Trên cơ sở đó hiểu được tần suất sử dụng, vị trí và khả năng kết hợp của các TTTT “à”, “ư”, “nhỉ”, “nhé” trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan; đồng thời thấy rõ các hành động nói được
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Ngữ dụng học là một chuyên ngành của ngôn ngữ học nghiên cứu việc
sử dụng ngôn ngữ trong mối tương quan giữa người nói và người thực hiện,cũng tức là nghiên cứu những vấn đề liên quan đến nói năng Nó quan tâmđến việc vì sao việc truyền đạt nghĩa không chỉ phụ thuộc vào các kiến thứcngôn ngữ học như ngữ pháp, từ vựng, mà còn phụ thuộc vào ngữ cảnh củaphát ngôn, hiểu biết về vị thế của các nhân vật hữu quan và ý đồ giao tiếp củangười nói, Nói cách khác, ngữ dụng học là ngành khoa học nghiên cứu ngônngữ trong bối cảnh giao tiếp
Nếu như câu là đơn vị cơ sở của giao tiếp thì nghĩa tình thái là linh hồncủa câu Nó hết sức đa diện và phức tạp, bao gồm tất cả những kiểu ý nghĩagắn với sự hiện thực hóa câu, biến nội dung mệnh đề ở thế tiềm năng trởthành các phát ngôn trong giao tiếp Câu có thể thiếu nghĩa miêu tả chứ khôngthể thiếu nghĩa tình thái Quan tâm tới bình diện tình thái, chúng ta sẽ hiểuđược bản chất của ngôn ngữ trong việc phản ánh thế giới trong hoạt độngnhận thức và tương tác xã hội
Các văn bản văn học Việt Nam nói chung và trong các tác phẩm củaNguyễn Công Hoan nói riêng nghĩa tình thái của câu trong những văn bản đó
có nhiều biểu hiện đa dạng, phong phú ở cả phương diện đồng đại và phươngdiện lịch đại Việc tìm hiểu chúng có thể giúp thấy được các nét bản chất củanghĩa tình thái trong câu, góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lí luận chung vềnghĩa tình thái và các bộ phận của nó trong tiếng Việt, phục vụ thiết thực choviệc nâng cao chất lượng dạy học nghĩa của câu – một nội dung mới và khó củachương trình tiếng Việt
Việc hiểu nghĩa của câu, đặc biệt là nghĩa tình thái của câu trong tácphẩm nói chung, nghĩa tình thái của câu trong lời thoại nói riêng là cơ sở đểnắm được tư tưởng, tình cảm, thái độ nhân vật, qua đó nhận thức được hìnhtượng nhân vật và chủ đề tư tưởng mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm Việc
Trang 2quan tâm đến những bộ phận tình thái khác nhau, cách lựa chọn sử dụng cácphương tiện biểu thị tình thái với tỉ lệ khác nhau trong các văn bản cùng vấn
đề hiệu quả sử dụng nghĩa tình thái để khắc họa nhân vật, bộc lộ chủ đề tácphẩm sẽ phần nào cho thấy tài năng, phong cách của tác giả Đó là vai tròkhông thể phủ nhận của nghĩa tình thái trong câu với việc tìm hiểu tác phẩmvăn học
Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy trong giao tiếp bằng ngônngữ, một sự tình có thể phản ánh đúng hoặc khác thế giới thực tại khách quan,điều này phụ thuộc vào chủ đích của chủ thể phát ngôn, vào văn cảnh và nănglực tiếp thu của chủ thể tiếp nhận Vấn đề này liên quan đến một số phươngtiện ngôn ngữ, trong đó có trợ từ tình thái Trong những năm gần đây giớiViệt ngữ học quan tâm nhiều đến trợ từ tình thái và đã có nhiều bài viết,chuyên luận viết về vấn đề này Tuy nhiên, các tác giả hiểu và tiếp cận vấn đề
trợ từ tình thái với nhiều quan điểm rộng hẹp khác nhau
Trong các nhà văn hiện thực tiêu biểu, Nguyễn Công Hoan nổi lên làmột cây bút có sức sáng tạo dồi dào, dẻo dai, một tài năng xuất sắc độc đáo vàđậm đà bản sắc dân tộc Con đường viết văn của ông đã bộc lộ đầy đủ tínhcách và hoàn cảnh riêng tạo nên phong cách riêng Truyện ngắn Nguyễn CôngHoan là một tấn trò đời rộng rãi và phong phú Ông chỉ cốt khám phá tronghiện thực những mâu thuẫn, những cảnh tương phản hoặc trái ngược nhau.Thế giới của Nguyễn Công Hoan là thế giới của những kẻ khốn khổ đángthương Ông có sở trường về cách mô tả tư cánh hèn hạ, đê tiện hết chỗ nóicủa bọn quan lại sâu mọt, bọn nha lại hãnh tiến giàu có sang trọng mà khinhngười Truyện ngắn của ông linh động lại có nhiều cái bất ngờ, làm cho ngườiđọc khoái trá vô cùng Cái tạo nên nét độc đáo, riêng biệt trong những truyệnngắn của Nguyễn Công Hoan, không thể không kể đến trình độ sử dụng ngôn
ngữ bậc thầy của ông trong đó có việc sử dụng TTTT “à”, “ư”, “nhỉ”,
“nhé”
Trang 3Mặt khác, Nguyễn Công Hoan là nhà văn hiện thực xuất sắc thời kỳMặt trận dân chủ (1936 – 1939) Ngôn ngữ trong truyện ngắn của ông phảnánh phong phú khẩu ngữ địa phương Bắc Bộ - chân chất, mộc mạc và ẩn chứanhiều đặc sắc, thú vị Trên cái nền của phương ngữ Bắc Bộ, kết hợp giữa lời
ăn tiếng nói của các nhân vật với việc sử dụng các TTTT “à”, “ư”, “nhỉ”,
“nhé”, Nguyễn Công Hoan đã tạo nên rất nhiều cung bậc cảm xúc thông qua
tiếng cười và ông cũng dùng chính tiếng cười đó như một "vũ khí của ngườimạnh" để tống tiễn cái lạc hậu, cái xấu xa vào dĩ vãng
Không những thế, trong chương trình văn học từ bậc Tiểu học tớiTrung học phổ thông, Cao đẳng hay Đại học, truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
đều được đưa vào giảng dạy Do đó, việc tìm hiểu : “ Các trợ từ tình thái à,
ư, nhỉ, nhé trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan” là cần thiết Đây chính
là cơ hội để người viết trau dồi và mở rộng kiến thức về trợ từ tình thái, từ đógóp phần nâng cao khả năng cảm thụ văn thơ cho học sinh, đáp ứng tốt nhiệm
vụ giảng dạy của giáo viên trong nhà trường hiện nay
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1 Về tình thái và trợ từ tình thái
- Về tình thái: Tình thái (modality), một vấn đề rất rộng và phức tạp đã
được logic học, ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu Logic học đi đầu trongnghiên cứu tình thái Ngay từ thời cổ đại, Aristote đã bàn về mệnh đề tìnhthái, khi đó tình thái gắn với sự phân loại các phán đoán, các mệnh đề logicdựa trên những đặc trưng cơ bản của mối quan hệ giữa hai thành phần chủ từ
và vị từ, xét ở góc độ phù hợp của phán đoán thực tế Khi đưa tình thái vàocâu nói, với tư cách là thành tố định tính cho mệnh đề, các nhà logic học dựatheo các tiêu chí về tính tất yếu, tính khả năng, tính hiện thực để phân loạiphán đoán Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu vềtình thái trong từng ngôn ngữ cụ thể hay xuyên ngôn ngữ như những côngtrình của J Lyons, F.R Palmer, T.Givón, Emeneau M.B – [8] Trong những
Trang 4phương tiện ngôn ngữ đánh dấu tình thái thì chức năng của trợ từ tình tháichiếm một vị trí quan trọng.
