17 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đạihọc Huế, Số 23, 2004 VỀGIÁTRỊNGHỆTHUẬTSỰGẶPGỠGIỮAQUANĐIỂMVĂNNGHỆCỦAHẢITRIỀUVỚILÝTHUYẾTTIẾPNHẬNHIỆNĐẠI Trần Thái Học Trường ĐạihọcSư phạm, Đạihọc Huế Đến nay, vấn đề giátrịnghệthuật không còn là vấn đề thời sự được nhiều người trong giới phê bình quan tâm bàn cãi. Sự lắng lại trong không khí phê bình vềvấn đề này, vốn đã trải qua một thời kì tranh luận sôi nổi kéo dài hàng chục năm trên văn đàn gắn liền với những quanđiểm triết học và mỹ học khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Lịch sửvănhọc Việt Nam còn ghi nhớ cuộc phê bình luận chiến về duy tâm và duy vật, vềnghệthuật vị nghệthuật và nghệthuật vị nhân sinh (*) diễn ra cách đây 70 năm về trước. Đó là lúc vănhọc nước ta chuyển qua một bước ngoặt vớisự xuất hiện hàng loạt sáng tác của các nhà văn đã có những cách tân táo bạo so với những kinh nghiệm nghệthuật truyền thống, nhất là trong lĩnh vực thơ ca và tiểu thuyết. Và cùng với sáng tác, là sự xuất hiệncủa những nhà phê bình 18 đồng quanđiểm tư tưởng - xã hội và quanđiểm thẩm mỹ đã đóng vai trò tiên phong phát ngôn cho một hệ thống nguyên tắc sáng tạo mới. Họ bác bỏ những nguyên tắc đã và đang sáng tạo mà họ cho đã lỗi thời, phi nghệthuật để đi đến một tuyên ngôn dường như thống nhất “văn chương là văn chương” “nghệ thuật vị nghệ thuật”. Đó cũng là lúc bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều sáng tác của các nhà văn theo khuynh hướng “tả thực” đi sâu phản ánh thực trạng của xã hội, qua đó mà phơi bày sự bất công, đen tối của chế độ thực dân nửa phong kiến. Đặc biệt, kế thừa truyền thống văn thơ yêu nước đầu thế kỷ, cũng đến những năm 30 của thế kỷ XX, sáng tác của những nhà văn cách mạng đã tập trung phản ánh về những vấn đề nóng hổi, bức xúc của đời sống xã hội trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế và văn hóa, giáo dục lòng yêu nước và tinh thần đấu tranh củaquần chúng nhân dân lao động chống thực dân và phong kiến. Bảovệ và khẳng định giátrịcủa sáng tác vănhọc theo khuynh hướng “tả thực”, nhất là “tả thực xã hội”, các nhà phê bình đứng trên quanđiểm ”nghệ thuật vị nhân sinh” đã kịch liệt phê phán quanđiểm “nghệ thuật vị nghệ thuật” đòi tách vănhọc ra khỏi cuộc sống chính trị - xã hội, coi nghệthuật là cứu cánh của sáng tạo nghệ thuật. Nổi bật trong số đó là HảiTriều - nhà phê bình tiên phong của Đảng trên mặt trận văn nghệ. Đánh giá vai trò củaHảiTriều trong cuộc bút chiến với phái “nghệ thuật vị nghệ thuật”, đồng chí Trường Chinh đã khẳng định: ”Công lao của đồng chí HảiTriều đáng cho chúng ta ghi nhớ. Cố nhiên với trình độ ngày nay nếu ta xem lại những bài ấy có thể ta thấy còn sơ lược. Nhưng ở trình độ và hoàn cảnh xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, trong những cuộc bút chiến có những bài như đồng chí HảiTriều là xuất sắc. (nhấn mạnh T.T.H). Những bài đó trên một mức độ nhất định đã làm sáng tỏ quanđiểm giai cấp của Đảng trong văn học, nghệ thuật”.