Khóa luận “Khảo sát trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ người phụ nữ trong sáng tác của Thạch Lam” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, có tham khảo ý kiến của những người đi trước và dưới sự
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình triển khai khóa luận, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp
đỡ của các thầy cô tổ bộ môn Ngôn ngữ, các thầy cô khoa Ngữ văn và các bạn sinh viên, đặc biệt là TS Đỗ Thị Thu Hương, giáo viên trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành khoá luận này.Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với thầy cô giáo và các bạn Do thời gian có hạn và cũng là lần đầu tiên làm quen với việc nghiên cứu khoa học, khoá luận này không tránh khỏi những hạn chế Chúng tôi mong tiếp tục nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn
Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2017 Sinh viên
Trần Vân Anh
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
1 Khóa luận “Khảo sát trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ người phụ nữ trong sáng tác của Thạch Lam” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, có tham
khảo ý kiến của những người đi trước và dưới sự giúp đỡ khoa học của giáo viên hướng dẫn TS Đỗ Thị Thu Hương
2 Khoá luận không sao chép từ một công trình có sẵn nào
Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2017
Sinh viên
Trần Vân Anh
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Mục đích nghiên cứu 5
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 5
5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5
6 Phương pháp nghiên cứu 6
7 Đóng góp của khoá luận 6
8 Cấu trúc của khoá luận 6
NỘI DUNG 7
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT VỀ TRƯỜNG NGHĨA 7
1.1 Khái niệm trường nghĩa 7
1.2 Các loại trường nghĩa 8
1.2.1 Trường nghĩa dọc 8
1.2.2 Trường nghĩa ngang ( Trường nghĩa tuyến tính) 11
1.2.3 Trường liên tưởng 11
1.3 Trường nghĩa và ngôn ngữ văn chương 12
1.3.1 Trường nghĩa biểu vật với ngôn ngữ văn chương 12
1.3.2 Trường nghĩa biểu niệm với ngôn ngữ văn chương 14
1.3.3 Trường nghĩa liên tưởng với ngôn ngữ văn chương 15
1.4 Vài nét về nhà văn Thạch Lam 16
CHƯƠNG 2 MIÊU TẢ TRƯỜNG TỪ NGỮ CHỈ NGƯỜI PHỤ NỮ 18
TRONG SÁNG TÁC CỦA THẠCH LAM 18
2.1 Kết quả thống kê 18
2.2 Miêu tả trường từ vựng chỉ hình dáng bên ngoài của người phụ nữ 19
2.2.1 Trường từ vựng chỉ đặc điểm khuôn mặt 19
Trang 62.2.2 Trường từ vựng chỉ đặc điểm dáng người 20
2.2.3 Trường từ vựng chỉ đặc điểm đôi tay 20
2.2.4 Trường từ vựng chỉ đặc điểm của một số bộ phận khác như: mày, tóc, da, chân 21
2.3 Trường từ vựng chỉ trang phục của người phụ nữ 22
2.4 Trường từ vựng chỉ hoạt động của người phụ nữ trong đời thường 23
2.5 Trường từ vựng chỉ lời nói của người phụ nữ 24
2.6 Trường từ vựng chỉ tính cách của người phụ nữ 23
2.7 Trường từ vựng chỉ tâm trạng của người phụ nữ 22
CHƯƠNG 3 GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA TRƯỜNG TỪ VỰNG 26
CHỈ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG SÁNG TÁC CỦA THẠCH LAM 26
3.1 Khắc họa vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ trong giai đoạn 30-45 26
3.2 Khắc họa vẻ đẹp tâm hồn, tính cách của người phụ nữ 36
KẾT LUẬN 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Văn chương là tấm gương phản ánh cuộc sống chân thực nhất Nó phản ánh hiện thực bằng những hình tượng, nhân vật văn học Văn chương chứa đựng nhiều giá trị như: giá trị thẩm mĩ, giá trị nhận thức, giá trị nhân đạo,…Làm thế nào để cảm nhận được hết cái hay, cái đẹp của văn chương
Đó không phải là một việc dễ dàng
M Gorki từng nói: “Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của văn học” Nói
