Khả năng kết hợp với tiểu nội - ngoại động từ của các ĐTTT toan, định, dám, muốn trong truyện ngắn Nam Cao 37 Bảng 3.1 Tổng hợp các hành động nói được thực hiện ở câu chứa các ĐTTT toan
Trang 2Khả năng kết hợp với tiểu nội - ngoại động từ của
các ĐTTT toan, định, dám, muốn trong truyện ngắn
Nam Cao
37
Bảng 3.1
Tổng hợp các hành động nói được thực hiện ở câu
chứa các ĐTTT toan, định, dám, muốn trong
truyện ngắn Nam Cao
43
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Các động từ tình thái (ĐTTT) toan, định, dám, muốn trong truyện ngắn
của Nam Cao được chọn làm đề tài nghiên cứu xuất phát từ các lí do chính sau đây
1.1 Cơ sở lí luận
Động từ là một loại từ phức tạp nhất, sử dụng rộng rãi nhất, chiếm địa
vị quan trọng hàng đầu trong hệ thống các loại từ của các ngôn ngữ” [23] Dựa vào ý nghĩa khái quát của từ, có thể phân loại động từ thành 2 loại: động
từ độc lập và động từ không độc lập Trong đó, động từ không độc lập trong tiếng Việt được phân thành 4 nhóm chủ yếu sau:
Nhóm 2: Động từ chỉ ý chí, ý muốn.(VD: toan, định, dám, muốn…)Nhóm 3: Động từ chỉ tình trạng tiếp thu, chịu đựng (VD: bị, được…)
Nhóm ĐTTT chỉ ý chí, ý muốn rất phong phú, đa dạng Tuy 4 ĐTTT toan, định, dám, muốn đều thuộc nhóm những ĐTTT chỉ ý chí, ý muốn nhưng chúng
vẫn có những đặc điểm khác nhau về mức độ thể hiện, về cách sử dụng trong thực tiễn Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho tiếng Việt phức tạp và mang những nét đặc trưng riêng, không giống với các ngôn ngữ khác
1.2 Cơ sở thực tiễn
Trang 4Đối với bản thân người làm đề tài, việc nghiên cứu đề tài là cơ hội để trau dồi và nâng cao kiến thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt, đáp ứng nhiệm
vụ của giáo viên trong nhà trường hiện nay Sở dĩ người viết lựa chọn nghiên cứu truyện ngắn của Nam Cao vì đây là nhà văn tiêu biểu, có đóng góp to lớn cho nền văn học - nghệ thuật nước nhà Những truyện ngắn của ông đều mang những đặc điểm riêng khá độc đáo, không lẫn với bất kì ai Đồng thời Nam Cao cũng là tác giả có lối viết gần gũi, chân thực, hay sử dụng các động từ tình thái trong tác phẩm của mình Như vậy, đề tài được thực hiện sẽ đáp ứng tốt nhu cầu của chúng tôi trong việc xem xét các đặc điểm của ĐTTT tiếng Việt nói chung và 4 ĐTTT được nghiên cứu nói riêng
Những điều trình bày trên đây hội thành lí do cho việc chọn “Các động
từ tình thái toan, định, dám, muốn trong truyện ngắn của Nam Cao” làm đối
tượng nghiên cứu của đề tài
2 Lịch sử nghiên cứu 4 ĐTTT toan, định, dám, muốn
Tình thái (TT) là một khái niệm phổ biến trong ngôn ngữ học, từ lâu đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu Đã có không ít công trình nghiên cứu ứng dụng lí thuyết tình thái vào tiếng Việt Việc xem xét những phương tiện ngôn ngữ đánh dấu tình thái ngày càng được quan tâm hơn Trong những phương tiện đánh dấu tình thái, ĐTTT là phương tiện quan trọng để biểu thị các đặc trưng khác nhau của TT trong hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới
Ở Việt Nam, các công trình đi sâu nghiên cứu về tình thái rất ít, riêng
về các ĐTTT thì dường như chúng chưa được quan tâm nghiên cứu đúng
mức Chỉ có số ít bài báo sơ bộ khảo sát các động từ bị, được, phải đề cập đến
các ĐTTT như một trong những phương tiện biểu thị tình thái, một vài luận
án khảo sát về một nhóm ĐTTT hoặc trong các chuyên luận ngữ pháp, khi bàn đến tiền giả định và hàm ý, một số ví dụ về các ĐTTT được nêu ra minh
hoạ Trên thực tế, chưa có công trình nào nghiên cứu các ĐTTT toan, định, dám, muốn một cách chi tiết trên phương diện khả năng kết hợp và kiểu hành
động nói ở những câu chứa các từ này
Mặt khác, phạm trù tình thái và phương tiện biểu hiện TT trong ngôn ngữ rất rộng và phức tạp Với tư cách là một đề tài nghiên cứu khoa học, 4
Trang 5ĐTTT nói trên được chọn làm đối tượng nghiên cứu với mong muốn có điều kiện để đi sâu khai thác một vài phương tiện biểu thị tình thái, góp phần làm phong phú, cụ thể hoá cách biểu hiện và tác dụng của nghĩa tình thái trong câu tiếng Việt.
Hơn nữa, có thể khẳng định rằng, truyện ngắn của Nam Cao được nghiên cứu trên các bình diện khác nhau Việc đi sâu tìm hiểu các tác phẩm của Nam Cao dưới góc độ ngôn ngữ là một mảnh đất màu mỡ cần khám phá
nhiều hơn nữa, đặc biệt các ĐTTT toan, định, dám, muốn trong truyện ngắn của ông lại càng chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu Vì vậy,
chúng tôi đã chọn “Các động từ tình thái toan, định, dám, muốn trong truyện
ngắn Nam Cao” làm đối tượng nghiên cứu của đề tài
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là các ĐTTT toan, định, dám, muốn trong truyện ngắn của Nam Cao.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Do giới hạn về thời gian và dung lượng của một khóa luận, ngữ liệu chúng tôi dùng cho việc khảo sát là 36 truyện ngắn của Nam Cao in trong
cuốn Nam Cao tuyển tập - NXB Văn học Đây là những truyện ngắn tiêu biểu
trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn
4 Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp miêu tả: được áp dụng chủ yếu khi xem xét bình diện
khả năng kết hợp của các động từ tình thái
- Phương pháp phân tích dụng học của hành động nói, tức là phân tích
các lớp hành động nói được diễn đạt bằng các câu chứa các ĐTTT toan, định, dám, muốn theo quan điểm của J.Searle.
Ngoài ra đề tài còn sử dụng các thủ pháp:
- So sánh - đối chiếu, thủ pháp này được sử dụng trong khi đối chiếu
làm rõ những vấn đề lí luận (chương I) đồng thời dùng để đối chiếu, xem xét
Trang 6nguồn ngữ liệu được sử dụng.
- Thống kê - phân loại, thủ pháp này được sử dụng để thống kê - phân loại tần suất sử dụng các ĐTTT toan, định, dám, muốn trong truyện ngắn của
Nam Cao
Các thủ pháp cụ thể khác như điều tra ngữ liệu, khái quát hoá và tổng hợp các ngữ liệu, kết quả nghiên cứu thành biểu bảng cũng được sử dụng thích đáng
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi giải quyết các nhiệm vụ sau đây:
- Xác định một số vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài để định hướng cho công việc nghiên cứu
- Xem xét khả năng kết hợp của 4 ĐTTT toan, định,dám, muốn trong
truyện ngắn của Nam Cao
- Xem xét các kiểu hành động nói được thực hiện ở các câu chứa 4
ĐTTT toan, định, dám, muốn trong truyện ngắn Nam Cao.
6 Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
6.1 Ý nghĩa lí luận
Người viết nhận thức sâu sắc hơn về khái niệm cũng như đặc điểm của
từ tình thái, động từ tình thái và giá trị của các động từ tình thái toan, định, dám, muốn mang lại.