[2- 156] 19 Đứng trên quanđiểm lịch sử, đồng chí Trường Chinh đã đánh giá đúng mực về những đóng góp củaHảiTriều không chỉ thể hiện trong lĩnh vực văn nghệ, mà ngay trong lĩnh vực triết học, chính trị, xét ra cũng như vậy. Sau này, khi triết học và lý luận vănhọc mác xít đã trở thành tư tưởng chính thống, công khai phát huy ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội và nghệthuật thì nhìn lại những quanđiểmcủaHảiTriều trước đó mới chỉ là những nhân tố và không tránh khỏi đôi chỗ “sơ lược”, nhưng xét trong hoàn cảnh lịch sử - cụ thể của xã hội nước ta vào những năm 30 cuả thế kỷ XX, khi mà việc dịch thuật và truyền bá chủ nghĩa Mác trong điều kiện tư liệu còn hết sức hạn chế, việc vận dụng thế giới quan vô sản và quanđiểmcủa Đảng vào phê bình vănnghệ luôn bị chế độ cũ kiểm duyệt một cách khắt khe thì những bài viết về triết học và vănhọccủaHảiTriều lúc đó quả là những đóng góp xuất sắc. Ngày nay đọc lại di sản lí luận vănnghệcủaHải Triều, bên cạnh những vấn đề còn giữ nguyên giátrị cần được kế thừa và phát triển, cũng có những vấn đề cần đổi mới vềquanđiểm và nhận thức cho phù hợp vớisự đổi mới của thời đại và thực tiễn văn học. Sự kế thừa và đổi mới, đó là lẽ thường và hiển nhiên. Nhưng nhìn chung, những gì mà HảiTriều đã bàn vềnghệthuật cách đây hơn nửa thế kỷ về trước, từ nguồn gốc, bản chất, quy luật phát triển củanghệthuật đến đặc trưng và chức năng xã hội của nó, từ vấn đề tự do sáng tác củanghệ sĩ đến nội dung và hình thức của tác phẩm, từ khuynh hướng sáng tác đến lập trường, quanđiểm trong phê bình đánh giánghệthuật ”về cơ bản là đúng đắn và là những viên ngọc quý trong kho tàng vănnghệcủa nước ta, đáng được chúng ta trân trọng nghiên cứu”.[1-9] Nói vềgiátrịnghệthuật mà tập trung chủ yếu ở chỉnh thể tác phẩm, mãi đến nửa sau của thế kỷ XX, do sự tác động mạnh mẽ của đời sống vănhọc và ảnh hưởng củalýthuyếttiếpnhậnhiệnđại mà các nhà phê bình nước ta mới quan tâm nghiêncứu một cách có hệ thống. Còn trước đó mấy chục năm, xung quanh vấn đề này, ít nhiều chúng ta đã tìm thấy trong những ý kiến đánh giá và luận giải củaHảiTriều đáng để ghi nhận. 20 Trước hết, giátrịcủanghệthuật được HảiTriều nhìn nhận bắt đầu từ khâu sáng tác, nhưng không coi mọi sáng tác đều tạo nên giá trị. Sáng tác có giátrị hay không - theo ông, là ở chỗ nhà văn có xuất phát từ một quan niệm đúng hay không vềnghệ thuật. Vì vậy liên quan đến vấn đề này, các cuộc luận chiến củaHảiTriềuvới Phan Khôi để bảovệ đến cùng tính khoahọccủa ”duy vật biện chứng pháp” là vì mục đích lấy đó làm chỗ dựa tư tưởng nhằm xác lập và khẳng định một quan niệm đúng đắn vềnghệthuật do ông khởi xướng nghệthuật vị nhân sinh. Viết trên báo Trung Kỳ (1935), sau khi đã chỉ trích ý kiến của những người cho rằng: ”làm nghệthuật là vì nghệ thuật, làm nghệthuật để mà chơi, để cho đẹp”, HảiTriều nói: ”Tôi hết sức chỉ cho họ thấy cái phát nguyên củanghệthuật là trong sự sống ( ). Nghệthuật là vì nhân sinh chứ không bao giờ có cái nghệthuật vì nghệ thuật.”