Giá trị ngữ nghĩa

Một phần của tài liệu Thành ngữ trong sáng tác của nam cao (Trang 32)

2.2.1.1 Thành ngữ với việc miêu tả đặc điểm ngoại hình nhân vật

Thành ngữ là một trong các phương tiện diễn đạt nội dung thông tin, tư

tưởng. Như đã phân tích ở trên, thành ngữ là một đơn vị ngôn ngữ, có tính cố định

về cấu trúc và mang tính biểu cảm cao. Sử dụng thành ngữ trong giao tiếp sẽ đạt

được hiệu quả khá cao, bởi nói ít mà nghĩa của nó lại nhiều.

Việc sử dụng thành ngữ trong các tác phẩm của Nam Cao đã mang lại hiệu

quả rất lớn. Nam Cao đã rất thành công trong việc sử dụng thành ngữ phù hợp với

28

hình, chân dung đến tính cách. Nam Cao đã làm cho nhân vật trong tác phẩm của mình trở nên hấp dẫn, sinh động, chân thật và rõ nét hơn bao giờ hết. Hẳn nhiều

độc giả đã có ấn tượng sâu đậm về hình tượng nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo. Khó mà tìm được trong văn chương một nhân vật nào của “phái đẹp” mà lại “xấu”; lại hội tụ tất cả những gì kém cỏi nhất của cõi người đến thế! Hãy thử

đọc lại đoạn văn tả chân dung Thị Nở mà xem, Nam Cao viết: "Cái mặt thị thực là một

sự mỉa mai của hóa công: nó ngắn đến nỗi người ta có thểtưởng bềngang hơn bề dài, thế mà hai má lại hóp lại mới thật là tai hại. Nếu má phinh phính thì mặt thị lại còn

được hao hao như là mặt lợn, là thứ mặt vốn nhiều hơn người ta tưởng trên cổ người. Cái mũi thị vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành, bành bạnh muốn chen lẫn nhau với những cái môi cũng cố to cho không thua cái mũi. Có lẽ vì quá cố

cho nên chúng nứt nẻnhư rạn ra. Đã thế thị lại ăn trầu thuốc, hai môi dày được bồi cho dày thêm một lần, cũng may quyết trầu sánh lại che được cái màu thịt trâu xám ngoách.

Đã thế những cái răng lại rất to, lại chìa ra, ý hẳn chúng nghĩ sựcân đối che được vài phần cho sự xấu. Đã thế thị lại dởhơi. Đó là một sự ân huệ đặc biệt của thượng đế chí công". “Một người ngẩn ngơ như những người đần trong cổ tích và xấu ma chê quỷ

hờn”. Chỉ một thành ngữma chê quỷ hờnđủđể khái quát về “dung nhan” Thị Nở, đủđể

nhân vật hiện lên rõ ràng trong trí tưởng tượng của độc giả một cách sinh động. Ma chê

quỷ hờn vốn để chỉ những người phụ nữ có ngoại hình rất xấu xí, xấu xí tới mức ma,

quỷ cũng phải chê, phải hờn. Như vậy, với hình ảnh miêu tả chỉ ngoại hình như Cái mũi

thị vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành, bành bạnh muốn chen lẫn nhau với những cái môi cũng cố to cho không thua cái mũi...rất nhiều từ ngữ miêu tả về

hình ảnh của Thị, song chỉ với một thành ngữ ma chê quỷ hờn tác giả đã cho chúng ta thấy một cách toàn diện về dung nhan của Thị, đó chính là cái tài trong việc sử dụng ngôn ngữ của nhà văn.

Còn khi miêu tả người vợ của Năm Thọ, Nam Cao lại viết “Bởi vì chị vợ

nhà còn trẻ, mới hai con, cái mắt sắc như dao lại hồng hồng đôi má, bỗng nhiên lại sinh ra vắng chồng, của ngon trờ trờ ngay trước mắt, ai mà chịu được?”. Ở đây

