Nhóm từngữ đồng nghĩa chỉ hành động cười

Một phần của tài liệu Từ ngữ đồng nghĩa trong truyện ngắn của nam cao (Trang 30)

1. 2.3.2 Đồng nghĩa không hoàn toàn

2.2.2.1. Nhóm từngữ đồng nghĩa chỉ hành động cười

Theo như kết quả khảo sát thì nhóm từ này chiếm 223 phiếu, xuất hiện

trong 28 truyện ngắn. Đây là nhóm từ chiếm tỉ lệ cao nhất, mức độ sử dụng

dày nhất so với các nhóm từ còn lại. Tiếng cười đem lại cho con người niềm

vui, sự giải trí, thư giãn đầu óc. Nhưng tiếng cười, hành động cười của các

nhân vật trong tác phẩm của Nam Cao thì lại chứa đựng bao ý nghĩa sâu xa. Đó có thể là tiếng cười vui vẻ, hào hứng, tiếng cười sảng khoái cho những

thành quả lao động đã đạt được. Đó cũng có thể là tiếng cười cho những hạnh

phúc nhỏ nhoi đã tìm được sau những tháng ngày vất vả, bơn trải vì cuộc

sống mưu sinh. Nhưng đó cũng có thể là những tiếng cười chua chát, cay đắng, “cười ranước mắt”... của những kiếp người nhỏ bé. Mỗi từ ngữ mà nhà

văn sử dụng đều chứa đựng một dụng ý riêng. Tất cả đều được thể hiện rất phong phú, đa dạng trong các truyện ngắn của Nam Cao.

Ví dụ 1: Trong tác phẩm “Sống mòn”, nhờ cuộc trò chuyện giữa hai người say rượu là Mô và anh xe mới có được tiếng cười vui vẻ, sảng khoái

cho mọi người. Đó là tiếng cười rất bình dị, tự nhiên.

...“Chúng cười phá lên. Hai thằng gật gù, nghiêng ngả, bá vai, bế nhau,

thân thiết lắm. Bà cụ Hà, mấy lần trực bảo con rể đừng uống nữa mà say quá,

nhưng đều bị Mô với anh xe, không để ý, nói át đi. Sau cùng bà chép miệng

26

... Ở trong buồng, Thứ cười tủm tỉm, bảo San:

- Nếu không có đàn bà thì có lẽ thiên hạ vẫn còn những thằng nói khoác, nhưng chúng sẽ nói khoác ít đi được nhiều.

San mỉm cười, ngẫm nghĩ một chút, rồi nhai lại câu của bạn:

- Mà nếu không có đàn ông, thì có lẽ thiên hạ vẫn còn những cô gái cười

hí hí, nhưng họ sẽ cười hí hí ít đi được nhiều.

Vừa nói dứt, thì vợ anh xe lại cười rú lên, như người bị cù nách. San và Thứ phải lấy tay bịt lấy miệng, để khỏi cười to lên”...

Các từ ngữ đồng nghĩa trong đoạn văn trên là: cười phá lên, cười hi hí, cười tủm tỉm, mỉm cười, cười rú lên, cười to lên.Đây đều là những từ ngữ

miêu tả hành động cười nhưng ở mỗi từ lại mang những sắc thái ý nghĩa khác

nhau, thể hiện được tính cách nhân vật.

Theo Từ điển tiếng Việt thì: “cười” là cử động môi hoặc miệng, có thể đồng thời phát thành tiếng, biểu lộ sự thích thú hoặc thái độ, tình cảm nào đó

[11, tr.252]. Ở ví dụ trên, mỗi nhân vật lại có những điệu cười khác nhau, thể

hiện những thái độ khác nhau. Cười phá lênlàbật lên những tiếngcười to, vui,

thành chuỗi dài, do hết sức thích thú một cách đột ngột [11, tr.252]. Đó là

tiếng cười của hai anh chàng say rượu tìm được niềm vui tri kỷ của mình, một

niềm vui sướng không thể diễn tả hết bằng lời mà phải dùng đến nụ cười.

