1. 2.3.2 Đồng nghĩa không hoàn toàn
2.2.2.2. Nhóm từngữ đồng nghĩa chỉ hoạt độngnói
“Nói" là nhu cầu giao tiếp rất bình thường của con người, nó là nhịp cầu
nối giữa con người với con người, làm cho con người gần nhau hơn. Theo Từ điển tiếng Việt thì: “Nói” là phát ra thành tiếng, thành lời để diễn đạt một nội
dung nhất định trong giao tiếp [11, tr.760]. Khi khảo sát 43 truyện ngắn của Nam Cao, chúng tôi đã thu được 100 phiếu các từ ngữ đồng nghĩa chỉ hoạt động nói, xuất hiện trong 20 tác phẩm. Số phiếu thu được không nhiều như
các từ chỉ hành động cười nhưng cũng đủ để tạo nên những đặc sắc nghệ thuật
cho truyện ngắn của Nam Cao.
Qua khảo sát chúng tôi thấy rằng các từ ngữ đồng nghĩa chỉ hoạt động nói được sử dụng nhiều nhất là các từ: nói, bảo, gắt, chửi... Trong đó, nói là từ trung tâm, là cơ sở để giải thích nghĩa của các từ khác. Ngoài nét nghĩa
chung là:là phát ra thành tiếng, thành lời để diễn đạt một nội dung nhất định
trong giao tiếp [11, tr.760], mỗi từ lại có sự khác nhau về sắc ý nghĩa, sắc thái
biểu cảm.
Ví dụ 1: Trong truyện “Mua danh”, chỉ với một vài nét chấm phá cơ
bản, Nam Cao đã làm nổi bật lên được tính cách của nhân vật, tiêu biểu là nhân vật ông cựu Túy:
... “Bịch chưa biết đáp sao thì ông đã lại bảo:
- Ấy là tôi nói thế...Dẫu anh có bạc nghìn, cũng mặc anh. Tôi chả thèm
vay anh đâu mà anh phải chối đây đẩy mãi. Anh sợ tôi vay hở?
Bịch vội cãi:
Bẩm ông, ông dạy thế thật...
31
- Tôi tưởng anh có nhiều tiền, thì tôi xếp cho anh ra mà làm hương trưởng.
- Thôi! Thôi! Thôi! Con lạy ông! Nhà con không có đất.
Hắn lắc đầu hăng hái quá đến nỗi ông sinh ngượng. Ông nói gắt:
- Thì cứ để bạc mà đen chôn! Mẹ kiếp! Có tiền, có của, làm người đàn anh không muốn, cứ muốn để đứa khác nó cưỡi lên đầu, lên cổ. Ngu như
bò!”...
Trên đây là đoạn hội thoại giữa ông Cựu Túy với Bịch. Đoạn hội thoại
nói về chuyện ông Cựu Túy muốn gạ gẫm Bịch ra nhận chức hương trưởng ở
trong làng. Thái độ của ông Cựu Túy có sự thay đổi thông qua giọng nói của
mình. Các từ đồng nghĩa trong trường hợp này là: đáp, bảo, nói, cãi, nói lấp, nói gắt.
Ngoài nét nghĩa chung là phát ra thành tiếng, thành lời để diễn đạt một
nội dung nhất định trong giao tiếp thì các từ trên còn mang sắc thái ý nghĩa
khác nhau thể hiện cho thái độ của nhân vật. Đáptức là trả lời, thường đó là lời của người dưới nói với người trên. Cãilà dùng lời lẽ để chống lại ý kiến người khác, nhằm bảo vệ ý kiến hoặc việc làm của mình. Nói lấp là nói nhanh, lấp lời người khác. Nói gắtlà nói với giọng bực tức, không hài lòng về người khác.