Đề tài xác định được đặc điểm của 4 ĐTTT toan, định, dám, muốn, trên
cơ sở đó mà hiểu rõ hơn về ĐTTT tiếng Việt nói chung, góp phần làm sáng tỏ hơn vai trò của các ĐTTT trên trong truyện ngắn Nam Cao với tư cách là một loại phương tiện biểu thị các nội dung tình thái của câu
Trên cơ sở lí thuyết về hành động nói, làm rõ được những lớp hành động nói được thực hiện ở các câu có chứa 4 ĐTTT đang xét
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu đề tài để thấy được những đặc điểm cũng như nét đặc sắc của cách sử dụng động từ tình thái trong truyện ngắn của Nam Cao Từ đó, nâng cao hiểu biết về cách sử dụng ngôn ngữ bậc thầy của nhà văn
Nghiên cứu các ĐTTT toan, định, dám, muốn để thấy rõ hơn về ĐTTT
Trang 7tiếng Việt nói chung, về các ĐTTT chỉ ý chí, ý muốn nói riêng, từ đó giúp cho việc dạy và học tiếng Việt hiệu quả hơn.
7 Cấu trúc của khoá luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Nguồn ngữ liệu khảo sát, phần nội dung của khoá luận gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lí luận liên quan đến đề tài
Chương 2: Khả năng kết hợp của 4 động từ tình thái toan, định, dám, muốn trong truyện ngắn Nam Cao
Chương 3: Hành động nói được thực hiện ở các câu chứa 4 động từ tình
thái toan, định, dám, muốn trong truyện ngắn Nam Cao
Trang 8Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1 VỀ TÌNH THÁI
Tình thái (TT) là một khái niệm có tính phổ quát trong ngôn ngữ học,
từ lâu đã được các nhà nghiên cứu quan tâm Trong ngôn ngữ học trước đây,
TT được coi là một phạm trù ngữ pháp biểu thị quan hệ giữa nội dung lời nói
và hiện thực bằng các hình thái như thức của động từ, từ tình thái, từ chêm, ngữ điệu, các kiểu câu xét theo mục đích nói Càng về sau, TT càng thu hút sự chú ý của nhiều người, không chỉ riêng trong ngôn ngữ học mà cả trong logic học hiện đại Khái niệm TT thường được các nhà ngôn ngữ học dùng để chỉ những mối quan hệ của nội dung thông tin miêu tả trong phát ngôn với hiện thực cũng như những quan điểm, thái độ, đánh giá của người nói đối với nội dung miêu tả trong câu nói, với người nghe và với hoàn cảnh giao tiếp Nói một cách sơ lược nhất, phạm trù TT bao gồm hai bình diện là mối quan hệ của người nói với nội dung phát ngôn và nội dung phát ngôn với thực tế
Theo quan điểm ngôn ngữ học, những cái biểu hiện của ngôn ngữ nhất thiết phải có cái được biểu hiện tương ứng (nói ngược lại thì không chính xác), trên cơ
sở đó một số hình thức của động từ lại được nhìn nhận như là những phương tiện biểu thị tình thái, cụ thể là những hiện tượng thuộc về phạm trù thức của động từ (verbal mood) Logic cổ điển tập trung chú ý trước hết vào các khái niệm tính tất yếu (necessity) và tính có thể (possibility), được mệnh danh là tình thái logic (logic modality) hay tình thái tất suy (alethic modality)
1.1.1 Về khái niệm tình thái
Cho đến nay có nhiều nhà ngôn ngữ học đã chuyên tâm nghiên cứu về
TT nhưng vẫn chưa đi đến một thống nhất chung Hơn nữa, do mục đích nghiên cứu riêng của các công trình nên các tác giả chỉ mới đề cập đến vấn đề
Trang 9TT ở mức độ sơ lược và khái quát Sau đây, chúng tôi xin điểm qua ý kiến của một số tác giả trong và ngoài nước về khái niệm TT.
1.1.1.1 Việc nghiên cứu tình thái ở các nước phương Tây
Đối với việc nghiên cứu TT, từ khoảng giữa thế kỉ XX đến nay, các
nhà ngôn ngữ học nước ngoài đã có những đóng góp đáng kể, đặc biệt trong vấn đề xây dựng lí luận chung
Nhiều nhà ngôn ngữ học phương Tây đều coi TT thuộc phạm trù nghĩa, phân biệt nó với phạm trù ngữ pháp TT là một bộ phận nghĩa tất yếu của mọi phát ngôn
Ch.Bally - người đầu tiên đề cập vấn đề một cách hệ thống Ông cho rằng tình thái không phải là thứ nghĩa của nghĩa học mà nó biểu thị một khái niệm thuộc về cấu trúc ngữ nghĩa của câu Bally cũng phân biệt cấu trúc nghĩa của phát ngôn thành hai thành phần cơ bản mà ông gọi là dictum và modus Trong đó:
- Dictum biểu hiện nội dung thuộc về ngữ nghĩa của câu (tức cái được
nói tới) Do đó, dictum gắn với chức năng thông tin, chức năng miêu tả của ngôn ngữ
- Modus thể hiện những nhân tố thuộc phạm vi cảm xúc, thái độ của
người nói đối với điều được nói ra xét trong quan hệ với thực tế, với người đối thoại và với hoàn cảnh giao tiếp (bộ phận tình thái)
Ví dụ trong tiếng Việt:
(1) Anh đã đến
(2) Anh chưa đến à?
(3) Anh chưa đến đâu
(4) Có thể là anh đã đến
Trong các ví dụ trên, nội dung cốt lõi (dictum) là quá trình của sự việc
được diễn tả Sự việc ấy là hoạt động đến của anh, là sự đến của anh, nội
dung cốt lõi đó có ở chung cả bốn câu Nói cách khác đó là nghĩa về sự việc được nói tới Còn xét về tình thái thì theo Bally, chúng khác nhau:
Ở câu (1) tình thái là việc thừa nhận sự việc, có thể với ít nhiều sự vui mừng ở người nói
Trang 10Ở câu (2) tình thái là việc hỏi về nội dung sự việc và có thể có cả sự sốt ruột của người nói.
Ở câu (3) tình thái là việc phủ nhận nội dung sự việc, có thể bao hàm cả bực bội, thất vọng
Ở câu (4) tình thái là việc thừa nhận nội dung sự việc với một độ tin cậy rất thấp
Từ cách nhìn nhận như vậy, Bally định nghĩa: Tình thái là thái độ của người nói được biểu thị đối với sự việc hay trạng thái diễn đạt trong câu.[18]
Cách nhìn tương tự cũng thấy ở Palmer Ông cho rằng: Tình thái là thông tin ngữ nghĩa của câu thể hiện thái độ hoặc ý kiến của người nói đối với điều được nói đến trong câu.[18]
Một hướng nhìn khác cũng thường được nhắc đến là cách nhìn của nhà ngôn ngữ học Mĩ rất nổi tiếng Noam Chomsky - người mở đường cho trường phái tạo sinh Ông quan niệm rằng, câu bao giờ cũng là câu khẳng định hay là câu nghi vấn hoặc câu mệnh lệnh Tính chất khác nhau của những câu đó là
“tình thái” Như vậy tình thái là yếu tố bắt buộc phải có, để cùng với “hạt nhân” tạo ra “câu cơ sở” Không thể nào một câu mà lại không có tình thái, tức không thuộc một trong các kiểu câu nói trên Cũng không thể nào lại có một câu có hai, ba tình thái, tức là cùng một lúc thuộc hai, ba kiểu câu Câu cơ sở thuộc “cấu trúc bề sâu” Từ cấu trúc bề sâu chuyển thành cấu trúc bề mặt trong thực tiễn hoạt động ngôn ngữ, thì phải trải qua những cải biến
Như vậy, “TT chẳng khác gì kiểu câu như đã được nói đến trong ngữ pháp truyền thống và cả ngữ pháp cấu trúc” [18] Theo trường phái
tạo sinh, tình thái xác định kiểu câu, và kiểu câu được xác định ngay từ trong tư duy, trong cấu trúc bề sâu Cho nên, có thể hiểu rằng kiểu câu tức
là kiểu quan hệ mà người nói thiết lập với thế giới được phản ánh trong câu Quan hệ này được nhìn trước tiên ở mặt trí tuệ, nó biểu hiện nhận thức của người nói Kiểu câu cũng được hiểu là kiểu quan hệ giao tiếp mà người nói muốn thiết lập với người nghe TT là yếu tố xác định kiểu câu,
Trang 11và kiểu câu biểu thị hai quan hệ gắn bó với nhau: quan hệ giữa người nói với người nghe [18].
