toạc cái mặt nạ hào nhoáng kia, phơi bày bản chất đích thực của hắn Tiếng cười châm biếm sâu cay vì vậy bật lên
Phổ biến hơn, Lỗ Tấn cho nhân vật dùng một thứ “ngôn ngữ mặt nạ”, tức là ngôn ngữ được tô điểm bằng các sắc thái hào nhoáng, rực rỡ mâu thuẫn với bản chất đích thực không mấy đẹp đẽ của nhân vật Tư Minh trong “Miếng xà phòng” hễ mở miệng là tuôn ra hàng tràng những lời rao giảng đạo lý Ra
đường, chứng kiến cuộc đối thoại của hai thanh niên về cô gái ăn xin: “Cậu
đừng chê con bé bẩn thỉu, cậu cứ mua cho nó hai miếng xà phòng rồi tắm rửa
kỳ cọ cho nó thật sạch sẽ, thế là mê đấy nhé” [3, tr 294], y hết sức bất bình, gọi hai thanh niên ấy là hai thằng đểu giả Thậm chí hăng hái lên, y còn lấy chuyện cô gái ăn mày làm tiêu đề “hiếu nữ hành” đăng báo cho độc giả họa lại nhằm ca ngợi gương hiếu thảo của cô,
và “trân trọng đề nghị cùng toàn thể quốc dân đồng bào trong toàn quốc yêu cầu ông đại tổng thống đặc biệt ra lệnh
Trang 6trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIIi, số 1b-2009 bắt phải tôn trọng thánh kinh và lập
đền thờ bà Mạnh mẫu để cứu vãn nền
phong hóa suy đồi và bảo tồn quốc túy”
[3, tr 299] Nhưng đằng sau cái thứ
ngôn ngữ hào nhoáng ấy của Tư Minh
lại là bản chất xấu xa Con người luôn
đề cao nền phong hóa lại hết sức bực
tức khi trong bữa cơm bị đứa con (thằng
Trình) gắp mất “cái cọng rau non mà
ông đã chú ý từ nãy” [3, tr 296] Cũng
chính người vừa lớn tiếng chửi rủa hai
thanh niên nọ là đểu giả và muốn làm
hiếu nữ hành để ca ngợi cô gái ăn xin
trẻ đẹp và hiếu thảo lại cũng ngấm
ngầm nuôi dưỡng trong lòng cái ý định
đen tối đó Không chỉ dừng ở đây, y còn
tiến thêm một bước so với hai thằng
thanh niên đểu giả kia là đã đi mua
miếng xà phòng thơm rất đắt tiền nhằm
biến cái ý đồ xấu xa kia thành hiện
thực Mục đích không đạt được, y đem
miếng xà phòng về tặng vợ làm vợ hết
sức cảm động, vui sướng Chính những
hành động không tương xứng đã xé
toang cái mặt nạ mà y đã cố công tạo
dựng bằng thứ ngôn từ bóng bẩy, tiếng
cười châm biếm sâu cay vì vậy bật lên
Chúng ta còn bắt gặp những hiện tượng
đồng dạng ở hàng loạt nhân vật khác
như Cố Triệu (AQ chính truyện), Lỗ Tứ
(Lễ cầu phúc)
Cùng với việc tổ chức lời văn theo
nguyên tắc lột mặt nạ, tiếng cười châm
biếm đả kích của Lỗ Tấn còn được toát
lên từ lời văn giễu nhại Nó biểu hiện
trên nhiều cấp độ Trước hết là cách đặt
tiêu đề nhại Lỗ Tấn thường kể chuyện
từ đầu đề với nhiều cách đặt tiêu đề Có
nhiều cái tiêu đề rất mộc mạc, giản dị
với tên truyện là tên nhân vật như
“Khổng ất Kỷ”, “Cao phu tử” Nhưng
cũng có những tiêu đề nhại Nghĩa là
cái tiêu đề mang một ý nghĩa đối nghịch
lại nội dung được trình bày, nhằm giễu
nhại bỡn cợt cái đối tượng được mô tả ở
