Nhóm từngữ đồng nghĩa chỉ giới nam nói chung

Một phần của tài liệu Từ ngữ đồng nghĩa trong truyện ngắn của nam cao (Trang 54)

1. 2.3.2 Đồng nghĩa không hoàn toàn

2.2.2.8. Nhóm từngữ đồng nghĩa chỉ giới nam nói chung

Theo kết quả khảo sát thì nhóm từ này xuất hiện trong 23 truyện ngắn

với 54 phiếu. Cũng giống như nhóm từ ngữ đồng nghĩa chỉ người phụ nữ,

nhóm từ này cũng có những giá trị nhất định. Nó không chỉ giúp người đọc

hiểu rõ hơn về nhân vật mà còn tránh được hiện tượng lặp từ, làm cho tác phẩm thêm sinh động và đặc biệt hơn nữa, nó còn cho thấy được sự phong

50

Ví dụ1: Trong truyện ngắn “Chí Phèo”, ta thấy nhân vật Chí Phèo có rất

nhiều tên gọi khác nhau, mỗi tên là một dụng ý của tác giả:

... “Có người bảo ông lý ghen với anh canh điền khỏe mạnh mà sợ bà

ba không dám nói. Có người thì lại bảo anh canh điền ấy được bà ba quyền

thu quyền bổ trong nhà tin cẩn nên lấy trộm tiền, trộm thóc nhiều. Mỗi người

nói một cách. Chẳng biết đâu mà lần. Chỉ biết có một hôm Chí bị người ta

giải ra huyện rồi nghe đâu phải đi tù”...

Anh canh điềnlà tên gọi của Chí trước khi Chí bị tha hóa, trở thành “con quỷ dữ” của làng Vũ Đại. Đây là cách gọi tên theo nghề nghiệp vì trước khi

trở thành “con quỷ dữ”, Chí Phèo đã từng là một chàng trai rất hiền lành và

lương thiện. Cụm từ anh canh điềnthể hiện được thái độ yêu mến của tác giả đối với Chí khi Chí còn là một người nông dân hiền lành, chất phác, lương

thiện. Nhưng sau khi đi ở tù, cái tên đó không còn được dùng để gọi Chí Phèo nữa mà thay vào đó là một loạt các tên gọi với thái độ khinh bỉ khác nhau như: thằng săng đá, con quỷ dữ của làng Vũ Đại, thằng say rượu, thằng liều

lĩnh, nó...

... “Hắn về lần này trông khác hẳn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai.

Trông đặc như thằng săng đá”...

... “Mắc cái phải cái thằng liều lĩnh quá, nó lại say rượu, tay lăm lăm cầm một cái vỏ chai... Thành thử chỉ có ba con chó dữ với một thằng say

rượu!”...

Cách gọi tên thằng săng đá, thằng liều lĩnhlà muốn nhấn mạnh đến tính cách của Chí Phèo. Lúc này, Chí đã không còn là một anh canh điền hiền lành nữa mà đã thành một con quỷ dữ, một người chuyên đâm thuê, chém mướn,

rạch mặt ăn vạ. Còn cụm từ thằng say rượu là muốn nhấn mạnh đến việc Chí

Phèo luôn luôn ở trong trạng thái say rượu, không tỉnh táo.

Như vậy, việc gọi tên nhân vật bằng nhiều tên gọi khác nhau đó đã cho thấy quá trình tha hóa của Chí Phèo. Từ một anh canh điềnhiền lành, chất

51

phác giờ đây đã biến thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”, chuyên đâm thuê, chém mướn, rạch mặt ăn vạ, ức hiếp, phá phách dân làng. Qua đây ta thấy được thái độ của tác giả cũng như là thái độ của người dân làng Vũ Đại đối

với Chí phèo là từ yêu quý chuyển sang thái độ khinh bỉ, căm ghét, ghê sợ.

