Nhóm từngữ đồng nghĩa chỉ hoạt động ăn

Một phần của tài liệu Từ ngữ đồng nghĩa trong truyện ngắn của nam cao (Trang 47)

1. 2.3.2 Đồng nghĩa không hoàn toàn

2.2.2.5. Nhóm từngữ đồng nghĩa chỉ hoạt động ăn

Theo Từ điển tiếng Việt thì “ăn” có nghĩa là: tự cho vào cơ thể thức ăn để nuôi sống[11, tr.27]. Khi khảo sát nhóm từ ngữ đồng nghĩa này, chúng tôi

thu được 17 phiếu các từ ngữ đồng nghĩa chỉ hoạt động ăn. Đây là nhóm từ có

tỉ lệ xuất hiện thấp trong trường nghĩa chỉ hoạt động của con người. Tuy xuất

hiện ít nhưng nhóm từ này cũng góp phần không nhỏ vào việc tạo nên phong cách nghệ thuật của Nam Cao trong việc sử dụng ngôn ngữ.

Ví dụ 1: Trong “Đòn chồng”, hành động ăn của nhân vật vợ Lúng cũng được nhà văn miêu tả rất độc đáo:

...“Vợ Lúng mân mê một cái rồi nhặt lấy một miếng bánh đầy đặn, đưa

lên ngoạm một miếng hết già nửa tấm. Còn non nửa tấm nữa, y ném tọt vào miệng nốt. Y đưa đồng xu ra. Chị hàng bánh trợn mắt”...

Tác phẩm nói về nhân vật vợ Lúng, vì đói quá mà ăn cắp thêm một chiếc

bánh giầy, bị bà hàng bánh biết được liền lu loa lên. Câu chuyện đến tai người

chồng và kết quả là chị ta bị người chồng đánh cho một trận. Đoạn văn trên là cảnh vợ Lúng ăn bánh. Các từ đồng nghĩa trong ví dụ này là: ngoạm, ném

tọt.Ngoạm là cắn lấy một miếng to vào miệng, ném tọt là đưa thức ăn vào miệng bằng cách ném vào một cách nhanh chóng. Ngoài nét nghĩa chung là chỉ hành động đưa thức ăn vào miệng để nuôi sống cơ thể thì các từ in đậm

trên lại thể hiện được những trạng thái khác nhau của con người. Chỉ khi người ta đói đến mức không thể chịu nổi thì mới có thể có những hành động ăn táo bạo như vậy. Thông qua việc miêu tả hành động ăn của vợ Lúng, Nam

Cao đã cho người đọc thấy rõ được sự tha hóa về mặt nhân cách của con người, do đói quá mà sinh ra ăn trộm, ăn cắp. Đồng thời, ông cũng cho người đọc thấy được hình ảnh người phụ nữ cũng vì đói quá mà khi ăn người ta

43

Ví dụ 2: Dưới cái nhìn của Hàn - một chàng trai có học vấn thì hành

động ăn của các cô gái quê bỗng trở nên vô duyên:

...“Tất cả đứng túm năm, tụm ba, chuyện trò ríu rít, hoặc ngồi xổm trước

những hàng bún, hàng bánh đúc, gục đầu xuống ăn. Trông họ ăn mà ái ngại.

Bởi họ ăn ngon lành quá, hăm hở quá, mắt hùm hụp nhìn xuống đất, nhìn xuống chỗ bánh của mình, nhìn chỗ bánh của người khác, của nhà hàng...Hình như họ tính thầm rằng: mình ăn hết chỗ này cũng chưa no....

người kia ăn sung sướng hơn mình... giá không tiếc tiền thì mình phải ăn

thêm cái tấm kia, tấm kia của bà hàng nữa... Chỗ bánh vơi dần. Họ ăn chậm

chạp hơn, như kiểu ăn dè. Và đến lúc chỉ còn trơ cái lá không, họ đã buông

đũa xuống rồi, còn nghĩ tiếc rẻ thế nào, bê bát nước riêu thừa lên húp một vài

húp nữa, rồi mới chống tay vào đầu gối để đứng lên, sau khi đã nhìn cái mẹt

của bà hàng với vẻ luyến tiếc”...

(Một chuyện Xúvơnia)

Ăn vốn là hành động rất bình thường của con người, nhưng dưới con mắt

của Hàn thì hành động ăn đó lại vô cùng vô duyên, nhất lại là đối với những

cô gái quê. Các từ đồng nghĩa trong đoạn văn này là: ăn, ăn sung sướng, ăn thêm, ăn dè, húp. Ngoài nét nghĩa chung trong Từ điển tiếng Việt là tự cho vào cơ thể thức ăn để nuôi sống thì mỗi từ mà nhà văn sử dụng lại mang

những sắc thái khác nhau, biểu thị hoạt động ăn ở những mức độ khác nhau.