Ở Việt Nam những năm 1960 trở về trước đã có công trình của TrầnTrọng Kim – [12], Bùi Đức Tịnh – [26], nghiên cứu về từ tình thái Các tácgiả này thường gộp chung các từ thuộc nhóm này với thán từ vào cùng mộtloại Về sau, các tác giả Chương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê đã xếp chúngvào phó từ [3, 356 – 358] Các tác giả ở giai đoạn gần đây như Nguyễn Kim
Thản – [23]; Nguyễn Tài Cẩn – [4]; Các tác giả của “Ngữ pháp tiếng Việt” –
[15] đã tập hợp chúng trong một từ loại, phân biệt chúng với các thán từ vốn
là những từ thuộc từ loại khác
Về tên gọi các từ tình thái: Liên quan đến những từ đang xét, các tácgiả đi trước đã dùng những tên gọi khác nhau Dựa vào phạm vi của đối tượngđược gọi tên có thể phân chia các tên gọi theo ba hướng:
Hướng 1: Tên gọi dùng để chỉ nhóm thứ nhất
- Phụ từ tận cùng: Cách gọi của Lê Văn Lý [14]
- Tiểu từ kết thúc: Cách gọi của L.C Thompson [25]
- Tiểu từ hậu trí: Cách gọi của Hoàng Tuệ [29]
- Hư từ ở cuối: Cách gọi của M.B Emeneau [8]
- Trợ ngữ từ: Cách gọi của Trần Trọng Kim [12] Đinh Văn Đức [7],Nguyễn Anh Quế [21]; Nguyễn Tài Cẩn [4]; Hoàng Phê [17]; Phạm HùngViệt [31]
- Ngữ khí hiệu từ: Cách gọi của Bùi Đức Tịnh [26]
- Trợ từ: Cách gọi của Trương Văn Chình – Nguyễn Hiến Lê [3],Nguyễn Tài Cẩn [4], Hoàng Phê [17], Phạm Hùng Việt [32]
- Tiểu từ: Cách gọi của Đinh Văn Đức [7]
- Ngữ khí từ: Cách gọi của Nguyễn Anh Quế [21]
Hướng 2: Tên gọi để chỉ nhóm thứ hai.
- Phụ từ: Cách gọi của Hồ Lê [13]
Hướng 3: Tên gọi để chỉ cả hai nhóm.
- Ngữ khí từ: Cách gọi của Nguyễn Kim Thản [21]
- Từ đệm: Cách gọi của Hữu Quỳnh [22]; Đái Xuân Ninh [16]
Trang 5Như vậy, trong số tài liệu mà chúng tôi có điều kiện tham khảo đã cóđến 12 tên gọi khác nhau liên quan đến phạm vi đối tượng mà chúng tôi dựđịnh khảo sát Điều này phần nào phản ánh các định hướng nghiên cứu đachiều của các tác giả về đối tượng nghiên cứu này.
- Về trợ từ tình thái: Có thể thấy trong hầu hết các công trình viết về
ngữ pháp tiếng Việt, việc nghiên cứu trợ từ thường chỉ dừng lại ở mức độ giớithiệu khái quát đặc điểm và ý nghĩa cơ bản của một số trợ từ Danh sách cáctrợ từ được đưa ra cũng không đầy đủ mà thường chỉ là một số trợ từ đượcdẫn ra làm ví dụ minh chứng cho sự có mặt của nhóm từ này trong tiếng Việt
Có thể gặp một cách xem xét tương đối đầy đủ hơn trong công trình củaNguyễn Kim Thản, phần viết về “ngữ khí từ” Tác giả đã đưa ra một số lượng
37 ngữ khí từ tiếng Việt trong khi phân loại và nêu đặc điểm sử dụng của từng
từ [23, tr 410 – 426] Thời gian gần đây, Lê Đông có một số bài báo đi sâuvào tìm hiểu các đặc trưng ngữ nghĩa – ngữ dụng của các hư từ tiếng Việt.Đây là một hướng đi áp dụng những thành tựu của một ngành học mới – ngữ
dụng học (pragmatics) vào việc giải quyết hư từ tiếng Việt Trong các bài báo
của Lê Đông, nằm trong một đối tượng rộng là hư từ, một số trợ từ tình tháicũng đã được đưa vào để xem xét, phân tích Nguyễn Văn Hiệp, cố gắng đểhướng đến một cách miêu tả và phân loại các tiểu từ tình thái cuối câu tiếngViệt cũng đã đưa ra một khung miêu tả có nhiều điểm hợp lí hơn so với cáccách miêu tả trước đây về tiểu từ tình thái cuối câu tiếng Việt
Như vậy, việc nghiên cứu trợ từ ở giai đoạn trước đây đã có được một
số kết quả đáng kể Tuy nhiên, do mục đích và phạm vi nghiên cứu khác nhaunên mỗi tác giả lại có các hướng khai thác nông sâu khác nhau về trợ từ
Trang 62.2 Về tác phẩm của Nguyễn Công Hoan
Những truyện ngắn Nguyễn Công Hoan đã thu hút được sự quan tâm đặcbiệt của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học Sau 6 năm cầm bút, những tácphẩm của ông đã có nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu, tiêu biểu như: Hải Triều,Trương Chính, Nguyễn Đức Đàn, Phan Cự Đệ, Lê Thị Đức Hạnh, Nguyễn HoànhKhung, Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Đăng Mạnh Và gần đây nhất đã có nhiều khóaluận, luận văn, luận án chọn tác phẩm của Nguyễn Công Hoan làm đối tượngnghiên cứu Cụ thể là:
Trần Ngọc Dung, Ba phong cách truyện ngắn: Nguyễn Công Hoan
-Thạch Lam – Nam Cao, 1993, Luận án PTS Khoa học Ngữ văn.
- Nguyễn Thị Thu Dung, Cấu trúc tin và cấu trúc cú pháp trong câu
đơn tiếng Việt qua một số truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, 2009, Luận
văn thạc sĩ
- Trần Thị Mỹ Hà, Đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
trước CMT8 -1945 (2004), Luận văn thạc sĩ.
- Nguyễn Thị Minh Hân, Hành động nói gián tiếp trong truyện ngắn
của Nguyễn Công Hoan, 2007, Luận văn thạc sĩ
- Ân Thị Hiền, Câu phủ định và hành động phủ định trong truyện ngắn
Nguyễn Công Hoan, 2011, Luận văn thạc sĩ.