Cười hi hílà cười nhỏ, phát ra những tiếng hi hí. Cười tủm tỉmlà cười mỉm, tỏ

ý vui thích một cách kín đáo. Mỉm cuờilà cười hơi nhếch môi, không phát ra

thành tiếng.Cười rú lên cũng là bật lên những tiếng cười to, thích thú một cách đột ngột. Cười to lênlà bật lên tiếng cười to do quá thích thú về một cái

gì đó.

Tuy cùng là tiếng cười nhưng ở mỗi nhân vật nhà văn lại dùng những từ

miêu tả khác nhau. Việc nhà văn sử dụng những từ ngữ miêu tả tiếng cười

27

vật là một tính cách khác nhau, không ai giống ai do đó mà tiếng cười được

bật ra từ mỗi nhân vật cũng khác nhau. Đó là dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Đối với nhân vật Mô, anh xe và chị vợ anh xe là những người thuộc tầng lớp

bình dân, họ là những con người suốt ngày đầu tắt mặt tối, vật lộn với công

việc mưu sinh, kiếm sống hằng ngày. Nói thẳng ra họ là những con người

không có học thức, do đó tiếng cười phát ra từ miệng họ là tiếng cười của sự

sảng khoái nhất, tiếng cười không bị gò bó bởi bất cứ thứ gì trên đời này. Họ

không phải câu nệ tiểu tiết, họ cười tự nhiên, cười cho những niềm vui của

mình. Đối với San và Thứ, đây là hai con người thuộc tầng lớp trí thức, tầng

lớp cao hơn. Họ là những thầy giáo dạy tiểu học, những con người có học

thức do đó mà cách cười của họ cũng khác, họ cười giữ ý hơn, không khoa trương, chỉ là “cười tủm tỉm” hoặc là “mỉm cười” mà thôi.

Qua đó có thể thấy tiếng cười trong cuộc sống hàng ngày không chỉ đa

dạng mà nó còn chứa đựng những nét về tính cách con người. Nam Cao không chỉ đơn giản là miêu tả tiếng cười, điệu cười mà còn ngầm nói về tính

cách của nhân vật. Chính điều này đã làm cho tác phẩm của ông trở nên sinh

động, cuốn hút người đọc.

Ví dụ 2: Trong tác phẩm “Bài học quét nhà”, cũng có tiếng cười nhưng đó không phải là tiếng cười sảng khoái, tiếng cười của sự sung sướng nữa mà là tiếng cười chua chát, tiếng cười đắng cay.

...“U cười gượng, bảo:

- Nhưng thây kệ! Hơi đâu mà lo trước? Đến đâu hay đến đấy. Thời

buổi này, khổ đến đâu mà không phải chịu? Vả lại nhà mình khổ mãi, quen

đi rồi. Tìm được no, ăn no: tìm được đói, ăn đói. Chẳng tội gì mà lo, mình ạ.

- Đã đành thế nhưng còn nợ?

- Thì ta ì ra đấy. Thịt người có ăn được đâu mà sợ!

28

Cùng là tiếng cười nhưng tiếng cười trong ví dụ này khác với tiếng cười

của anh Mô, của chị vợ anh xe, của San và Thứ. Nếu ví dụ trên là tiếng cười

sảng khoái, tiếng cười của hạnh phúc, của niềm vui thì trong ví dụ này, tiếng cười lại chứa đựng bao xót xa, bao suy tư, phiền muộn khiến cho người đọc

phải suy nghĩ. Ngoài nét nghĩa chung là cử động môi hoặc miệng, có thể đồng

thời phát thành tiếng, biểu lộ sự thích thú hoặc thái độ, tình cảm nào đó, mỗi

từ in đậm trên lại mang những sắc thái biểu cảm khác nhau. Cười gượnglà cố cười, cố làm cho ra vẻ tự nhiên, bình thường, khi đang có tâm trạng buồn

hoặc không thích. Cười chua chát là cười một cách đau đớn, gượng ép, miệng cười nhưng trong lòng lại cảm thấy đau xót.