29

Nam Cao sử dụng thành ngữ “mắt sắc như dao” mang tính hình ảnh và giàu chất biểu cảm,mắt sắc như dao ngoài việc miêu tả ngoại hình người phụ nữ cóđôi mắt sắc mà còn thể hiện sự lanh lợi, sắc sảo, tinh anh của người phụ nữ, thậm chí là một

người phụ nữ ghê gớm. Tương tự như vậy khi tả Dần trong “Một đám cưới” thành

ngữ cũng được ông huy động để đạt được mục đích miêu tả của mình “Con người

ta, có cơm vào là có da, có thịt ngay.Chẳng lâu đâu. Người mẹ nghĩ và mừng. Thị

chắc chỉ vài, ba tháng sau, nếu Dần được một ngày rỗi rãi về chơi với các em, cả

nhà sẽ ngạc nhiên thấy nó béo như con cun cút. Mà trắng, mà đẹp, mà lành lặn, ra

phết cô con gái lắm!... Dần có về thật, nhưng nó vẫn gầy như một cái que. Nó khóc

hu hu. Nó đòi ở nhà với các em, muốn cho ăn thế nào thì cho, muốn bắt làm gì thì

bắt, chỉ đừng bắt nó ở cho nhà bà chánh nữa. Cơm nhà giàu khó nuốt.ăn của họ

mà không làm lợi cho họ được thì họ làm cho đến phải mửa ra mà giả họ. Dần chân yếu tay mềm lắm. Nó thà nhịn đói mà ở cửa, ở nhà còn hơn. Mẹ Dần nhất

định không nghe. Thươngcon thì để bụng”. Mẹ Dần cứ nghĩ con mình sẽ đượcăn

uống no đủ, được sống trong sự sung sướng, mọi người cứ mong rằng Dần sẽ béo

như con cun cút, có nghĩa là Dần sẽ béo tròn, béo lẳn ra... Nhưng nào ngờ khi nhìn

thấy Dần thì thân hình của Dần lại ngược lại như vậy, Dần vẫn gầy như một cái que, có nghĩa là những gì mẹ Dần nghĩ hoàn toàn khác với những gì hiện tại. Chỉ

với hai thành ngữ đối lập: béo như con cun cút gầy như một que củi chúng ta phần nào hiểu được hoàn cảnh thật đángthương , xót xa của Dần.

Trong truyện ngắn “ Nửa đêm”, Nam Cao đã sử dụng khá nhiều thành ngữ

miêu tả ngoại hình như: mũi như hổ phù, đẹp như tiên, xấu xí như ma... Với việc tác giả sử dụng thành ngữ xấu như ma hay đẹp như tiên chúng ta có thể hình dung ra

được ngoại hình của nhân vật. Đẹp như tiên thường thể hiện một vẻđẹp hoàn hảo của

con người, ít ai có được, ngược lại thành ngữ xấu xí như ma lại khiến ta hình dung đến

một người có ngoại hình rất xấu, nghĩ đến mà khiến ta phải sợ, giống như là nhìn thấy

ma. Ví dụ trong truyện ngắn “Xem bói” khi miêu tả về ngoại hình của nhân vật lão thầy bói, ông đã sử dụng thành ngữ “ béo như phù”: lão thầy bói mù tịt, nên trong khi

30

lão khấn, hắn có thể nhìn tròng trọc vào cái mặt da thiết bì và béo như phù của lão,

đó là một người có thân hình rất to lớn, nó béo tới mức giống như người bị mắc bệnh

phù, giống như là người béo bệnh, với việc miêu tả thân hình của lão thầy bói: béo

như phù, ta có thể thấy được sử giả dối, lừa lọc trong con người hắn, qua đó ta thấy

thái độ mỉa mai châm biếm của tác giảđối với tên thầy bói.

Trong truyện ngắn “ Nước mắt”, khi miêu tả ngoại hình của nhân vật Điền,

Nam Cao đã khắc hoạ rất rõ nét số phận của họ thông qua ngoại hình. Thành ngữ “

gầy như một cái tăm” phần nào giúp ta thấy được số phận đói khổ, thiếu thốn, cơ

cực, nghèo đói của người trí thức trước Cách mạng: Ông sửng sốt thấy ông Lê Cự

Điền chỉ là một anh chàng gầy như một cái tăm, mặc áo the, đi chân không và đội

một chiếc mũ trắng cũ kỹ đến mấy năm chưa đánh phấn. Bởi lẽ người ta thường ví

những người gầy, ốm yếu với hình ảnh của que củi: gầy như que củi, chứ không ai

gầy như một cái tăm, vậy mà ở đây Nam Cao đã sử dụng hình ảnh que tăm để

miêu tả nhân vật, gầy tới mức không thể gầy hơn. Đó cũng có thể coi là một sự

sáng tạo của Nam Cao khi miêu tả về ngoại hình nhân vật của mình, những con

người rất đáng thương, tội nghiệp.