Ví dụ 2: Nhân vật Sinh trong tác phẩm “Đón khách” cũng được tác giả

gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau, thể hiện những thái độ khác nhau. Có khi Sinh được gọi tên theo đặc điểm bên ngoài của mình: Sinh rụt, có lúc Sinh lại được gọi tên với thái độ trân trọng: Cậu phán, cậu. Nhưng cũng có lúc tác giả

gọi tên là y. Tùy vào từng trường hợp mà tác giả sử dụng các từ khác nhau để

thay thế cho tên gọi của nhân vật, làm cho nhân vật xuất hiện sinh động hơn và đồng thời cũng cho người đọc thấy được đặc điểm ngoại hình của nhân vật như Sinh rụt vì Sinh vốn bị rụt cổ thật.

... “Sinh là công chức nhỏ mới ra. Các bạn y vẫn gọi cái tên tục của y:

Sinh rụt. Bởi cái cổ y rụt thật. Nhưng về đây thì lại khác. Thấy người nhà ông

hàn gọi Sinh là cậu phán, người ta cũng gọi y là cậu phán. Không ai thấy

cậu phán so vai rụt cổ... Gặp ai, người ta chưa kịp trông thấy cậu, cậuđã chào người ta trước bô bô”...

Ví dụ 3: Hay trong tiểu thuyết “Sống mòn”, tên gọi của nhân vật Thứ

cũng có nhiều cách gọi khác nhau. Có lúc tác giả thay thế tên nhân vật bằng

từ ynghe rất mỉa mai:

... “Y lận đận ở Sài Gòn ngót ba năm. Ngót ba năm sống chật vật, sống nghèo nàn, nhưng rất say mê. Cái mộng viễn du vẫn chưa thành, thì một trận ốm thập tử nhất sinh đã đem y về, trả cho đất chôn rau, cắt rốn. Y đã thấy

những gì ở quê nhà? Gia đình y khánh kiệt rồi. Bà ngoại y già nua, ốm yếu,

bẳn gắt, buồn rầu”...

Nhưng đối với Mô thì Thứ lại được gọi là cậu với thái độ kính trọng của

52

... “Mô toét miệng cười:

- Thưa cậu, rồi. Con nói mãi, cô giáo mới cho vay được bốn đồng. Cô

giáo chỉ sợ con vay rồi quỵt, đi làm cho nhà khác. Thưa cậu, con nghèo thì nghèo thật, nhưng bốn đồng bạc có ăn được suốt đời đâu, mà làm thế cho

tiếng để đời”...

Khi đến chỗ trọ mới thì Thứ lại được ông chủ nhà trọ gọi bằng một cái

tên rất kính cẩn đó là ông giáo, ông. Từ ông thể hiện được sự kính trọng của

ông chủ nhà đối với Thứ:

... “Hai vợ chồng ông chủ nhìn nhau. Trong cái nhìn của họ, Thứ nhận

thấy có cái vẻ gì như lưỡng lự không đành. Thứ sinh ngờ. Ông chủ cười cười, bảo:

- Nhưng giá hai ông ở nhà ngoài vẫn hơn cả. Chả gì bằng nói thật. Ở

trong buồn thì đến mùa bức, chắc là không được mát”...

Cách Nam Cao gọi tên nhân vật như vậy vừa tránh được hiện tượng lặp

từ trong khi diễn đạt, lại vừa tạo được hiệu quả tu từ cho tác phẩm và có sức

hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.

Ví dụ 4: Còn trong tác phẩm “Truyện người hàng xóm”, nhân vật Lộc

có rất nhiều tên gọi khác nhau. Trong mắt Tiền thì Lộc là một con người hay

phá phách bởi khi mà đám trẻ con trongxóm chơi bất cứ một trò gì, Lộc cũng đều ra phá rối và làm hỏng tất cả. Do đó mà Tiền gọi Lộc bằng những tên

như: thằng chó Lộc, đồ đểu, đồ ăn cắp, đồ mõ. Tất cả những cái tên đấy đều

phù hợp với Lộc vì Lộc cứ nhằm lúc các bạn đang chơi thì nhảy vào phá phách, làm cho Tiền cũng như các bạn đều rất tức giận.