như vậy là nhấn mạnh về vai trò của ngôn ngữ Văn bản văn học được cấu thành từ ngôn ngữ nghệ thuật, dùng ngôn ngữ làm chất liệu, cho nên văn học mang nhiều đặc điểm khác biệt so với các bộ môn khoa học khác Ngôn ngữ văn học phải có những đặc điểm mà ngôn ngữ thông thường không có như: tính biểu cảm, tính hình tượng, tính hàm súc Văn học giáo dục tâm hồn con người, bằng quá trình tự nhận thức, bằng cách tác động vào tình cảm và phải trải qua một thời gian dài để thấm dần Do đó, ngôn ngữ của văn học phải giàu tính hình tượng, giàu tính biểu cảm, tránh diễn đạt nôm na, dông dài, nó phải gợi cảm xúc sâu sắc đó là nhờ tính hàm súc Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học thường được sử dụng một cách có hệ thống Tiêu biểu cho hệ thống ngữ nghĩa của từ ngữ trong tác phẩm văn học là các trường nghĩa Khi các từ ngữ có ý nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau sẽ tạo nên các trường nghĩa, điều này không chỉ làm cho ngôn ngữ trong tác phẩm sự kết nối với nhau mà
nó còn tạo ra cái hay, cái riêng, cái độc đáo cho một tác giả văn học
Cuộc đời ngắn ngủi, sáng tác trong một khoảng thời gian ngắn nhưng Thạch Lam vẫn được coi là một tác giả lớn của văn học hiện đại nói riêng và văn học Việt Nam nói chung Ông đã mang đến cho văn xuôi Việt Nam những năm 30-45 một làn gió mới, mà nó đã trở thành đặc trưng trong phong cách viết văn của ông Đó là, ông thường viết những truyện không có cốt
Trang 8truyện Để tiếp cận được tác phẩm của Thạch Lam chúng ta có thể tiếp cận trên nhiều phương diện Đề tài của chúng tôi tìm hiểu tác phẩm của ông trên phương diện ngôn ngữ Đó là vấn đề sử dụng trường từ vựng ngữ nghĩa trong sáng tác của Thạch Lam Tìm hiểu trường nghĩa trong sáng tác của Thạch Lam không chỉ có ý nghĩa trong việc tiếp nhận văn chương nói chung, mà nó
có ý nghĩa thiết thực đối với giáo viên dạy văn trong tương lai khi giảng dạy
về các tác phẩm của Thạch Lam Nhận thấy tính thiết thực của vấn đề này nên
chúng tôi đã lựa chọn đề tài: Trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ người phụ nữ trong sáng tác của Thạch Lam
2 Lịch sử vấn đề
Việc nghiên cứu ngữ nghĩa của ngôn ngữ đã được các nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm từ cuối thế kỉ XIX cho đến ngày nay Khởi đầu phát triển lý thuyết trường có nguồn gốc từ nghiên cứu của các nhà nhân học Mỹ
và các nhà ngôn ngữ học Đức vào đầu thế kỉ XX Những học giả này chịu ảnh
hưởng của học thuyết dạng lời nói bên trong của ngôn ngữ mà tác giả của nó
là Humboldt Tuy nhiên, không chỉ mỗi học thuyết của Humboldt là cơ sở duy nhất cho sự hình thành lý thuyết trường, mà sự ra đời của xu hướng ngôn ngữ học này còn dựa vào tiền đề của chủ nghĩa cấu trúc Saussure Ông cho rằng giá trị của bất cứ yếu tố nào cũng do những yếu tố xung quanh quy định
Tư tưởng đó đã thúc đẩy một cách quyết định, sự hình thành lí thuyết về các trường Từ cơ sở của học thuyết này, nhiều nhà nghiên cứu đã có những quan điểm khác nhau về trường nghĩa Tiêu biểu là lý thuyết trường nghĩa của Trier- một học giả người Đức Ông đã mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử
về ngữ nghĩa học nhưng lúc này ông không dùng tên “trường nghĩa” mà ông dùng “trường ngôn ngữ” Phải đến G Ipsen, người đầu tiên trong lịch sử ngành ngôn ngữ học mới sử dụng khái niệm trường nghĩa Ông cho rằng:
“Trường nghĩa bao hàm những từ có những mối quan hệ với nhau về hình thái
Trang 9và về nghĩa” Từ đó lí thuyết trường nghĩa được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ
Tiếp thu những thành tựu về trường nghĩa của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới, ở Việt Nam có một số tác giả đã giới thiệu lí thuyết trường nghĩa Người đạt được thành tựu lớn nhất trong lĩnh vực này là Đỗ Hữu Châu, ông là người đã giới thiệu được một cách đầy đủ và chi tiết nhất về lý thuyết trường nghĩa [1,2] Ông cho rằng giữa các từ có không ít những sự đồng nhất
về hình thức và về ý nghĩa Căn cứ vào những cái chung giữa các từ, chúng ta
sẽ phân lập toàn bộ từ vựng của tiếng Việt thành những hệ thống nhỏ hơn và phát hiện ra những quan hệ giữa các từ trong từ vựng
Nguyễn Thúy Khanh đã nghiên cứu “Đặc điểm trường từ vựng –ngữ nghĩa tên gọi động vật trên tư liệu đối chiếu tiếng Việt với tiếng Nga ” Tác giả đã chỉ ra các đặc điểm định danh tên gọi động vật dựa vào nguồn gốc tên gọi từ tiếng Việt và tiếng Hán, dựa vào kiểu ngữ nghĩa của tên gọi tác giả phân biệt, tên gọi có tác dụng phân biệt các loại với nhau hay các loại nhỏ trong các loại lớn Dựa trên kết quả thống kê, tác giả thu được 21 nét nghĩa