Ăn là hành động đưa thức ăn vào cơ thể một cách bình thường. Các cô gái khi

ngồi vào hàng ăn thì đều ăn một cách ngon lành và hăm hở. Khi đã ăn gần hết

số phần thức ăn của mình, họ bắt đầu có sự so sánh mình với người khác. Nào

là người kia ăn sung sướng hơn mình, tức là ăn ngon, hả hê hơn mình. Rồi

thì giá mà không tiếc tiền thì sẽ ăn thêm, là lấy thêm thức ăn cho vào miệng.

Sau cùng thì họ ăn chậm chạp là đưa thức ăn vào miệng một cách chậm chạp, ăn chậm lại và ăn dè là vừa ăn vừa để dành. Cuối cùng khi chỗ bánh hết, các

44

vào mồm bằng cách kề môi vào vật đựng và hút mạnh dần từng tí một. Qua đó, nhà văn đã cho chúng ta có một cái nhìn thiết thực về đời sống của người

nông dân Việt Nam. Chỉ vì đói mà sinh ra tiếc rẻ cả nước riêu thừa, rồi ăn

uống thì phải so đo, tính toán thiệt hơn, phải ăn dè, ăn chậm chạp... vì sợ hết

thức ăn một cách quá nhanh.

Ví dụ 3: Trong tác phẩm “Nghèo”, cảnh ba mẹ con chị đĩ Chuột phải ăn

“chè cám” thay cơm khiến cho người đọc phải rơi nước mắt:

... “Rồi chị bảo thằng cu bé

- Bé lại đây, bu cho ăn.

Thằng cu ngồi xổm bên mẹ, hấc mặt lên, há hốc mồm lên như con chim non đợi mẹ mớm mồi. Một miếng vào mồm, nó đã vội nuốt thỏm đi, khen

"ngon quá". Nhưng chưa kịp ăn miếng nữa, nó đã ọe một cái, mũi đỏ lên,

nước mắt ứa ra giàn giụa.

- Sao thế?

Nó chỉ hụ hị nhìn mẹ mà không nói, cũng không chịu há mồm ra ăn nữa.

Cái Gái nhìn mẹ, xêu một miếng chè nữa ăn thử lại:

- Nhạt quá, bu ạ.

Chị Chuột mắng con:

- Làm gì có nhiều mật mà ngọt, có mà ăn no bụng là phúc rồi.

Thằng cu chừng đói quá không chịu được, lại há mồm ra. Mẹ nó đút cho

nó một xêu nhỏ nữa. Nó nhắm mắt, duỗi cổ, cố nuốt cho trôi. Nhưng cũng như lần trước, nó lại ọe ra và khóc òa lên. Chị đĩ Chuột lấy tay áo lau nước

mắt không cầm nổi đã trào ra hai má hõm xanh bủng như người ngã nước”...

Tác phẩm nói về tình cảnh nghèo đói của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Đoạn trích trên là cảnh chị đĩ Chuột đút “chè”,

nhưng không phải là chè theo đúng nghĩa mà nó tựa như “cám” cho con ăn

45

cu bé, Nam Cao đã sử dụng từ nuốt đồng nghĩa với từ ăn. Nuốtlà làm cho đồ ăn, uống từ miệng qua thực quản xuống dạ dày. Tác giả sử dụng từ này nhằm

làm bật lên sự khó ăn của món “chè” mà chị đĩ Chuột đang đút cho con ăn đồng thời phản ánh sự thật về cái đói, cái nghèo của người nông dân Việt Nam. Qua đó, tác giả bày tỏ sự cảm thông sâu sắc của mình trước cảnh nghèo

đói mà con người đang phải gánh chịu.

2.2.2.6.Nhóm từ ngữ đồng nghĩa chỉ hoạt động nhìn

Đây là nhóm từ chiếm tỉ lệ thấp nhất trong trường nghĩa chỉ hoạt động

của con người. Nhóm từ này xuất hiện trong 7 tác phẩm với số phiếu thu được

là 11 phiếu. “Nhìn”theo Từ điển tiếng Việt có nghĩa là: đưa mắt về một hướng nào đó để thấy [11, tr.747]. Ngoài nét nghĩa chung ấy, các từ đồng nghĩa với

nhìn được nhà văn sử dụng còn mang nhiều sắc thái khác nhau, thể hiện được ý đồ của nhà văn.

Ví dụ 1: Trong truyện ngắn “Chí Phèo”, cùng là hành động nhìn nhưng

cái nhìn của Chí Phèo lại khác với cái nhìn của Thị Nở:

... “Hắn băn khoăn nhìn Thị Nở, như thăm dò. Thị vẫn im lặng, cười tin

cẩn, hắn thấy tự nhiên nhẹ người. Hắn bảo thị:

- Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ?

Thị không đáp, nhưng cái mũi đỏ của thị như càng bạnh ra. Hắn thấy thế

cũng không có gì là xấu. Bằng một cái giọng nói và một vẻ mặt rất phong tình theo ý hắn, hắn bảo thị:

- Hay mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui.

Thị lườm hắn. Một người thật xấu khi yêu cũng lườm. Hắn thích chí

cười khanh khách”...