Có thể hiểu rằng, so với quan điểm của Ch Bally thì N Chomsky không xét đến thái độ tình cảm của người nói đối với hiện thực hay đối với người nghe, mà ông chỉ xét đến các yếu tố có ý nghĩa phân biệt các kiểu câu theo mục đích nói Tuy đó là những cách hiểu khác nhau nhưng vẫn có thể được các nhà sư phạm khai thác trong một sự dung hoà tích cực
Trong phần tiếp theo của đề tài, tình thái được hiểu chủ yếu theo cách
nhìn của F.Kiefer :“ Thực chất của “tình thái” bao gồm trong việc tạo lập tính tương đối giữa hiệu lực của các ý nghĩa của câu với một tập hợp các thế giới có thể có” [24].
1.1.1.2 Việc nghiên cứu tình thái ở Việt Nam
Ở Việt Nam, kế thừa và phát huy những thành quả của các học giả nước ngoài, một số nhà nghiên cứu đã thực sự quan tâm đến vấn đề tình thái Các tác giả Hoàng Tuệ, Hoàng Trọng Phiến, Cao Xuân Hạo, Diệp Quang Ban, Nguyễn Thiện Giáp, Lê Quang Thiêm… cơ bản thống nhất với quan niệm về tình thái của các nhà nghiên cứu nước ngoài Hoàng Tuệ đã nhận
định: Tình thái là thuật ngữ dùng để chỉ một cách khái quát những ý nghĩa thường gắn với ý nghĩa cơ bản của một từ Ý nghĩa tình thái ấy được biểu thị bằng một hình thức ngữ pháp nào đấy, và được coi là ý nghĩa ngữ pháp [18] Nguyễn Thiện Giáp cho tình thái trong ngôn ngữ là thái độ của người nói với nội dung mệnh đề mà câu biểu thị hay tình trạng mà mệnh đề đó miêu tả, là thông tin ngữ nghĩa của câu thể hiện thái độ hoặc ý kiến của người nói đối với điều được nói ra [16]
Có thể thấy rằng, những cách trình bày về tình thái mà các tác giả Việt Nam đưa ra đã dựa trên những nét đặc thù của tiếng Việt
Ngoài ra, một vài nhà nghiên cứu khác cũng có nhắc đến khái niệm tình thái
và nêu lên những cách hiểu về cơ bản là gần gũi với những cách hiểu nêu trên
1.1.2 Về viêc phân loại tình thái
Về phương diện lí thuyết, nhìn chung trong ngôn ngữ học phân chia tình thái thành hai loại lớn: tình thái nhận thức và tình thái trách nhiệm Tình
Trang 12thái nhận thức lại được chia thành hai kiểu nhỏ hơn là tình thái khách quan và tình thái chủ quan Có thể tóm tắt sự phân loại vừa nêu như sau:
Tình thái nhận thức thường gặp trong những câu trình bày sự thật hay những câu diễn đạt niềm tin của người nói Tình thái nhận thức được phân biệt thành tình thái khách quan và tình thái chủ quan Tình thái khách quan chỉ nhằm vào một số kiểu quan hệ chung nhất giữa phán đoán với hiện thực, mang tính khách quan, bản thể, gạt bỏ mọi nhân tố chủ quan như ý chí, đánh giá, mức độ cam kết, thái độ hay lập trường của người nói Người nói chỉ trình bày lại hiện thực như nó vốn có Những câu có tình thái nhận thức khách quan là những câu trình bày sự thật, và với tư cách đó chúng có thể bị phủ định hoặc chất vấn, chúng có thể được đánh giá khi đối chiếu với hiện thực
Đối lập với tình thái khách quan là tình thái chủ quan Tình thái chủ quan thể hiện vai trò của người nói đối với điều được nói ra trong câu Người nói đưa ra những bằng chứng, suy luận có tính cá nhân, làm cơ sở cho một cam kết nào đó đối với tính chân thực của điều được nói ra, hoặc thể hiện thái độ của mình đối với hành vi được đề cập đến trong câu Những câu có tình thái nhận thức chủ quan là những câu diễn đạt niềm tin của người nói, không thể đối chiếu chúng với hiện thực, nói cách khác không thể kiểm tra được chúng
Ví dụ:
(1) Tôi định tìm những người gần gũi hơn, gần gũi tôi hơn [27, tr 29] (2) Thằng cu con đã lên ba [27, tr 358]
Trang 13Phát ngôn (1) mang tình thái nhận thức chủ quan, diễn đạt niềm tin, suy nghĩ của chủ thể hành động nói Phát ngôn (2) mang tình thái nhận thức khách quan.
Tình thái trách nhiệm có quan hệ với sự bắt buộc và sự cho phép Những hành động có tính tình thái trách nhiệm rõ rệt là hành động điều khiển
và hành động kết ước Hành động nói điều khiển có tình thái trách nhiệm thể hiện ở người nói bị bắt buộc hoặc được cho phép làm một việc gì đó Hành động nói kết ước có tình thái trách nhiệm ở chỗ người nói tự bắt buộc mình làm một việc gì đó Tình thái trách nhiệm liên quan đến tính cần thiết và tính khả năng của các hành động được thực hiện bởi những người có trách nhiệm
về phương diện đạo đức (dẫn theo Nguyễn Thị Thuận trong [24, tr.94])
Ví dụ:
Anh phải thôi việc.
Phát ngôn trên là lời của giám đốc nói với nhân viên của mình Đây là câu diễn đạt hành động tuyên bố, đồng thời cũng là hành động điều khiển Câu mang tình thái trách nhiệm
Việc nhận biết tình thái nhận thức và tình thái trách nhiệm tuỳ thuộc vào từng tình huống giao tiếp cụ thể Có khi cùng một câu - phát ngôn có thể phân tích theo cách nhìn của TT nhận thức hoặc theo cách nhìn của TT trách nhiệm
Ví dụ:
Cô ấy phải có mặt trong buổi tiệc này.
Phát ngôn này được lí giải là mang tình thái nhận thức, nếu nó gắn với tình huống có thể diễn đạt thành “Tôi vừa gặp cô ấy lúc nãy” Cũng phát ngôn này lại được lí giải là mang tình thái trách nhiệm nếu nó gắn với tình huống được diễn đạt thành: “Cô ấy là nhân vật chính trong buổi tiệc này”
Có thể nhận định rằng các câu - phát ngôn chứa các ĐTTT toan, định, dám, muốn mang tình thái nhận thức rõ rệt.
Ví dụ:
(1) Ý dáng ông lang định thổi cơm ăn [27, tr 177]
(2) Người hút, vừa hút xong, đã lại muốn hút luôn điếu nữa [27, tr 357] (3) Các ông dám đến thì tôi mách [27, tr 338]
Trang 141.1.3 Các phương tiện biểu thị tình thái
Các phương tiện biểu thị tình thái khá phong phú và phần nào phụ thuộc vào từng ngôn ngữ cụ thể Tiếng Việt là một trong những ngôn ngữ không biến đổi hình thái nên sự phân biệt các phương tiện từ vựng và ngữ pháp trong việc biểu thị các nội dung tình thái không được đặt ra nghiêm ngặt Sau đây là một số phương tiện biểu thị tình thái thường gặp
1.1.3.1 Phương tiện ngữ âm
Ngữ điệu được dùng để thể hiện thái độ, tình cảm hoặc để làm rõ điểm
mà người nói cho là cần chú ý Ngữ điệu còn được sử dụng để biểu thị các tình thái của câu Ở đây nó đóng vai trò là một phương thức ngữ pháp thực thụ Qua ngữ điệu, người nghe có thể biết được câu nói thuộc loại gì: trần thuật, nghi vấn hay cầu khiến…
Ví dụ:
Vâ… âng… âng…, x… inh… inh…inh…
Chỗ ngắt chỗ ngừng cũng có giá trị tạo tình thái nhất định
1.1.3.2 Phương tiện ngữ pháp
Trang 15Các phương tiện ngữ pháp thể hiện tình thái rõ nhất là các hư từ bao gồm phụ từ, tình thái từ, các từ ngữ tình thái Phương tiện hư từ thuộc phương thức hư từ.
a Phụ từ
Trong tiếng Việt, nhiều phụ từ chuyên giữ vai trò thành tố phụ trong cụm
từ để bổ sung ý nghĩa tình thái cho thành tố chính Sau đây là một vài ví dụ:
- Phụ từ chỉ ý khẳng định, phủ định như có, không, chưa, chẳng…
được dùng để diễn đạt tình thái nhận thức trong phát ngôn chứa chúng
Ví dụ:
Có yêu thì nói rằng yêu,
Không yêu thì nói một điều cho xong.