Từ đó tác giả phân tích quá trình chuyển nghĩa của từ ngữ chỉ động vật trong tiếng Việt và tiếng Nga Cuối cùng, tác giả nêu ra ý nghĩa biểu trưng của các
từ ngữ chỉ động vật và của các thành ngữ so sánh có tên động vật
Bùi Minh Toán cũng vận dụng lí thuyết trường nghĩa để xem xét vận động chuyển hóa về nghĩa, về trường nghĩa của từ tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp Tác giả đã xác lập một loạt các trường từ vựng trong Truyện Kiều
như: trường lửa, trường mùi vị, trường cỏ cây, tác giả đã chỉ ra sự chuyển
nghĩa, chuyển trường của chúng và giá trị thẩm mĩ mà chúng đạt được trong quá trình chuyển nghĩa Ngoài ra, cũng có nhiều luận văn thạc sĩ nghiên cứu
về trường nghĩa nhưng nhìn chung, các công trình nghiên cứu của họ đều theo hướng nghiên cứu mà Đỗ Hữu Châu đã đưa ra
Trang 10Vận dụng các thành tựu nghiên cứu về trường nghĩa, một số khóa luận
đi sâu tìm hiểu trường nghĩa trong tác phẩm văn học Tiêu biểu là những khóa luận sau:
Khóa luận “Khảo sát trường nghĩa nông thôn trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Vũ Khắc Trường” do sinh viên Vũ Thị Oanh
thực hiện Trong đề tài này, tác giả đã khảo sát một số trường nghĩa chỉ văn hóa tâm linh, tín ngưỡng dân gian; trường nghĩa chỉ cơ quan hành chính nhà nước; trường nghĩa miêu tả tâm lí con người ở nông thôn Từ đó, tác giả khai thác hiệu quả sử dụng của các trường từ ngữ trong việc tìm hiểu bức tranh đời sống tâm linh đa dạng và phong phú ở nông thôn Qua đó, chúng ta có thể thấy được cái nhìn mới về nông thôn Việt Nam sau năm 1986
Tiếp theo đề tài “Khảo sát trường nghĩa chiến tranh trong tiểu thuyết
Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh ” do sinh viên Lê Thị Là thực hiện Ở đề
tài này, tác giả đã tập trung nghiên cứu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng trường từ ngữ khi miêu tả thiên nhiên thể hiện diễn biến tâm lí nhân vật Từ
đó thấy được tính chất bạo tàn, khốc liệt của chiến tranh
Nghiên cứu về trường nghĩa trong tác phẩm của Thạch Lam, có đề tài
“Khảo sát các từ ngữ thuộc trường nghĩa ẩm thực trong tác phẩm của Thạch Lam và Vũ Bằng” của tác giả Vũ Thị Duyên Tác giả đã cung cấp một số vấn
đề lí thuyết về văn hóa ẩm thực, vài nét về văn hóa ẩm thực của người Việt, bản sắc ẩm thực của người Việt Thông qua việc khảo sát, thống kê trong tác phẩm của hai nhà văn, tác giả đã chia trường từ nghĩa ẩm thực thành hai trường nghĩa lớn là: trường từ ngữ chỉ tên các món ăn và trường từ ngữ chỉ tên các nguyên liệu chế biến món ăn Trong trường từ ngữ chỉ tên món ăn tác giả chia ra làm hai trường nhỏ là trường chỉ tên các món ăn dân tộc và trường chỉ tên các món ăn du nhập từ nước ngoài Trong trường chỉ tên các nguyên liệu chế biến món ăn tác giả chia ra làm các trường: Trường chỉ tên các
Trang 11nguyên liệu chính, trường chỉ tên các nguyên liệu phụ Kết quả nghiên cứu của đề tài, đã cung cấp cho người đọc một cái nhìn mới về văn hóa ẩm thực
Hà Nội, đồng thời thấy được tài hoa và những nét riêng trong phong cách nghệ thuật của từng tác giả
Điểm qua các công trình nghiên cứu nói trên, chúng tôi nhận thấy chưa
có công trình nào nghiên cứu về nhân vật nữ trong tác phẩm của Thạch Lam
Kế thừa những thành tựu nghiên cứu về trường nghĩa, chúng tôi đi sâu tìm
hiểu: Trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ người phụ nữ trong sáng tác của Thạch Lam Chúng tôi thực hiện đề tài này với mong muốn là tìm ra sự
phong phú, linh hoạt trong cách sử dụng ngôn ngữ của nhà văn tài hoa này
3 Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ người phụ nữ trong sáng tác của Thạch Lam, từ đó thấy được giá trị của trường nghĩa trong việc khắc họa chân dung nhân vật
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Ứng với mục đích trên, đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tổng hợp, nghiên cứu các vấn đề lý thuyết về trường nghĩa
- Khảo sát trường từ ngữ chỉ người phụ nữ trong sáng tác của Thạch Lam