2.2.2.9.Nhóm từngữ đồng nghĩa chỉ tâm trạng buồn phiền

Đây là nhóm từ có mức độ xuất hiện ít nhất so với hai nhóm từ đồng

nghĩa chỉ người và nhóm từ đồng nghĩa chỉ hoạt động của con người. Qua 43

53

này xuất hiện trong 6 tác phẩm. Các từ thu được đều chỉ tâm trạng buồn

phiềncủa con người. Như đã nói ở phần trên, các truyện ngắn của Nam Cao thường ít xuất hiện tiếng cười, tức là ít đem lại cho người đọc tiếng cười

giống như truyện của Nguyễn Công Hoan. Nếu có cũng chỉ là tiếng cười mỉa

mai, chua chát, tiếng cười cay đắng của nhân vật mà thôi. Bởi vậy mà tâm trạng chủ yếu của nhân vật là tâm trạng buồn phiền. Phải chăng họ lo lắng,

buồn phiền vì gánh nặng đồng tiền, vì miếng cơm, manh áo, vì cuộc sống mưu sinh... khiến họ không một phút giây nghỉ ngơi, thư giãn, nghĩ về những điều lạc quan, vui vẻ được?

Ví dụ 1: Trongtruyện “Cái chết của con chó Mực”, nhân vật Du sau khi

giết hụt con Mực đã có những tâm trạng bồn chồn, vẩn vơ:

... “Một lúc sau Mực lại gần. Nó trông trước, trông sau, đưa mõm rê trên những hạt cơm rồi vô cớ giật mình chạy thẳng. Có lẽ cái kỷ niệm khủng

khiếp vừa lóe ra và đập mạnh vào thần kinh nó như luồng điện. Du thấy bồn

chồn và vẩn vơ: thương, hối hận hay là thẹn”...

Tác phẩm trên kể về cái chết của một con chó Mực, con chó với những

tật xấu mà theo người ta thì nó không đáng để “tha thứ”: già nua, tiếng kêu thì

như tiếng rít, mắt thì kém không còn tinh nhanh như trước. Thêm vào đó, nó

lại bị ghẻ lở, lông thì rụng từng mảng trông đến sợ. Bởi thế mà người ta quyết

tâm giết thịt nó mà không một chút mảy may thương tiếc. Nhưng đối với nhân

vật Du thì khác. Với Du, Mực là người bạn thân thiết nhất của anh khi anh

còn bé. Do vậy, khi nghe người nhà quả quyết việc giết thịt Mực, trong lòng

anh đượm buồn, anh nghĩ đến Mực mà thương hại. Nhưng lòng thương hại

cùng với tình thương của anh vẫn không thắng nổi sĩ diện và lòng tự ái. Cuối

cùng anh vẫn ra tay giết Mực nhưng không thành. Sau sự tàn nhẫn nông nổi ấy, anh rơi vào tâm trạng bồn chồn, vẩn vơ, không biết là thương, hối hận hay là thẹn.Đây là trạng thái của một con người có tình thương yêu động vật

54

nhưng lại bị cái sĩ diện của bản thân làm mờ nhạt đi tình thương ấy để rồi kết

quả cuối cùng là rơi vào trạng thái bồn chồn, vẩn vơ tức là không xác định được chính xác mình đang nghĩ gì. Qua đó, tác giả cho người đọc thấy rõ

được những thay đổi trong tâm lý của nhân vật.

Ví dụ 2: Tâm trạng của nhân vật Dần trong tác phẩm “Một đám cưới”

trước hôm về nhà chồng cũng được Nam Cao miêu tả khá kĩ lưỡng.