[1-30] Trên cơ sở một quanđiểm như vậy, yêu cầu đặt ra với nhà văn trước khi cầm bút là “sống phải sống cái vĩ đạicủanhân dân, phải cảm cái cảm sâu sắc củađại chúng, phải chiến đấu trong cái chiến đấu anh dũng của dân tộc”[1-99] để khám phá, nhận thức và sáng tạo. Đây là cơ sở thực tiễn để hình thành khuynh hướng “tả thực xã hội”, là điều kiện để sáng tác tạo nên những giátrịnghệ thuật. Tuy nhiên, giátrịnghệthuật không chỉ dừng lại ở trách nhiệm và thái độ sống của nhà văn, càng không chỉ đọng lại ở quanđiểmcủa nhà vănvềnghệthuật mà phải được thể hiện qua sáng tác bằng chính tác phẩm. Mỗi khi đã đứng trên quanđiểm “nghệ thuật vị nhân sinh” để sáng tác, mặc nhiên, nhà văn đã gắn việc sáng tác với đời sống xã hội, hướng sự phản ánh vào cuộc đời lầm than của những người nghèo khổ, vào hiện thực đấu tranh cách mạng củanhân dân và dân tộc. Nhà văn hóa thân vào tác phẩm không còn là cái tôi cô lập mà đã hòa chung trong cái ta của đồng loại, giai cấp để cảm và nghĩ vềhiện thực. Trên báo Trung Kỳ (1935) HảiTriều vạch rõ: ”Phái nghệthuật vị nghệthuật tưởng lầm rằng tình cảm trong nghệthuật là cái sản vật của từng cá nhân mà thôi. Trong khi họ viết một cuốn sách, làm một bài thơ, họ nghĩ rằng đó là họ phát biểu cái bản ngã của 21 họ ( ). Có thế mà mới dám chủ trương cái sản vật của họ làm ra là chỉ vì nó và làm ra không cần phải hỏi làm ra để làm gì ?“ [1-34]. Ông nói:”Nghệ thuật là cái hệ thống của tình cảm diễn thành ra hình ảnh. Mà cái tình cảm trong nghệthuật không xuất phát ở một cá nhân nào cả, mà chính là ở cái tổng hợp (synthèse) của những cái tình cảm giữa xã hội. Nhà nghệ sĩ khi diễn đạt cái tình cảm ấy lên trên mặt giấy hay trên tấm đá là cố ý để cho mọi người xem tới cũng đồng mối liên cảm theo (nhấn mạnh T.T.H)”. Như vậy, sáng tác của nhà văn không phải là tùy hứng, vu vơ mà xuất phát từ ý đồ, mục đích trong mối liên hệ với độc giả qua tác phẩm. Chính độc giả là nơi tập trung nhu cầu xã hội đối với nhà văn, là đối tượng luôn đòi hỏi trông chờ nhà văn qua tác phẩm. Về mặt này, ý kiến củaHảiTriều trên Tiểu thuyết thứ 7 số 62 (1935) đã chứng tỏ một sựnhận thức rất rõ: ”Giữa sự sống vất vả và gian khổ đầy những mâu thuẫn của xã hội ngày nay người ta đang ước ao về mặt tinh thần, đọc được những tác phẩm có thể diễn dịch được nỗi lòng của họ. Cái buồn, cái vui, cái giận, cái tiếc, cái thương, cái mơ ước ( ) cũng cứ tô vẽ ra cho họ bằng những câu văn chân thật, cứng cỏi, mạnh bạo. Họ không cần những lời văn hoa mỹ điêu toa. Họ ưa những thể văn bình dị mà thiết thực”[1-27]. Nghĩa là, phải xuất phát từ yêu cầu của độc giả cả về nội dung và hình thức, cả về tư tưởng và nghệthuật để nhà văn chọn viết cái gì và viết như thế nào nhằm phát huy được hiệu quả của sáng tác. Mối liên hệ giữa nhà vănvới độc giả, và ngược lại, giữa độc giảvới nhà văn là mối liên hệ hai chiều trong quá trình giao tế văn học. Không đợi đến khi tác phẩm ra đời mà ngay trong quá trình sáng tác, độc giả đã trở thành người bạn đồng hành