đó Chẳng hạn, “Lễ cầu phúc” hiểu theo nghĩa hẹp là tên một ngày lễ cuối năm, mọi nhà và nhất là những nhà giàu phong kiến đều làm lễ cầu cúng quỷ thần mong chờ sự phù hộ, ban phúc lộc dồi dào Thế nhưng nội dung ở đây lại chủ yếu đi vào tái hiện đời sống khổ ải của nhân vật Tường Lâm từ lúc là một người lao động khoẻ khoắn, hoạt bát cho đến khi bị những bất hạnh làm cho
đần độn, cuối cùng bị hất ra ngoài
đường, chết rục giữa lúc mọi người
đương tưng bừng làm lễ cầu phúc Như vậy cái tên truyện đã nhại nội dung, phơi bày, châm biếm bản chất đích thực cái lễ cầu phúc của người đời và nhấn mạnh sự thê thảm của một kiếp người Nhà văn Anh Đức đã rất tinh khi nhận xét: “Đem tấn thảm kịch của đời người
đặt ngay vào giữa lễ cầu phúc, Lỗ tiên sinh đã làm một truyện động trời trong nghệ thuật, tựa như tiên sinh biện dọn mâm cỗ để rồi hất đổ mâm cỗ ấy, tựa như sau khi đưa ta lênh đênh giữa các
vị phúc thần, tiên sinh bèn lôi ta xuống
đáy vực của các vị ác thần” [4, tr 359] Lời văn giễu nhại còn biểu hiện ở việc tác giả để cho nhân vật trong truyện “nói bằng giọng kẻ khác nhưng
đã lồng vào lời nói đó một khuynh hướng nghĩa đối lập hẳn với khuynh hướng của lời người đó Giọng thứ hai sau khi chuyển vào trong lời của người khác thì xung đột, thù nghịch với chủ nhân vốn có của nó và buộc nó phục vụ trực tiếp cho các mục đích đối lập của mình Lời nói trở thành vũ đài vật lộn của hai giọng” [1, tr 207] Trong “AQ chính truyện”, Lỗ Tấn khi châm biếm phép thắng lợi tinh thần của nhân vật
đã sử dụng rất hiệu quả phương pháp này Khi AQ xung đột với Vương râu xồm, do ban đầu đánh giá nhầm đối
Trang 7Mai Đức Hán Nghệ thuật châm biếm của Lỗ tấn , tr 9-15 thủ, tưởng rằng có thể ăn tươi nuốt
sống được kẻ thù, AQ hùng hổ xông vào
Nhưng ngay lập tức, AQ thấy mình rơi
vào thế yếu, có nguy cơ phải hứng chịu
một trận đòn đau, bèn viện dẫn “Quân
tử chỉ đấu khẩu, ai đi đấu sức” [3, tr
124] Câu này nguyên là “Người quân
tử chỉ đấu trí chứ không đấu sức” Đây
vốn là phương châm ứng xử của các bậc
nho sĩ phong kiến nhằm đề cao trí tuệ
của tầng lớp mình và hạ thấp những kẻ
võ biền Nhưng khi được AQ mượn
dùng, cái ý nghĩa đó lập tức bị cải hoá
AQ vốn không phải là người có trí tuệ,
lại cũng không phải là bậc quân tử làm
sao có thể đề cao chữ trí? Chỉ khi lâm
vào thế yếu, y mới viện dẫn lời đó ra,
lấy nó làm cái thuẫn để hoá giải nguy
hiểm Kẻ thù nếu có chút phong độ của
bậc quân tử thì sẽ tha cho y, bằng
không, nếu có đánh y, cứ theo khẩu khí
của y mà suy ra, thật không phải y
không đủ sức chọi lại mà chẳng qua y là
quân tử, không thích dùng võ lực còn kẻ
thù đang bắt nạt y chính là tiểu nhân
Và như vậy trong tinh thần, đường nào
AQ cũng thắng Tiếng cười châm biếm
vì vậy mà bật lên
Một biểu hiện nữa của lời văn giễu
nhại là tác giả dùng lời lẽ để tái hiện lại
một cách sinh động, chân thực và khách
quan một hiện tượng hay một thói tục
diễn ra ở ngoài xã hội nhưng thông qua
sự miêu tả ấy, người đọc dễ dàng nhận
thấy nụ cười châm biếm sâu cay mà
