Ngôn ngữ giàu tính triết lí:

Một phần của tài liệu báo cáo đề tài sự tha hóa của con người trong sáng tác của nam cao trước 1945 (Trang 25 - 30)

Đi tìm triết lí sống tức là tự đặt ra nhiều câu hỏi cho chính bản thân mình, từ lối suy nghĩ đến cách sống, tự mình soi xét lại cuộc sống của chính mình, soi xét lại cách nhìn của mình đối với xã hội và cả những gì xã hội đem đến cho mình. Từ đó bộc lộ những quan điểm về con người và cuộc sống. Ở phương Đông, người ta phải đối mặt với những giới hạn của cuộc sống. Đó là những giới hạn của con người. Triết lí Trung Hoa cho rằng con người không thể đạt đến chỗ toàn hảo. Thế nhưng, ta có thể đối diện với những khiếm khuyết của mình và chấp nhận những giới hạn trong cuộc sống của mình. Đó là sự đấu tranh không ngừng giữa cái thiện và cái ác trong chính bản thân của con người. Cái khó là phải làm sao làm chủ được hành động của mình. Nhiều khi sự thất vọng giúp cho người ta vươn lên thành công hơn, mặt khác chúng ta cần sự thất vọng và cần bị thất vọng để đạt được một số điều mà bình thường chúng ta không thể làm được.

Với sáng tác của Nam Cao, ông luôn thể hiện xu hướng triết lý từ những vấn đề bình thường trong cuộc sống để đúc kết, đào xới, lật đi lật lại các sự việc, nhằm rút ra những kinh nghiệm, bài học có ý nghĩa rất bổ ích. Có những triết lý dù là chủ quan nhưng lại gần với chân lý vì nó khái quát được những sự thật phổ biến và nó luôn nhận được sự đồng tình của nhiều người. Nhưng không không hoàn toàn do con người muốn thế mà chính lối sống lầm than đã làm cho con người ích kỷ và tàn nhẫn với nhau. Cách lập luận của nhân vật có tính bắc cầu, đan xen với nhau tạo nên sự chặt chẽ, mạch lạc làm rõ tính cách của con người, cơ sở hình thành các tính cách ấy và biểu hiện của nó. Nhân vật Thứ – người nói thay, nói hộ cho tác giả bằng những trải nghiệm trong cuộc sống. Vì thế những triết lý của Nam Cao rất giàu tính văn chương.

Có thể nói, “Sống mòn” là tác phẩm đúc kết nhiều triết lý sống nhất xoay quanh nhân vật Thứ– người luôn có nhiều suy nghiệm về cuộc sống. Thứ đứng ở nhiều vị trí để quan sát diễn biến của cuộc sống bản thân và mọi người. Có khi anh đứng ở ngoài xem xét rồi rút ra kết luận, cũng có lúc anh đứng ở vị trí nhân vật mà tự thuật. Có, luôn suy nghĩ, trăn trở về nghệ thuật và cuộc sống, rồi khái quát thành những triết lý sâu sắc như một quan niệm về văn chương. “Văn chương không cần những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”.

Quan niệm trên như một tuyên ngôn nghệ thuật sâu sắc. Nói như thế, không phải những người ở lại không có cái mới để viết, mà chỉ những người đi xa mới có. Tuy nhiên, tác giả muốn kêu gọi mọi người lên xây dựng Tây Bắc, nơi đó không chỉ có người nông dân, người lính mà còn có cả người nghệ sĩ và nơi đó sẽ có nhiều nguồn để sáng tạo nghệ thuật.

Đối với văn chương nghệ thuật là như vậy, còn đối với con người thì sao? Nam Cao đã đưa ra triết lý về kẻ mạnh và kẻ yếu giàu tính nhân văn sâu sắc. Quan niệm này đã đánh đổ lý luận về kẻ mạnh và kẻ yếu trước đây như “ lớn ăn cá bé”. Có lẽ, về thực tế thì triết lý trên khó thực hiện đồng bộ, bởi ít có kẻ mạnh giúp đỡ kẻ yếu mà đa phần kẻ mạnh ức hiếp, bóc lột kẻ yếu. Thế nên, một quan điểm mạnh mẽ, khẳng khái như vậy phủ nhận tính ích kỷ của kẻ mạnh mà đề cao lòng nhân ái của họ. Họ sẽ được ca ngợi, được biểu dương nếu họ biết sống chia sẽ, nâng đỡ những người nghèo khó, cơ hàn. “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỷ. Kẻ mạnh là kẻ giúp đỡ kẻ khác lên trên đôi vai của mình. Vả lại, hèn biết bao là thằng con trai không nuôi nỗi vợ con còn mong làm nên trò gì nữa?”