- Ngô Thị Kim Khánh, Tìm hiểu cách chiếu vật chỉ xuất nhân vật trong
một số truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, 2010, Luận văn thạc sĩ.
- Nguyễn Thị Thu, Về phương tiện liên kết nối trong truyện ngắn của
Nguyễn Công Hoan, 2011, Luận văn thạc sĩ.
Như vậy có thể thấy, truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan đã đượcnghiên cứu trên nhiều bình diện khác nhau Những công trình nghiên cứu vềNguyễn Công Hoan đều đánh giá cao tài năng sáng tạo văn chương của ông,đặc biệt là cách sử dụng ngôn ngữ độc đáo Tuy nhiên, nhìn lại lịch sử nghiêncứu vấn đề, có thể thấy, tính đến thời điểm này, theo những tài liệu mà chúngtôi đã có dịp tìm hiểu thì việc đi sâu tìm hiểu tác phẩm của Nguyễn Công
Trang 7Hoan dưới góc độ ngôn ngữ vẫn còn là mảnh đất chưa được nhiều người
khám phá; đặc biệt các trợ từ tình thái “à”, “ư”, “nhỉ”, “nhé” trong truyện
ngắn của ông lại càng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chuyênsâu Trên tinh thần kế thừa, tiếp thu và tổng hợp những thành tựu nghiên cứu
của các tác giả đi trước, chúng tôi vận dụng vào thực hiện đề tài “Các trợ từ
tình thái “à”, “ư”, “nhỉ”, “nhé” trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan”
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Khóa luận này nhằm mục đích khảo cứu một cách có hệ thống các trợ
từ tình thái “à”, “ư”, “nhỉ”, “nhé” trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan.
Trên cơ sở đó hiểu được tần suất sử dụng, vị trí và khả năng kết hợp của các
TTTT “à”, “ư”, “nhỉ”, “nhé” trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan;
đồng thời thấy rõ các hành động nói được thực hiện trong các phát ngôn có
chứa trợ từ tình thái “à”, “ư”, “nhỉ”, “nhé” trong các truyện ngắn của ông.
Từ đó, góp thêm một tiếng nói vào việc khẳng định tài năng của NguyễnCông Hoan trên lĩnh vực viết truyện ngắn
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Khóa luận tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
1 Tìm hiểu những vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài.
2 Tìm hiểu đặc điểm của các TTTT “à”, “ư”, “nhỉ”, “nhé” trong
truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
3 Xác định hành động nói của các phát ngôn chứa TTTT “à”, “ư”,
“nhỉ”, “nhé” trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là: Các trợ từ tình thái “à”, “ư”,
“nhỉ”, “nhé” trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Trang 8Các ngữ liệu khảo sát gồm 74 truyện ngắn được sưu tầm in trong
Truyện ngắn chọn lọc của Nguyễn Công Hoan, Nxb Văn học, năm 2013.
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng những phương pháp và thủ pháp sau:
- Phương pháp miêu tả được sử dụng xuyên suốt khóa luận
- Thủ pháp thống kê, phân loại và hệ thống hóa, thủ pháp phân tíchngôn cảnh để làm rõ những vấn đề liên quan đến đề tài
- Thủ pháp so sánh, đối chiếu: Thủ pháp này dùng để so sánh, đối chiếucác trường hợp khảo sát để thấy được sự khác biệt giữa chúng
6 Đóng góp của khóa luận
Giải quyết tốt nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận là một công việc có ýnghĩa cả về lí luận và thực tiễn
Về lí luận: Khóa luận góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lí luận chung về
nghĩa tình thái, trợ từ tình thái và các bộ phận của nó; đồng thời làm phong phú,
cụ thể hóa các biểu hiện và tác dụng của trợ từ tình thái trong câu tiếng Việt
Về thực tiễn: Trên cơ sở những vấn đề lí luận đã nêu, chúng tôi làm rõ
hơn TSXH, vị trí và chức năng của các trợ từ “à”, “ư”, “nhỉ”, “nhé” trong
truyện ngắn Nguyễn Công Hoan; đồng thời cũng làm rõ cách thực hiện hành độngnói trong các phát ngôn có chứa trợ từ tình thái trên Qua đó, giúp người đọc hiểuđược rõ hơn về cái hay cái đẹp khi sử dụng trợ từ tình thái trong giao tiếp
- Làm cơ sở để hướng dẫn học sinh cách sử dụng trợ từ tình thái tronghọc tập, giao tiếp
7 Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung củakhóa luận gồm ba chương
- Chương 1: Một số vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài
- Chương 2: Đặc điểm của các trợ từ “à”, “ư”, “nhỉ”, “nhé” trong
truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
- Chương 3: Hành động nói của các phát ngôn chứa trợ từ tình thái
“à”, “ư”, “nhỉ”, “nhé” trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan.
Trang 9
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1 Khái quát về tình thái
1.1.1 Khái niệm tình thái
Một tác giả trong lĩnh vực ngữ pháp chức năng là M.A.K Hallidaycũng đã có nhiều ý kiến bàn về tính tình thái Trong hệ thống các ý tưởng về
xem xét câu với ba tư cách: thông điệp (message), trao đổi (exchange) và biểu diễn (representation), Halliday một mặt chú trọng vào phạm trù thức, mặt
khác cũng đặt ra yêu cầu về việc cần phải xem xét tính tình thái qua việc sử
dụng động từ Với phạm trù các trợ động từ (auxiliaries), tác giả hi vọng sẽ
giải thích được những gì còn sót lại của tính tình thái mà nếu chỉ dùng riêngkhái niệm vị tính thì chưa giải quyết trọn vẹn Theo Halliday, yếu tố thức
(mood) được quan niệm là cái “bao gồm hai bộ phận: 1 Chủ ngữ (subject), tức là nhóm danh tính, và 2 Phần kết thúc (finite), tức là bộ phận của nhóm động tính Phần kết thúc là một trong những nhóm nhỏ của các tác tử động
từ biểu thị thời (ví dụ: is, has) hoặc tính từ tình thái (ví dụ: can, must).
