Nhóm từngữ đồng nghĩa chỉ giới nữ nói chung

Một phần của tài liệu Từ ngữ đồng nghĩa trong truyện ngắn của nam cao (Trang 52)

1. 2.3.2 Đồng nghĩa không hoàn toàn

2.2.2.7.Nhóm từngữ đồng nghĩa chỉ giới nữ nói chung

Cùng chỉ về người phụ nữ nhưng mỗi lúc tác giả lại gọi tên nhân vật của

mình một cách khác nhau. Có lúc ông gọi nhân vật của mình bằng tên riêng của họ như: Thị Nở, cô Nhung, cô Tư, Na... Nhưng cũng có lúc ônggọi bằng

những cái tên như: mụ, y, thị, con đàn bà, mụ đàn bà... Mỗi cách gọi tên là một cách tác giả vừa thể hiện tình cảm, vừa đưa thông tin cho người đọc.

Qua khảo sát chúng tôi thu được 50 phiếu, xuất hiện trong 17 truyện

48

Ví dụ 1: Trong truyện ngắn “Quái dị”, nhân vật người phụ nữ “quái dị”

xuất hiện với nhiều tên gọi khác nhau. Ban đầu, nhân vật đó có tên là người

con gái sau đó là con đàn bà, rồi là mợ, thị, là người đàn bà, y.

... “Đó là một người con gái. Tuy giời tối, chẳng trông rõ mặt nhưng nghe nói là đủ biết. Tôi hơi yên lòng. Bốn người đàn ông khỏe mạnh không có

lý gì lại sợ một con đàn bà. Ông nhiêu Tiêm hỏi:

- M thuê gặt à?

... Chúng tôi đi theo thị. Qua một cái ngõ sâu hoăm hoắm, chúng tôi đến

một nếp nhà khá to, có tường hoa sân gạch...

... Người đàn bà biến đi đâu một lát. Rồi y lại hiện ra. Bây giờ nhìn rõ.

Y còn trẻ lắm”...

Từ việc sử dụng những từ khác nhau nhưng cùng chỉ chung một đối tượng đã giúp người đọc có thể hình dung ra những nét quái dị của nhân vật,

phù hợp với tiêu đề của tác phẩm.

Đối với cụm từ người con gái là cách dùng từ khái quát nhất về giới nữ. Đầu tiên, do xuất hiện trong bóng tối nên thông qua giọng nói, nhân vật “tôi”

nhận định đây là người con gái và có cảm giác người này còn trẻ. Cụm từ này

chưa mang sắc thái đánh giá. Nhưng đến cụm từ con đàn bàthì sắc thái đánh

giá lại hiện lên rõ rệt, đó là sự coi thường vì “bốn người đàn ông khỏe mạnh

không có lý gì lại sợ một con đàn bà”. Tiếp đến, để giữ phép lịch sự, nhân vật ông nhiêu Tiêm đã dùng từ mợ. Đây là cách nói lịch sự, thể hiện được thái độ

tôn trọng người đang giao tiếp với mình của ông nhiêu Tiêm. Sau cùng, nhân vật người phụ nữ được gọi với những cái tên như: người đàn bà, y, thị. Cách gọi tên như vậy cho thấy được sắc thái giễu cợt, thái độ của nhân vật “tôi” đối

với người “phụ nữ quái dị” đó. Việc gọi tên nhân vật bằng các từ ngữ đồng

nghĩa khác nhau đã góp phần làm cho tác phẩm trở nên hấp dẫn, lôi cuốn người đọc đồng thời làm cho người đọc nhận thức rõ hơn về đối tượng mà

49

Ví dụ 2: Trong tác phẩm“Chí Phèo”, nhân vật Thị Nở được tác giả gọi

bằng nhiều cái tên khác nhau, lúc thì ông gọi là người đàn bà, lúc thì lại gọi là

mụ, khi thì gọi là thị, cũng có lúc ông gọi bằng tên thật của nhân vật là Thị

Nở. Tác giả đã sử dụng các từ đồng nghĩa để gọi tên nhân vật, làm cho người đọc chú ý nhiều hơn đến đối tượng được miêu tả.

... “Hắn nhìn giữa hai lọ nước và tựa lưng vào gốc chuối, một người đàn bà ngồi tênh hênh... Chính là người đàn bà, hắn biết được như vậy là nhờ mái tóc dài buông xõa xuống vai trần và ngực... Hai tay trần của mụ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

buông xuôi, cái mồm của mụ há hốc lên trăng mà ngủ, hay là chết...

...Nhưng người đàn bà ấy lại chính là Thị Nở, một người ngẩn ngơ như

những người đần trong cổ tích và xấu ma chê, quỷ hờn. Cái mặt của thị thực

là một sự mỉa mai của hóa công”...

Trong ví dụ trên, các từ in đậm đồng nghĩa với nhau vì cùng chỉ chung

một đối tượng đó là Thị Nở. Xuất hiện trong tác phẩm với vai trò là nhân vật

chính, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc đời Chí Phèo, Thị Nở được tác giả

gọi bằng nhiều tên khác nhau, biểu thị những thái độ khác nhau. Người đàn là từ chỉ chung, mang tính chất khái quát về giới nữ. Các từ mụ, thị mang sắc thái mỉa mai, giễu cợt. Trong tác phẩm, từ được tác giả sử dụng nhiều

nhất là từ thị. Qua khảo sát chúng tôi thu được 145 từ, được tác giả sử dụng

lặp đi lặp lại. Đây là từ được tác giả sử dụng nhiều nhất và cũng có thể nói là

đạt được hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu Từ ngữ đồng nghĩa trong truyện ngắn của nam cao (Trang 52)