Rồi một người đàn ông xuất hiện làm chúng rụt rè, tránh né. Đó chính là chồng chị, bỏ chị cùng hai đứa con thơ lấy một người đàn bà khác, bà ta có tiền,

kiếm cho y một công việc .Cuộc sống chỉ thật sự có ý nghĩa khi ta giải quyết được cái nghèo, cái đói. Bởi miếng ăn sẽ kiềm hãm mơ ước của con người. Cuộc sống với gánh nặng cơm áo gạo tiền ghì con người sát đất. Còn với Nhu trong “Ở hiền”, đời sống luôn tồn tại những bất công, những nghịch lý, không hoàn toàn đúng theo quan niệm xưa “Ở hiền gặp lành”, nên “Nhu tự hỏi rằng: tại sao trên đời này, lại có nhiều sự bất công đến thế? Tại sao ở hiền không phải bao giờ cũng gặp lành? Tại sao những kẻ hay nhịn, hay nhường thì thường thường lại chẳng được ai nhịn, nhường mình; còn những kẻ thành công hầu hết lại là những người rất tham lam, chẳng biết nhịn nhường ai, nhiều khi lại xảo trá, lọc lừa và tàn nhẫn, nhất là tàn nhẫn. Cái làm Nhu băn khoăn, trăn trở là triết lý “ hiền gặp lành” không còn giá trị mà ngược lại những kẻ xảo trá, tham lam, lừa lọc, tàn nhẫn, chẳng nhường nhịn ai lại là những kẻ thành công. Có lẽ đó là quy luật của cái xã hội thực dân phong kiến đương thời. Những người biết nhừng nhịn, sống ngay thẳng, thật thà thường là những người thấp cổ, bé họng luôn chịu nhiều thiệt thòi. Còn những kẻ tham lam, xảo trá, lừa lọc là những kẻ mạnh. Chúng là những kẻ tàn nhẫn, thành công trong xã hội có nhiều bất công.. Sáng tác của Nam Cao luôn bênh vực những người nhỏ bé, bất hạnh nhưng cũng phê phán quan điểm sống của họ quá nhu nhược, cam chịu. Ông ủng hộ quan điểm sống thiện, khiêm nhường nhưng không đồng hóa nó với lối sống an phận, cam chịu. Đặc biệt là không có ý chí, nghị lực hay quan điểm riêng cho mình. Triết lý đó cho thấy cái nhìn toàn diện của tác giả về thái độ sống của con người.

Một triết lý khác trong sáng tác của Nam Cao cũng liên quan đến đời sống. Nam Cao không dừng lại ở những triết lý về cuộc sống mà còn nâng lên một tầm cao mới, đó là những triết lý về nghệ thuật “Nhưng Điền tin rằng: cái học thức của Điền tuy chẳng giúp Điền kiếm nổi miếng ăn, nhưng cũng có ích cho Điền nhiều lắm. Chỉ nói một cái nhờ nó mà Điền học nổi thơ văn, và nhờ văn

thơ mà hiểu được cái đẹp của gió, của giăng. Và Điền rất phàn nàn cho những tâm hồn cằn cỗi như tâm hồn của vợ Điền. Đối với thị, giăng chỉ là…đỡ tốn hai xu dầu…. hay “ nghệ thuật chính là cái ánh giăng xanh huyền ảo nó làm đẹp đến cả những cảnh vật thật ra chỉ tầm thường, xấu xa …”. Nhất là sự chi phối của đồng tiền, tư tưởng ép phe làm thui chột đi nhiều tài năng và độc giả không được thưởng thức các sản phẩm tinh thần thật sự có giá trị thẩm mỹ. Đã đến lúc phải phân biệt nghệ thuật với đời sống, bởi đời sống luôn bị chi phối từ đồng tiền, tư tưởng chính trị, giai cấp. Trong khi, nghệ thuật chân chính biểu dương cho cái chân, thiện, mỹ. Có thể, chúng được bắt nguồn từ đời sống “Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than” nhưng khi thưởng thức chúng phải độc lập với cuộc sống, với sự chi phối của tư tưởng giai cấp. Từ đó, mới có cái nhìn khách quan, toàn diện về giá trị thẩm mỹ của những sản phẩm tinh thần.

