1. 2.3.2 Đồng nghĩa không hoàn toàn
2.2.1. Nhận xét chung
Từ đồng nghĩa đóng vai trò quan trọng không chỉ trong hoạt động giao
tiếp hằng ngày mà còn trong văn chương. Từ đồng nghĩa làm cho các tác phẩm văn học trở nên phong phú, sinh động bởi các từ ngữ được sử dụng
không bị trùng lặp, làm cho độc giả cảm thấy thích thú mỗi khi đọc tác phẩm.
Bởi thế mà nó được coi là những phương tiện quý báu của nghệ thuật văn
học. Nói như E.I.Efimốp: “Bột từ mà mỗi nhà văn trải qua - trước hết đó là làm việc với các phương tiện đồng nghĩa của ngôn ngữ”.
Như vậy, có thể khẳng định từ đồng nghĩa giữ vai trò cực kì quan trọng
không thể thay thế được. Nó không chỉ là bằng chứng rất thuyết phục về cái giàu, cái đẹp và cái trong sáng của ngôn ngữ Việt Nam mà nó còn là một
trong những quy luật chi phối sự phát triển của tiếng Việt.
Nhắc đến từ đồng nghĩa, các nhà nghiên cứu thường nhất trí với quan
niệm: Từ đồng nghĩa là những từ tương đồng với nhau về nghĩa, khác nhau về
24
phong cách nào đó, hoặc đồng thời cả hai. Và khi phân chia từ đồng nghĩa,
các nhà nghiên cứu lại đưa ra những tiêu chí khác nhau và kết quả cũng có sự
khác biệt. Nếu căn cứ vào ý nghĩa biểu vật, ý nghĩa biểu niệm, ý nghĩa biểu
thái thì có thể phân chia thành ba loại: từ đồng nghĩa tuyệt đối, từ đồng nghĩa
sắc thái, từ đồng nghĩa biểu niệm. Nếu căn cứ vào mức độ giống nhau về
nghĩa thì chia ra làm hai loại: từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa
không hoàn toàn. Còn nếu dựa vào bản chất đồng nghĩa thì gồm: đồng nghĩa
cố định (đồng nghĩa từ vựng) và đồng nghĩa lời nói (đồng nghĩa lâm thời).
Có thể nói hầu như khắp các khu vực từ vựng đều có hiện tượng đồng
nghĩa. Đây là một vấn đề nghiên cứu hết sức thú vị và quan trọng: cần phát
hiện ra các trường nghĩa, các miền trong trường có hiện tượng đồng nghĩa và mật độ của hiện tượng này trong trường và các miền đó.
Như đã nói ở trên, từ đồng nghĩa có một vai trò cực kì quan trọng trong sáng tác văn học. Để thấy rõ được hiệu quả của việc sử dụng từ đồng nghĩa trong văn học nói chung và trong sáng tác của Nam Cao nói riêng, ở chương
này, chúng tôi đi sâu vào việc phân tích hiệu quả sử dụng từ ngữ đồng nghĩa
trong truyện ngắn của Nam Cao theo các nhóm từ ngữ đồng nghĩa được phân
loại dựa trên quan hệ trường nghĩa.
2.2.2. Hiệu quả sử dụng từ ngữ đồng nghĩa trong truyện ngắn Nam Cao
Với phong cách lạnh lùng, dửng dưng mà đầy xót xa, thương cảm, đằm
thắm yêu thương, Nam Cao đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả bởi tài năng viết truyện của mình. Đọc truyện của Nam Cao, người ta không thấy
toát lên tiếng cười như đọc truyện của Nguyễn Công Hoan mà chỉ thấy một
nỗi băn khoăn, day dứt, trăn trở về cuộc đời, về số phận con người. Truyện
của Nam Cao có tính triết lí sâu sắc, triết lí mà không khô khan, xuất phát từ
chính cuộc sống thực tại và từ tâm tư dằn vặt, đau đớn của nhà văn. Nhiều tác
phẩm của Nam Cao được dệt nên từ những “cái hằng ngày” nhỏ nhặt, xoàng xĩnh liên quan đến đời sống của con người thế nhưng nó lại đặt ra được những
25
vấn đề xã hội có ý nghĩa lớn lao, cao cả, chứa đựng những triết lí nhân sinh sâu sắc, quan điểm nghệ thuật tiến bộ.
Chính những điều đó đã làm nên thành công cho những tác phẩm của nhà văn Nam Cao. Bên cạnh những yếu tố trên, còn có một yếu tố nữa cũng
khá là quan trọng góp phần làm cho phong cách của Nam Cao khác hẳn với
những nhà văn còn lại đó chính là việc sử dụng từ ngữ đồng nghĩa trong tác
phẩm của mình. Ở chương này, chúng tôi sẽ đi tìm hiểu hiệu quả sử dụng từ
ngữ đồng nghĩa trong truyện ngắn của Nam Cao với những nhóm từ tiêu biểu.