- Phân tích, đánh giá, hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ ngữ trong sáng tác của Thạch Lam
5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ người phụ nữ trong sáng tác của Thạch Lam
- Phạm vi nghiên cứu: Ngữ liệu được khảo sát trong toàn bộ các sáng
tác của Thạch Lam, được tập hợp trong hai cuốn “Tuyển tập Thạch Lam” (Nxb Văn học 2012) và “Tuyển tập Thạch Lam” (Nxb Văn học 2015)
Trang 126 Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích ngôn ngữ
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp miêu tả
- Thủ pháp so sánh, đối chiếu
- Thủ pháp thống kê, phân loại
7 Đóng góp của khoá luận
- Về mặt lí luận:
Đề tài góp phần làm sáng tỏ vấn đề tính hệ thống của từ ngữ trong tác phẩm văn chương Qua đó, góp phần hoàn thiện cơ sở lí thuyết về trường nghĩa
- Về mặt thực tiễn:
+ Những kết quả nghiên cứu mà đề tài đạt được có thể vận dụng trong quá trình giảng dạy từ ngữ trong tác phẩm văn học nói chung, trong văn chương Thạch Lam nói riêng
+ Kết quả nghiên cứu của khoá luận còn giúp ích cho việc giảng dạy ngôn ngữ nói chung và từ vựng nói riêng
8 Cấu trúc của khoá luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, khoá luận gồm ba chương:
Chương 1 Những vấn đề lí thuyết về trường nghĩa
Chương 2 Miêu tả trường từ ngữ chỉ người phụ nữ trong sáng tác của Thạch Lam
Chương 3 Giá trị nghệ thuật của trường từ vựng chỉ người phụ nữ trong sáng tác của Thạch Lam
Trang 13Khuynh hướng thứ nhất: Quan niệm trường nghĩa là toàn bộ các khái niệm mà các từ trong ngôn ngữ biểu hiện Đại diện cho khuynh hướng này là
I Weisgerber và J Trier
Khuynh hướng thứ hai: Cố gắng xây dựng lí thuyết trường nghĩa trên
cơ sở các tiêu chí ngôn ngữ học Trường nghĩa không phải là phạm vi các khái niệm nào đó nữa mà là phạm vi tất cả các từ có quan hệ lẫn nhau về nghĩa Đại diện tiêu biểu cho khuynh hướng này là Ipsen
Kiểu trường nghĩa phổ biến nhất là nhóm từ vựng- ngữ nghĩa Người có ảnh hưởng lớn và nghiên cứu chuyên sâu vấn đề này là giáo sư Đỗ Hữu Châu Theo ông những quan hệ về ngữ nghĩa giữa các từ sẽ hiện ra khi đạt được các
từ nói chung (ý nghĩa của nó) vào những hệ thống con thích hợp Trong Từ vựng- ngữ nghĩa Tiếng Việt, Đỗ Hữu Châu cho rằng: “ Mỗi tiểu hệ thống ngữ nghĩa được coi là một trường nghĩa” [2]
Như vậy, để tìm ra một khái niệm trường nghĩa trọn vẹn và đầy đủ vẫn đang là một vấn đề mà các nhà nghiên cứu đặt ra Nhưng để phục vụ cho phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi đã dựa trên ý kiến của các nhà ngôn ngữ học và thống nhất khái niệm trường nghĩa như sau: Trường nghĩa là tập hợp các từ và ngữ cố định của một ngôn ngữ dựa vào sự đồng
nhất nào đấy về ngữ nghĩa
Trang 14Ví dụ:
- Nắng, mưa, gió, sấm, chớp, bão, lốc, lũ, giông, vòi rồng, ráng mỡ
gà, …là các từ chỉ hiện tượng tự nhiên, chúng được coi là trường nghĩa
- Nấu, nướng, kho, xào, luộc, quay, chiên, rang, hấp, đun,…là các
từ chỉ hoạt động tác động với lửa làm chín thức ăn, chúng được coi là trường nghĩa
1.2 Các loại trường nghĩa
Khi nghiên cứu hệ thống ngôn ngữ nói chung và từ vựng nói riêng, nhà ngôn ngữ học F.de Saussure đã chỉ ra hai dạng quan hệ ngang (hay quan hệ hình tuyến, quan hệ ngữ đoạn) và quan hệ dọc (hay quan hệ tộc tuyến, quan
hệ ngữ hình)
Vì các đơn vị từ vựng có nghĩa biểu vật và nghĩa biểu niệm nên tương ứng với nó là trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm Đây là các trường nghĩa dọc, tức hệ thống các trường nghĩa đồng nhất về ngữ nghĩa Ngoài các trường nghĩa dọc còn có trường nghĩa ngang, tức trường nghĩa tuyến tính và trường nghĩa liên tưởng Trường nghĩa liên tưởng vừa có tính chất là trường nghĩa dọc, vừa có tính chất là trường nghĩa ngang do cơ chế liên hội mà có
1.2.1 Trường nghĩa dọc
1.2.1.1 Trường nghĩa biểu vật
Trường nghĩa biểu vật là trường nghĩa tập hợp các từ có cùng một ý nghĩa biểu vật hay nói khác đi những từ trong trường nghĩa biểu vật sẽ đồng nhất về ý nghĩa biểu vật
Để có những căn cứ dựa vào đó mà người ta đưa ra các ý nghĩa biểu vật của các từ về trường nghĩa biểu vật thích hợp, chúng ta chọn các danh từ gốc Các danh từ này cũng là tên gọi các nét nghĩa có tác dụng hạn chế ý nghĩa của
