Đối với thành ngữ Thuần Việt

Một phần của tài liệu Thành ngữ trong sáng tác của nam cao (Trang 39 - 57)

Ngoài việc sử dụng những thành ngữ Hán Việt nguyên dạng thì Nam Cao còn

thể hiện tài năng của mình trong việc sử dụng sáng tạo các thành ngữ Thuần Việt.

Sự sáng tạo của Nam Cao được thể hiện ở các phương diện sau: a. Thêm bớt, đan xen

Trong quá trình tiếp thu và vận dụng đã có rất nhiều thành ngữ Tiếng Việt đã

được nhà văn “bẻ vụn đan cài” vào hệ thống ngôn ngữ tác phẩm, có nhiều chỗ chỉ

sử dụng một số chi tiết của thành ngữ. Dưới ngòi bút của Nam Cao, thành ngữ luôn hoà quyện vào lời văn một cách tự nhiên. Bên cạnh những thành ngữ được sử dụng nguyên dạng có không ít thành ngữđược Nam Cao biến đổi ít nhiều về hình thức cấu trúc. Trong sốđó, tách các thành ngữ có sẵn là thủpháp được ông thường sử dụng nhất. Ví dụ: “Bèo cũng không rẻ thế!” (Trẻ con không biết đói), thành ngữ gốc vốn là rẻnhư

bèo, song Nam Cao đã sáng tạo khi biến đổi thành ngữđó thành bèo cũng không rẻnhư

thế. Bèo vốn là thứ không có nhiều giá trị, rất rẻ, chỉđể dùng làm thức ăn cho gia súc, người ta thậm chí có thểxin được. Nhưng ởđây tác giả đã biến đổi, tách vụn thành ngữ

35

gốc ra, nó khiến cho sự vật không còn gì là giá trị nữa. Nó giống như một câu cảm thán

đầy chua xót, ông xót xa cho số phận những người nông dân nghèo đói, lam lũ.

Trong truyện ngắn Ở hiền, Nam Cao đã đưa ra một câu hỏi “Tại sao ở hiền không phải bao giờ cũng gặp lành? Theo quan niệm của người xưa ở hiền thường sẽ gặp

được nhiều điều may mắn và tốt đẹp. Song Nam Cao đã đưa ra một câu hỏi dường

như để phủ định lại điều đó, tại sao người ăn ở hiền lành tốt bụng như Nhu lại

không gặp được điều may mắn, tốt đẹp. Câu hỏi đưa ra nhưng dường như nó giống với lời tố cáo, tố cáo xã hội đầy rẫy những bất công, để cho những người sống hiền lành, tốt bụng phải chịu những thiệt thòi, bất hạnh. Qua đó ta cũng phần nào thấy

được tấm lòng của nhà văn đối với những con người thấp cổ bé họng trong xã hội,

đặc biệt là những người phụ nữ.

Chưa dừng lại ở đó, trong một vài trường hợp ông chỉ sử dụng một vế của thành ngữ. Chẳng hạn như trong truyện ngắn “Nhỏ nhen” thay vì sử dụng thành

ngữ đầy đủ “đứt đuôi con nòng nọc” thì tác giả chỉ sử dụng “đứt đuôi…rồi còn

gì.”, thay vì thành ngữ đầy đủ “cắn răng chịu đựng” thì tác giả chỉ sử dụng “cắn

răng…”

b. Thay thế

Ngoài ra một đặc điểm nữa về cách sử dụng thành ngữ khẳng định sự sáng tạo

của Nam Cao đó chính là cách thay thế một vài yếu tố trong thành ngữ có sẵn.Như

thành ngữ “đào ông bới cha”trong truyện ngắn “Đòn chồng”, nguyên dạng của thành ngữ phải là “đào mồ đào mả”, trong tác phẩm “Truyện tình” tác giả đã viết là “viết chày viết cối” thay cho thành ngữ gốc là “cãi chày cãi cối”, “gầy như que

củi” thì tác giả viết là “gầy như một cái tăm” trong truyện “Nước mắt”... Việc Nam Cao thay thế các yếu tố trong thành ngữ không làm mất đi giá trị của thành ngữ mà

ngược lại nó lại có giá trị rất cao trong việc khắc hoạ hình ảnh và số phận của

36 c. Biến thể

Cuối cùng, Nam Cao đã khai thác mọi biến thể có thể có của thành ngữ cũng

như tận dụng tối đa các thành ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa để xây dựng hình tượng

nhân vật, miêu tả cảnh vật, gửi gắm ý đồ của mình trong từng trang viết, từng cảnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đời. Chẳng hạn, tả làn da, ông đã khai thác mọi phương diện, sắc thái cho mọi đối

tượng mà ông đề cập. Ví dụ: “da bấm ra nước được”, “da như da con tằm bủng”

hiền như đất, hiền như ông bụt đất, hiền lành như đất, béo như phù, Nhăn như mặt hổ phù, xương bọc da, chỉ còn xương với da, mềm như tơ mềm như con bún,…

