Đối với thành ngữ Hán Việt

Một phần của tài liệu Thành ngữ trong sáng tác của nam cao (Trang 38 - 39)

Ngoài những thành ngữ thuần Việt Nam Cao còn sử dụng cả thành ngữ Hán Việt, mặc dù số lượng không nhiều song nó cũng góp phần không nhỏ trong việc thể hiện nội dung tác phẩm và tư tưởng của tác giả. Số lượng thành ngữ hán Việt Nam Cao sử dụng cũng

không nhiều, bởi nó quá trang trọng, ý nghĩa cao siêu. Trong khi đối tượng miêu tả của Nam Cao lại là người nông dân, rõ ràng sử dụng thành ngữ Hán Việt là không phù hợp với

34

người nông dân, nên ông không sử dụng, nếu có thì rất ít. Ví dụnhư: Quần ngư tranh thực,

tha phương cầu thực, cải lão hoàn đồng, xướng ca vô loài, đảo đồng đảo địa, tứ cố vô thân... Các thành ngữ Hán Việt Nam Cao sử dụng phần lớn dùng để chỉ giai cấp thống trị.

Như trong truyện ngắn Chí Phèo, khi nói đến thực trạng của làng Vũ Đại, Nam Cao đã sử

dụng rất thành công thành ngữ quần ngư tranh thực. Một làng Vũ Đại bé nhỏ nhưng có

biết bao nhiêu thế lực muốn xâu xé, muốn tranh giành quyền lực, muốn được nắm quyền hành… Chỉ với thành ngữnày người đọc có thể hình dung ra một cuộc sống ngột ngạt, đầy bất công trong xã hội ấy, ởđó người nông dân chính là những người phải chịu đựng những tội ác của bọn thống trị, phải chịu biết bao nhiêu thứ thuế bất công, phục vụ cho mục đích

tranh giành quyền lực của chúng. Với việc vận dụng những thành ngữ Hán Việt trong sáng tác của mình chúng ta phần nào thấy được tài năng và sự sáng tạo của Nam Cao trong việc tiếp thu nền văn hoá, văn học của dân tộc khác.

Một phần của tài liệu Thành ngữ trong sáng tác của nam cao (Trang 38 - 39)