Trang 15từ, về mặt biểu vật là những nét nghĩa cụ thể thu hẹp ý nghĩa của từ Như vậy, nghĩa biểu vật của nó trùng với tên gọi danh từ trên
Ví dụ 1: Với từ chân chúng ta có các trường nghĩa biểu vật sau:
1 Bộ phận của chân: Ngón chân, gan bàn chân, móng chân, đốt chân,
cổ chân, cẳng chân, gót chân, ngón cái, ngón út, ngón giữa,…
2 Đặc điểm ngoại hình của chân: Dài, ngắn, mũm mĩm, mập mạp, mỏng, dày, thô, cứng, mềm mại, gầy,…
3 Hoạt động của chân: Đi, chạy, nhảy, bò, đạp, đá, dẫm, xéo, giày, sút,…
4 Bệnh về chân: Bong gân, nước ăn chân, á sừng, đau gót chân, viêm bao dịch hoạt ngón chân, mụn cóc bàn chân, nấm gót chân,…
Ví dụ 2: Với từ mắt chúng ta có các trường nghĩa biểu vật sau:
1 Ngoại hình của mắt: Xanh, đen, nâu, xám, ti hí, bồ câu, mắt lươn, lá dăm, mắt phượng, trắng, lợn luộc, một mí, hai mí,…
2 Bộ phận của mắt: Lông mi, đồng tử, con ngươi, thuỷ tinh thể, kết mạc, bọng mắt, lông mày,…
3 Hoạt động của mắt: Lườm, nhìn, ngó, liếc, chớp, nháy, nheo, mở, nhắm, quắc, đảo, dòm, hé, ngủ, trợn, đánh mắt, ngước, đong đưa,…
4 Năng lực của mắt: Sắc sảo, tinh anh, trong trẻo, trong veo, mờ, kém, loá, đục, kèm nhèm, sáng,…
5 Cảm giác về mắt: Ngứa, rát, nhức, mỏi, đau, cộm, chói, xót,…
6 Bệnh về mắt: Mắt lé, đau mắt hột, đau mắt đỏ, viêm giác mạc, kết mạc, cận thị, viễn thị, quáng gà, toét, viêm tuyến lệ, mù,…
7 Hoạt động thẩm mĩ: Uốn mi, kẻ, vẽ, cắt, phun, thêu, xăm, nối,… 1.2.1.2 Trường nghĩa biểu niệm
Trường nghĩa biểu niệm là: Trường nghĩa tập hợp các từ dựa trên ý nghĩa biểu niệm của từ
Trang 16Căn cứ để tập hợp các từ về trường nghĩa biểu niệm là dựa trên các nét nghĩa của từ hay còn gọi là cấu trúc biểu niệm
Ví dụ: Ta có cấu trúc biểu niệm (hoạt động), (dời chỗ)
- Dời chỗ bằng chân: Đi, bước, chạy, bò, nhảy,…
- Dời chỗ trong không khí: Chao, liệng, lượn, bay,…
- Dời chỗ trong nước: Bơi, lặn, lội, ngụp,…
Vì tiêu chí tập hợp trường biểu niệm là cấu trúc biểu niệm nên một trường biểu niệm lớn hoặc nhỏ có rất nhiều từ thuộc các trường biểu niệm khác nhau
Ví dụ: Trường biểu niệm đồ dùng gồm các trường nhỏ sau:
Sự phân lập về trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm như trên đã nói dựa trên sự phân lập về trường nghĩa của từ Nó phản ánh hai cách nhìn từ vựng ở hai góc độ khác nhau Tuy nhiên, hai loại trường nghĩa dọc có liên hệ với nhau, nếu lấy nét nghĩa biểu vật trong cấu trúc biểu niệm làm tiêu chí lớn để tập hợp thì chúng ta có các trường biểu vật Nhưng khi phân lập các trường biểu niệm, chúng ta dựa vào cấu trúc biểu niệm sau khi phân nhỏ chúng ra đến một lúc nào đó phải sử dụng nét nghĩa biểu vật
Trang 17Dựa vào ý nghĩa các từ mà chúng ta có thể phân lập được các trường Nhưng cũng chính nhờ các trường mà chúng ta hiểu sâu sắc thêm ý nghĩa của
từ
1.2.2 Trường nghĩa ngang (Trường nghĩa tuyến tính)
Trường nghĩa ngang là: Tập hợp tất cả các từ có thể kết hợp với một từ ngữ nào đó lấy làm gốc lập thành chuỗi tuyến tính (cụm từ, câu) có thể chấp nhận một cách bình thường đối với người sử dụng ngôn ngữ
Ví dụ: Trường nghĩa ngang của từ học sinh là: Chăm chỉ, ngoan, lười biếng, kém, yếu, trung bình, tất cả, một vài, một, hai, ba, những, một số,…
Chúng ta có thể rút ra một số nhận xét về trường nghĩa ngang như sau:
- Các từ trong một trường nghĩa ngang là những từ thường kết hợp theo chuẩn mực ngữ nghĩa của một ngôn ngữ chung
- Một từ nhiều nghĩa có thể lập những trường nghĩa ngang khác nhau
về tính chất tuỳ theo nghĩa nào đó được lấy làm trung tâm
- Các từ trong một trường nghĩa ngang là sự cụ thể hoá các nét nghĩa trong nghĩa biểu vật của từ
- Có rất nhiều từ đi với một từ trung tâm nào đó lập thành trường nghĩa ngang có mức độ chặt, lỏng khác nhau
1.2.3 Trường liên tưởng
Sự phân lập các trường biểu vật, biểu niệm như trên là vấn đề cần thiết
để tìm hiểu quan hệ và cấu trúc ngữ nghĩa- ngữ pháp, phát hiện những đặc điểm nội tại và hoạt động của từ Nhưng đó mới chỉ là sự phân tích “cấu trúc
