Đánh giá sau đào tạo

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực của công ty cổ phần parosy (Trang 32)

Kết quả của tất cả các khóa đào tạo phải được đánh giá vì năm mục tiêu

cơ bản sau đây:

1. Xác định liệu các chương trinh đào tạo có đạt được những mục tiêu

của nó hay không?

2. Xác định những điểm mạnh điểm yếu của quá trình đào tạo

3. Tính toán tỷ số chi phí. Lợi ích của chương trình đào tạo 4. Xác định nhũng ai thu lợi nhiều nhất trong khóa đào tạo

5. Thiết lập các cơ sở dữ liệu cho các khóa đào tạo tương lai.

Kết quả của chương trình đào tạo thường được phản ánh qua: Kết quả học; sự đánh giá của người học với chương trinh đào tạo; kết quả thực hiện công

việc sau đào tạo cùa học viên... Đe đo lường các kết quả trên, có thể dùng các

phương pháp như phỏng vấn, bảng câu hỏi, quan sát, thông qua giám sát kiểm tra

của cấp trên.

* Đánh giá từ phía giảng viên: Giảng viên đánh giá kết quả đào tạo thông qua các tiêu chí đánh giá sau:

- Mức độ nắm vững kiến thức được truyền thụ của các học viên

- Mức độ chuyên cần của học viên, mức độ tập trung chú ý, mức độ hiều bài của học viên trong quá trình học tập.

- Đánh giá giảng viên về chương trình đào tạo: Giảng viên có thể tham

gia đánh giá về công tác tổ chức phục vụ lớp học để giúp tổ chức thực hiện các

khóa đào tạo sau được hiệu quả hơn

* Đánh giá từ phía người quản lý lớp:

- Mức độ nghiêm túc của giảng viên trong quá trình giảng dạy.

- Mức độ nghiêm túc và nhiệt tinh của học viên trong quá trình học tập

* Đánh giá từ phía học viên: Sau khi kết thúc khóa học, học viên có thề

đánh giá thông qua các phiếu đánh giá về khâu tổ chức lớp, tài liệu học tập, nội

dung phương pháp giảng dạy, đê xuât và nhận xét khác...đê phục vụ cho việc điều chỉnh chương trình đào tạo.

Các chương trình đào tạo có thề được đánh giá theo nhiều phương pháp khác nhau. Một trong những phương pháp được sử dụng nhiều nhất là thiết kể

các phiếu điều tra đề nghị học viên nhận xét về khóa học khi kết thúc hay vào

một thời điểm nào đó thuận lợi trong khóa học. Đồng thời, công ty cũng có thể tổ

chức các hội nghị tổng kết lấy ý kiến của học viên, của cán bộ quản lý người vừa

được đi đào tạo, và cả của các cán bộ thực hiện các khóa học với tư cách là người giảng dạy. Đây là những thông tin phản hồi quan trọng về kết quả của khóa học,

và rút kinh nghiệm cho các khóa học lần sau.

1.4.5. Bố trí, sử dụng nhăn lực sau đào tạo

Mục tiêu cơ bản mà các tố chức thường đặt ra là tối đa hóa lợi ích của mình. Do vậy, khi các khoản chi phí cho việc đào tạo nhân viên, tổ chức mong muốn sử dụng có hiệu quả những nhân viên đã được đào tạo nó sẽ đem lại nhiều

lợi ích cho DN như: Tăng năng suất lao động, tạo ra sự hài lòng và sự cố gắng của người lao động...Đe sử dụng hiệu quả nhân lực sau đào tạo, tố chức cần luu

ý những vấn đề:

- Tạo cơ hội cho người lao động sử dụng kiến thức và kỹ năng đã

được đào tạo.

- Mở rộng công việc cho người lao động.

- Trao dần quyền tự chủ trong giải quyết công việc cho người lao động.

- Khuyến khích, động viên kịp thời người lao động khi thực hiện nhiệm

vụ mới.

- Tăng thù lao lao động cho người lao động xứng đáng với trinh độ mới.

1.4.6. Đánh giá hiệu quả công tác đào tạo trong doanh nghiệp

Đánh giá hiệu quả của chương trình đào tạo đó là việc kiếm tra xem sau khi đào tạo các học viên đã áp dụng các kiến thức đă học được vào trong thực tế để thực hiện cồng việc như thế nào? Hoặc có thể thống kê năng suất lao động, sự thuyên chuyển trong công việc...