Qua đoạn đối thoại giữa hai nhân vật “thầy” và “u” ta thấy được tình cảnh khổ sở, khó khăn, vất vả của hai nhân vật nói riêng và của người nông

dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám nói chung. Đó là tình cảnh bần

cùng hóa của người nông dân, là cảnh nghèo đói, là cuộc sống chật vật vì miếng cơm, manh áo. Qua tiếng cười gượng, tiếng cười chua chát của hai

nhân vật, Nam Cao muốn phơi bày thực trạng của xã hội Việt Nam những năm trước Cách mạng, cho người đọc thấy được tình cảnh vô cùng khổ sở của người nông dân. Phải nói thêm rằng, Nam Cao không lấy đề tài đâu xa mà lấy

ngay những chuyện đời thường, những câu chuyện “xoàng xĩnh”, nhỏ nhặt

trong cuộc sống hàng ngày để viết truyện. Do đó, những câu chuyện trong tác

phẩm của ông đều là những câu chuyện của thực tế, là bức tranh thu nhỏ cuộc

sống của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng.

Ví dụ 3:Còn trong tác phẩm “Chí Phèo”, nhân vật Bá Kiến chỉ nhờ vào tiếng cười của mình mà đã thay đổi được tình thế căng thẳng, gay go, chấm

dứt được tình trạng “rạch mặt ăn vạ” của Chí Phèo.

...Cụ Bá cười nhạt, nhưng tiếng cười giòn giã lắm. Người ta bảo cụ hơn người ta chỉ bởi cái cười.

29

- Cái anh này nói mới hay! Ai làm gì anh mà anh phải chết? Đời người

chứ có phải đời con ngóe đâu? Lại say rồi phải không? Rồiđổi giọng, cụ thân

mật hỏi:...

Nếu chỉ dừng lại ở những tiếng cười sảng khoái, tiếng cười chua chát của người nông dân thì có lẽ sẽ không thể nào đánh giá hết được tài năng sử dụng

từ ngữ đồng nghĩa của Nam Cao và hiệu quả của việc sử dụng từ ngữ đồng

nghĩa trong truyện ngắn của ông. Nhân vật Bá Kiến trong tác phẩm là một con người gian xảo, là kẻ đại diện cho thế lực phong kiến xấu xa bóc lột sức lao động của người nông dân. Bá Kiến là lí trưởng, là người có thế lực trong làng Vũ Đại, mọi người trong làng đều sợ hắn. Bởi thế mà khi miêu tả tiếng cười

của nhân vật này, Nam Cao không sử dụng những từ đồng nghĩa miêu tả tiếng cười như ở trên mà dùng từ khác. Và có lẽ, chỉ có những từ đó mới có thể

xứng đáng với bản chất xấu xa của Bá Kiến mà thôi.

Cười nhạtlà cười nhếch mép, có khi phát ra một vài tiếng khẽ, tỏ ý có điều không bằng lòng hoặc khinh bỉ.Cười giòn giã là cười giòn từng tràng, vui, thích thú. Chỉ với hai từ đồng nghĩa, Nam Cao đã làm bộc lộ rõ được bản

chất của “con cáo già” Bà Kiến. Thái độ của hắn đối với Chí Phèo là sự khinh

bỉ, là sự không thèm chấp của kẻ trên đối với kẻ dưới, bởi thế mà hắn cười

nhạt nhưng tiếng cười giòn giã lắmđể che dấu thái độ thực sự trong thâm tâm

hắn. Hắn dùng tiếng cười để che lấp đi cái bản chất xấu xa, gian ngoan, xảo

quyệt, che lấp đi mục đích, ý đồ của mình và quan trọng hơn là đánh lừa được đối phương. Qua đó, ta có thể thấy rõ được bản chất của Bá Kiến - một đại

diện tiêu biểu cho tầng lớp thống trị phong kiến ở nông thôn Việt Nam trước

Cách mạng.

Trên đây chỉ là những ví dụ rất nhỏ trong 28 truyện ngắn của Nam Cao

có sử dụng các từ ngữ đồng nghĩa chỉ hành động cười. Ngoài các từ ngữ đồng

30

dụng rất nhiều từ khác nữa. Việc sử dụng các từ ngữ đồng nghĩa chỉ hành

động cười cho thấy được tài năng của Nam Cao trong việc nắm bắt tâm lí

nhân vật cũng như tài năng bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ.

Một phần của tài liệu Từ ngữ đồng nghĩa trong truyện ngắn của nam cao (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)