Cũng là xuất phát từ cùng một thành ngữ gốc, song Nam Cao đã thay đổi một vài yếu tố trong thành ngữ, biến đổi thành rất nhiều thành ngữ mới, đó chính là sự sáng tạo của Nam cao. Các thành ngữ không hề bị lặp đi lặp lại một cách máy móc mà

ngược lại tác giả sử dụng nó rất linh hoạt, các thành ngữ trong sáng tác của Nam

Cao luôn tươi mới và hấp dẫn bạn đọc.

Tiểu kết chương 2

Qua việc phân tích ở chương 2 này, chúng tôi nhận thấy các thành ngữ được

nhà văn sử dụng rất phong phú, đa dạng. Có thể khẳng định Nam Cao là một nhà

văn vô cùng xuất sắc. Ông đã thể hiện tài năng vốn có của mình vào lĩnh vực văn

học. Ông đã lồng thành ngữ vào từng trang viết, dùng nó làm phương tiện đắc lực

trong việc diễn đạt và thể nghiệm linh hoạt có hiệu quả trong sáng tác của mình.

Nam Cao đã sử dụng hàng loạt các kiểu thành ngữ trong tác phẩm của mình, không

chỉ sử dụng phong phú, đa dạng các loại thành ngữ về cấu trúc 4, 6, 8 yếu tố mà Nam Cao còn thể hiện tài năng của mình trong việc sử dụng đa dạng các loại từ

vựng trong thành ngữ của mình.

Trong quá trình sử dụng thành ngữ, Nam Cao không chỉ sử dụng thành ngữ

nguyên dạng mà còn rất sáng tạo trong việc sử dụng những biến thể của chúng và thông qua những thao tác như tách ghép, thêm hay bớt từ, bẻ vụn đan cài… tạo nên những thành ngữ rất đa dạng và có giá trị biểu đạt cao.Việc sử dụng thành ngữ sáng

37

dù ngôn ngữ Nam Cao sử dụng rất sắc lạnh, rất sâu cay nhưng vô cùng thấm thía. Bằng ngòi bút sáng tạo, linh hoạt và với tấm lòng thấm đẫm tinh thần nhân đạo,

ông đã cho ra đời những trang viết rất thật, rất chân thành làm cảm động lòng

người, đọc tác phẩm ta thấy xúc động thay, thương thay cho những số phận của

người nông dân nghèo trong xã hội cũ, những trang viết hay chính là những trang lòng của tác giả.Nam Cao đã đóng góp một phần không nhỏ vào việc giữ gìn sự

trong sáng của Tiếng Việt cũng như việc là cho vốn ngôn ngữ của dân tộc thêm

phong phú, đa dạng và linh hoạt hơn. Qua đó, mỗi người Việt của chúng ta thêm

38

KẾT LUẬN

Góp phần tạo nên sự bất tử cho những tác phẩm của Nam Cao không chỉ có ở

tư tưởng nhà văn, tinh thần nhân đạo sâu sắc, cách xây dựng nhân vật điển hình…

mà còn phải kể đến cả yếu tố không thể thiếu đó là khả năng sử dụng ngôn ngữ. Nam Cao không phải nhà văn Việt Nam duy nhất đưa thành ngữ dân gian vào trong sáng tác của mình. Thành ngữ là một yếu tố ngôn ngữ hiệu quả được rất nhiều nhà

thơ, nhà văn từ xưa đến nay ưa sử dụng. Từ Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương đến Hồ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu Chánh, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân, Tô Hoài... Song không phải nhà

văn nào cũng có khả năng vận dụng thành ngữ vào trong sáng tác nhiều như Nam

Cao. Thành ngữ là bằng chứng rất thuyết phục về cái giàu, cái đẹp và cái trong sáng của ngôn ngữ Việt Nam. Nó cũng là bằng chứng của cả một dân tộc, một dân tộc có văn hóa, có lịch sử, có một tâm hồn biết yêu và biết ghét, biết trọng kinh nghiệm của những thế hệ cha anh, biết đúc kết chúng thành những thành ngữ, những viên ngọc quý báu trong kho tàng ngôn ngữ. Đây là một hiện tượng phổ biến không chỉ trong giao tiếp hàng ngày mà còn trong tác phẩmvăn học. Việc sử dụng các thành ngữ không chỉ tạo nên sự đa dạng, phong phú về mặt nội dung cho tác phẩm mà còn đem lại hiệu quả về mặt nghệ thuật.

