Ngôn ngữ biểu thị tinh thần lạc quan:

Một phần của tài liệu báo cáo đề tài sự tha hóa của con người trong sáng tác của nam cao trước 1945 (Trang 31 - 36)

Tinh thần lạc quan hay chủ nghĩa lạc quan – đó là lòng tin vào tương lai tốt đẹp hơn vào khả năng thắng lợi của cái thiện đối với cái ác, của chính nghĩa đối với phi nghĩa. Còn thái độ bi quan hay chủ nghĩa bi quan thì biểu hiện trong những quan điểm cho rằng các sự biến đi đến chỗ tồi tệ hơn. Biểu hiện cho

những tâm trạng chán nản không tin vào sự thắng lợi của cái thiện, chính nghĩa. Lạc quan đã trở thành một triết lý sống hiện đại. Chúng ta vẫn sử dụng từ “Lạc quan” để nói về con đường phía trước, thậm chí khi cuộc sống rơi vào khó khăn. Nếu lạc quan bắt đầu được hiểu đơn giản là sự không chấp nhận thất bại, một khi nó xứng đáng với tên gọi “Lạc quan” thì nó sẽ đơm hoa kết trái, trở thành quyết tâm kiên định và hợp với lẽ phải hướng tới trong tương lai. Luôn bất chấp những thất bại và trở ngại phải đối mặt, một người lạc quan với đầy đủ hiểu biết về những nỗi gian truân tiềm ẩn sẽ tiến tới một tương lai tốt đẹp hơn. Những hứa hẹn của tương lai là niềm an ủi của chủ nghĩa lạc quan.

Sự lạc quan của nhân vật có cơ sở để hi vọng nhưng rất mơ hồ, phần nhiều họ chết rồi mà những điều họ mong muốn vẫn chưa đến. Hi vọng có khi không đến với bản thân nhân vật nhưng sẽ đến với xã hội khi nhân vật không còn. Lạc quan vào tương lai là niềm tin tưởng ở cuộc sống hiện tại. Thế nên, các nhân vật trong sáng tác của Nam Cao dù sống trong vòng luẫn quẩn, bần cùng bế tắc nhưng niềm tin của họ vào cuộc sống vẫn không tắt. Một Hộ nghèo khó, con nay ốm mai đau, nhà không có gạo để ăn, nợ nần chồng chất nhưng niềm say mê văn chương và ước mơ viết tác phẩm để đời vẫn không dứt. Hay một Điền nghèo đói lắm, cơm gạo có thể thiếu, còn lòng tin tưởng vào nghệ thuật sẽ không bao giờ cạn. Tinh thần lạc quan giúp cho nhân vật cầm cự với cuộc sống quá đói khổ bế tắc và thực tế cho thấy có những hi vọng thái quá, lí tưởng, phi thực tế. Tuy nhiên, người ta luôn tôn trọng niềm tin và hi vọng của con người dù họ ở bất cứ hoàn cảnh sống nào. Đó là khát vọng của tự do và lẽ sống của con người. Đi tìm nghệ thuật thể hiện sự tha hóa trong sáng tác của Nam Cao sẽ không dừng lại và tôi thiết nghĩ sẽ còn nhiều công trình nghiên cứu phát hiện thêm. Chương này chỉ tìm hiểu một vài yếu tố nghệ thuật về miêu tả, giọng điệu và ngôn ngữ. Với sự trình bày còn nhiều hạn chế này mong góp phần làm rõ thêm các giá trị nghệ thuật mà Nam Cao đã đem đến cho nền văn học dân tộc. Bên cạnh

những nhà văn hiện thực xuất sắc như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng… đã phản ánh những vấn đề lớn lao trong xã hội, những đấu tranh giai cấp thì Nam Cao đã tìm cho mình một hướng đi riêng trong việc tiếp cận và phản ánh hiện thực qua sự xung đột trong thế giới nội tâm nhân vật. Với những chuyện hằng ngày, riêng tư, nhỏ nhoi… mà đã khái quát lên những vấn đề lớn trong cuộc sống như triết lí sống, sự sống chết, cuộc đời đổi thay, con người tha hóa… Tư tưởng nhân đạo thấm nhuần trong các trang viết của Nam Cao, ông luôn đồng tình với khát vọng sống lương thiện và khát vọng được phát huy đến tận cùng tài năng của con người. Nên ngoài việc phê phán xã hội thực dân phong kiến hủy hoại cuộc sống con người, phê phán nhiều hình thức tha hóa của con người, đặc biệt đòi hỏi xã hội phải tạo điều kiện để con người được sống một cuộc sống thật sự ý nghĩa.

C. KẾT LUẬN

Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại. Số lượng tác phẩm của ông trước 1945 không đồ sộ như các nhà văn cùng thời, Nhưng giá trị thì rất lớn lao, ngoài những cách tân về mặt nghệ thuật, ông còn đề ra nhiều quan điểm về cuộc sống, nhà văn, nghề văn. Đặc biệt, tác giả xoáy sâu vào nỗi đau về sự tha hóa của con người trong xã hội đương thời.

Phần nhiều các nhà văn hiện thực tập trung khai thác nhiều những xung đột xã hội, mâu thuẩn giai cấp, phong tục tập quán. Nói chung, đó là đời sống bên ngoài của con người. Còn Nam Cao lại đi sâu vào đời sống bên trong, thế giới tâm hồn của con người để phản ánh những phương diện tha hóa của họ. Trong quá trình khắc họa hình ảnh con người bị tha hóa, Nam Cao đã sử dụng nhiều thủ pháp thể hiện như miêu tả, giọng điệu, ngôn ngữ. Từ đó, tác giả khái quát thành những triết lí, quy luật của cuộc sống. Âm hưởng của những trang Nam Cao làm nhức nhối lòng người bao thế hệ về các số phận bi thảm. Cuộc sống nghèo khó cơm áo, tù túng dẫn đến nhiều thân phận cùng cực, bế tắc, nhiều người phải chết. Cái chết cũng đa dạng: chết vì đói, chết no, chết nhục, chết vì danh dự… Cái chết nào cũng uất ức, thê thảm và đấu tranh tư tưởng gay gắt trước khi phải chết. Người chết đã rồi, người sống càng cùng quẩn hơn, sống mà như

đang chết mòn về thân xác và tâm hồn. Nam Cao đã gióng hồi chuông cảnh tỉnh cho con người bao thế hệ về một thời kì đen tối trong lịch sử dân tộc.

Bước đầu tìm hiểu về “Sự tha hóa của con người trong sáng tác của Nam Cao trước 1945”. Người viết chỉ muốn khẳng định thêm một nét riêng về đặc trưng phong cách của Nam Cao trong số các nhà văn cùng khuynh hướng hiện thực phê phán. Những tìm hiểu trên chỉ dừng lại ở một chừng mực nhất định, hẳn còn nhiều hạn chế, rất mong nhận được sự góp ý của các bậc thầy (cô) cũng như những đồng nghiệp. Trong thời gian không xa, khi có điều kiện thuận lợi, bản thân sẽ tiếp tục tìm hiểu về “Sự tha hóa của con người trong văn học hiện thực phê phán trước 1945” mà Nam Cao đã đặt cột mốc đầu tiên để nghiên cứu.

Một phần của tài liệu báo cáo đề tài sự tha hóa của con người trong sáng tác của nam cao trước 1945 (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w