Các phương pháp đánh giá được thực hiện gồm:

- Phân tích thực nghiệm: Chọn hai nhóm thực nghiệm, ghi lại kêt quả thực hiện công việc cúa mỗi nhóm lúc trước khi áp dụng chương trình đào tạo. Chọn một nhóm tham gia vào quá trình đào tạo, còn nhóm kia vẫn thực hiện

công việc bình thường. Sau thời gian đào tạo ghi lại kết quả thực hiện về cả số

lượng và chất lượng giữa hai nhóm: nhóm đã được đào tạo và nhóm không được đào tạo. Phân tích, so sánh kết quả thực hiện công việc giữa hai nhóm với chi phí

đào tạo sẽ cho phép xác định mức độ hiệu quả của chương trình đào tạo.

- Đánh giá hiệu quả đào tạo theo 4 vấn đề cơ bản:

+ Phản ứng: cần đánh giá phản ứng của học viên đối với chương trình

đào tạo. Họ có thích chương trình hay không? Nội dung chương trình có phù hợp

với nội dung công việc thực tế hay không?...

+ Học tập: Kiếm tra xem các học viên đã nắm vững những nguyên tắc, kỹ năng, các vấn đề theo yêu cầu của khoá đào tạo chưa?

+ Hành vi: hành vi của người được đào tạo có thay đổi gì do kết quả

tham dự khoá học hay không?

+ Kết quả: Đây là vấn đề cơ bản, quan trọng nhất. Kết của cuối cùng của học viên có đạt được mục tiêu đào tạo hay không?

- Kiểm tra chỉ số ROI: Tỉ lệ hoàn vốn trong đầu tư, ROI, được dùng đo

lường đánh giá kết quả đào tạo nhân viên hiệu quả. Đe đánh giá kết quả đào tạo,

đánh giá ROI thu lời được bao nhiều tù’ chương trinh đào tạo hãy tập trung vào: + Học phí khóa học

+ Chi phí cơ sở hạ tầng

+ Tiền lương nhân viên tính trong phí khóa học

+ Đo lường hiệu quả cải thiện kinh doanh (tỷ lệ chuyển đổi điện thoại thành đơn hàng, trước và sau khi đào tạo nhân viên).

+ Xem xét lợi ích tài chính dài hạn khi đầu tư đào tạo trực tuyến (3

tháng, 6 tháng, 1 năm,...)

+ Lợi nhuận ròng / Chi phí = Lợi tức đầu tư (ROI)

1.5. Các nhân tô ảnh hưởng đên công tác đào tạo nguôn nhân lực trong DN

1.5.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

s Mục tiêu, chiến lược, chính sách của DN

Mỗi công ty sè đề ra một chính sách riêng đối với đào tạo NNL phù hợp với chiến lược SXKD. Nếu chiến lược của công ty là mở rộng thêm phạm vi và lĩnh vực SXKD thì nhu cầu về đào tạo NNL là tất yếu. Công ty sẽ phải có chính

sách đào tạo NNL phù hợp để có được lực lượng lao động phù hợp với chiến lược kinh doanh đề ra. Bên cạnh đó, mỗi công ty cũng sẽ tự xây dụng cho mình những chính sách về đào tạo riêng phù hợp với đặc điếm của công ty.

Các chính sách này là kim chi nam chứ không phải là là luật lệ cứng nhắc.

Trường hợp công ty có chính sách đào tạo vừa đủ để NLĐ làm tốt công việc của

mình thi đào tạo sẽ dừng lại ở mức độ đáp úng nhu cầu của công ty và một phần nhu cầu cùa NLĐ. Nếu công ty khuyến khích và thực hiện chính sách hỗ trợ

NLĐ thực • • hiện các khóa đào tạo bổ• • trợ để NLĐ phát triển hơn1 nữa về kiến thức

chuyên môn ngoài phạm vi công việc hiện tại của NLĐ thì hoạt động đào tạo sè trở nên phong phú hơn.

J Quy mô, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp

Quy mô của doanh nghiệp càng lớn thì công tác đào tạo của doanh nghiệp

càng phức tạp và ngược lại. Cơ cấu tổ chức càng đơn giản thì việc ra quyết định

càng nhanh chóng, sự trao đối thông tin thuận lợi và mức độ gán kết các bộ phận

càng cao. Ngược lại, tổ chức bộ máy càng cồng kềnh, phức tạp thì quản lý càng

khó, dẫn đến trong công tác đào tạo tiến trình đào tạo sẽ khó thực hiện một cách đồng bộ và linh hoạt. Ngoài ra sự thay đổi cơ cấu tổ chức cũng ảnh hưởng đến

nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp.