của nhà văn, ám ảnh, thôi thúc và định hướng nhà văn cầm bút. Chỉ có những nhà văn chân chính mới đồng hành với độc giả chân chính; sáng tác của họ mới “biểu hiện được cái tình cảm tư tưởng phổ biến của số đông người trong một thời đại”[1-34] như HảiTriều nói, và do đó mới có thể tạo ra những giátrịnghệthuật đích thực. Dĩ nhiên dù sáng tác có tạo ra được giátrịnghệ thuật, thì đó cũng mới chỉ là giátrị ổn định, trong thế khả năng. Nó sẽ mãi mãi mất đi ý nghĩa nếu chỉ 22 khuôn lại trong phạm vi sáng tác mà không được độc giả thưởng thức, tiếp nhận. Mác nói: ”Chỉ có sử dụng mới hoàn tất hành động sản xuất, mang lại cho sản phẩm một sự trọn vẹn với tư cách là sản phẩm” (chuyển dẫn) [4-331]. Những người theo phái “nghệ thuật vị nghệ thuật” do không hiểu điều này hoặc cố tình phớt lờ để bảovệ cho quan niệm của mình nên đã bị HảiTriều thẳng thắn chỉ trích. Trên báo Trung Kỳ số 1 và số 4 (1935), HảiTriều vạch rõ: ”Nhà nghệ sĩ duy tâm đã cho rằng làm nghệthuật chỉ là vì nghệ thuật. Vì nghệthuật có giátrị vốn có của nó (savaleur in trinsèque). Họ không cần sự phẩm bình của dư luận, sự thưởng thức của công chúng, tự nó đã có sẵn một giátrịgiátrị cố hữu của nó” [1-35]. Đối lập vớiquan niệm đó, trên báo Tin văn số 6 (1935), ông khẳng định: ”Cái giátrịcủa một tác phẩm và nghệthuật không phải tự nó sẵn có mà chính là ở chỗ bình phẩm của xã hội“. Sáng tác vănhọc đươc HảiTriều nhìn nhận như một sản phẩm của ”sản xuất” tinh thần, nếu tac phẩm được viết ra không được độc giảtiếpnhận thì cùng lắm như một kỹ vật, sáng tác sẽ trở nên vô nghĩa và tác phẩm cũng dễ bị lãng quên. Chính khâu tiếpnhậncủa độc giả đã làm cho giátrịnghệthuậtcủa tác phẩm từ khả năng mà trở thành hiện thực, từ ổn định mà trở nên biến đổi; mục đích giao tiếpgiữa nhà vănvới bạn đọc mới được thực hiện. Ông nói: ”Ví thử nhà thi sĩ viết ra cuốn sách rồi bỏ vào rương khóa lại đến khi chết đem xuống đất thì dầu ông ấy muốn cho tác phẩm của ông có giátrị cố hữu, ta cũng chã nói làm gì. Bên này thì ông viết ra ngâm chán rồi lại muốn đưa ra cho xã hội biết, tất cũng như cái mũ đưa ra giữa thị trường vậy thôi. Nó cũng tùy theo sự nhu yếu, sựsử dụng, sự thiếu thốn, sự thời thượng của mỗi giai cấp, mỗi thời gian, mỗi không gian mà quyết định cái giá cho tập sách của thi sĩ”[1-35]. Như vậy, giátrịnghệthuật được HảiTriều xem xét không những trong mối liên hệ hữu cơ giữa sáng tác và tiếp nhận, mà ngay trong tiếp nhận, việc định giá đối với sáng tác qua tác phẩm - theo ông, còn do độc giả quyết định vớisự chi phối của những yếu tố vừa mang tính chủ quan, vừa khách quan. Đó là yêu cầu của mỗi người, nhưng gắn bó không tách rời với giai cấp là lập trường, 23 quan điểm, với thời gian, không gian là thời đại và hoàn cảnh lịch sử xã hội. Đã có lần ông khẳng định:”Cái giácủanghệthuật trong xã hội này chỉ tương đối và hữu hạn mà thôi. Vì nghệthuật đối với giai cấp này, thời đại này, xứ sở này thì cho là có giá trị, đối với giai cấp khác, thời đại khác, xứ sở khác thì