- Phụ từ có ý ngăn cản như hãy, đừng, chớ được dùng để diễn đạt tình
thái trách nhiệm trong phát ngôn chứa chúng
Ví dụ:
Đừng nói chuyện nữa!
b Từ ngữ tình thái (biểu thức tình thái)
Ví dụ:
Có lẽ đời tôi chưa bao giờ được bâng khuâng, rạo rực, thanh thản như
lúc này
Có lẽ diễn đạt tình thái nhận thức, nêu tính chất chưa chắc chắn của sự
việc nêu trong phát ngôn
1.1.3.3 Phương tiện từ vựng
Phương tiện từ vựng rõ nhất được dùng diễn đạt tình thái là các động từ
tình thái như phải, cần, nên, có thể, không thể, định, toan, dám, muốn…
Ví dụ:
- Chúng tao định ở đây đến mồng bốn [27, tr 576]
Định trong phát ngôn này diễn đạt tình thái nhận thức trong hành động
tái hiện
- Cậu nên ăn uống điều độ.
Nên trong phát ngôn này diễn đạt tình thái trách nhiệm trong hành động
khuyên nhủ
Trang 16- Cậu muốn mua thứ gì? [27, tr 95]
Muốn trong phát ngôn này diễn đạt tình thái nhận thức trong hành động hỏi.
Trong số các phương tiện biểu thị tình thái vừa trình bày trên, đối
tượng nghiên cứu của chúng tôi là 4 động từ tình thái toan, định, dám, muốn
trong truyện ngắn Nam Cao
1.2 VỀ ĐỘNG TỪ TÌNH THÁI
ĐTTT là phương thức quan trọng để biểu thị các đặc trưng khác nhau của tình thái trong ngôn ngữ
Ở Việt Nam, các tài liệu nghiên cứu có đề cập các ĐTTT cho thấy về
cơ bản, các nhà nghiên cứu chưa có được tiếng nói chung Các ĐTTT được khai thác ở hai phương diện:
- Việc phân định các ĐTTT
- Cách quan niệm về ĐTTT
1.2.1 Việc phân định các động từ tình thái
Về việc phân định các ĐTTT trong tiếng Việt có các quan điểm như sau:
- Không tách các động từ tình thái ra thành một lớp con trong từ loại động từ
Đây là ý kiến của các tác giả Trương Văn Chình - Nguyễn Hiến Lê [10], Trần Trọng Kim [19]
- Xác nhận sự tồn tại của động từ tình thái
Thừa nhận trong từ loại động từ có lớp ĐTTT là ý kiến được nêu trong các công trình nghiên cứu của các tác giả: Diệp Quang Ban [2], Lê Cận - Phan Thiều [8], Nguyễn Kim Thản [23] Đây cũng là cơ sở lí thuyết định hướng cho chúng tôi thực hiện khoá luận này
1.2.2 Cách hiểu về động từ tình thái
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề tình thái và có đề cập đến ĐTTT Theo Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Thị Thuận thì riêng về ĐTTT, Givon - tác giả của công trình English Grammar đã nhận định: ĐTTT là động từ chính trong dạng cấu trúc có các đặc trưng sau:
Về mặt ngữ nghĩa:
- Mệnh đề bổ ngữ cho mệnh đề chính về mặt ngữ nghĩa là một mệnh đề diễn đạt một trạng thái hay một sự kiện
Trang 17- Chủ ngữ của mệnh đề chính đồng sở chỉ - nghĩa là nói về cùng một thực thể diễn ngôn - như chủ ngữ của mệnh đề bổ ngữ.
- Động từ chính diễn đạt sự bắt đầu, điểm kết thúc, sự tiếp diễn kéo dài liên tục, sự thành công, hay thất bại, cố gắng, dự định, bắt buộc hoặc khả năng
- của chủ ngữ ở mệnh đề chính - để thực hiện hành động hay diễn đạt một trạng thái được miêu tả trong mệnh đề bổ ngữ
Về mặt cú pháp, ĐTTT có những đặc điểm sau:
- Chủ ngữ đồng sở chỉ của mệnh đề bổ ngữ bị bỏ đi không được nói tới
- Động từ của mệnh đề bổ ngữ xuất hiện ở nguyên dạng không có thời, thể, tính tình thái, không có sự tương hợp của động từ về mặt hình thái học
- Mệnh đề bổ ngữ có xu hướng xuất hiện ở vị trí tân ngữ trực tiếp (sau động từ) và thường thì mệnh đề bổ ngữ được phát âm với cùng một đường nét ngữ điệu như mệnh đề chính
Ở Việt Nam, về ĐTTT có nhiều tài liệu đề cập tới nhưng tựu trung có hai quan điểm sau đây:
- Coi ĐTTT là động từ chỉ mối quan hệ của chủ thể nêu ở chủ ngữ hoặc của chủ thể nói với nội dung của từ đứng sau ĐTTT Tiêu biểu cho quan điểm này là các tác giả Lê Biên [5], Diệp Quang Ban [2]
- Coi ĐTTT là những động từ được dùng để kết hợp với các động từ khác
để biểu thị khả năng, ý chí, mong muốn, nguyện vọng, sự cần thiết Chỉ trong ngữ cảnh mới có thể lược bỏ động từ chính kết hợp với nó Tiêu biểu cho quan điểm này là tác giả Lê Cận - Phan Thiều [8], Nguyễn Kim Thản [23]
Các quan điểm trên đều thống nhất coi ĐTTT là những động từ không độc lập, tức là tự chúng không có ý nghĩa từ vựng đầy đủ Muốn diễn đạt một nội dung thông báo thì phải có thêm bổ tố là một loại từ khác, chủ yếu là động
từ được xác định mới tạo nên một thông báo hoàn chỉnh Ví dụ dám nghĩ, dám làm, muốn ăn, định đi phố
Trang 18Theo các tác giả Lê Biên, Diệp Quang Ban thì ĐTTT được đặt trong lớp lớn hơn là lớp của những động từ không độc lập: “ĐTTT là động từ chỉ quan hệ của chủ thể (nêu ở chủ ngữ) với nội dung của từ đứng sau ĐTTT”.
Diệp Quang Ban cũng cho rằng ĐTTT là động từ có chung một chủ thể làm chủ ngữ với động từ thực từ đứng sau nó [4]
Ví dụ:
- Tôi định bán cái xe này.
Ở đây, “người định” và “người bán” là một (tôi) và người đó được diễn
đạt trong chủ ngữ của câu
Cũng theo ông, khi ĐTTT + Động từ thực (Động từ thực có cùng chủ
ngữ với ĐTTT) thì ĐTTT là đầu tố của cụm động từ ở vị ngữ và động từ thực
là vị tố của câu
Ví dụ:
- Họ định nghỉ ở Nha Trang.
Ở ví dụ này, định là đầu tố của cụm từ, nghỉ là yếu tố mang nghĩa chỉ
sự vật và nghỉ làm vị tố (trong phần vị ngữ) của câu.
Về vai trò của ĐTTT trong cụm động từ, Diệp Quang Ban nhận định:
Nhóm động từ tình thái chiếm số lượng lớn nhất trong nhóm động từ không độc lập và chúng có đủ tư cách là thành tố chính của cụm động từ [2].