người viết giành cho đối tượng Trong
“AQ chính truyện”, Lỗ Tấn đã miêu tả
cảnh quân đội vây bắt AQ: “Một toán
lính, một đội tuần đinh, một đội cảnh
sát, năm tên mật thám, lẳng lặng đi về
làng Mùi, thừa lúc đêm tối mò mò, vây
kín lấy đền Thổ Cốc, lắp ngay mấy khẩu súng liên thanh chĩa mũi vào trong bóng đền Nhưng AQ không hề xông ra Một hồi khá lâu, trong đền vẫn
im phăng phắc, tuyệt không động tĩnh gì cả Viên lãnh binh sốt ruột phải treo hai vạn quan tiền thưởng, mới có hai chú tuần đinh mạo hiểm trèo tường vào Thế rồi trong ngoài hưởng ứng cùng nhau, toán quân thốc vào một loạt, tóm ngay được AQ Mãi đến khi bị lôi ra ngoài cửa đứng bên khẩu súng liên thanh, AQ mới tỉnh giấc” [3, tr 169] Thông qua việc miêu tả tỉ mỉ, kỹ lưỡng từng chi tiết cảnh vây bắt AQ, một kẻ cùng đinh tay không tấc sắt bằng một lực lượng quân đội hùng hậu, bằng món tiền thưởng hậu hĩnh, bằng sự mạo hiểm gắng gượng của lính tráng chúng ta mới thấy quân đội chỉ là những con rối, cảnh bắt người diễn ra như một trò hề
Sử dụng lời văn giễu nhại, tác giả
đã trút nhào những cái gì là nghiêm túc, lột cái vẻ ngoài hào nhoáng bề ngoài để trơ ra cái giả dối, cái lố bịch,
đáng cười.
Nói chung, Lỗ Tấn đã thông qua việc xây dựng cốt truyện, tính cách, tổ chức lời văn… để làm bật lên tiếng cười châm biếm, đả kích Nó có tác dụng xé toang mặt nạ bên ngoài, trưng ra bản chất xấu xa đích thực của các thế lực thống trị trong xã hội, kiên quyết đánh
đổ nó đồng thời còn thấm sâu, lan toả vào những con người mang liệt căn tính quốc dân, thức tỉnh họ Tiếng cười châm biếm của ông vì vậy trở thành một liều thuốc công hiệu thức tỉnh và cứu rỗi con người thoát khỏi sự tha hóa
Trang 8
trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIIi, số 1b-2009
Tài liệu tham khảo
[1] Bakhtin M, Những vấn đề thi pháp Đoxtoiepxki (người dịch: Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn), NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998
[2] Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999
[3] Lỗ Tấn, Tuyển tập truyện ngắn (người dịch: Trương Chính), NXB Văn học, Hà Nội, 2004 [4] Lương Duy Thứ, Lỗ Tấn tác phẩm và tư liệu, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1997
[5] Nguyễn Thanh Tú, Thi pháp truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan, NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001
Summary Satirical art of luxun in his initial period short stories
From the point of view that literature is a remedy to treat the disease and save people, in his stories, Luxun always has a sense of using the satirical smile to expose the “evil habits” of fellow-citizen, enlighten them to find a way to cure their diseases By pointing out the object choice and the art of language organization… we have initialy pointed out the satirical art in his first period short stories
(a) Khoa Ngữ văn, trường đại học Vinh