“ Chủ ngữ và phần kết thúc được nối kết chặt chẽ với nhau và kết hợp lại để tạo nên một thành tố mà chúng tôi gọi là thức ” [11, tr.72] Ông đưa thêm
thuật ngữ “ẩn dụ” (metafor) vào đây khi phải giáp mặt với sự phân biệt giữa nghĩa hiển ngôn và hàm ngôn có trong phát ngôn: “ một kiểu rất phổ biến về
ẩn dụ giữa các cá thể giao tiếp là dựa trên mối quan hệ ngữ nghĩa của phép đối chiếu (projection) Tuy nhiên, không phải luôn có thể nói một cách chính xác cái gì là sự thể hiện ẩn dụ về tính tình thái và cái gì là không phải Nhưng để thể hiện ý kiến và quan niệm của họ, người nói có nhiều cách đến mức không thể xác định nổi” [11, tr.334] Halliday giải thích lí do của điều
này là nằm trong bản chất của tính tình thái Theo ông: “Tính tình thái là khái
niệm dùng để chỉ những phạm vi ngữ nghĩa nằm giữa ‘yes’ và ‘no’ – cái vùng đất này nằm giữa phân cực dương tính và âm tính” [32, tr.33]
Trang 10Sau này, khi đi vào phân loại tính tình thái, các tác giả cho rằng hướng
đi được nhiều người công nhận là phân chia phạm trù tình thái tính thành tìnhthái khách quan và tình thái chủ quan Tình thái khách quan thể hiện mốiquan hệ giữa cái được thông báo với thực tế ở bình diện hiện thực tính và phihiện thực tính Tình thái khách quan là dấu hiệu tất yếu của một phát ngôn bất
kì Phạm trù thức của động từ là phương tiện chính thể hiện tình thái ở chứcnăng này Tình thái chủ quan là quan hệ của người nói với điều được thôngbáo, là dấu hiệu không bắt buộc của một phát ngôn Dung lượng ngữ nghĩacủa tình thái chủ quan rộng hơn dung lượng ngữ nghĩa của tình thái kháchquan và không đồng loại Khái niệm đánh giá làm nên cơ sở ngữ nghĩa chotình thái chủ quan Khái niệm này không chỉ bao gồm các đánh giá logic (lítính, duy lí) về điều được thông báo mà còn gồm cả các dạng khác nhau vềphản ứng có tính cảm xúc (phi lí tính)
Từ các quan niệm về từ tình thái như trên, khi đi vào phân tích cụ thểnội dung ý nghĩa của tính tình thái, cách giải quyết của các tác giả cũng cónhiều điểm khác nhau Chẳng hạn như J Lyons trong cuốn: “Ngữ nghĩa củangôn ngữ” nêu ra ba loại ý nghĩa tình thái: tình thái tất yếu và khả năng; tìnhthái nhận thức; tình thái nghĩa vụ (deontic) Tác giả phân tích:
- Tình thái tất yếu và khả năng, bắt nguồn từ sự phân chia của các nhàlogic.( )
- Tình thái nhận thức, liên quan đến tính thực tế, tính hiện thực Loạitình thái này gắn với những trường hợp : Tôi biết rằng P, hay tôi tin rằng P,tức là điều nêu trong nội dung mệnh đề đó là điều người nói biết và tin nhưvậy, hay nói khác đi, mệnh đề P là chân thực ( ) Về mặt lí thuyết, có thểphân tình thái nhận thức thành hai loại: chủ quan và khách quan, nhưng đókhông phải là một sự phân chia mà người ta có thể tiến hành một cách hoàntoàn rạch ròi Tuy nhiên, sự phân chia ra hai loại tình thái này là có ý nghĩa.( ) Sự khác nhau cơ bản giữa phát ngôn có tính tình thái chủ quan và phátngôn có tính tình thái khách quan là ở chỗ: Tình thái khách quan có thể coi
Trang 11như chứa thành tố phi đánh giá: Tôi nói, tôi ghi nhận một sự kiện như vậy.Khi sử dụng một phát ngôn có tính tình thái khách quan, người nói đảm bảo,cam kết tính thực tế của thông tin mà anh ta cung cấp cho người đối thoại.Các khẳng định có tính tình thái chủ quan không phải là những khẳng định vềcác sự kiện, mà là về quan điểm ( ) Tình thái chủ quan có thể phân tích như
là bao hàm một sự đánh giá bởi chủ thể nói về thành tố: tôi nói một điều nhưthế ( )
Sự phong phú của các kiểu ý nghĩa tình thái cũng có thể được nhậnthấy rõ trong các công trình nghiên cứu về tiếng Việt: Đó là sự phân tích về ýnghĩa tình thái được thể hiện trong các bài viết hoặc công trình của các tácgiả: Hoàng Tuệ [29; tr.66], Đỗ Hữu Châu [2], Đái Xuân Ninh [16], NguyễnNgọc Trâm [27] Chẳng hạn, Hoàng Tuệ tuy không liệt kê ra một danh sáchcác ý nghĩa tình thái nhưng trong khi phân tích các ví dụ cụ thể, tác giả cónhắc đến các ý nghĩa tình thái:
là: “Bộ phận chỉ ý định, thái độ, tình cảm của người nói đối với điều được nói
Trang 12ra, quan hệ của người nói với người nghe” [1] Nguyễn Thiện Giáp cho rằng:
“Tình thái trong ngôn ngữ là thái độ của người nói với nội dung mệnh đề mà câu biểu thị hay tình trạng mà mệnh đề đó miêu tả, là thông tin ngữ nghĩa của câu thể hiện thái độ hoặc ý kiến của người nói đối với điều được nói ra”
[9] Còn theo Lê Quang Thiêm thì khẳng định: “Nghĩa tình thái tham gia vào
quá trình thực tại hóa, biến nội dung sự tình ở dạng tiềm năng thành lời thực hiện với nội dung ý nghĩa xác định” [24].
Trong giao tiếp hàng ngày, người giao tiếp cần dựa vào hoàn cảnh giaotiếp, nhân vật giao tiếp… để sử dụng tình thái từ sao cho phù hợp
Ví dụ:
- Khi biểu thị sự lễ phép, kính trọng, thường sử dụng từ “ạ” ở cuối câu.
+ Cháu ăn cơm rồi ạ!
+ Em chào cô ạ!
- Khi biểu thị sự miễn cưỡng, thường dùng từ “vậy”.
+ Đến giờ rồi, cháu phải đi vậy.
+ Thôi thì đành vậy.
- Khi bày tỏ sự phân trần, giải thích, thường dùng từ “mà”.
+ Ông đã bảo rồi mà.
+ Tôi đã giúp bạn ấy nhiều rồi mà.
1.1.2 Phân loại tình thái
Căn cứ vào đặc điểm ý nghĩa và vị trí xuất hiện trong câu có thể phânchia các từ tình thái thành những tiểu loại sau:
1.1.2.1.Các trợ từ nhấn mạnh
Những từ này dùng để nhấn mạnh vào từ, cụm từ hay một câu nào đó
mà chúng đi kèm Chúng ở trước từ hay cụm từ cần nhấn mạnh Đó là những
từ như: cả, chính, đích, đúng, chỉ, những, đến, tận, ngay,
Ví dụ:
+ Nó mua những tám cái vé.
+ Nó làm việc cả ngày lễ.
Trang 131.1.2.2.Các tiểu từ tình thái
Đây là những từ thường làm dấu hiệu chỉ rõ mục đích nói của câu (hỏi,
ra lệnh, kể, cảm thán, ) Chúng đứng ở cuối câu để biểu hiện các sắc tháinghi vấn, cầu khiến hay cảm thán Đồng thời chúng cũng bộc lộ thái độ, tìnhcảm của người nói, người viết
Ví dụ:
+ Chúng ta đi xem phim nhé?
Khi thêm các tiểu từ tình thái vào sau một thực từ hay một cụm từ thìchúng có tác dụng tình thái hóa các từ hay cụm từ đó: Các từ hay cụm từ đótrở thành các câu (phát ngôn)
Ví dụ:
+ Cà phê => Cà phê nhé?
+ Ngày mai => Ngày mai ư?