chả ra gì”[1- 34]. Ý kiến củaHảiTriều tuy chưa được triển khai một cách đầy đủ và cụ thể, nhưng trong nội dung cốt lõi của nó đã chứng tỏ một cái nhìn đúng đắn và sâu sắc của ông về một phương diện nữa củatiếp nhận. Đó là sự quy định của xã hội và văn hóa - lịch sử đối với việc đánh giágiátrịnghệ thuật, mà sau này, các nhà nghiêncứutiếpnhậnhiệnđại ở nước ta đã có dịp phân tích và chứng minh một cách sáng tỏ, có hệ thống. Như vậy không đợi đến những năm 70 của thế kỷ trước, ở ta mới có người đề xuất “xem xét giátrịnghệthuật liên quan đến phạm vi thưởng thức tác phẩm của độc giả“ - như một nhà phê bình đã nhận định, mà sớm hơn, cách đó 40 năm trước, xung quanh vềvấn đề này, trong quanđiểmvănnghệcủaHảiTriều đã có nhiều ý kiến đặt cơ sở nền tảng. Giátrị di sản tư tưởng văn hóa củaHảiTriều được khẳng định trên nhiều lĩnh vực. Chỉ kể riêng ở lĩnh vực văn nghệ, đóng góp của ông về một phương diện cụ thể như vậy đã xuất sắc mà trước đó chưa ai có được. (**) Chú thích: (*) Đại diện cho phái “nghệ thuật vị nghệ thuật” có Thiếu Sơn, Hoài Thanh còn đại diện cho phái “nghệ thuật vị nhân sinh” có Hải Triều, Hải Thanh, Hải Vân, Bùi Công Trừng (**) “ Khi xét công lao lịch sử, người ta không căn cứ và chỗ là các nhà hoạt động lịch sử đã không cống hiến được gì so với nhu cầu của thời đạicủa chúng ta, mà căn cứ vào chỗ họ đã cống hiến được gì mới so với các bậc tiền bối của họ “ (Lênin vềvăn hóa văn học, nxb vănhọc (1977), trang 194. 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. HảiTriềuvềvănhọcnghệ thuật. Nxb văn học, H.(1969). 2. Trường Chinh vềvăn hóa và nghệ thuật. T1. Nxb văn học, H. (1986). 3. Trường Chinh vềvăn hóa và nghệ thuật. T2. Nxb văn học, H. (1986). 4. Lý luận văn học, Nhiều tác giả, Nxb Giáo dục, H. (1986). ABOUT THE VALUE OF ART - THE MEETTING BETWEEN HAITRIEU ‘S POINT OF VIEW ON ART AND THE MODERN APPROACHING THEORY Tran Thai Hoc. College of Pedagogy, Hue University SUMMARY Composing only creates the value of art in the tendency of potentiality and stability. This value will come true and change constantly only if the readers welcome the works. It’s the readers with personal and social factors that form the foundation to determine the assessment results of the art value of the works. In this field, Hai Trieu’s point of view on art meets the modern approaching theory. . CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 23, 2004 VỀ GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT SỰ GẶP GỠ GIỮA QUAN ĐIỂM VĂN NGHỆ CỦA HẢI TRIỀU VỚI LÝ THUYẾT TIẾP NHẬN HIỆN ĐẠI Trần Thái Học Trường Đại học Sư phạm, Đại. 1. Hải Triều về văn học nghệ thuật. Nxb văn học, H.(1969). 2. Trường Chinh về văn hóa và nghệ thuật. T1. Nxb văn học, H. (1986). 3. Trường Chinh về văn hóa và nghệ thuật. T2. Nxb văn học, . sắc của ông về một phương diện nữa của tiếp nhận. Đó là sự quy định của xã hội và văn hóa - lịch sử đối với việc đánh giá giá trị nghệ thuật, mà sau này, các nhà nghiên cứu tiếp nhận hiện đại