1. 2.3.2 Đồng nghĩa không hoàn toàn
2.2.2.4. Nhóm từngữ đồng nghĩa chỉ hoạt động di chuyển, dời chỗ
Đây là nhóm từ có mức độ xuất hiện ít hơn so với ba nhóm từ bên trên.
Qua kháo sát chúng tôi thu được 43 phiếu, xuất hiện trong 9 tác phẩm. Chủ
yếu các từ đồng nghĩa được sử dụng là: đi, chạy, bước,... Theo Từ điển tiếng
Việt thì “đi” là tự di chuyển bằng những động tác liên tiếp của chân, lúc nào cũng có chân tựa trên mặt đất, vừa có chân giơ lên tới chỗ khác [11, tr.333].
40
“Chạy” là di chuyển thân thể bằng những bước nhanh [11, tr.151]. “Bước” là
đặt chân tới chỗ khác để di chuyển thân thể tới chỗ đó[11, tr.111]. Các từ đồng nghĩa đều được nhà văn sử dụng một cách có hiệu quả và đạt được
những giá trị biểu đạt cao.
Ví dụ 1: Truyện “Trẻ con không được ăn thịt chó”, nhân vật người
chồng sau khi đến quán nhà mụ Tam để mua chịu thịt chó nhưng thất bại,
phải quay trở về trong tình trạng ấm ức, khó chịu:
... “Ấy thế là hắn bước. Hắn bước nhanh nhẹn và vui vẻ. Y như một ông
phó mới đi đến một đám mời ăn khao.
Nhưng gần đến hàng mụ Tam, hắn nghe tiếng mụ Tam the thé. Đích là mụ vừa xoắn được một kẻ ăn hàng chịu mất mặt mũi, bây giờ mới thấy. Đen đủi thực...Hắn thở dài một tiếng, quay trở về... Bây giờ thì những bước đi
thẫn thờ hơn. Hắn thấy người mỏi mệt, chân tay rời rã...
Ấy là lúc hắn lò dò về đến sân. Hắn đang đibỗng giật mình. Một con chó đang thiu thiu trong một bụi dong ở đầu sân nhảy choàng ra. Một tí nữa thì
nó đớp vào chân hắn. Hắn nhảy cẫnglên một cái...
...Hắn rón rén đi vòng lại phía sau đuôi con chó”...
Nhân vật anh chồng sau khi nghĩ ra hướng đi cho mình là đến hàng nhà mụ Tam để mua chịu rượu với thịt chó thì bước đi một cách nhanh nhẹn và
vui vẻ. Bướclà đặt chân tới một chỗ khác để di chuyển thân thể tới chỗ đó.
Bước nhanh nhẹncũng là bước nhưng với tốc độ nhanh hơn. Nhưng khi hắn
biết được rằng ý đồ của mình không còn có thể thực hiện được nữa thì hắn
bước đi thẫn thờ, tức là bước đi với tốc độ chậm và tâm trạng chán nản. Hắn
chán nản, lò dò đi về nhà, là đi chậm lần từng bước một. Đang trong trạng thái
chán nản thì con chó bất ngờ nhảy ra chực cắn hắn khiến hắn nhảy cẫng lên.
Nhảy cẫng tức là đưa người bật mạnh lên không trung một cách nhanh và dứt
41
một cách nhẹ nhàng, thong thả vì sợ gây tiếng động, làm con chó chạy mất. Đây là những từ đồng nghĩa chỉ hành động di chuyển của nhân vật ông chồng.
Chỉ mỗi việc bước đi thôi mà Nam Cao cũng miêu tả bằng nhiều từ khác
nhau, mỗi từ cho người đọc thấy được sự thay đổi trong trạng thái và tâm trạng của nhân vật, từ hào hứng, vui vẻ cho đến thẫn thờ... Và sự thay đổi đó
cũng chỉ vì miếng ăn.
Ví dụ 2: Trong truyện “Mua danh”, nhân vật ông Cựu Túy sau khi không dụ dỗ được Bịch ra làm hương trưởng, ông liền quay đi với thái độ không được hài lòng. Thái độ đó được bộc lộ qua hoạt động di chuyển của
ông:
... “Ông cựu quát chán, bước phắt ra ngoài hè. Bịch nghe tiếng giày ông
lệt sệt rất mau ra đầu chái. Một lúc sau, ông lại lệt sệt đi trở về. Nhưng ông
không vào nhà nữa. Ông làm như quên hẳn Bịch. Ông bước xuống sân. Ông
gọi con để hỏi xem cái ruộng đã cày chưa. Ông mắng đứa ở để mía um tùm thế mà không buồn bóc”...
Các từ: bước phắt, lệt sệt, bước là các từ đồng nghĩa chỉ hoạt động di
chuyển của ông cựu Túy. Bước phắt là bước đi một cách nhanh chóng, dứt
khoát không thèm nhìn lại đối phương với thái độ không hài lòng. Lệt sệt đilà
đi chậm, lê bàn chân xuống mặt đất. Bước là đặt chân tới một chỗ khác để di
chuyển thân thể tới chỗ đó. Đây đều là những từ miêu tả hoạt động di chuyển,
dời chỗ của ông cựu. Nhưng mỗi từ lại mang một sắc thái biểu cảm khác
nhau, thể hiện cho thái độ của nhân vật. Nhân vật ông cựu, sau khi không dụ
dỗ được Bịch ra làm hương trưởng, ông bước phắt ra ngoài, tỏ vẻ tức giận, khinh thường. Ông lệt sệt đi để cố tình cho Bịch nghe thấy, rồi bước ra sân,
gọi người này, người kia. Mục đích của ông chính là làm cho Bịch thấy sợ
hãi, đánh vào tâm lí của Bịch - một người dân quèn, đe dọa tinh thần của anh ta. Qua đó, tác giả cho chúng ta thấy được cái nhìn rõ hơn về cách bắt nạt
42
người dân của bọn quan lại. Nó không chỉ được thể hiện bằng lời nói mà con
được thể hiện ngay cả trong cách đi lại.