bề mặt” của ngôn ngữ Ngôn ngữ còn có cấu trúc bề sâu Đó là lí do để xác định trường liên tưởng
Tác giả đầu tiên của khái niệm này là nhà ngôn ngữ học người Pháp Ch.Bally Theo ông, mỗi từ có thể là trung tâm của một trường liên tưởng như
từ bò của tiếng Pháp chẳng hạn có thể gợi ra do những liên tưởng sau:
Trang 18Thứ nhất: Bò cái, bò mộng, bê, sừng gặm cỏ, nhai trầu
Thứ hai: Sự cày bừa, cái cày, cái ách
Thứ ba: Những ý niệm về tính thụ động mà chúng ta gặp trong các lối
so sánh các thành ngữ Pháp
Các từ trong một trường liên tưởng là sự hiện thực hoá, sự cố định bằng các từ liên hội có thể có của từ trung tâm Các từ này trong một trường liên tưởng trước hết là những từ nằm trong trường biểu vật, các trường biểu niệm
và trường tuyến tính tức là những từ có cấu trúc quan hệ đồng nhất và đối lập
về ngữ nghĩa đối với từ trung tâm Song, trong trường liên tưởng còn có nhiều
từ khác được liên tưởng do xuất hiện đồng thời với các từ trung tâm trong những ngữ cảnh có chủ đề tương đối đồng nhất, lặp đi lặp lại Điều này khiến cho các trường liên tưởng có tính dân tộc, tính thời đại, tính cá nhân
Các trường liên tưởng thường không ổn định nên ít tác dụng phát hiện những quan hệ về cấu trúc ngữ nghĩa của từ và từ vựng Có nhiều trường hợp phải dùng tới nhiều trường liên tưởng nhưng như vậy sẽ dẫn đến một chuỗi kết hợp mơ hồ về nghĩa
Ví dụ 1: Nhắc đến từ trường học người ta thường liên tưởng đến bàn, ghế, bảng, sách vở, giáo viên, học sinh,…
Ví dụ 2: Nhắc đến từ ruộng người ta thường liên tưởng đến lúa, bùn, ngô, khoai, trâu, cỏ, phân bón, cày, sâu bọ, châu chấu, cấy,…
Ví dụ 3: Tương tự với từ mùa hè người ta sẽ nghĩ đến nóng, ve, hoa phượng, quạt, tắm biển, oi bức, ngột ngạt,…
1.3 Trường nghĩa và ngôn ngữ văn chương
1.3.1 Trường nghĩa biểu vật với ngôn ngữ văn chương
Như chúng ta đã biết có hai phương thức để chuyển nghĩa của từ đó là hoán dụ và ẩn dụ Có thể nhận xét như sau: Các từ trong trường nghĩa biểu vật thường lôi kéo nhau chuyển nghĩa theo một hướng nhất định
Trang 19Nếu chuyển theo ẩn dụ thì thường xảy ra trong trường biểu vật, có nghĩa là các từ trong trường biểu vật này kéo nhau chuyển sang trường biểu vật khác
Ví dụ 1: Từ mũi là một từ chỉ bộ phận cơ thể, được chuyển sang trường
đồ vật, vật thể địa lý nó có thể kéo theo các từ: cổ, chân, sườn, mặt, lòng,…cũng chuyển sang trường đó
Ví dụ 2: Từ lửa chuyển sang trường tình cảm trạng thái tâm lí thì kéo theo các từ hừng hực, rực, bốc, nhen nhóm, kéo, tàn,…cũng chuyển sang
trường đó
Trường lửa cũng có thể chuyển sang trường chỉ các cuộc đấu tranh xã hội Nhiều từ cùng trường với lửa cũng chuyển theo như: lửa đấu tranh giải phóng dân tộc, phong trào đấu tranh vẫn còn âm ỉ, không thể dập tắt được,…
Nên chú ý, khi trường nghĩa được dùng đúng với trường của chúng thì tác dụng gợi hình ảnh kém đi hoặc không có bởi có sự trung hoà về ngữ cảnh Khi từ ngữ chuyển trường thì ngoài cái nghĩa riêng của nó mang theo cả những ấn tượng, những liên tưởng của trường cũ sang trường mới, làm cho trường mới cũng có những ấn tượng liên tưởng của trường cũ
Trong văn chương, các từ trong một câu văn, đoạn văn thường kéo nhau theo cùng một trường để tạo ra sự phù hợp về trường nghĩa biểu vật Có thể nói tới hình thức chủ đạo (tức ẩn dụ, hoán dụ) của đoạn văn, câu văn (hay một tác phẩm), hình ảnh chủ đạo thuộc trường biểu vật nào thì kéo theo các từ khác cùng trường với nó:
Ví dụ: “ Không đâu, gió nén từ tâm hướng đang bung ra Một cơn bão đang đến lao vào Nam Lào, con thuyền Việt Nam hoá chiến tranh của Nich Xơn đã lao vào trung tâm một cơn bão lớn Bão nổi ở Cha Kia, La Tương…Bão quật sang đỉnh cao 500 xoáy vụn tiểu đoàn 39…Bão dập xuống đồi 456 xé nát tiểu đoàn 3 và cuốn sạch chỉ huy lữ đoàn 4…Bão xoáy lốc trên
Trang 20ngọn 550 vùi luôn tất cả những khẩu pháo hạng nặng của lữ đoàn số 147…Bão dồn gió thép về biển Đông”
(Báo Quân Đội nhân dân, ngày 9-4-1971) Hình ảnh chủ đạo trong đoạn văn trên là bão táp kéo theo các từ gió, nén, hướng trung tâm, nổi, quật, dồn, cuốn, lốc,…
Hình ảnh chủ đạo có khi được nói rõ ra có khi được hiểu ngầm qua các trường trong đoạn văn