Trong đoạn hội thoại ta thấy nhân vật Bịch từ đầu đến cuối luôn có thái độ khúm núm trước ông Cựu Túy. Lời nói của nhân vật là những lời đáp hết
sức tôn trọng đối phương. Ngược lại, lời nói của ông Cựu Túy lại có sự thay đổi tương ứng với thái độ của ông. Ban đầu, khi gạ gẫm Bịch, ông nói với
giọng nhẹ nhàng, thân mật nhằm đánh vào tâm lí đối phương, để cho đối phương chấp nhận đề nghị của mình. Nhưng khi thấy Bịch phản đối một cách
mạnh mẽ quá, ông liền thay đổi giọng nói. Từ một giọng rất bình thường, từ
tốn, ông chuyển sang nói nhanh, nói lấp lời của người khác rồi sau cùng là nói với giọng bực tức (nói gắt), không hài lòng với Bịch. Việc thay đổi giọng nói
32
đồng nghĩa với nó là thay đổi thái độ. Đầu tiên là thái độ ôn hòa nên ông nói với giọng từ tốn để lấy lòng Bịch, nhưng sau khi không đạt được mục đích
của mình, ông bắt đầu cáu, gắt. Thái độ đó được thể hiện rõ thông qua các từ
ngữ chỉ hành động nói trên. Qua đó, ta thấy việc sử dụng các từ đồng nghĩa
chỉ hành động nói trên là hoàn toàn phù hợp vì nó cho ta thấy rõ được bản
chất của ông Cựu Túy bởi việc ông gạ gẫm Bịch ra làm hương trưởng không
phải là việc làm xuất phát từ tình thương nơi đáy lòng của ông mà là vì mục đích vụ lợi cho bản thân mình.
Ví dụ 2: Cũng là hoạt động nói, nhưng ở trong tác phẩm “Con mèo”, ta thấy nhà văn lại sử dụng những từ ngữ đồng nghĩa khác:
... “Chị lầm bầm trách chồng:
- Cái giống người hơi một tí là oang oang như mõ ấy...
Anh tức lắm...
Chị Cu to tiếng:
Ăn nói như cái đồ cục súc...
...Chị gắt
- Đổ té nó đi! Tao đã bảo
...Chị Cu gào thật to
- Trời ơi là trời!
... Chị xỉa xói vào mặt chồng mà kể lể. Nhưng chị bỗng nhiên ngừng
bặt... Có tiếng đấm đá nhau huỳnh huỵch. Rồi tiếng người đàn bà gào to lên
... Chị cứ đứng ngoài vườn lải nhải mà nhiếc mãi”...
Đây là đoạn tả cảnh vợ chồng chị Cu cãi nhau, đánh nhau. Các từ ngữ đồng nghĩa chỉ hoạt động của lời nói là: lầm bầm trách, oang oang như mõ, to tiếng, gắt, bảo, gào, xỉa xói, kể lể,lải nhải, nhiếc mãi. Thông qua những từ ngữ đồng nghĩa này, ta thấy được mức độ tức giận của chị tăng lên. Lúc đầu, chị chỉ
33
với anh Cu khi đập con mèo làm thằng bé con thức giấc nhưng chị không để lộ
ra ngoài. Lần sau, khi hai vợ chồng đã bắt đầu cãi nhau thì chị Cu to tiếng. Sự
tức giận tăng lên nhưng vẫn ở mức độ nhẹ. Rồi càng lúc ta càng thấy chị tức
giận thêm lên.Chị gắt lên tức là nói với giọng điệu, thái độ thiếu bình tĩnh, thiếu ôn hòa, để trút nỗi bực dọc.Rồi đến khi người chồng của mình hất đổ mâm cơm đi, chị cáu tiết hơn.Chị gào thật to, xỉa xóivào mặt chồng những lời cay độc.Gàotức là kêu to và kéo dài từ trong cổ họng, xỉa xóitức là giơ ngón tay
xỉa liên tiếp vào mặt người khác mà mắng chửi. Chị vừa nói vừa chỉ tay mà kể
lể là nói nhiều khiến cho anh chồng không thể chịu được và hai vợ chồng đã
đánh nhau. Khi chạy ra vườn chị Cu vẫn còn lải nhải là nói đi nói lại một điều
và nhiếc mãi là nói sâu cay, nói móc những cái xấu ra.