Nguyễn Kim Thản [23] đã nêu lên ba vấn đề về tình thái Theo ông, về phương diện cú pháp, ĐTTT có đặc điểm:
- Thường không dùng một mình, mà hay kết hợp với động từ khác và cùng động từ này tạo thành một nhóm phức hợp, nhóm này đóng vai trò vị ngữ của câu.
- Chỉ trong trường hợp nhất định, chủ yếu là dựa vào hoàn cảnh ngôn ngữ đã rõ ràng, mới có thể một mình tạo thành vị ngữ mà không cần có động
Trang 19khỏi, toan… Bên cạnh đó, ông cũng phân biệt ĐTTT với phó từ đứng trước
trong cụm động từ:
- ĐTTT là một bộ phận không thể tách rời của vị ngữ, do đó kết cấu
“ĐTTT + ĐT” có thể đặt vào giữa cặp phó từ “có … không”, “đã … chưa”.
Ví dụ:
+ Có muốn ăn không?
+ Đã muốn ăn chưa?
- Các phó từ không tham gia vào thành phần vị ngữ như một thành tố bắt buộc nên kết cấu “phó từ - vị từ” không thể đặt vào những cặp phó từ trên
Ví dụ:
+ Có đã ăn không?
+ Có cũng ăn không?
+ Đã cũng nói chưa?
Cùng quan điểm với Nguyễn Kim Thản, có Lê Cận - Phan Thiều trong
“Giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt, tập I” [8] cũng nhận định: Khác với lớp động
từ biểu thị hoạt động, trạng thái, lớp động từ chỉ ý nghĩa tình thái biểu thị khả năng, ý chí, mong muốn, nguyện vọng, sự cần thiết… thực hiện hoạt động hoặc giữ lại trạng thái được biểu thị ở động từ đứng sau nó Trong câu, ĐTTT
không đứng một mình, không có quan hệ chi phối với các đối tượng, thường thể hiện mối quan hệ giữa chủ thể và hoạt động được biểu thị ở động từ đứng sau nó Cùng với động từ này, nó tạo thành cụm từ làm vị ngữ trong câu
Khoá luận của chúng tôi hiểu động từ tình thái theo quan niệm của
Nguyễn Kim Thản Đó là coi ĐTTT là động từ đứng trước một động từ khác có cùng chủ ngữ với ĐTTT, tức là chủ thể có khả năng làm chủ ngữ của động từ này đồng chiếu với chủ thể của ĐTTT [23]
1.3 Hành động nói
1.3.1 Khái niệm hành động nói
Trên cơ sở lí thuyết hành động nói của nhà triết học nổi tiếng người Anh J.L Austin, các nhà ngôn ngữ Việt Nam đã đưa ra các quan điểm khác nhau về hành động nói như sau:
Theo nhà nghiên cứu Diệp quang Ban, hành động nói (hành động ngôn
ngữ) là một hành động được thể hiện trong việc nói ra một cái gì đó, như tạo ra
Trang 20một lời hứa, nêu một câu hỏi, đặt một cái tên” [25] Cụ thể như có ai đó nói
“Tuần sau tôi sẽ gặp lại các bạn.”, lời nói này mang chở một “hành động hứa”;
thầy giáo nêu một câu hỏi cho học sinh trong lớp về nội dung của một bài học là một “hành động hỏi”; người ta có thể gán một tên gọi nào đó cho một con mèo, làm như vậy gọi là “hành động đặt tên”
Ngoài ra còn có thể gặp nhiều hành động nói khác trong giao tiếp hằng ngày, như “chào”, “cảm ơn”, “xin lỗi”, “đề nghị” (nhờ người nghe giúp cho một việc gì đó),…
1.3.2 Phân loại các hành động nói
Người sáng lập lí thuyết hành động nói là Ausitin, bảng danh sách các hành động nói ban đầu của ông có tác dụng định hướng rất lớn, nhưng có thể còn chưa đầy đủ Searle đã kế thừa và phát triển những thành tựu đó Cơ sở lí thuyết
để xác định các hành động nói ở những câu chứa ĐTTT toan, định, dám, muốn
là lí thuyết về sự phân loại hành động ngôn trung của Searle [25]
Searle đưa ra 12 tiêu chí để phân loại các hành động nói Trong đó có 3 tiêu chí quan trọng chi phối sự phân loại đó là:
- Đích của hành động tại lời
- Hướng khớp ghép
- Trạng thái tâm lí được biểu hiện
Dựa vào những tiêu chí này mà Searle chia hành động nói ra thành 5 loại:
1.3.2.1 Lớp hành động tái hiện
Đích của lớp hành động tái hiện là ở mức độ cam kết của người nói đối với việc thông báo tình hình của sự việc, đối với tính chân thực của phán đoán được nêu ra [25, tr.77] Hướng khớp ghép của lớp hành động tái hiện, theo Searle, là hướng khớp ghép “từ ngữ vào hiện thực” Trạng thái tâm lí được biểu hiện của hành động tái hiện là niềm tin
Các hành động tái hiện thường gặp là kể chuyện, báo tin….
Ví dụ: “Ngày mai trời có mưa.” Dựa vào lí do nào đó người này đã nói
với ai đó về một việc anh ta tin là có thật
Trang 211.3.2.2 Lớp hành động điều khiển
Đích của lớp hành động điều khiển là đặt người nghe vào trách nhiệm thực hiện một hành động trong tương lai [25, tr.78] Hướng khớp ghép của lớp hành động điều khiển là “hiện thực vào từ ngữ”.Trạng thái tâm lí được biểu hiện của hành động điều khiển là sự mong muốn
Hành động điều khiển bao gồm những hoạt động như: sai khiến, ra lệnh, yêu cầu, hỏi, khuyên nhủ…
Hành động kết ước bao gồm: hứa, thề, cam đoan, cam kết…
Ví dụ: Ngày mai, tôi sẽ đến dự sinh nhật bạn.
Trang 22ngữ cảnh riêng biệt thuộc thiết chế để làm cơ sở cho một sự tuyên bố thích hợp [25, tr 81] Hướng khớp ghép của lớp hành động tuyên bố là cùng một lúc “từ ngữ vào thế giới” và “thế giới vào từ ngữ”.Trạng thái tâm lí không xác định được nhưng các yếu tố của thể chế làm cho lời tuyên bố của người nói có giá trị.
Tuyên bố bao gồm những hành động như: tuyên bố, kết tội, khai trừ
Ví dụ: Trọng tài tuyên bố: Anh ra khỏi sân.
1.4 VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ, SỰ NGHIỆP VĂN HỌC CỦA NHÀ VĂN NAM CAO
Nam Cao (1915 – 1951) tên thật là Trần Hữu Tri, quê ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam nay là xã Hòa Hậu, huyện Lí Nhân, tỉnh Hà Nam Ông xuất thân từ một gia đình công giáo bậc trung Nam Cao từng làm nhiều nghề, chật vật kiếm sống và đến với văn chương đầu tiên vì mục đích mưu sinh Năm 18 tuổi vào Sài Gòn, ông nhận làm thư kí cho một hiệu may, bắt đầu viết các truyện ngắn: “Cảnh cuối cùng”, “Hai cái xác” Ông gửi in trên “Tiểu thuyết thứ bảy”, trên báo “Ích hữu”; các truyện ngắn
“Nghèo”, “Đui mù”, “Những cánh hoa tàn” với bút danh Thúy Rư Có thể nói, các sáng tác “Tìm đường” của Nam Cao thời kì đầu còn chịu ảnh hưởng của trào lưu văn học lãng mạn đương thời Năm 1941, tập truyện đầu tay “Đôi lứa xứng đôi”, tên trong bản thảo “Cái lò gạch cũ” với bút danh Nam Cao do Nhà xuất bản Đời mới Hà Nội ấn hành được đón nhận như một hiện tượng văn học thời
đó Sau này, khi in lại Nam Cao đã đổi tên là “Chí Phèo” Năm 1943, Nam Cao gia nhập hội Văn hóa cứu quốc và là một trong số những thành viên đầu tiên của
tổ chức này Sau đó, vào năm 1950 ông chuyển sang làm việc ở Hội văn nghệ
Việt Nam, làm việc trong tòa soạn Tạp chí Văn nghệ Trong thời gian tham gia
hoạt động cách mạng, Nam Cao đã viết một số truyện ngắn và tiểu thuyết, tiêu biểu là các tác phẩm: Truyện ngắn “Giăng sáng” (1942), “Đời thừa” (1943),
“Lão Hạc” (1943), “Đôi mắt” (1948), tiểu thuyết “Sống mòn” (1956)… Năm
1996, Nam Cao được Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao
Trang 23Nam Cao là một trong những nhà văn có ý thức rất rõ về nghề nghiệp của mình, bởi thế nhà văn xây dựng một hệ thống quan điểm nghệ thuật hết sức chặt chẽ và tiến bộ.