Khi nghiên cứu, phân tích, tìm hiểu về thành ngữ trong truyện ngắn Nam Cao, chúng tôi nhận thấy mức độ sử dụng các thành ngữ trong các truyện ngắn của ông

là tương đối lớn. Số lượng gần 300 thành ngữ có thể coi là một bằng chứng thuyết

phục về tài năng củaông trong việc sử dụng ngôn ngữ. Các thành ngữ mà Nam Cao

sử dụng đều là những thành ngữ quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Nó không

phải là những từ ngữ mĩ lệ, chau chuốt mà đơn giản chỉ là những lời ăn tiếng nói hàng ngày, những từ ngữthông thường mà chúng ta hay sử dụng. Qua bàn tay nhào nặn của Nam Cao, những từ ngữ đó lại trở nên có giá trị, nó đem lại hiệu quả nghệ

thuật rất lớn, làm nên thành công cho các sáng tác của nhà văn. Điều đáng trân

39

sử dụng rất sáng tạo các thành ngữ bằng việc thêm bớt, đan xen, thay thế... Chính vì thế mà các tác phẩm của Nam Cao luôn có sự hấp dẫn, lôi cuốn người đọc cho

dù đề tài mà ông khai thác không phải là một đề tài mới. Việc Nam Cao sử dụng

các thành ngữ trong tác phẩm đã cho người đọc thấy được tài năng sử dụng ngôn

ngữ rất phong phú, sinh động của nhà văn. Phải là một người có vốn kiến thức, sự

am hiểu về ngôn ngữ cực kì sâu sắc thì mới có thể vận dụng và sử dụng được các thành ngữ một cách tài tình như vậy.

Việc dùng thành ngữ cho thấy thái độ tôn trọng và mong muốn tận dụng tri thức dân gian vào việc miêu tả, nhận xét về nhân vật của người nghệ sĩ nói chung,

Nam Cao nói riêng. Ở đây không phải là chuyện chơi chữ, khoe chữ mà là kết quả

của quá trình học tập, sáng tạo, là tình yêu văn hóa, ngôn ngữ dân gian của nhà văn.

Văn hào Nga M. Gorki từng nói rằng, nhà văn lớn là nhà văn phải biết đến văn hóa

dân gian. Nam Cao không chỉ biết đến mà còn biết cách phát huy các giá trị dân gian, phát huy các thành ngữ, tục ngữ để tạo nên thành công cho nhiều tác phẩm của mình. Thành ngữ được đưa vào trong các trang truyện chính là sự tiếp nối giữa truyền thống và hiện đại trong các sáng tác nghệ thuật. Với việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo các thành ngữ như thêm bớt, đan xen, thay đổi một vài yếu tố trong thành

ngữ, Nam Cao đã góp phần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, làm phong phú

thêm cho kho tàng ngôn từ nghệ thuật của nền văn học nước nhà. Chính vì thế mà các tác phẩm của Nam Cao luôn có sự hấp dẫn, lôi cuốn người đọc cho dù đề tài mà ông khai thác không phải là một đề tài mới. Ông xứng đáng là một nhà văn bậc thầy về việc sử dụng ngôn ngữ.

Nghiên cứu đề tài này còn có ý nghĩa thực tiễn rất lớn trong việc giảng dạy tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông hiện nay. Trên thực tế, khi giảng dạy các tác phẩm văn chương thì hầu hết chúng ta mới chỉ quan tâm, chú ý phân tích tác phẩm ở khía cạnh nội dung chứ chưa đi sâu vào khía cạnh nghệ thuật. Hình thức và nội dung của tác phẩm luôn tồn tại song song với nhau, bổ sung và hỗ trợ

40

nên tiếp cận tác phẩm ở cả phương diện nghệ thuật hay nói cụ thể hơn là từ phương

diện ngôn ngữ để giúp học sinh hiểu một cách toàn diện về tác phẩm văn học. Chính vì thế, đề tài này mong muốn đem đến một hướng tiếp cận mới về tác phẩm

văn học để nâng cao kĩ năng trong quá trình giảng dạy. Đó chính là tiếp cận tác

phẩm ở khía cạnh ngôn ngữ, cụ thể là tìm hiểuvề thành ngữ mà nhà văn sử dụng, ý

đồ và hiệu quả nghệ thuật đạt được khi sử dụng những thành ngữ đó. Hơn nữa, việc giải thích các thành ngữ còn là cơ sở để các em học sinh nắm được cách giải nghĩa

các thành ngữ, thấy được giá trị của các thành ngữ và thấy được sự giàu có, phong phú của ngôn ngữ Tiếng Việt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nam Cao (2010), Nam Cao toàn tập, Nxb Hội Nhà Văn.