Như vậy, bằng việc dùng các từ ngữ đồng nghĩa cho ta thấy thái độ tức
giận của vợ chồng chị Cu cứ tăng dần lên. Lúc đầu chỉ là cãi vã, chửi nhau và sau cùng là đánh nhau. Việc đánh nhau này cũng chỉ là một lý do hết sức quen
thuộc đó chính là cái đói. Chỉ vì miếng cơm mà vợ chồng anh Cu phải chửi nhau, đánh nhau.Qua đây, ta có thể thấy được cuộc sống nghèo đói của người nông dân đến mức cùng cực.Người ta phảiđánh chửi nhau vì miếng ăn.
Ví dụ 3: Ông cha ta có câu: “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang - Người
khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”. Lời nói không chỉ là phương tiện truyền tải
thông tin mà còn thể hiện được tính cách của con người.Trong truyện ngắn
“Chí Phèo”, nhân vật Bá Kiến chỉ với vài lời nói đã khiến cho người đọc phải
khâm phục sự khôn ngoan, ranh mãnh của mình:
... “Nhưng kia cụ ông đã về. Cụ cất tiếng rất sang hỏi: “Cái gì mà đông như thế này?”. Chỗ này “Lạy cụ”, chỗ kia “Lạy cụ” người ta kính cẩn đứng
giãn ra và Chí Phèo bỗng nằm dài không nhúc nhích rên khe khẽ như gần
34
Thoáng nhìn qua, cụ đã hiểu cơ sự rồi.Làm lý trưởng rồi chánh tổng,
bây giờ lại đến lượt con cụ làm lý trưởng, những việc như thế này cụ không lạ
gì. Cụ hãy quát mấy bà vợ đang xưng xỉa chực tâng công với chồng:
- Các bà đi vào nhà; đàn bà chỉ lôi thôi, biết gì?
Rồi quay lại bọn người làng, cụ dịu giọnghơn một chút:
- Cả các ông các bà nữa, về đi thôi chứ! Có gì mà xúm lại như thế này? Không có ai nói gì, người ta dần lảng đi.... Sau còn trơ lại Chí Phèo và cha con cụ Bá. Bấy giờ cụ Bá mới lại gần hắn, khẽ lay và gọi:
- Anh Chí ơi! Sao anh lại làm ra thế?
Chí Phèo lim dim mắt rên lên:
- Tao chỉ liều chết với bố con nhà mày thôi. Nhưng tao mà chết thì có thằng sạt nghiệp, mà còn rũ tù chưa biết chừng.
Cụ Bá cười nhạt nhưng tiếng cười giòn giã lắm. Người ta bảo cụ hơn người ta chỉ bởi cái cười.
- Cái anh này nói mới hay! Ai làm gì mà anh phải chết? Đời người chứ
có phải con ngóe đâu? Lại say rồi phải không?
Rồi đổi giọng, cụ thân mật hỏi:
- Về bao giờ thế? Sao không vào tôi chơi? Đi vào nhà uống nước.
Thấy Chí Phèo không nhúc nhích, cụ tiếp luôn:...
Rồi vừa xốc Chí Phèo, cụ vừa phàn nàn :
- Khổ quá! Giá có tôi ở nhà thì đâu đến nỗi”...