... “Đêm hôm qua, đợi hai đứa bé ngủ rồi, hai cha con lại thở dài, thở ngắn với nhau...

... Cái ý ấy - sự tưởng nhớ đến người đã khuất - khiến cả hai bố con

cùng buồn cả. Mắt rơm rớm nước, thầy nó thở dài rồi bùi ngùi bảo:...

... Dần thổn thức. Nó sợ còn đứng đấy thì nó sẽ khóc òa lên mất”...

Không chỉ mỗi nhân vật Dần có tâm trạng buồn bã đó mà còn có một người nữa cũng có cùng tâm trạng như Dần đó là người cha của Dần. Sở dĩ hai người có cùng một tâm trạng như vậy là vì Dần ngày hôm sau đã là con dâu trong một nhà khác, không thể sống cùng cha và các em như ngày trước được nữa. Dần buồn vì sắp phải xa cha và hai em, còn cha Dần thì buồn vì sắp phải xa con, phải gả chồng cho con khi mà con còn quá bé. Vì thế mà đêm trước ngày Dần về nhà chồng, hai cha con đã ngồi tâm sự và thở ngắn, thở dài

với nhau. Tâm trạng đó lại được tiếp tục khi hai cha con nhắc đến người mẹ đã khuất của Dần. Cả hai cha con đềubuồncả. Người cha của Dần thở dài, tức

là thở ra một hơi dài khi trong lòng có điều gì đó phiền muộn rồi bùi ngùi bảo

Dần. Bùi ngùi là có cảm giác buồn gần như muốn khóc vì thương cảm, nhớ

tiếc. Còn Dần thì thổn thức, xao xuyến không yên. Tác phẩm nói về một đám cưới nhưng không phải là đám cưới linh đình mà là đám cưới của những người nghèo, đám cưới trong nỗi buồn của gia đình Dần. Qua đó, nhà văn đã khắc họa được rõ nét tâm trạng của nhân vật và dành cho nhân vật của mình sự đồng cảm, trân trọng, chia sẻ.

55

Tiểu kết chương 2

Qua việc phân tíchở chương 2 này, chúng tôi nhận thấy các từ ngữ đồng

nghĩa được nhà văn sử dụng rất phong phú, đa dạng. Tuy giữa các từ vẫn có

nét nghĩa chung nhưng khi đặt vào từng văn cảnh cụ thể nó lại có những nét

khác biệt tùy thuộc vào ý đồ sử dụngcủa nhà văn. Việc sử dụng các từ ngữ đồng nghĩa này còn giúp cho tác phẩm của Nam Cao trở nên sinh động, hấp

dẫn bởi tuy cùng nói về một đối tượng nhưng có lúc nhà văn sử dụng từ này,

có lúc nhà văn lại sử dụng từ khác, nhờ đó mà tránh được hiện tượng lặp từ và có sức lôi cuốn người đọc. Đồng thời nó còn cho người đọc thấy được sự am

hiểu rất sâu sắc về ngôn ngữ của nhà văn. Chính điều này đã góp phần không

nhỏ vào việc tạo nên phong cách nghệ thuật cho Nam Cao, khiến cho Nam

56

KT LUN

Hiện tượng đồng nghĩa là bằng chứng rất thuyết phục về cái giàu, cái

đẹp và cái trong sáng của ngôn ngữ Việt Nam. Nó cũng là bằng chứng của cả

một dân tộc, một dân tộc có văn hóa, có lịch sử, có một tâm hồn biết yêu và biết ghét, rất tế nhị, biết trọng kinh nghiệm của những thế hệ cha anh, biết đúc

kết chúng thành những từ, những viên ngọc quý báu trong ngôn ngữ. Đồng

nghĩa là quan hệ về ngữ nghĩa giữa các từ trong toàn bộ từ vựng chứ không

phải là giữa những từ nào đấy. Đó là quan hệ giữa các từ có ít nhất chung một

nét nghĩa. Đây là một hiện tượng phổ biến không chỉ trong giao tiếp hàng ngày mà còn trong tác phẩmvăn học. Việc sử dụng các từ ngữ đồng nghĩa

không chỉ tạo nên sự đa dạng, phong phú về mặt nội dung cho tác phẩm mà còn đem lại hiệu quả về mặt nghệ thuật.