1.3.2 Trường nghĩa biểu niệm với ngôn ngữ văn chương
Văn chương phản ánh hiện thực bằng hình tượng nghệ thuật thông qua chất liệu là ngôn ngữ Tại một chỗ tác phẩm chỉ có thể phản ánh một phương diện của thực tế mà thôi Để làm nổi bật cái đồng nhất đó, từ ngữ diễn đạt cũng phải chứa cái gì đó chung, phù hợp với nhau tạo nên hiện tượng gọi là
sự cộng hưởng ngữ nghĩa giữa các từ Sự cộng hưởng ngữ nghĩa này dựa trên nét nghĩa đồng nhất vốn có trong các từ hay nói khác đi dựa trên nét nghĩa chung cho một trường (hay một nhóm từ ngữ trong một trường) biểu niệm
Ví dụ:
Dải mây trắng đỏ hồng trên đỉnh núi
Sương Hồng Lam ôm ấp nóc nhà tranh
Trên con đường viền trắng mép đồi tranh
Người các ấp tưng bừng ra chợ tết
Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc
Những thằng cu áo đỏ chạy lom xom
Vài cụ già chống gậy bước lom khom
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ
(Chợ tết- Đoàn Văn Cừ)
Trong đoạn thơ trên nhà thơ đã sử dụng rất nhiều trường nghĩa khác nhau như:
Trang 21- Hiện tượng tự nhiên: Dải mây, sương, núi, đồi, đường
- Màu sắc: Trắng (mây, con đường, sương), xanh (đồi, cây cỏ), đỏ (áo),
đỏ hồng, biếc, thắm
- Chỉ người nói chung: Họ, thằng cu, cụ già, cô
- Hoạt động của con người: Đi chợ, kéo hàng, chạy, chống gậy, bước, che môi, cười
- Trạng thái: Tưng bừng, lặng lẽ, vui vẻ, lom xom, lom khom
Tất cả những trường nghĩa nói trên từ màu sắc như: trắng, xanh, đỏ, hồng kết hợp, hòa quyện với nhau tạo nên một gam màu rực rỡ, cùng với các hiện tượng tự nhiên như: mây, sương, núi đồi e ấp trong sương, lồng vào các hoạt động của con người cùng tâm trạng vui vẻ, tưng bừng Chúng phối hợp với nhau, để làm nổi bật bức tranh phiên chợ tết đông vui, nhộn nhịp ở miền quê thanh bình trước cách mạng
Sự cộng hưởng ngữ nghĩa không chỉ xảy ra đối với các từ Nó có thể chi phối cả cấu trúc cú pháp, cả ngữ âm tiết tấu Nói một cách khác, người viết thường phối hợp tất cả các yếu tố, các phương tiện ngôn ngữ để tạo ra sự toàn bích về hình thức cho tác phẩm của mình
1.3.3 Trường nghĩa liên tưởng với ngôn ngữ văn chương
Đây là một trường có hiệu lực lớn, giải thích cách dùng từ, nhất là cách dùng từ trong tác phẩm văn học, giải thích những hiện tượng sáo ngữ, sự ưa thích lựa chọn những từ ngữ nào đó để nói hoặc viết, sự né tránh hoặc kiêng
kị những từ ngữ nhất định…Không nói đến những sai biệt về chủ đề, tư tưởng, về các chi tiết thực tế về hình tượng… chỉ riêng diện mạo ngôn ngữ cũng đủ làm chúng ta không thể lẫn được một tác phẩm văn học của thời đại này với tác phẩm văn học của thời đại khác Muốn thành công các tác giả không cần chỉ có tài mà còn phải có sự thích ứng nhanh nhạy với thời đại, đặc biệt là ngôn ngữ, nó thay đổi theo thời gian, kéo theo các trường nghĩa cũng
Trang 22thay đổi Vì vậy, người nghệ sĩ không nên chỉ đi theo những lối mòn mà còn cần đi trước thời đại có như vậy tác phẩm của họ mới được công chúng đón nhận
Sự gắn bó với cuộc sống, với thời đại là việc không chỉ của các nhà văn
mà cả những người làm văn học, giảng dạy văn học, không chỉ thường xuyên đổi mới tư tưởng, tình cảm, trau dồi vốn sống nà còn thường xuyên cải tạo, đổi mới ngôn ngữ của chính mình
1.4 Vài nét về nhà văn Thạch Lam
Thạch Lam, tên thật là Nguyễn Tường Lân (1910-1942), về cuộc đời và
sự nghiệp của tác giả có thể chia làm ba chặng
Trước 1931: Đây là quãng thời gian khi ông còn nhỏ, sống với gia đình tại phố huyện Cẩm Giàng-Hải Dương (quê ngoại) Đó là thời kì nghèo khổ nhưng lại rất oanh liệt trong tuổi thơ đèn sách Ông tự khai thêm năm tuổi để
“thi nhảy” lấy bằng thành chung (khi ấy Thạch Lam mới mười lăm tuổi) rồi lại khai tụt ba tuổi để thi tú tài cho đúng phép nước
Từ năm 1931 đến khoảng năm 1934: Đây là thời kì chủ yếu ông làm báo với bút danh Việt Sinh, Thạch Lam viết cho báo Phong hoá Trong thời gian này, ông cũng bắt đầu viết truyện ngắn Truyện ngắn đầu tay kí tên Việt
Sinh là Cái hoa chanh, truyện kí tên Thạch Lam lần đầu là truyện Cô Thuý
Tuy nhiên, truyện ngắn của ông viết lúc này chưa nổi