Trong một số truyện ngắn của Nam Cao, có những triết lý có chất hài nhưng không hoàn toàn để gây cười mà mang âm điệu chua chát về cuộc đời được đúc kết từ những suy nghĩ bi quan, những thất bại trên đường đời. Chẳng hạn như nỗi thất vọng của Nhu (Ở hiền) về người chồng vong ơn bội nghĩa “Nhưng giống người vốn là giống mau quên” Nam Cao có nhiều triết lý xoay quanh đời sống của những người trí thức tiểu tư sản, những ông giáo, văn sĩ. Cuộc sống họ luôn diễn ra những cuộc đấu tranh tư tưởng với những dằn vặt, nghiền ngẫm, trăn trở không ngừng. Ông giáo trong (Lão Hạc) đã ngán ngẫm với suy nghĩ của vợ về cách cư xử ở đời. “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… Toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương… Vợ tôi không ác nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ đến ai

được nữa. Cái bản chất tốt của người ta bị nỗi lo lắng, buồn đau ích kỷ che lấp mất.” Ông giáo thương lão Hạc nhưng tình thương đó không thể chia sẻ với ai dù đó là vợ ông. Bà khổ quá nên suy nghĩ bà cũng tha hóa dần.

Với cuộc sống nghèo khó, một số người luôn tính toán chi li cho từng bữa ăn, từng khoản tiêu dùng, xem tiền của quan trọng hơn mạng sống. Với đời sống nghèo khổ, khó khăn, con người đã không giúp đỡ cho nhau mà họ còn tạo khó khăn cho nhau, làm ảnh hưởng đến đời sống yên bình của gia đình.Triết lý về sống chết trong sáng tác của Nam Cao có quan hệ biện chứng với nhau. Sống và chết là hai mặt của vấn đề, chúng vừa đối lập nhau, vừa thống nhất với nhau. Cái sống và cái chết vừa hoán vị cho nhau vừa đan xen với nhau. Nhân vật tôi trong “Mua nhà” đã bộc lộ rõ quan niệm sống chết. “Không làm nhà không được.

Tóm lại, qua những trang viết của Nam Cao người đọc dễ nhận ra những suy nghiệm và triết lý về các hạng người: giàu nghèo, sang hèn, quan hệ cha con, chủ tớ và các quan niệm về: tiếng cười, miếng ăn, sự sống, chết… Những triết lý đó xuất phát từ những suy tư, chiêm nghiệm về cuộc sống của những người xung quanh và những trải nghiệm trong cuộc đời tác giả. Ngôn ngữ triết lý được sử dụng rất linh hoạt, đan xen trong từng giọng điệu khi ở vị trí người kể chuyện, khi là người quan sát, lúc là những tâm tư, trăn trở của nhân vật. Với giọng văn vừa nhất quán, vừa biến hóa, hài hước nhưng rất cay đắng và xót xa từ những dằn vặt, suy ngẫm của tác giả. Trong đó, có những triết lý vươn tới gần những chân lý, quy luật. Bởi chúng là một phần trong quan niệm của tác giả, một phần còn lại để người đọc suy ngẫm. Đặc biệt là những triết lý xoay quanh sự tha hóa của con người, những mảnh đời nghèo đói cơ cực, những mối quan hệ đổ vỡ và những cách cư xử mất tính người. Có thể kết lại bằng nhận định của Giáo sư Phong Lê: “Đọc văn Nam Cao, ngay những trang viết kể vô tư nhất, những trang kể mà nhà văn hoàn toàn khép kín lòng mình, vẫn thấy một cái gì cuộn lên. Nếu không là một cảm giác lo lắng, buồn thương, phẩn uất, kinh rợn

trước các cảnh đời, thì cũng là một tâm trạng nôn nóng, muốn được bình luận, chia sẽ, trao đổi cùng tác giả. Những trang viết trong lặng lẽ mà làm ta không yên. Nó hối thúc đòi gọi một thái độ…

Một phần của tài liệu báo cáo đề tài sự tha hóa của con người trong sáng tác của nam cao trước 1945 (Trang 25 - 30)