Khi nghiên cứu, phân tích, tìm hiểu về từ ngữ đồng nghĩa trong truyện

ngắn Nam Cao, chúng tôi nhận thấy mức độ sử dụng từ ngữ đồng nghĩa trong

các truyện ngắn của ông là tương đối lớn (605 phiếu). Các từ ngữ đồng nghĩa

mà Nam Cao sử dụng đều là những từ ngữ quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Nó không phải là những từ ngữ mĩ lệ, chau chuốt mà đơn giản chỉ là những lời ăn tiếng nói hàng ngày, những từ ngữ thông thường mà chúng ta hay sử dụng. Qua bàn tay nhào nặn của Nam Cao, những từ ngữ đó lại trở nên có giá trị, nó đem lại hiệu quả nghệ thuật rất lớn, làm nên thành công cho các sáng tác của nhà văn.Ngoài nét nghĩa chung, mỗi từ ngữ đồng nghĩa mà nhà

văn sử dụng còn mang những sắc thái ý nghĩa khác nhau, thể hiện được suy

nghĩ, hành động cũng như tính cách của nhân vật. Chính vì thế mà các tác phẩm của Nam Cao luôn có sự hấp dẫn, lôi cuốn người đọc cho dù đề tài mà ông khai thác không phải là một đề tài mới. Việc Nam Cao sử dụng các từ

57

ngôn ngữ rất phong phú, sinh động của nhà văn. Phải là một người có vốn

kiến thức, sự am hiểu về ngôn ngữ cực kì sâu sắc thì mới có thể vận dụng và sử dụng được các từ ngữ đồng nghĩa một cách tài tình như vậy.

Nghiên cứu đề tài này còn có ý nghĩa thực tiễn rất lớn trong việc giảng

dạy tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông hiện nay. Trên thực tế,

khi giảng dạy các tác phẩm văn chương thì hầu hết chúng ta mới chỉ quan

tâm, chú ý phân tích tác phẩm ở khía cạnh nội dung chứ chưa đi sâu vào khía

cạnh nghệ thuật. Hình thức và nội dung của tác phẩm luôn tồn tại song song

với nhau, bổ sung và hỗ trợ nhau. Nếu thiếu một trong hai yếu tố thì tác phẩm

không có giá trị. Vì vậy, chúng ta nên tiếp cận tác phẩm ở cả phương diện

nghệ thuật hay nói cụ thể hơn là từ phương diện ngôn ngữđể giúp học sinh

hiểu một cách toàn diện về tác phẩm văn học. Chính vì thế, đề tài này mong muốn đem đến một hướng tiếp cận mới về tác phẩm văn học để nâng cao kĩ năng trong quá trình giảng dạy. Đó chính là tiếp cận tác phẩm ở khía cạnh

ngôn ngữ, cụ thể là tìm hiểu về từ ngữ đồng nghĩa mà nhà văn sử dụng, ý đồ

và hiệu quả nghệ thuật đạt được khi sử dụng những từ ngữ đó. Hơn nữa, việc

giải thích các từ ngữ đồng nghĩa còn là cơ sở để các em học sinh nắm được

cách giải nghĩa các từ đồng nghĩa, thấy được giá trị của các từ đồng nghĩa và thấy được sự giàu có, phong phú của ngôn ngữ tiếng Việt.

TÀI LIU THAM KHO

1. Nam Cao (2010), Tuyển tập Nam Cao, NXB Thời Đại.

Một phần của tài liệu Từ ngữ đồng nghĩa trong truyện ngắn của nam cao (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)