Từ năm 1935 đến năm 1942: Ông viết báo Phong hoá và Ngày nay Mặc dù vậy thời kì này ông lại nổi tiếng với các truyện ngắn, kí (tuỳ bút), tiểu luận
Trong cuộc đời sáng tác của mình Thạch Lam đã thử bút trên nhiều thể loại: Báo, phê bình, tiểu luận, phóng sự, tiểu thuyết, truyện ngắn, tuỳ bút, dịch thuật, truyện thiếu nhi,… Và gần như ở thể loại nào ông cũng đạt được thành tựu
Trang 23Tiêu biểu như ba tập truyện ngắn: Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938), Sợi tóc (1942); một cuốn tiểu thuyết Ngày mới (1939), một tập phóng sự in chung với Khái Hưng có tên là Hai thế giới (1938); hai tập sách viết cho thiếu nhi Quyển sách (1940) và Hạt ngọc (1940) Riêng tuỳ bút Hà Nội băm sáu phố phường được in thành sách sau một năm ông qua đời
(1943) Ngoài ra, Thạch Lam còn hơn chục truyện ngắn khác đăng rải rác trên
các báo Phong hoá, Ngày nay; một tập truyện dài viết dở dang (Thúy Mai); và
dự định viết về đề tài cuộc sống trụy lạc Thập niên đăng hoả, tuy nhiên đó
cũng chỉ mãi mãi là dự định, nhà văn không thể thực hiện được khi đã ra đi ở
độ tuổi còn trẻ
Thạch Lam mất khi ngòi bút đang ở độ chín muồi, khi sức sáng tạo của ông đang dồi dào, mãnh liệt Chỉ trong vòng mười năm sáng tác (1932-1942) Thạch Lam đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị trường tồn Nhiều bạn đọc yêu mến Thạch Lam, bởi các tác phẩm của ông mang những vẻ đẹp có giá trị vĩnh hằng mà còn tìm thấy bóng dáng của đời sống tinh thần, đời sống nội tâm phong phú của chính bản thân mình trong đó Hơn hết là tiếng nói đồng cảm với những thân phận, những kiếp người nhỏ bé trong xã hội nhất là người phụ
nữ
Tiểu kết chương 1
Ở chương này chúng tôi đã tổng hợp những vấn đề cơ bản về lý thuyết trường nghĩa, các loại trường nghĩa, ngữ nghĩa của trường nghĩa, quan hệ ngữ nghĩa giữa các trường, đồng thời chỉ ra mối quan hệ giữa các trường nghĩa và ngôn ngữ văn chương Nêu một vài nét cơ bản về cuộc đời của nhà văn Thạch Lam Những hiểu biết trên sẽ được chúng tôi vận dụng khi tiến hành phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng và nhận xét về hoạt động của trường nghĩa trong sáng tác của Thạch Lam
Trang 24CHƯƠNG 2 MIÊU TẢ TRƯỜNG TỪ NGỮ CHỈ NGƯỜI PHỤ NỮ
TRONG SÁNG TÁC CỦA THẠC LAM
2.1 Kết quả thống kê
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát trường từ vựng ngữ nghĩa trong hai
tập truyện Tuyển tập Thạch Lam (Nxb Văn học 2012) và Tuyển tập Thạch Lam (Nxb Văn học 2015) Thông qua thống kê, phân loại chúng tôi đã đưa ra
Trang 25thể : Trường từ ngữ chỉ hoạt động có 852 phiếu, chiếm 39,2 %; trường từ ngữ chỉ tâm trạng có 542 phiếu, chiếm 25%; trường từ ngữ chỉ lời nói có 148 phiếu, chiếm 6,8%, trường từ ngữ chỉ tính cách có146 phiếu, chiếm 6,7%
Ngoài các đặc điểm trên, ta còn thấy tác giả miêu tả người phụ nữ ở nhiều phương diện khác như : mắt, mặt, má, mày, tóc, dáng người, da, tay, chân, những bộ phận cơ thể này xuất hiện với tần suất ít hơn nhưng nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc miêu tả vẻ đẹp bên ngoài của người phụ
nữ
2.2 Miêu tả trường từ vựng hình dáng bên ngoài của người phụ nữ
2.2.1 Trường từ vựng chỉ đặc điểm khuôn mặt
2.2.1.1 Trường từ vựng chỉ đặc điểm khuôn mặt nói chung
Qua việc thống kê chúng tôi thu được 72 phiếu miêu tả khuôn mặt của người phụ nữ, chiếm 3,3% và chia làm các trường nhỏ hơn như:
- Đặc điểm của khuôn mặt: Đều đặn, xấu xí, xinh xắn, tươi, trái xoan,
dễ coi, già nua, phúng phính, xinh, hồng, hồng hào, đỏ hồng
- Trạng thái tâm lý thể hiện qua khuôn mặt: Đăm đăm, vui vẻ, thẫn thờ, vui tươi, nghiêm trọng, tươi, hiền hậu, xám đi, cau có, giận dữ, mệt nhọc, buồn, sầm, mơ màng, rầu rầu, mệt mỏi, hoan hỉ, lo nghĩ, vui vẻ, hân hoan, đỏ, sung sướng,…
- Hoạt động của khuôn mặt: Cúi, ngẩng, úp, ngoảnh, ngửng, quay, cau 2.2.1.2 Trường từ vựng chỉ đặc điểm đôi mắt
Thống kê về trường từ vựng chỉ đôi mắt chúng tôi thu được 129 phiếu, chiếm 5,9% và được chia ra làm các trường nhỏ hơn như:
- Đặc điểm của mắt: To, đen nhánh, mắt nhung, mắt bồ câu, quầng thâm
- Trạng thái tâm lý thể hiện qua đôi mắt: Hơi đỏ, thẹn, buồn rầu, oán trách, sung sướng