Những từ này tuy bao gồm một số lượng không nhiều nhưng diễn đạtnhững sắc thái tình cảm, cảm xúc tế nhị, phức tạp Chúng bao gồm những từ
như: à, ư, nhỉ, nhé, chứ, vậy, đâu, chăng, ạ, hử, Nhờ chúng mà người nói
hay người viết có thể bày tỏ những sắc thái tinh tế trong thái độ, tình cảm đốivới người nghe, người đọc hoặc đối với nội dung được nói tới
1.1.2.3 Các từ cảm thán
Đó là những từ dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói Chúngkhông thể dùng làm tên gọi cho xúc cảm, mà chỉ làm dấu hiệu cho những xúccảm mà thôi Chúng không thể làm thành phần cho cụm từ hay câu, nhưng lại
có thể tách riêng khỏi câu để làm thành phần một câu riêng biệt Trong khi sửdụng, chúng thường gắn liền với một ngữ điệu hay cử chỉ, nét mặt, điệu bộ
của người nói Các từ cảm thán có thể dùng để gọi – đáp (ơi, vâng, dạ, thưa,
bẩm, ừ, ) có thể dùng để bộc lộ cảm xúc vui mừng, ngạc nhiên, đau đớn, sợ
hãi, tức giận, (ôi, trời ơi, ô, ủa, kìa, ái, ối, hỡi ôi, eo ôi, ) Có thể nói,
chúng dùng để bộc lộ những cảm xúc đột ngột, mạnh mẽ thuộc các loại khácnhau
Trang 14Ví dụ:
+ Ôi! Cái áo kia đẹp thật chị nhỉ?
1.1.3 Các phương tiện thể hiện ý nghĩa tình thái
Các phương tiện dùng để biểu thị ý nghĩa tình thái rất đa dạng Nhưngphương tiện chính thường được nhắc đến là:
1.1.3.1 Phương tiện ngữ âm
Phương tiện ngữ âm là cách dùng ngữ điệu, trọng âm để thể hiện thái
độ, tình cảm hoặc để nhấn mạnh vào điểm mà người nói cho là cần chú ý
Ví dụ:
Ông cụ phân vua:
Đấy nhé, anh chị đã tin chưa? Tôi không ngờ đâu bây giờ anh chị lại
khinh người làm vậy Cậu cũng như mẹ, mà anh nghi cho tôi ăn cắp, anh nghĩ
đã phải chưa? [33, tr.156]
Đây là lời nói của ông cụ với vợ chồng ông Tham trong truyện ngắn
“Mất chiếc ví” Khi phát ngôn, người nói đã dùng ngữ điệu, trọng âm nhấn
mạnh vào cụm từ đấy nhé nhằm bộc lộ trạng thái thất vọng, có chút bực mình
khi bị nghi oan Hơn nữa, phát ngôn cũng nhằm gây sự chú của người nghe,
để người nghe là vợ chồng anh Tham chú ý đến lời nói đó
1.1.3.2 Phương tiện ngữ pháp
Phương tiện ngữ pháp là các cách đảo trật tự từ, thay đổi cấu trúc củacâu để thể hiện ý định của người nói nhằm tập trung vào điểm nhấn nào đótrong phát ngôn
Ví dụ:
- À, gớm, giàu, tao cũng giàu rồi, sang, tao cũng sang rồi Tao còn cần
gì nữa.
Trong phát ngôn này, người nói đã đảo trật tự từ, thay đổi cấu trúc của
câu bằng cách đảo các từ ngữ “giàu sang” lên đầu mỗi vế câu để nhấn mạnh quan điểm của mình Vế câu: “ À, gớm ” có tác dụng thể hiện ý nghĩa tình
thái mỉa mai, tức giận của người nói với người nghe
Trang 15- Một số đơn vị từ vựng khác (thường được gọi là quán ngữ) như: có lẽ,
có thể, huống chi, huống hồ, [17, tr.44]
1.1.4 Chức năng của các phương tiện thể hiện tình thái
1.1.4.1 Chức năng biểu thị thái độ tình cảm của người nói
Ví dụ:
(1) Mưa thế mà to.
(2) Cơn mãi mà không mưa.
Ở phát ngôn (1), ngoài nội dung mệnh đề mưa to ta thấy phát ngôn
còn có cả thái độ của người nói kèm theo là sự ngạc nhiên trước việc "mưa
to" Ở phát ngôn (2), ngoài nội dung mệnh đề trời có cơn nhưng không mưa
ta còn thấy thái độ mong mỏi, chờ đợi "trời mưa" của người nói
Chẳng hạn, so sánh phát ngôn (3) và (4) dưới đây thì thấy sự khácnhau giữa chúng chỉ là phần thể hiện thái độ của người nói đối với hiện thựcđược nói đến trong phát ngôn:
Ví dụ
(3) Trời mưa.
(4) Trời lại cứ mưa (mãi).
Ví dụ (3), không thể hiện rõ thái độ của người nói đối với hiện thực
"trời mưa", còn ở ví dụ (4), người nói thể hiện thái độ bực bội trước hiệnthực "trời mưa" kéo dài
Tương tự, ở ví dụ (5) và (6), cùng một hiện thực được nói tới nhưngnhờ sử dụng các phương tiện tình thái khác nhau mà ta nhận ra thái độ củangười nói đối với hiện thực ở hai phát ngôn này không giống nhau:
Ví dụ:
(5) Bây giờ đã 8 giờ rồi.
Trang 16(6) Bây giờ mới 8 giờ thôi.
Các từ tình thái đã, rồi ở ví dụ (5) thể hiện người nói đánh giá thời
điểm (8 giờ) là thời điểm đã muộn so với một cái mốc thời gian cần làm
một việc gì đó Còn các từ tình thái mới, thôi ở ví dụ (6) lại thể hiện quan
điểm ngược lại của người nói trước hiện thực (8 giờ): Thời điểm 8giờ là thờiđiểm còn sớm so với cái mốc thời gian cần làm việc gì đó
1.1.4.2 Chức năng xác định một số kiểu hành động nói
Các phương tiện biểu thị tình thái không chỉ có chức năng tạo kiểucâu hay bộc lộ thái độ của người nói đối với hiện thực hoặc người nghe màchúng còn có chức năng đánh dấu các hành động nói Chẳng hạn, tiểu từ
tình thái à, ư thường đi kèm đánh dấu hành động hỏi, tiểu từ nhé thường đánh dấu hành động hỏi hoặc hành động khuyên, tiểu từ quá đánh dấu hành động hay hành động biểu cảm…
1.1.4.3 Chức năng thiết lập quan hệ giao tiếp
Một trong những chức năng cơ bản của hoạt động giao tiếp là chứcnăng thiết lập mối quan hệ giữa người nói với hiện thực được nói đến trongphát ngôn hay tạo lập quan hệ giữa người nói với người nghe
Các phương tiện tình thái không chỉ có giá trị bộc lộ thái độ đánh giácủa người nói đối với hiện thực được nói tới trong phát ngôn mà còn thểhiện cả thái độ của người nói đối với người nghe, tức người tiếp nhận phátngôn Có thể thấy điều vừa nói qua ví dụ (10) và (11)
Ví dụ:
(10) Cơm chín đâu mà chín
Trang 17(11) Cơm chưa chín ạ.