2. Đỗ Hữu Châu (2009), Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

3. Vũ Dung, Vũ Thuý Anh, Vũ Quang Hào (1995), Từ điển thành ngữ và tục

ngữ Việt Nam, Nxb Văn hoá thông tin.

4. Phan Cự Đệ, Trần Đình Hượu (1961), Văn học Việt Nam 1930- 1945, Nxb Giáo dục.

5. Nguyễn Thiện Giáp (2008), Từ vựng học Tiếng Việt, Nxb Giáo dục.

6. Hoàng Văn Hoành (2008), Thành ngữ học Tiếng Việt, Nxb Giáo dục.

7. Nguyễn Thị Thu Huyền (2013), Các lớp nghĩa trong sáng tác của Nam Cao

trước Cách mạng tháng Tám, Đại học Sư phạm Hà Nội.

8. Đỗ ThịThu Hương (2013),Nguồn gốc hình thành và đặc điểm cấu trúc- ngữ

nghĩa của thành ngữ thuần Việt, Học viện Khoa học xã hội.

9. Nguyễn Lân (2006), Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, Nxb Văn học.

10. Nguyễn Lực, Lương Văn Đang (1978), Thành ngữ Tiếng Việt, Nxb KHXH

11. Triều Nguyên (2006), Phân biệt thành ngữ và tục ngữ bằng mô hình cấu trúc, Tạp chí Ngôn Ngữ số 5/2006.

12. Vũ Ngọc Phan (2008), Tục ngữ, ca dao Việt Nam, Nxb Văn học.

13. Nguyễn Thị Thu Thuỷ (2013), Phương tiện và biện pháp tu từ cú pháp trong truyện ngắn Nam Cao, Đại học Sư phạm Hà Nội.

14. Cù Đình Tú (2006), Phong cách học Tiếng Việt, Nxb Giáo dục.

15. Dương Thị Thuý Vinh (2013), Các phương tiện từ ngữ biểu hiện tình thái chủ

quan trong tác phẩm của Nam Cao, Đại học Sư phạm Hà Nội.

PHỤ LỤC

TT Tên truyện STT Các thành ngữ

1 Tình già 1 Nuôi báo cô

2 Một nách hai con

3 Đầu xuôi đuôi ngược

4 Nghịch như giống tinh

5 Bữa bưng bữa vực 6 Phù hộ độ trì 7 Bạc như giống rận 8 Vợ lẽ con thêm 9 Già còn chơi trống bỏi 2 Lão Hạc 10 Cắn cơm cắn cỏ

3 Hai người ăn tết lạ 11 Buốt như kim nhọn

12 Mất ăn mất ngủ

13 Gối đầu tay nhau (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4 Nửa đêm 14 Hiền như đất

15 Đen như cột nhà cháy

16 Sáng như mắt vọ

17 Như mũi hổ phù

18 Mẹ goá con côi

19 Mềm như con bún

20 Làm xuôi làm ngược

21 Đổđình đổ chùa

22 Đổnhà đổ cửa

23 Tháo cũi xổ lồng 24 Trời sinh voi sinh cỏ

25 Tiền nào của ấy

26 Câm như hến

27 Đẹp như tiên

28 Xấu xí như ma

29 Thắt lưng buộc bụng

30 Giết người như ngoé

31 Đời cha ăn mặn đời con khát

nước

32 Thân gần miệng lỗ

33 Vắng như chùa bà Đanh

5 Đón khách 34 Có đầu có đuôi

35 Trơ thổđịa

36 Răng bàn cuốc

37 Đỏnhư gấc chín

6 Điếu văn 38 Như đỉa phải vôi

39 Nói như móc họng

40 Vắt mũi đút miệng

41 Được bữa hôm lo bữa mai

42 Thánh nhân đãi khù khờ

43 Chứng nào tật ấy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

44 Cơm bưng nước rót

45 Mát lòng mát ruột 7 Lang Rận 46 Thầy già con hát trẻ

47 Cậy rỉ mũi chưa sạch

48 Trông mặt mà bắt hình dong 49 Có bệnh thì vái tứphương

51 Con ông ấm cháu bà cử

52 Cắn răng mà chịu

53 Đầu gio mặt muội

54 Như mèo thấy mỡ

55 Đen như thằng quỷ

56 Mắng như băm như bổ

57 Im như thóc

58 Con ông nọ cháu bà kia 59 Tím ruột tím gan

8 Nhìn người ta sung sướng 60 Khổ từ trong trứng khổ ra

61 Trẻ như măng

62 Chết khô chết nỏ

63 Một tấc lên đến trời

64 Nay ốm mai đau

65 Được người được nết

66 Nóng như lửa đốt

67 Xỏ chân lỗ mũi

Một phần của tài liệu Thành ngữ trong sáng tác của nam cao (Trang 39 - 57)