1. 2.3.2 Đồng nghĩa không hoàn toàn
2.2.2.3. Nhóm từngữ đồng nghĩa chỉ hành động khóc
Khi khảo sát 43 truyện ngắn của Nam Cao, chúng tôi thu được 87 phiếu,
chiếm 18,2% trong trường nghĩa chỉ hoạt động của con người. So với nhóm từ
ngữ đồng nghĩa chỉ hoạt động nói và nhóm từ ngữ đồng nghĩa chỉ hành động cười thì nhóm từ này chiếm tỉ lệ ít hơn, xuất hiện trong 20 tác phẩm. Nhưng đây cũng được coi là nhóm từ tiêu biểu làm nên nét độc đáo trong phong cách
của Nam Cao.
Ví dụ 1: Trong tác phẩm “Đời thừa”, nhân vật Hộ sau khi nhận ra được
sự vất vả, khổ sở của người vợ mình đã bật lên những tiếng khóc. Anh khóc
cho những sai lầm của bản thân và khóc cho số phận cay đắng, nghiệt ngã của
37
...“Thế mà hắn đã làm gì để cho Từ khỏi khổ? Nước mắt hắn bật ra như nước một quả chanh mà người ta bóp mạnh. Và hắn khóc... Ơi chao! Hắn
khóc. Hắn khóc nức nở, khóc như thể không ra tiếng khóc. Hắn ôm chặt lấy
bàn tay nhỏ bé của Từ vào ngực mình mà khóc. Từ thức dậy, Từ hiểu ngay,
không cần hỏi một câu nào cũng hiểu. Và Từ cảm động. Mắt Từ giàn giụa nước. Từ khẽ rút tay ra, vòng lên cổ chồng nhẹ nhàng níu hắn vào, để hắn
ngục đầu bên cạnh ngực Từ. Hắn lại càng khóc to và cố nói qua tiếng khóc:
- Anh... anh... chỉ là... một thằng... khốn nạn!”...
Hộ hiện lên trong tác phẩm là một nhà văn, một người trí thức có tài
năng và hoài bão lớn lao. Nhưng vì cuộc sống nghèo khó, vì miếng cơm,
manh áo mà anh lâm vào tình trạng khó khăn, cùng cực. Từ một người viết văn rất chau chuốt, kĩ lưỡng anh trở thành một con người cẩu thả trong việc
tạo ra tác phẩm. Tất cả chỉ vì cái nghèo, cái đói cứ bám riết lấy anh. Một buổi
sáng nọ sau khi tỉnh dậy, anh bắt gặp cảnh tượng vợ con anh đang ngủ, anh
chợt nhận ra những vất vả mà người vợ của mình đang gánh chịu. Anh bật khóc. Nam Cao đã khéo léo kết hợp được một loạt các từ ngữ đồng nghĩa chỉ hành động khóc để cho thấy được tâm trạng của nhân vật: bật ra, khóc, khóc
nức nở, giàn giụa nước, khóc to.
Khóc làchảy nước mắt do đau đớn, khó chịu hay xúc động mạnh [11,
tr.530]. Thông thường người ta chỉ khóc khi cảm xúc dâng cao đến mức đỉnh điểm. Nhân vật Hộ trong trường hợp này cũng rơi vào trạng thái mà ở đó cảm
xúc của anh dâng trào. Lúc đầu, nước mắt của Hộ bật ra như một quả chanh
bị người ta bóp mạnh. Bật tức là xổ ra với cường độ rất mạnh. Việc kết hợp từ
bậtvới việc miêu tả hành động khóc cho người đọc thấy được cảm xúc của
nhân vật, đó dường như là sự dồn nén cảm xúc, nước mắt bị dồn nén lâu ngày
nay được dịp xổ ra, bật ra với cường độ mạnh. Nó dường như không thể kìm
38
Khóc nức nở là khóc to, khóc nức lên, khó lòng có thể kiềm chế được.Đến đây thì cảm xúc đã thực sự lên đến đỉnh điểm. Bởi thế mà khi Từ tỉnh dậy, cô
không nói một tiếng nào, lặng lẽ ôm Hộ vào lòng và cô cũng khóc, cũng giàn giụa nước mắt. Đó là giọt nước mắt đồng cảm, giọt nước mắt của tình thương,
giọt nước mắt khóc cho số phận quá nghiệt ngã, đắng cay. Qua đó, nhà văn
muốn phản ánh thực trạng cuộc sống của người trí thức trước Cách mạng. Người trí thức cũng không khác hoàn cảnh của người nông dân là bao, cũng
nghèo, cũng đói, cũng bị chi phối bởi miếng cơm, manh áo hàng ngày.