2.2.2.2 Thành ngữ với việc miêu tả tính cách nhân vật

Trong các tác phẩm của mình Nam Cao sử dụng khá nhiều thành ngữ miêu tả

tính cách nhân vật như: Già còn chơi trống bỏi, hiền như đất, câm như hến, nói như móc họng, mắt sắc như dao, ghen bóng ghen gió, cau có như khỉ, hiền như ông

bụt đất, ngang như cua... Trong truyện ngắn “ Nửa đêm” khi miêu tả sự sợ hãi của nhân vật Nhi trước lời mắng mỏ của ông Cửu: Nhi cứ câm như hến. Không phải nó không biết tội, không dám cãi… Thành ngữ “câm như hến” vốn để chỉ những

người có tính cách cô độc, ít nói, ít giao tiếp với mọi người xung quanh, hiểu theo

nghĩa tiêu cực nó còn chỉ những con người có tính cách rất gan lì, bướng bỉnh.

Trong trường hợp này Nam Cao muốn thể hiện sự khôn ngoan của Nhi, bởi: cãi chỉ

31

giận. Dường như tác giả đang đứng ra bênh vực, đang đồng cảm cho nhân vật của

mình.

Trong truyện ngắn “Đời thừa” khi nói đến sự ghen tuông của nhân vật Điền,

Nam Cao đã sử dụng thành ngữ “ghen bóng, ghen gió”: lần đầu Từ sửng sốt. Từ

chẳng hiểu ra sao. Từ đoán chồng nghe ai nói nên ghen bóng, ghen gió chi đây

ghen bóng ghen gió” vốn là thành ngữ chỉ sự ghen tuông không có lí do chính

đáng, ghen vu vơ do tính tình hay nghi kị, suy diễn lung tung chứ không có căn cứ

xác thực nào, thành ngữ “ghen bóng ghen gió” thường dùng cho những người phụ

nữ, nhưng trong tác phẩm này Nam Cao dùng trong trường hợp của người chồng,

rõ ràng đó không chỉ là sự sáng tạo của ông mà còn là sự đồng cảm của ông với

những người phụ nữ tội nghiệp, đáng thương, những con người bé nhỏ trong xã

hội. Hay thành ngữ“ngang như cua” trong truyện ngắn “Xem bói” cũng là một thành ngữ thể hiện khá rõ tính cách của nhân vật. Khi nói đến tính cách của người vợ : Thì đã hẳn! Ai mà giận được con mẹ ấy! Nó nói ghe tức thật: thật cứ ngang

như cua, nhưng cái nết làm, cách ăn ở với chồng con với hàng xóm láng giếng, thì thật không chê trách được. Do cấu trúc cơ thể, nên cua bò ngang chứ không tiến

thẳng như con vật khác, thành ngữ này để chỉ những người có tính cách ngang

bướng, nói năng, cư xử khác lẽ thường, khăng khăng không chịu nghe theo người

khác, song đó chỉ là một nhược điểm trong tính cách của người vợ, bởi bên cạnh đó

người vợ cũng là một người phụ nữ đảm đang, ăn ở tốt với hàng xóm láng giềng,

bởi những người phụ nữ tính tình ngang bướng, nóng nảy thường là những người phụ nữ có lòng dạ tốt, đó cũng chính là sự chân trọng của tác giả với nhân vật.

Hay như Năm Thọ- một tên trùm lưu manh cũng được Nam Cao miêu tả với

những thành ngữ giàu sức biểu cảm “Năm Thọ vốn là một thằng đầu bò đầu bướu . Hồi ấy, bá Kiến mới ra làm lý trưởng, nó hình như kình nhau với lão ra mặt; lý Kiến muốn trị nhưng chưa có dịp. Ðược ít lâu, hắn can dự vào một vụ cướp bị bắt

giam; lý Kiến ngấm ngầm vận động cho vào tù . Vẫn tưởng một người vai vế như

32

làng?”. Với thành ngữ “đầu bò đầu bướu” Nam Cao đã khắc hoạ thành công hình

tượng nhân vật Năm Thọ. Đầu bò đầu bướu vốn là thành ngữ để chỉ những kẻ cứng

đầu, ngổ ngáo, ngang ngạnh, khó dạy bảo và thường là người gàn. Với việc sử

dụng thành ngữ này khi miêu tảNăm Thọ ta có thể thấy rõ được tính cách của nhân vật này, một kẻ ngổ ngáo, đáng sợ.