Thái độ của người nói thể hiện ở phát ngôn (10) là thái độ thiếu tôntrọng đối với người nghe, còn thái độ của người nói đối với người nghe thểhiện ở phát ngôn (11) là thái độ tôn trọng, kính trọng Nhận biết được thái
độ của người nói đối với người nghe như vừa phân tích là nhờ các phươngtiện tình thái được sử dụng ở 2 phát ngôn này khác nhau: phát ngôn (10)thể hiện ý nghĩa tình thái qua kiểu cấu trúc câu, ý nghĩa tình thái ở phát
ngôn (11) được thể hiện qua tiểu từ "ạ"
1.1.4.4 Chức năng định hướng lập luận
Các phương tiện tình thái ngoài chức năng tạo lập kiểu câu hay thểhiện thái độ của người nói đối với hiện thực với người nghe v.v còn cóchức năng định hướng lập luận
Nói cách khác, không ít trường hợp, hướng của lập luận không phải donội dung của các sự kiện nói trong phát ngôn quyết định mà lệ thuộc vào các
từ lập luận - tức các yếu tố tình thái
Các ví dụ (12) (13) có hướng lập luận ngược chiều bởi các phươngtiện tình thái được sử dụng ở đây tiềm ẩn ý nghĩa khác nhau
Ví dụ:
(12) Bao gạo này chỉ 5kg thôi.
(13) Bao gạo này những 5kg cơ.
Ở ví dụ (12) các từ "chỉ …thôi" hàm ý chỉ đối tượng (gạo) được nói
đến trong phát ngôn là ít và nhẹ đối với ai đó
Ở ví dụ (13) các từ "những …cơ" lại có hàm ý chỉ đối tượng (gạo)
được nói đến trong phát ngôn là nhiều và nặng đối với ai đó
Nên coi 2 phát ngôn vừa dẫn là 2 luận cứ và cho nối kết với 2 kếtluận: xác định hoặc không xác định thì luận cứ nói trong ví dụ (12) chỉ nốiđược với kết luận "xách được", còn luận cứ ở ví dụ (13) chỉ có thể nối vớikết luận "không xách được"
1.2 Khái quát chung về trợ từ tình thái
Trang 181.2.1 Định nghĩa trợ từ tình thái
Cho đến nay các nhà ngôn ngữ học vẫn còn nhiều điểm chưa thốngnhất trong cách hiểu về trợ từ tình thái Trong truyền thống ngôn ngữ họcnước ngoài, nhắc đến thuật ngữ này thông thường người ta phải định nghĩachúng một cách khá cặn kẽ và giới hạn cách hiểu chúng theo phạm vi củatừng công trình hoặc trường phái, thậm chí còn tùy thuộc vào trình độ pháttriển của ngôn ngữ học nữa Theo D Hartmann, thuật ngữ này ở cuối thế kỉ
XX có ba cách hiểu, được ông tạm phân loại là: a) theo nghĩa rất rộng “tất cảcác yếu tố không thể không biến đổi được theo nguyên tắc hình thái học”; b)theo nghĩa hẹp: “các yếu tố bất biến không phải là giới từ, liên từ hoặc phụ
từ nói cách khác, đó là các trợ từ tình thái (modal partiles) và các trợ từ nhấn mạnh (focus partiles) và c) theo thực tiễn phân loại: một tiểu nhóm nằm
trong khối các yếu tố bất biến như phụ từ, liên từ và giới từ - dẫn theo PhạmHùng Việt [32, tr.25] Tác giả cho rằng cách hiểu thứ ba là sự phát triển nảysinh tất nhiên từ các thảo luận phê phán đối với hai cách hiểu (a) và (b), “khi
mà các yếu tố bất biến đã bắt đầu xuất hiện trong khung lí thuyết thức nhận
(comprehensive theoretical framework)” Ở những phần làm việc tiếp theo, D.
Hartmann thuận theo cách hiểu thứ 2 – trợ từ hiểu theo nghĩa hẹp Theo ông,trước tiên phải phân biệt trợ từ với các yếu tố bất biến khác xét từ quan điểmngữ pháp thuần túy Trong sự phân tích của ông, “yếu tố bất biến khác”
thường được đem so sánh để phân biệt với các trợ từ là phụ từ (adverb) Khác
với phụ từ là các từ bất biến về hình thái, có chức năng thể hiện các trạnghuống không gian, thời gian, tình thái của đối tượng và hiện tượng, trợ từ lànhóm từ loại có tính cách đóng Phụ từ là các thực từ như danh từ, động từ,tính từ là nhóm các từ loại có tính mở “Phụ từ có nghĩa từ vựng và cùng vớicác từ loại như danh từ, động từ, tính từ thuộc vào lớp các phạm trù từ vựngchính Đối lập với các trợ từ; giới từ, liên từ; phụ từ không phải là các từ chức
năng (function words)” – dẫn theo Phạm Hùng Việt [32, tr.25].
Trang 19Trên cơ sở những nhận xét về cách phân loại từ loại trong tiếng Việt;dựa vào các tài liệu tham khảo liên quan, Phạm Hùng Việt đã định nghĩa trợ
từ tình thái như sau:“Trợ từ là từ thuộc vào lớp tình thái từ, không đảm nhận
chức vụ cú pháp trong câu, được sử dụng trong phát ngôn để biểu thị một số nghĩa như: thái độ, tình cảm, sự đánh giá, của người nói đối với nội dung phát ngôn, đối với hiện thực và / hay đối với người đối thoại, hoặc để tham gia biểu thị các mục đích của phát ngôn” [32, tr.71]
1.2.2 Phân loại trợ từ tình thái
Đã có nhiều cách phân loại khác nhau về trợ từ tình thái Có thể nhậnthấy một tình hình chung là: ở giai đoạn những năm 1960 về trước, các tác giảthường chỉ xem xét một nhóm trợ từ: nhóm trợ từ phụ cho câu (trợ từ tìnhthái) Sự phân loại trợ từ do vậy cũng chỉ tập trung vào những trợ từ thuộcnhóm này Từ những năm 1960 trở lại đây, nhiều tác giả đã chú ý đến cảnhóm trợ từ phụ cho từ và cụm từ Trong công trình của họ, trợ từ tình tháithường được phân thành hai loại lớn:
1 – Trợ từ (tiểu từ) tình thái
2 – Trợ từ (tiểu từ) nhấn mạnh
Đi sâu tìm hiểu về tình hình nghiên cứu của trợ từ tình thái, có thể nhậnthấy chưa có một chuyên khảo nào viết riêng về nhóm thứ hai (trợ từ nhấnmạnh) và do vậy, cũng chưa có một sự phân loại cụ thể nào đối với chúng.Nhóm thứ nhất (trợ từ tình thái) được xem xét chi tiết hơn Sự phân loại trongnội bộ nhóm này thường dựa trên một trong hai cơ sở:
- Dựa vào chức năng ngữ nghĩa của các trợ từ
- Dựa vào vị trí của các trợ từ trong phát ngôn
Trần Trọng Kim [12] đã dựa vào mục đích giao tiếp, phân trợ từ thành 9 loại:
1. Để hỏi: a, à, ư, nhỉ, tá, hử.