Ví dụ 2: Trong truyện ngắn “Dì Hảo”, Nam Cao đã miêu tả nỗi tủi hờn
của Dì Hảo bằng cách sử dụng các từ ngữ đồng nghĩa chỉ cách khóc của Dì:
... “Chao ơi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ. Dì thổra nước mắt”....
Trong ví dụ này, các từ đồng nghĩa chỉ hành động khóc là: khóc, khóc nức nở, khóc nấc lên, thổ. Đây đều là những từ chỉ hành động khóc của Dì Hảo, nhưng mỗi từ lại thể hiện cách thức khác nhau. Khócchỉ sự khóc bình
thường của con người. Khóc nấc lênlà khóc to nhưng nấc thành những tiếng
ngắn, liên tục. Khóc nức nởlà khóc nấc lên từng cơn không kìm nén được còn
khóc như người ta thổlà khóc như nôn ra nước mắt. Từ thổtrong trường hợp này không được dùng theo nghĩa gốc mà được dùng theo nghĩa chuyển, ý chỉ nước mắt tuôn ra nhiều, như nôn ra nước mắt. Các từ đồng nghĩa này chỉ mức độ khóc tăng dần lên từ trạng thái bình thường đến mức không còn bình
thường. Nam Cao sử dụng những từ đồng nghĩa này nhằm mục đích phác họa cho người đọc thấy rõ được tâm trạng đau khổ của Dì Hảo. Nếu như chỉ sử
dụng một từ “khóc” bình thường thì sẽ không thể làm tôn lên được tâm trạng đau đớn đến cùng cực của nhân vật và cũng sẽ không thấy được tâm trạng đau
khổ ấy tăng lên như thế nào. Đó chính là hiệu quả mà chỉ có từ ngữ đồng
39
Ví dụ 3: Chi tiết cuối kết thúc tác phẩm “Trẻ con không được ăn thịt chó”với cảnh năm mẹ con ngồi khóc vì người chồng, người cha đã ăn hết thịt
chó mà không mảy may nghĩ đến những đứa con đang nheo nhóc đói ở dưới
bếp khiến cho người đọc không tránh khỏi cảm giác nhói lòng:
... “Nó ngẩng mặt nhìn các em, cười the thé. Người mẹ xịu ngay mặt
xuống. Trong mâm, chỉ còn bát không. Thằng cu Con khóc òa lên. Nó lăn ra, chân đập như một người giẫy chết, tay cào xé mẹ. Người mẹ đỏ mũi lên và
mếu xệchđi, rưng rưng khóc. Cái Gái và cu Nhớn, cu Nhỡ cùng khóc theo”.
Các từ đồng nghĩa trong ví dụ này là: khóc, khóc òa, mếu xệch, rưng rức
khóc. Đây đều là những từ diễn tả hành động khóc của năm mẹ con khi mà biết được thứ mình chờ đợi đã không còn nữa. Khóc òa lên là khóc to thành tràng dài, khó kìm nén được. Thằng cu Con, sau những háo hức chờ đợi được ăn thịt chó từ mâm cơm thừa của bố nó nhưng rồi cuối cùng cái mà nó chờ đợi không còn dù chỉ là một miếng, nó khóc òa lên vì miếng ăn đã không còn.
Đây là tiếng khóc của trẻ con, không kìm nén được như người lớn nên nó khóc òa lên. Nhân vật người mẹ cũng rưng rưng khócvì thương con, vì xót xa cho cảnh đói nghèo và vì ấm ức với người chồng không có suy nghĩ, chỉ nghĩ
cho mình mà không nghĩ cho con. Qua đây, tác giả muốn cho người đọc thấy được cái nghèo, cái đói đã làm cho con người ta bị tha hóa như thế nào. Chỉ vì
đói quá mà người cha đã ăn hết cả phần của con, không nghĩ đến con mà chỉ
nghĩ đến bản thân. Miếng ăn không chỉ làm mờ mắt con người mà còn làm mất đi bản tính, tình thương vốn có của con người.