Thông thường, quy mô doanh nghiệp cũng tác động lớn tới công tác đào

tạo vì các công ty vừa và nhở hiện nay chưa chú trọng tới vấn đề đào tạo nhân lực một cách hợp lý do điều kiện tài chính không cho phép, lĩnh vực kinh doanh hẹp, khả năng điều động lao động đi học khó khăn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp

càng lớn thì càng đòi hỏi phải có đội ngũ nhân viên làm việc chuyên nghiệp hơn

và việc đào tạo cũng được mở rộng và nâng cao, các khoá đào tạo sẽ sử dụng nhũng phương pháp hiện đại và tốn kém hơn, người lao động sau đào tạo cũng có

cơ hội được nắm giữ những chức vụ quan trọng và lợi ích kinh tế lớn hơn.

J Kinh phí dành cho đào tạo

Khả nãng tài chính của DN ảnh hưởng rõ rệt đến việc thực hiện các hoạt

động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Để có được một chương trình đào tạo chất lượng cần phải có một nguồn kinh phí dồi dào. Với một nguồn kinh phí hạn

hẹp dành cho đào tạo sẽ ảnh hưởng đến cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo, chất

lượng giáo viên, phương tiện hỗ trợ cho đào tạo, tài liệu đào tạo... tác động không tốt đến tâm lý của người học. Ngược lại, với môi trường học tập không

thuận lợi, thiếu thốn sẽ ảnh hưởng tới kết quả học tập của người học, không

khuyến khích được hoạt động đào tạo phát triển.

V Chất lượng NNL hiện tại cùa DN

NNL trong công ty bao gồm toàn bộ những NLĐ làm việc trong công ty.

Nếu trình độ hiện tại của NNL trong công ty không đáp ứng tốt yêu cầu của công

việc thì DN buộc phải đào tạo lại. Còn nếu NNL của DN đã đáp ứng được thì

DN nên có kế hoạch đào nâng cao hay đào tạo mới. Nếu năng lực và trình độ của

NNL trong DN càng cao, khả năng hoàn thành công việc tốt thì yêu cầu đào tạo

ít được đặt ra với doanh nghiệp.

V Bộ phận phụ trách đào tạo NNL

Con người bao giờ cũng là yếu tố quan trọng trong tổ chức, mọi hoạt động

cùa tố chức chỉ hoạt động khi có con người, việc đào tạo NNL cũng vậy. Doanh nghiệp cần có một bộ phận chuyên trách về đào tạo NNL có chuyên môn giỏi để

có đủ khả năng hoạch định, đưa ra các chiến lược, phương pháp đào tạo hiệu quả. Nếu đội ngũ chuyên trách không được đào tạo đúng chuyên ngành hoặc kinh

nghiệm còn ít sẽ tác động xấu tới hiệu quả hoạt động của công tác này. Nhìn chung, tuỳ thuộc vào trình độ của đội ngũ làm đào tạo mà đào tạo NNL của DN

có được tiến hành một cách quy củ và có hiệu quả hay không.

s Điều kiện cơ sở vật chất và công nghệ cho đào tạo NNL

Điều kiện cơ sở vật chất và công nghệ ảnh hưởng rất lớn đến công tác đào

tạo NNL trong doanh nghiệp. Công tác phát triển con người tạo các công ty đòi hỏi phải dựa trên nền tảng là điều kiện cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ đào tạo. Các chương trình và phương pháp đào tạo phải ngày càng bắt kịp với các tiến bộ khoa học, không chỉ là đào tạo tại chỗ theo cách truyền thống mà còn phải có các phương tiện hỗ trợ các chương trình đào tạo như radio, máy tính...

Bởi vậy khi điều kiện cơ sở vật chất và công nghệ được đảm bảo thi công tác này

mới tiến hành một cách có hiệu quả và ngược lại.

1.5.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

s Hệ thống GD&ĐTxã hội

Hệ thống GD&ĐT xã hội quyết định chính tới chất lượng đầu vào của NNL trong DN. Một xà hội có hệ thống giáo dục và đào tạo tốt thì nguồng nhân

lực sẽ có chất lượng tốt, giảm đi chi phí đào tạo trong DN. Một xã hội có hệ thống giáo dục và đào tạo kém thì chất lượng nguồn nhân lực kém dẫn đến chi

phí cần chi cho công tác đào tạo NNL tàng lên.