2. Để dặn dò hay nhắc lại điều gì: nhé.
3. Để rủ làm việc gì: nào
4. Để rủ cùng làm việc gì: hè
5. Để khoe cái gì mình có là nhiều, là tốt, là đẹp: kia.
6. Để tỏ ý kính trọng khi đáp lại người trên nói: ạ
Trang 207. Để tỏ ý hoài nghi: ru.
8. Để tỏ ý quyết chắc: vay.
9. Để làm cho tròn câu: vậy.
Theo Phạm Hùng Việt [32] đóng góp của cách phân loại này là ở chỗ:lần đầu tiên trợ từ tình thái được xem xét một cách tương đối cụ thể Tác giả
đã đưa ra danh sách 14 trợ từ và phân ra thành các tiểu loại Tuy nhiên có thểnhận thấy ngay sự chưa hợp lí của cách phân loại này: Tác giả chưa có một cơ
sở nhất quán để phân loại Các loại 1, 2, 3, 4 được phân ra dựa vào chức năngtạo câu, trong khi đó, các loại 6, 7, 8, lại được phân ra trên cơ sở chức năngngữ nghĩa của các trợ từ Các loại trợ từ được phân ra chưa có sự khu biệt rõràng Có thể nhập loại 7 vào loại 1, cũng như có thể nhập hai loại 3 và 4 vàovới nhau Và nếu tác giả lấy tiêu chí “tỏ ý kính trọng” để phân ra loại 6 (trợ từ
ạ) thì hoàn toàn có thể lấy tiêu chí “tỏ ý thân mật suồng sã”.
Nguyễn Kim Thản [23] phân loại trợ từ tình thái dựa vào tác dụng của
trợ từ (mà tác giả gọi là ngữ khí từ) trong câu phân nhóm trợ từ này thành hai
loại chính:
I Những ngữ khí từ phục vụ sự cấu tạo loại hình câu
II Những ngữ khí từ phục vụ sự biểu thị thái độ của người nói
Nhóm I lại được phân ra thành các tiểu nhóm:
1 Ngữ khí từ phục vụ việc cấu tạo câu nghi vấn: à, nhỉ, ư.
2 Ngữ khí từ phục vụ việc cấu tạo câu mệnh lệnh: đi, thôi, nào.
3 Ngữ khí từ phục vụ việc cấu tạo câu cảm thán: thay.
Bên cạnh sự phân loại trợ từ theo chức năng ngữ nghĩa là sự phân loạitheo vị trí của chúng ở trong câu Dựa vào đặc điểm thường xuất hiện ở vị trícuối trong câu của các trợ từ, một số tác giả đã gọi chúng bằng những tên gọinhư: phụ từ tận cùng (Lê Văn Lý), tiểu từ hậu trí (Hoàng Tuệ), nhưng đó lànhững tên gọi chung đối với cả nhóm trợ từ này Cũng dựa vào vị trí trong câu,Đinh Văn Đức phân các trợ từ (mà tác giả gọi là tiểu từ) thành ba nhóm nhỏ:
a Những tiểu từ có thiên hướng đứng đầu phát ngôn: à, à mà, ấy thế,
đấy, ấy đấy,ái chà.
Trang 21b Những tiểu từ có thiên hướng đứng ở cuối các phát ngôn: ư, nhỉ, nhé,
ấy, vậy, hả, hử, đấy, cơ, cơ mà, kia.
c Những tiểu từ cả ở đầu và ở cuối phát ngôn: ấy, đấy, đó, kia, à, vậy,
nhé [7]
Như vậy, có thể thấy, trước một hiện tượng nghiên cứu, có thể có nhiềucách phân loại khác nhau tùy theo mục đích của người nghiên cứu Nhữngtiêu chí phân loại được đặt ra là nhằm tới sự phân cắt khối trợ từ thành cáckhối nhỏ hơn nữa cho thuận lợi trong mô tả cũng như trong sử dụng Bởi vậy,mỗi cách phân loại đều cố gắng nắm lấy một đặc điểm nào đó có trong bảnchất của trợ từ để phân loại chúng
Phạm Hùng Việt [32] phân loại trợ từ tình thái thành các tiểu nhóm sau:a) Phân loại nhóm trợ từ câu
Dựa vào khả năng hoạt động trong các kiểu câu, có thể phân nhóm nàythành 4 tiểu nhóm:
- Tiểu nhóm 1: Những trợ từ được sử dụng trong câu tường thuật, gồm
các trợ từ: ạ, ấy, chắc, chăng, cho, chứ, cơ, đâu, đây, đấy, đó, hết, khối, kia,
là, mà, mất, nào, này, nhé, nhỉ, nữa, rồi, sao, sất, thế, thôi, vào, vậy,
- Tiểu nhóm 2: Những trợ từ được sử dụng trong câu nghi vấn: à, chắc,
chăng, chứ, hả, kia, nhỉ, phỏng, ru, ta, thế, ư, vậy
- Tiểu nhóm 3: Những trợ từ được sử dụng trong câu cầu khiến: cho, đi,
lên, nào, này, vào, với,
- Tiểu nhóm 4: Những trợ từ được sử dụng trong câu cảm thán: mất, ru,
sao, ta, thay
b) Phân loại nhóm trợ từ bộ phận câu
Dựa vào nội dung được nhấn mạnh, nhóm này được phân thành hai tiểu nhóm:
- Tiểu nhóm 1: Những trợ từ có chức năng thể hiện sự đánh giá củangười nói về mặt số lượng, mức độ đối với một phần của nội dung được nêu
trong phát ngôn Tiểu nhóm này gồm các trợ từ: đến, tới, những, mãi, tận, có,
độc, chỉ, mỗi, lấy, qua, trời, ư
Trang 22- Tiểu nhóm 2: Những trợ từ có chức năng thể hiện sự nhấn mạnh đặcbiệt của người nói vào ý khẳng định hay phủ định đối với một phần nội dung
được nêu trong phát ngôn Tiểu nhóm này gồm có các trợ từ: chính, cả, ngay,
cái, cứ, được, hẳn, hề, quả, phàm, quyết, rõ, tịnh, tổ, chẳng, đã, mới, riêng, thì, và, cóc, đếch, mốc, quái
1.2.3 Chức năng của trợ từ tình thái
Qua phân tích và xem xét tài liệu tham khảo có liên quan, chúng tôiđồng quan điểm với tác giả Phạm Hùng Việt về cách xác định chức năng cơbản của trợ từ tình thái như sau:
Đánh giá là một hoạt động gắn liền với nhận thức của con người Với
tư cách là chủ thể, con người không ngừng có những hoạt động nhằm tìmhiểu, khám phá thế giới xung quanh Trong quá trình tìm hiểu, khám phá đó,những thuộc tính của đối tượng con người nhận biết ngày một đầy đủ, rõ rànghơn Cũng từ đó, con người nắm được những tác dụng và lợi ích đối với mìnhcủa đối tượng; tức là nắm được giá trị của đối tượng Cùng một đối tượngnhưng tùy theo nhận định của các chủ thể khác nhau, giá trị có thể khác nhau.Với tôi, vào lúc này, vật này có thể là tốt, nhưng với anh, nó lại có thể làkhông tốt Nhận định về giá trị của sự vật, hiện tượng chính là đánh giá củacon người về sự vật, hiện tượng đó Như vậy, đánh giá và giá trị có mối quan
hệ khăng khít với nhau Giá trị là cơ sở cho sự đánh giá Giá trị gắn với đốitượng (sự vật, hiện tượng), nhưng giá trị không nằm trong bản thân đối tượng
mà gắn với chủ thể có ý thức là con người Như J Searle đã viết: “Từ rất lâu,các nhà triết học đã vạch ra sự khác nhau giữa đối tượng và giá trị Giá trị,bằng cách này hay cách khác bắt nguồn từ con người, chúng không nằm trong
Trang 23thế giới bên ngoài, ít nhất là trong thế giới của những hòn đá, những consông, những cái cây và những đối tượng chưa được chế tác Trong trường hợpngược lại, chúng không còn là những giá trị nữa và sẽ trở thành một phần củathế giới khách quan” [32, tr.92]
Dựa vào mục đích phát ngôn, chúng tôi xem xét ý nghĩa đánh giá củatrợ từ theo hai chiều quan hệ: Quan hệ của người nói đối với nội dung củaphát ngôn và quan hệ của người nói đối với người nghe
a Ý nghĩa đánh giá của trợ từ tình thái, xét theo quan hệ của người nói đối với nội dung của phát ngôn.