Đoạn trích trên có thể nói là đoạn trích đặc sắc trong tác phẩm “Chí

Phèo” vì đây là đoạn Chí Phèo tỏ tình với Thị Nở, muốn ngỏ ý bảo Thị Nở về

46

Phèo đã băn khoăn nhìnThị Nở. Băn khoăn nhìnlà nhìn với thái độ băn khoăn,

dò xét đối phương. Ngay đến cả một người xấu “ma chê quỷ hờn” như Thị Nở

mà Chí Phèo cũng không dám tỏ tình một cách thẳng thắn mà phải có sự băn khoăn, do dự, phải dò xét đối phương. Điều này cũng dễ hiểu bởi thân phận

của Chí là dưới đáy xã hội, bị đẩy ra ngoài rìa xã hội, do đó mà Chí Phèo mới

có cái nhìn “băn khoăn” như vậy. Nhưng khi thấy Thị nở nụ cười tin cẩn trên môi, hắn thấy nhẹ người và có đủ dũng khí để nói tiếp. Về phía Thị Nở, sau

khi nhận được lời tỏ tình đấy, Thị lườm hắn nhưng đó là cái lườmyêu. Nó khác với những cái lườm bình thường ở chỗ: nếu lườmbình thường là đưa mắt

nhìn ai, tỏ ý tức giận, trách móc, đe dọa thì cái lườmcủa Thị Nở là cái lườm

của sự thích thú, cái lườm của hạnh phúc mà chỉ có Chí mới có thể cảm nhận được thôi. Nhà văn Nam Cao thật tài tình khi sử dụng những từ ngữ đó để làm toát lên tiếng cười cho bạn đọc, đem lại giá trị nghệ thuật cao cho tác phẩm.

Ví dụ 2:Nhân vật người chồng trong truyện ngắn “Những truyện không

muốn viết”, sau những mệt mỏi, áp lực của công việc, anh trở về quê với hy

vọng tìm lấy niềm vui bên gia đình là được gặp vợ và con. Nhân vật “tôi” đang tưởng tượng ra cảnh vợ bế con ra ngõ chào đón chồng với vẻ mặt hớn

hở và nụ cười trên môi. Nhưng kết quả thì ngược lại, người vợ ra đón thật nhưng không phải với tâm trạng vui mừng mà với sự bực tức:

... “Vợ tôi ra đón thật. Nhưng y không tươi cười. Mặt y nhăn như mặt hổ

phù. Cái mũi phính ra, nó chứa đầy khí giận. Đôi mắt thì long sòng sọc, chúng toan nhảy vọt ra. Ghê gớm quá! Lại nghiến răng ken két nữa. Tôi toát

mồ hôi trán. Mắt tôi nhìn xuống mũi, mũi tôi nhìn xuống miệng, và miệng tôi

thì bịu ra. Cái thằng tôi nó hèn thế đấy. Chẳng bao giờ nó dám nhìn nỗi nguy

vào tận mắt. Nó chỉ nhìn xuống đất. Để xem có cái lỗ nào thì nó chui tọt vào. Nó cứ tưởng nó là con giun”...

47

Nhà văn Nam Cao đã rất sáng tạo khi diễn tả sự tức giận của người vợ,

sự nhút nhát của người chồng bằng cách miêu tả hành động nhìn. Cùng là một hành động là nhìn vào người khác, nhìn vào đối phương nhưng hai người lại

có những cách nhìn rất khác nhau. Người vợ vì tức giận với chồng không về nhà nên đã bị mất vé sợi nên khi thấy chồng về chị liền tỏ thái độ tức giận đó

bằng cách nhìn người chồng với ánh mắt long sòng sọc. Đây làhành động

nhìn với thái độ giận dữ, căm ghét đối phương. Nam Cao đã rất sáng tạo khi

sử dụng những từ ngữ đồng nghĩa này để làm bật lên sự tức giận đến đỉnh điểm của người vợ. Còn người chồng do sợ vợ nên không dám nhìn thẳng vào mắt vợ mà chỉ dám nhìn xuống mũi, mũi nhìn xuống miệng rồi nhìn xuống đất. Qua hành động đó, ta thấy người chồng hiện lên thật hèn nhát và nhu

nhược.

Như vậy, qua tất cả các ví dụ trên, ta thấy trường nghĩa chỉ hoạt động

của con người xuất hiện chủ yếu trong các sáng tác của Nam Cao. Hầu như

trong truyện ngắn nào Nam Cao cũng sử dụng các từ ngữ đồng nghĩa chỉ hoạt động của con người với mức độ khác nhau. Với con số là 479/605 từ, ta có

thể thấy là mức độ sử dụng ở đây là dày đặc. Việc sử dụng các từ đồng nghĩa này đã đem lại hiệu quả rất lớn về mặt nghệ thuật, làm cho tác phẩm của ông

trở nên phong phú, sinh động, hấp dẫn.

Một phần của tài liệu Từ ngữ đồng nghĩa trong truyện ngắn của nam cao (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)