J Văn hóa vùng miền nơi doanh nghiệp đang hoạt động

Trong bất cứ hoàn cảnh nào, yếu tố văn hóa luôn có sự ảnh hưởng đáng kể đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu dài trên một khu vực cần phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng để đưa ra cách thức sản xuất, chiến lược kinh doanh phù hợp đảm bảo lâu

dài. Điều đó cũng đặt ra yêu cầu cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cần phải có những điều chỉnh trong việc đào tạo cho nhân viên nắm bắt được yếu tố văn hóa từng vùng, khu vực khác nhau, từ đó có những kỹ năng phù hợp.

s Khách hàng

Đối với bất kì một doanh nghiệp, để tồn tại và phát triển đòi hỏi cần phải bán được sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp minh. Điều đó đồng nghĩa với việc

làm thế nào đê tăng thị phần khách hàng của tổ chức. Một trở ngại đặt ra với các công ty trong thời điểm nền kinh tế hiện nay đó là đòi hởi của khách hàng đối với

loại hình dịch vụ mà họ sử dụng ngày càng cao và khắt khe cả về chất lượng lẫn

hình thức.

Để cải thiện chất lượng sản phẩm dịch vụ của công ty, chất lượng lao động cũng phải ngày được nâng cao, người lao động phải được cập nhật các kiến thức,

kỷ năng mới phù hợp với môi trường hiện tại. Điều đó đồng nghĩa với việc nâng

cao chất lượng các khóa đào tạo, bồi dưỡng tay nghề cho nhân viên, nhằm cải thiện chất lượng công việc, nâng cao khả năng tay nghề cho người lao động.

s Đối thủ cạnh tranh

Những DN có môi trường làm việc tốt, chính sách nhân sự tốt trong đó chú trọng chất và lượng cùa công tác đào tạo luôn thu hút được nguồn lao động

họp lý, chất lượng cao. Trong môi trường cạnh tranh hiện nay, NLĐ sè có xu hướng chuyến sang những DN khác mở ra cho họ cơ hội thăng tiến, học tập, đào tạo tốt hơn thậm chí là đối thủ cạnh tranh của DN họ đang làm việc.

s Thị trường lao động

Thị trường lao động được đặc trưng bởi số lượng và chất lượng lao động. Với một thị trường lao động mà có số lao động nhiều hay có chất lượng lao động

tốt thì doanh nghiệp sè có nhiều cơ hội để tuyển chọn được người lao động phù họp với yêu cầu của doanh nghiệp mình mà chỉ phải tốn ít chi phí để đào tạo lại.

Đồng thời nếu doanh nghiệp tuyển được đội ngũ có chất lượng thì công tác đào

tạo của doanh nghiệp sẽ có hiệu quả cao vì bản thân họ đã là những người có chuyên môn mà khả năng nắm bắt tốt. Ngược lại nếu thị trường lao động có chất lượng kém hay số lượng lao động ít thì việc tuyển dụng của doanh nghiệp sẽ gặp

khó khăn và công tác đào tạo sẽ tốn nhiều chi phí và thời gian đế đào tạo mới cũng như là đào tạo lại.

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu

2.1 Thiết kế quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu gồm 03 bước:

Bước 1:

Xác định vân đê và mục tiêu nghiên cúu

■ Tổng quan tình hình nghiên cứu, xác định khoảng trống nghiên cứu

■ Xác định mục tiêu nghiên cứu

■ Xác định lý luận về đạo tạo nguồn

nhân lực trong công ty

■ Lựa chọn phương pháp nghiên cứu là phương pháp định tính, định lượng

■ Tiến hành điều tra qua bảng hỏi các đối tượng liên quan

■ Tổng hợp và phân tích thông tin đã

khảo sát về thực trạng chất lượng

của công tác đào tạo cho công nhân và nhân viên của CÔNG TY CP PAROSY

■ Phân tích, đánh giá thực trạng công tác đào tạo

■ Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện công

tác đào tạo trong Công ty CP Parosy

Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu

2.2. Lựa chọn phương pháp nghiên cứu và thu thập thông tin 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực của công ty cổ phần parosy (Trang 32)