- Nghệ thuật đòi hỏi phải chân thực Trong “Giăng sáng” (1942) Nam Cao viết: “Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng kêu đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”
- Nghệ thuật chân chính phải có nội dung nhân đạo Trong “Đời thừa” (1943) Nam Cao viết: “Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình… Nó làm cho người gần người hơn”
- Nghệ thuật đòi hỏi sự sáng tạo Trong “Đời thừa”, Nam Cao viết: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”
Nội dung chính trong sáng tác của Nam Cao
Sáng tác của Nam Cao xoay quanh hai đề tài chính, đó là người trí thức tiểu tư sản và người nông dân
Khi viết về đề tài người trí thức tiểu tư sản nhà văn chú trọng khai thác
lí tưởng, hoài bão, ước mơ, khát vọng lớn lao của người trí thức đối lập với hiện thực cơm áo “ghì sát đất” Người trí thức trước cách mạng sống trong sự giằng xé, cảm thấy mình xấu xa, bi kịch vì không thực hiện được hoài bão, ước mơ, lí tưởng sống và chết dần trong sự đau khổ Nam Cao khắc hoạ tấn bi kịch tinh thần dai dẳng và quyết liệt của họ, phê phán sự ngột ngạt của xã hội
đã bóp nghẹt ước mơ và khát vọng của những người trí thức Nam Cao đã trao một niềm tin mãnh liệt vào con người, khẳng định bản chất lương thiện của con người, khẳng định trong con người vẫn tiềm tàng những vẻ đẹp nhân cách Đây là một nội dung mới mẻ trong sáng tác của Nam Cao
Trang 24Ở đề tài người nông dân, Nam Caođã có những khám phá độc đáo, ông
đi sâu vào khai thác quá trình tha hoá của họ Nhà văn đã phát hiện ra những bản chất lương thiện, những tâm tính tốt đẹp, những ước mơ về cuộc sống giản dị của con người đã bị vùi lấp bởi cái hiện thực đói khổ tàn nhẫn Nam Cao là nhà văn luôn tìm vẻ đẹp của con người trong con người
Cụ thể, chúng tôi đã hệ thống hóa những vấn đề sau:
1 Về cách hiểu tình thái: Tình thái, nhìn chung được coi là thuộc mặt
nghĩa của ngôn ngữ, hoặc vừa thuộc mặt nghĩa vừa thuộc mặt dụng học Về phương diện này, chúng tôi dựa trên cách nhìn tình thái là “việc tạo lập tính tương đối của nghĩa của câu với một bộ phận các thế giới có thể có” của Kiefer
2 Về các kiểu tình thái: Tồn tại một số hướng phân loại tình thái khác
nhau, và hướng phân loại chung trong ngôn ngữ được chọn đối với đề tài này
đó là chia tình thái thành hai loại lớn: tình thái nhận thức và tình thái trách nhiệm Tình thái nhận thức liên quan đến các vấn đề của nhận thức và niềm tin, và được phân biệt thành tình thái khách quan và tình thái chủ quan Tình thái trách nhiệm liên quan đến tính cần thiết hay tính khả năng của những hành động được thực hiện bởi những người hoạt động có trách nhiệm về phương diện đạo dức
3 Cách hiểu về động từ tình thái: Phương án được chọn về cách hiểu
ĐTTT là cách hiểu về ĐTTT của Nguyễn Kim Thản Theo ông, ĐTTT là động từ đứng trước một động từ khác có cùng chủ ngữ với ĐTTT, tức là chủ thể có khả năng làm chủ ngữ của động từ này đồng chiếu với chủ thể của ĐTTT
4 Về hành động nói: Lí thuyết về hành động nói được chọn làm cơ sở
cho đề tài là 5 lớp hành động nói theo cách phân loại các hành động ngôn trung của Searle
5 Những nét chính về tiểu sử và sự nghiệp văn học của nhà văn Nam Cao.
Trang 26Chương 2 KHẢ NĂNG KẾT HỢP CỦA BỐN ĐỘNG TỪ TÌNH THÁI
TOAN, ĐỊNH, DÁM, MUỐN
TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO
Trong các ngôn ngữ không biến hình từ như tiếng Việt, khả năng kết hợp của từ là một trong các tiêu chuẩn quan trọng giúp làm hiển thị một phần bản chất của từ loại
Với ý nghĩa vừa nêu, việc xem xét khả năng kết hợp của 4 ĐTTT trong câu chứa chúng cũng giúp làm bộc lộ được một số đặc điểm bản chất của chúng Để
có một cái nhìn chung hơn , trong chương này chúng tôi chủ trương xem xét khả
năng kết hợp của tất cả các từ tình thái toan, định, dám, muốn trong truyện
ngắn Nam Cao nói chung (không chỉ riêng trong tư cách động từ tình thái
của chúng) Việc xem xét khả năng kết hợp này không nhằm mục đích xem xét tất cả các vấn đề có liên quan đến khả năng kết hợp của chúng theo tinh thần của kết học Nhiệm vụ chủ yếu ở đây là trên cơ sở những kiểu kết hợp thu lượm được sẽ xác định cách kết hợp nào là cách kết hợp của ĐTTT, nhằm phân biệt với những cách kết hợp không phải của ĐTTT Do đó chương này xem xét các vấn đề sau:
- Xem xét khả năng kết hợp của bốn từ tình thái toan, định, dám,
muốn trong truyện ngắn Nam Cao với các thực từ sau chúng, lấy đó làm cơ sở
để xác định tư cách động từ tình thái của bốn từ toan, định, dám, muốn trong
truyện ngắn Nam Cao
- Xem xét khả năng kết hợp của bốn động từ tình thái toan, định, dám, muốn trong truyện ngắn Nam Cao.
2.1 KHẢ NĂNG KẾT HỢP CỦA BỐN TỪ TÌNH THÁI TOAN,
ĐỊNH, DÁM, MUỐN TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO VỚI CÁC
THỰC TỪ SAU CHÚNG
Trang 27Để nhận rõ sự tương đồng và sự khác biệt giữa 4 từ tình thái đang xét trong khả năng xuất hiện trước các thực từ (cụm từ), kể cả kết cấu chủ - vị, cần thiết phải xem xét riêng từng từ một và sau đó đối chiếu chúng với nhau.