Qua đoạn đối thoại trên, ta có thể thấy rõ được bản chất gian ngoan, xảo
quyệt của bá Kiến - đại diện cho tầng lớp thống trị của xã hội thực dân nửa
phong kiến. Đây là đoạn đối thoại giữa Bá Kiến và Chí Phèo khi Chí Phèo
đến nhà Bá Kiến rạch mặt ăn vạ. Sự khôn ngoan, khéo léo của bá Kiến được
bộc lộ qua lời nói. Ban đầu, khi mới về nhà, chưa hiểu được cơ sự, Bá Kiến
35
của một kẻ thống trị già đời. Khi đã hiểu hết mọi chuyện, Bá Kiến bắt đầu thể
hiện tài năng của “một con cáo già tinh quái”. Trước hết, hắn lên tiếng
quátmấy bà vợ của mình vào nhà nhằm ra oai với bàn dân thiên hạ, sau đó
hắn quay sang dịu giọnghơn với dân làng. Dịu giọng là nói với giọng mềm
mỏng, khéo léo để nhằm mục đích đuổi khéo dân làng đi về. Với người nhà thì Bá Kiến lên giọng quát nhưng với dân làng thì hắn lại dịu giọng. Điều này chứng tỏ quan niệm của một kẻ thống trị đó là “tề gia trị quốc bình thiên hạ”, muốn làm nên sự nghiệp lớn thì trước hết phải làm chủ được gia đình, lấy
lòng được nhân dân. Đó chính là thủ thuật ranh mãnh của Bá Kiến. Khi đám đông đã tan, chỉ còn lại hắn với Chí Phèo, hắn lại đổi giọng thân mậthỏi Chí
Phèo, rồi hắn lại giả vờ phàn nàn về đứa con trai không biết chuyện đã làm phật lòng Chí. Giọng thân mật là nói với giọng ngọt ngào và thân mật, phàn nàn là vừa nói vừa như để phân bua. Và cuối cùng hắn cũng xoa dịu được cơn
tức tối của Chí, chấm dứt cảnh “rạch mặt ăn vạ” mà nếu không xử lí khôn
khéo thì sẽ trở thành lớn chuyện. Chỉ bằng bấy nhiêu từ đó thôi nhưng Nam Cao đã phác họa thành công chân dung nhân vật Bá Kiến, cho người đọc thấy
rõ được bộ mặt xấu xa, đồi bại của tầng lớp thống trị phong kiến mà nhân vật
Bá Kiến là nhân vật đại diện điển hình.
Ví dụ 4: Cũng ở trong tác phẩm “Chí Phèo”, ở đoạn cuối của tác phẩm,
sau khi biết tin về cái chết của Bá Kiến và Chí Phèo, người dân trong làng xì
xào, bàn tán. Nam Cao đã miêu tả sự bàn tán đó như sau:
... “Có người thì nói xa xôi “trời có mắt đấy anh em ạ”. Người thì nói
toạc "thằng nào chứ hai thằng ấy chết thì không ai tiếc”... Đội Tảo nói toang
toang ngay ngoài chợ... Bọn đàn em thì bàn nhỏ "thằng mọt già ấy chết, anh
em mình nên ăn mừng”. Những người biết điều thì chép miệng nói”...
Trong đoạn văn trên, nhà văn đã sử dụng một loạt các từ ngữ đồng nghĩa
chỉ hành động nói là: nói xa xôi, nói toạc, nói toang toang, bàn nhỏ, chép
36
Tuy mỗi người có một cách nói khác nhau về cái chết ấy nhưng đều tựu
trung lại một ý là ai cũng mừng trước cái chết của Bá Kiến và Chí Phèo. Có
người mừng ra mặt lànói toạc là cách nói không giấu diếm, không sợ sệt gì. Họ
nói thẳng, nói trắng ra thể hiện thái độ vui mừng trước cái chết của hai nhân vật ấy. Đội Tảo thì nói toang toang, là nói to cho tất cả mọi người cùng biết. Đội
Tảo là người vui mừng nhất, hả hê nhất vì người mà bấy lâu nay hắn ghét cuối
cùng cũng đã chết. Giờ đây cái làng Vũ Đại này sẽ do hắn nắm quyền, sẽ do
hắn cai trị. Do đó mà hắn đã không kiềm chế được cảm xúc nên cứ thế mà nói oang oang, không quan tâm xem người ta nghĩ gì. Nhưng cũng có người không
dám nói thẳng mà nóixa xôi là cách nói bóng gió vì sợ sệt một điều gì đó. Bọn đàn em thì bàn nhỏ, tức là túm tụm lại với nhau để bàn về một điều gì đó. Bọn đàn em không dám nói to mà chỉ dám túm tụm nhau bàn nhỏ vì sợ Bá Kiến
chết đi sẽ có người khác lên thay đó là Lý Cường nên vẫn có thái độ e dè, sợ
sệt. Có người chỉ dám e dè chép miệng bởi với họ “Tre già thì măng mọc”, Bá Kiến và Chí Phèo chết đi ắt có người khác lên thay. Bởi thế với họ, cái chết của hai con người kia cũng không có gì là vui mừng cho lắm.