Bên cạnh đó, Nam Cao còn thể hiện cái tài của mình trong việc sử dụng thành ngữ để diễn tả đời sống tinh thần của nhân vật. Nam Cao vốn là bậc thầy trong việc miêu tả những diễn biến nội tâm của con người, và thành ngữ là một trong những

phương tiện đắc lực được nhà văn huy động để tái hiện lại những xúc cảm, những

day dứt, giằng xé đang diễn ra trong lòng những nhân vật trong tác phẩm của mình. Nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên khi buộc phải lựa chọn cái chết chứ

nhất định không phạm vào một đồng của con: “Đã đành rằng là thế, nhưng tôi bòn

vườn của nó bao nhiêu, tiêu hết cả. Nó vợ con chưa có. Ngộ nó không lấy gì lo

được lại bán vườn thì sao?... Tôi cắn rơm, cắn cỏ tôi lạy ông giáo! Ông giáo có nghĩ cái tình tôi già nua tuổi tác mà thương thì ông giáo cứ cho tôi gửi”. Thành ngữ “Cắn cơm cắn cỏ” thể hiện sự van xin tha thiết của Lão Hạc. Vì đâu mà một

người đã “già nua tuổi tác” mà vẫn phải hạ mình để cầu xin như vậy? Tất cả là vì

tình thương của lão dành cho đứa con trai dứt ruột của mình. Qua đó chúng ta thấy

được tấm lòng của người cha đối với đứa con duy nhất của mình, một tình yêu

thương mạnh đến nỗi lão có thể đánh đổi cả mạng sống của mình.

2.2.2.3 Thành ngữ với việc miêu tả hoàn cảnh sống nhân vật

Có khá nhiều thành ngữ Nam Cao sử dụng để miêu tả về hoàn cảnh sống của

người nông dân. Khi nói đến ước mơ của Chí, Nam Cao đã sử dụng thành ngữ cày thuê cuốc mướn: “Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải, chúng bỏ lại một con lợn nuôi để làm vốn

liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm”. Nói đến ước mơ là nói đến một cái

gì đó đẹp đẽ, tươi sáng đáng để hướng tới, nghĩa là mang ý nghĩa tích cực. Nhưng

33

nông, không có ruộng, phải làm thuê vất vả để kiếm miếng ăn, những công việc vô cùng vất vả và cực nhọc của người nông dân. Nam Cao đã cho ta thấy hoàn cảnh

cũng như ước mơ của Chí. Tuy có đẹp nhưng trở nên nhỏ bé và có phần tội nghiệp,

như chính số phận của những người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn. Trong

truyện ngắn này Nam Cao còn sử dụng thành ngữ “Tứ cố vô thân” để nói về hoàn

cảnh đáng thương của Chí. Tứ cố vô thân vốn để chỉ con người ở trong hoàn cảnh

bố mẹ bốn bên ở đây đều không còn, không nơi nương tựa, chỉ có một thân một mình lo cho bản thân. Ngay từ khi sinh ra Chí đã bị bỏ rơi ở cái lò gạch cũ bỏ

hoang, không cha, không mẹ, không người thân thích, cuộc đời Chí như một con số

không tròn trĩnh, một tuổi thơ bơ vơ, đầy bất hạnh,... Như vậy thành ngữ này đã

phần nào nói lên được hoàn cảnh sống đầy đau thương, khốn khổ của Chí, một

cuộc sống không người thân thích, cô đơn, bơ vơ giữa cuộc đời.

Nam Cao không chỉ sử dụng thành ngữ với sự sáng tạo về mặt hình thức với nhiều kiểu thành ngữ khác nhau mà những thành ngữ đó còn giúp ông thể hiện khắc hoạ tính cách, số phận... của nhân vật, giúp chúng ta thấy được những nét nổi bật về tính cách, về ngoại hình, về hoàn cảnh sinh sống, về số phận của nhân vật.

Đó là hình ảnh về những người nông dân chân lấm tay bùn, ngoại hình xấu xí, phải

sống trong những hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt, lam lũ... Nhưng ở họ ta vẫn

thấy sự lương thiện, chất phát, hiền lành, sống nhân hậu, vị tha, đầy lòng tự trọng...

Đó chính là bởi tấm lòng nhân hậu của Nam Cao, luôn hướng về những người nông

dân cần cù, chịu thương, chịu khó.

2.2.3 S sáng to ca Nam Cao trong vic s dng thành ng

2.2.3.1 Đối với thành ngữ Hán Việt

Ngoài những thành ngữ thuần Việt Nam Cao còn sử dụng cả thành ngữ Hán Việt, mặc dù số lượng không nhiều song nó cũng góp phần không nhỏ trong việc thể hiện nội dung tác phẩm và tư tưởng của tác giả. Số lượng thành ngữ hán Việt Nam Cao sử dụng cũng

không nhiều, bởi nó quá trang trọng, ý nghĩa cao siêu. Trong khi đối tượng miêu tả của

Một phần của tài liệu Thành ngữ trong sáng tác của nam cao (Trang 32)