2.1.1 Khả năng kết hợp của từ tình thái toan
Từ toan luôn luôn đứng trước động từ nên nó chỉ có tư cách ĐTTT Trường hợp toan đứng trước nội động từ và ngoại động từ sẽ được chúng tôi
trình bày cụ thể ở phần sau
2.1.2 Khả năng kết hợp của từ tình thái định
Ngữ liệu điều tra của chúng tôi cho thấy, từ định có thể đứng trước các
từ thuộc từ loại danh từ, đại từ, phụ từ Sau đây là các trường hợp cụ thể:
2.1.2.1 Định đứng trước danh từ
Danh từ đứng sau định có thể biểu thị thời gian thời điểm hay những
điều mà con người dự định, tính toán từ trước
2.1.4 Khả năng kết hợp của từ tình thái muốn
2.1.4.1 Muốn đứng trước danh từ
Các danh từ đứng sau muốn có thể thuộc những lĩnh vực vật chất hoặc
tinh thần
Ví dụ:
Trang 28- Cháu chỉ muốn một thứ… [27, tr 95]
2.1.4.2 Muốn đứng trước đại từ
Ví dụ:
- Người chồng muốn đó là cái lỗi của người vợ vô phúc ấy [27, tr 80]
2.1.4.3 Muốn đứng trước quan hệ từ
Ví dụ:
- Có điều ông đã muốn thì bà cũng phải cắn răng lại mà chịu [27, tr 174]
2.1.4.4 Muốn đứng trước kết cấu chủ - vị
Ví dụ:
- Hắn muốn vợ hắn phải là người thật đẹp…[27, tr 292]
Kết quả điều tra của chúng tôi cho thấy từ toan không có khả năng đứng trước một từ loại nào khác ngoài động từ, các từ định, dám, muốn có
khả năng đứng trước đại từ, danh từ, phụ từ, tình thái từ, quan hệ từ, kết cấu
chủ - vị Trong trường hợp này, định, dám, muốn không phải là ĐTTT Tuy
nhiên các trường hợp này không nhiều Ngữ liệu điều tra của chúng tôi cho
thấy, toan, định, dám, muốn xuất hiện phần lớn với tư cách ĐTTT Điều này
sẽ được bàn cụ thể ở phần sau Các khả năng kết hợp nói trên được chúng tôi đưa ra để có một cái nhìn chung hơn, góp phần làm rõ hơn một số đặc điểm
bản chất về khả năng kết hợp của 4 ĐTTT toan, định, dám, muốn trong câu
chứa chúng
Sau đây, chúng tôi đi vào xem xét tư cách ĐTTT của 4 từ toan, định, dám, muốn trong truyện ngắn Nam Cao.
2.2 XEM XÉT TƯ CÁCH ĐỘNG TỪ TÌNH THÁI CỦA BỐN TỪ
TOAN, ĐỊNH, DÁM, MUỐN TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO
Chúng tôi chọn quan điểm về ĐTTT của Nguyễn Kim Thản làm cơ sở để
xem xét tư cách ĐTTT của các từ tình thái toan, định, dám, muốn Đó là coi ĐTTT
là động từ đứng trước một động từ khác có cùng chủ ngữ với ĐTTT, tức là chủ thể
có khả năng làm chủ ngữ của động từ này đồng chiếu với chủ thể của ĐTTT
Trang 29Trọng tâm của các điểm tiếp theo là xác định những trường hợp mà bốn
từ này xuất hiện với tư cách các ĐTTT theo cách hiểu vừa nêu Sau đây là những trường hợp cụ thể:
2.2.1 Động từ tình thái toan
Từ toan với tư cách ĐTTT có thể xuất hiện trong các ví dụ sau:
(1) Tôi toan vào [27, tr 108]
(2) Hắn đã toan bỏ phắt, nhưng không bỏ được [27, tr 165]
(3) Tôi lại do dự một lúc toan quay trở lại [27, tr 15]
(4) Điền đã toan phản đối [27, tr 151]
Toan trong các ví dụ trên đều đứng trước động từ, và chủ ngữ của mệnh
đề bổ ngữ trùng với chủ ngữ của mệnh đề chính Đó là điểm chung để có thể
xếp toan trong các ví dụ này vào số các ĐTTT.
Xét về phương diện hành động nói, các ví dụ (1, 3) có chủ ngữ là người nói (thuộc ngôi thứ nhất), chúng được dùng để diễn đạt hành động tái hiện và diễn đạt tình thái nhận thức Ở ví dụ (2,4) có chủ ngữ chỉ ngôi thứ ba, nó diễn
đạt hành động tái hiện, toan trong phát ngôn này diễn đạt tình thái nhận thức
2.2.2 Động từ tình thái định
ĐTTT định có thể xuất hiện trong các ví dụ sau:
(1) Người ta định giết Mực đã lâu rồi [27, tr.33]
(2) Tôi định tìm những người gần gũi hơn, gần gũi tôi hơn [27, tr.29] (3) Các ông định lấy mỗi công gặt là bao nhiêu? [27, tr.340]
(4) Tôi định lấy bộ lễ phục mặc thử [27, tr.283]
Từ định trong bốn ví dụ này đều đứng trước động từ, chủ ngữ của các
động từ này đều quy chiếu được về chủ ngữ của toàn phát ngôn, trên cơ sở đó
có thể xếp định trong các ví dụ trên vào nhóm ĐTTT.
Xét về phương diện hành động nói, ví dụ (1) có chủ ngữ thuộc ngôi thứ
ba, nó được dùng để diễn đạt hành động tái hiện, từ định diễn đạt tình thái
nhận thức Ví dụ (2,4) có chủ ngữ thuộc ngôi thứ nhất, diễn đạt hành động tái
hiện, định trong phát ngôn này diễn đạt tình thái nhận thức Ví dụ (3) có chủ
ngữ là người nghe, và có hình thức của kiểu câu nghi vấn, diễn đạt hành động hỏi, và diễn đạt tình thái nhận thức
2.2.3 Động từ tình thái dám
Từ dám có thể xuất hiện trong các ví dụ sau đây:
Trang 30(1) Tôi không dám tơ hào gì vào đấy [27, tr 229]
(2) Bà quản Thích không dám tin [27, tr 291]
(3) Con bé sợ hãi không dám khóc nữa [27, tr 318]
(4) Các ông có dám đến không đã? [27, tr.338]
Từ dám trong các ví dụ này đều đứng trước động từ, chủ thể của các
động từ này đều quy chiếu được về chủ ngữ của toàn phát ngôn, trên cơ sở đó,
dám trong chúng là ĐTTT.
Xét về phương diện hành động nói, phát ngôn (1) có chủ ngữ thuộc ngôi thứ nhất, nó dùng để diễn đạt hành động tái hiện, diễn đạt tình thái nhận thức Các ví dụ (2, 3) có chủ ngữ chỉ ngôi thứ ba, chúng là những phát ngôn thuộc hành động tái hiện, và diễn đạt tình thái nhận thức Ở ví dụ (4) có chủ ngữ là người nghe, có hình thức của kiểu câu nghi vấn và diễn đạt hành động
hỏi, từ dám diễn đạt tình thái nhận thức.
ĐTTT dám thể hiện sắc thái táo bạo, có đủ tự tin để làm việc gì, dù là khó khăn, nguy hiểm ĐTTT dám mang một nét nghĩa quan trọng là chủ thể
hành động có khả năng ý thức được hành vi của mình Do đó, bổ ngữ của
ĐTTT dám thường là các vị từ hành động như hỏi, nhìn, nói,
Ví dụ: chưa dám hỏi, không dám nhìn…
2.2.4 Động từ tình thái muốn
ĐTTT muốn có thể xuất hiện trong các ví dụ sau:
(1) Nó muốn trêu anh chàng này chơi [27, tr 304]
(2) Thì nó đấy, ông muốn đem nó đi đâu thì đem! [27, tr.136]
(3) Tôi muốn đi tìm một người nào để nói chuyện [ 27, tr 15]
(4) Điền muốn tránh sự thực [27, tr.157]
Từ muốn trong các ví dụ này đều đứng trước động từ, chủ thể của các
động từ này đều quy chiếu được về chủ ngữ của toàn phát ngôn Đó là điểm
chung để có thể xếp muốn trong các ví dụ trên vào số các ĐTTT.
Xét về phương diện hành động nói, ví dụ (1) có chủ ngữ là người thuộc
ngôi thứ ba, nó diễn đạt hành động tái hiện, muốn trong phát ngôn này diễn
đạt tình thái nhận thức Ví dụ (2) có chủ ngữ thuộc ngôi thứ hai, và có hình thức của kiểu câu cảm thán, là phát ngôn thuộc hành động bộc lộ, diễn đạt tình thái nhận thức Ví dụ (3) có chủ ngữ thuộc ngôi thứ nhất, diễn đạt hành
động tái hiện, từ muốn trong phát ngôn này diễn đạt tình thái nhận thức Ví dụ
Trang 31(4) có chủ ngữ thuộc ngôi thứ ba, chúng được dùng để diễn đạt hành động tái
hiện, từ muốn diễn đạt tình thái nhận thức
2.3 KHẢ NĂNG KẾT HỢP CỦA BỐN ĐỘNG TỪ TÌNH THÁI
TOAN, ĐỊNH, DÁM, MUỐN TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO
2.3.1 Khả năng kết hợp của động từ tình thái toan với động từ
đứng sau
Một từ tình thái chỉ có tư cách ĐTTT khi sau nó là một động từ khác có chủ ngữ đồng chiếu với chủ ngữ của nó Tuy nhiên động từ đứng sau không thuần nhất có khi là động từ nội động, có khi là động từ ngoại động Vì vậy cần khảo sát để làm rõ hiện tượng này
2.3.1.1 Toan kết hợp với nội động từ đứng sau
Toan kết hợp với nội động từ có 19/23 trường hợp, chiếm 82,61 %.
Về ngữ pháp, chủ thể nêu ở chủ ngữ của toan và chủ thể của động từ
đứng sau là đồng chiếu, và chủ thể của nội động từ đứng sau vắng mặt; do đó,
nếu bỏ ĐTTT toan đi thì chủ ngữ có thể dễ dàng đi với nội động từ sẵn có.
Về ý nghĩa, những nội động từ đứng sau toan trong ngữ liệu điều tra
biểu thị một số ý nghĩa sau:
- Nội động từ diễn đạt hiện tượng tâm lí, sinh lí
Ví dụ:
(1) Tôi toan mếu, tôi đau đớn lắm [27, tr 56]
(2) Bác toan gào thật to [27, tr 200]
- Nội động từ diễn đạt các hoạt động tự di chuyển
Ví dụ:
(3) Bởi vì ông Hưng Phú toan lên [27, tr 354]
(4) Tôi toan vào [27, tr 108]
- Nội động từ nói năng
(5) Bà toan cãi [27, tr 355]
2.3.1.2 Toan kết hợp với ngoại động từ đứng sau
Kết quả điều tra ngữ liệu cho thấy, số trường hợp toan kết hợp với ngoại động từ ít hơn trước nội động từ, cụ thể là có 4/23 trường hợp, chiếm 17,39%
Xét trong quan hệ ngữ pháp, chủ thể nêu trong chủ ngữ của toan và chủ
Trang 32thể của ngoại động từ đứng sau là đồng chiếu.
Về mặt ý nghĩa, ngoại động từ đứng sau ĐTTT toan là những lớp con sau đây.
- Ngoại động từ diễn đạt hoạt động vật lí
ĐTTT toan biểu thị tình thái có thể xảy ra nhưng không xảy ra của các
sự tình Những khả năng xảy ra đó được biểu thị bằng những dấu hiệu tâm lí hay dấu hiệu hành vi mà người nói nhận thức được
Ví dụ:
(1) Tôi toan nhổm dậy, thì ông kéo nằm xuống, ghé tai nói thầm
[27, tr 341]
(2) Hàn uể oải đứng lên, toan về [27, tr.219]
Ở phát ngôn thứ nhất, nhân vật “tôi” nhận thức được điều sắp xảy ra có thể xảy ra trong ý thức và trong hành động của mình Ở phát ngôn thứ hai người nói nhận thức được những dấu hiệu nào đó trong hành vi của nhân vật
Hàn và sự tình ấy được đánh giá bằng một tình thái khả năng toan.
ĐTTT toan xác nhận rằng mặc dù sự tình không xảy ra nhưng đã có
những dấu hiệu, những biểu hiện chứng tỏ khả năng xảy ra của sự tình đó
Trong thực tế còn có dạng: “chẳng + toan + ĐT + là gì”
Ví dụ:
Nó chẳng toan chạy trốn là gì!
Có thể hiểu đây là một dạng khẳng định của ngôn ngữ khẩu ngữ
2.3.2 Khả năng kết hợp của động từ tình thái định với động từ
đứng sau
2.3.2.1 Định kết hợp với nội động từ đứng sau
Theo số liệu điều tra của chúng tôi, số lượng ĐTTT định kết hợp với nội động từ không nhiều, chỉ có 6/36 trường hợp, chiếm 16,67%
Nội động từ đứng sau định có chủ thể đồng chiếu với chủ thể nêu ở chủ
ngữ của toàn câu
Trang 33Về mặt nghĩa, nội động từ đứng sau định có thể thuộc những lớp con
(2) Nhưng các cậu định nói chuyện suốt đêm đấy à? (27, tr 22)
(3) Hắn định nói: “… thật oan con quá” (27, tr 238)
2.3.2.2 Định kết hợp với ngoại động từ đứng sau
Theo tài liệu điều tra của chúng tôi, động từ tình thái định kết hợp với ngoại động từ nhiều hơn trường hợp động từ tình thái định kết hợp với nội
động từ, cụ thể có 30/36 trường hợp, chiếm tỉ lệ 83,33%
Ngoại động từ đứng sau định có chủ thể đồng chiếu với chủ thể nêu ở
chủ ngữ của toàn câu
Về mặt nghĩa, ngoại động từ đứng sau có thể thuộc những lớp con sau đây:
- Ngoại động từ diễn đạt hoạt động vật lí
Ví dụ:
(1) Tôi định lấy bộ lễ phục mặc thử (27, tr 283)
- Ngoại động từ tác động
Ví dụ:
(2) Ý dáng ông lang định thổi cơm ăn (27, tr 177)
(3) Người ta định giết Mực đã lâu rồi (27, tr.33)
- Ngoại động từ cầu khiến, gây khiến
Ví dụ:
(4) Mợ định bảo chúng tôi làm gì thì bảo đi (27, tr 343)
- Ngoại động từ phát - nhận
Ví dụ:
(5) Hắn định mua mấy hào thịt (27, tr 131)
(6) Các ông định lấy mỗi công gặt là bao nhiêu? (27, tr 340)
- Ngoại động từ cảm nghĩ - nói năng
Ví dụ:
(7) Có phải chúng nó định nhạo bọn mình đây không? (27, tr 259)
2.3.3 Khả năng kết hợp của động từ tình thái dám với động từ
đứng sau
2.3.3.1 Dám kết hợp với nội động từ đứng sau
Trang 34Theo số lượng điều tra của chúng tôi, trường hợp ĐTTT dám đứng
trước nội động từ có 39/91 trường hợp, chiếm tỉ lệ 42,86%
Các nội động từ đứng sau dám có chủ thể đồng chiếu với chủ thể nêu ở
chủ ngữ của toàn câu
Về phương diện ý nghĩa, ĐTTT dám có khả năng kết hợp với những
lớp con nội động từ sau đây:
- Nội động từ diễn đạt những hiện tượng tâm lí, sinh lí
Ví dụ:
(1) Nhưng Hồng không dám khóc [27, tr 6]
(2) Ai dám ngờ sang tháng chín rồi mà còn có bão to? [27, tr.162]
- Nội động từ diễn đạt các hoạt động tự di chuyển
Ví dụ:
(3) Chúng tôi thì âm phủ chúng tôi cũng dám đến [27, tr 238]
(4) Một người hàng xóm thấy im ắng rồi mới dám sang [27, tr 107]
- Nội động từ nói năng
(5) Con có dám nói gian thì trời tru đất diệt [27, tr 49]
(6) Nhưng bà không dám nói ra sợ tẽn [27, tr 100]
2.3.3.2 Dám kết hợp với ngoại động từ đứng sau
Kết quả khảo sát của chúng tôi xác nhận rằng ĐTTT dám kết hợp với ngoại
động từ với số lượng khá cao, cụ thể có 52/91 trường hợp, chiếm tỉ lệ 57,14%
Các ngoại động từ đứng sau dám có chủ thể đồng chiếu với chủ thể nêu
ở chủ ngữ của toàn câu
Về nội dung ý nghĩa, ngoại động từ đứng sau dám có thể thuộc vào
những lớp con sau đây:
- Ngoại động từ diễn đạt hoạt động vật lí