Xét các ví dụ:
1 Tôi có 100 ngàn đồng.
2 Tôi có những 100 ngàn đồng.
3 Tôi có mỗi 100 ngàn đồng.
Nội dung miêu tả của ba phát ngôn trên là như nhau, đều nói về cùng
một chủ thể: tôi và cùng một sự kiện: có 100 ngàn đồng Phát ngôn 2 và 3
khác phát ngôn 1 ở chỗ: có thể hiện sự đánh giá của người nói đối với hiệnthực được nêu trong phát ngôn Có thể diễn giải nghĩa của phát ngôn 2 và 3như sau:
Tôi có những 10 ngàn đồng = - Tôi có 100 ngàn đồng
- Số tiền đó, đối với tôi là nhiều
Thực trạng này thường là người nói nói đến với một trạng thái tình cảmtích cực
Tôi có mỗi 100 ngàn đồng = - Tôi có 100 ngàn đồng
- Số tiền này đối với tôi là ít
Thực trạng này thường được người nói nói đến với một trạng thái tìnhcảm tiêu cực
b Ý nghĩa đánh giá của trợ từ tình thái, xét theo quan hệ của người nói với người nghe.
Trang 24Trong giao tiếp, có một mối quan hệ khá rõ giữa những người tham giagiao tiếp được thể hiện ra bằng các phương tiện ngôn ngữ Người nói bao giờcũng có những nhận định, đánh giá về người nghe Đó là những đánh giá về
vị thế xã hội, tuổi tác, độ thân tình, v.v Để có cách ứng xử cho đúng mực,cho đạt được hiệu quả giao tiếp Sự đánh giá này, trong ngôn ngữ có thể đượcthể hiện bằng cả phương tiện từ vựng lẫn phương tiện ngữ âm Bằng ngữ âm,
đó là cách sử dụng ngữ điệu, dùng lối nói nhẹ nhàng hay gay gắt Bằng từvựng, đó là cách sử dụng các đại từ nhân xưng, các từ hô gọi, các từ tình thái
Do bị quy định về điều kiện sử dụng như vậy, nên không dùng trợ từ ạ
trong trường hợp người nói có địa vị xã hội hoặc tuổi tác cao hơn người đốithoại Sẽ bất thường nếu như chúng ta gặp những phát ngôn kiểu như:
- Chào cháu ạ.
- Con đến chơi nhà đấy ạ
Như vậy, là một phương tiện quan trọng biểu thị thái độ của người nói,trợ từ tình thái có khả năng biểu thị một số kiểu ý nghĩa đánh giá đối với nộidung của phát ngôn và đối với người đối thoại Đối với nội dung phát ngôn, lànhững đánh giá về lượng, về độ; đối với người đối thoại, là những đánh giá về
vị thế xã hội, về tuổi tác, về độ thân tình, v.v
1.2.3.2 Chức năng biểu cảm
Trong hoạt động giao tiếp, con người sử dụng ngôn ngữ không những
để truyền đạt tư tưởng, ý nghĩ, mà còn để thể hiện thái độ, tình cảm của mình.Thái độ, tình cảm của con người là một phạm trù thuộc về tâm lí học và đãđược các nhà tâm lí học, triết học chú ý xem xét từ rất lâu Trong ngôn ngữ
Trang 25loài người, ở bất kì loại hình ngôn ngữ nào cũng đều tồn tại một lớp từ biểuthị thái độ, tình cảm.
Dưới đây, chúng tôi sẽ đi vào tìm hiểu khả năng biểu thị thái độ, tìnhcảm (mà chúng tôi gọi là chức năng biểu cảm) của trợ từ tình thái
a Biểu thị tình cảm thân mật của người nói đối với người đối thoại.
Để mục đích giao tiếp đạt được hiệu quả cao, bên cạnh nội dung thôngbáo cần truyền đạt, người nói thường phải có một hình thức giao tiếp phù hợp.Một trong những cách thể hiện mà người nói thường lựa chọn là bày tỏ tìnhcảm thân mật của mình với người đối thoại
Ví dụ:
(1) Mợ mệt à? [33, tr.33]
Đây là lời nói của nhân vật Phong với Nguyệt trong truyện ngắn “Oẳn
tà rroằn” của Nguyễn Công Hoan Khi phát ngôn, người nói đã thêm TTTT à
vào cuối câu kết hợp với ngữ điệu nhẹ nhàng, tình cảm, thể hiện sự thân mật,quan tâm, lo lắng của người nói với người nghe
(2) – Ngoài tỉnh chắc bây giờ vui hơn trước, ông nhỉ? [33, tr.272]
Ví dụ (2) là lời nói của anh đĩ Mùi với người khách đi đường Trongtruyện ngắn của Nguyễn Công Hoan xuất hiện rất nhiều những người dânchân chất, thật thà và anh đĩ Mùi là một trong những kiểu nhân vật đó Sự thậtthà hiền lành đó được thể hiện ngay trong phát ngôn của nhân vật, dù chỉ mớigặp mặt nhưng khi giao tiếp anh đĩ Mùi luôn bày tỏ sự thân mật, gần gũi vớingười khách bằng cách thêm TTTT vào cuối phát ngôn Cụ thể ở đây là TTTT
nhỉ đã được sử dụng khi anh giao tiếp với vị khách.
(3) Hễ ông có hỏi, cậu làm chứng cho con là con chỉ mang có cái khăn
gói này về thôi nhé [33, tr.357]
Để thể hiện sự thân mật giữa mình và ông nhà báo, nhân vật thằng Quít
trong truyện ngắn “Thằng Quít” đã thêm TTTT nhé vào cuối phát ngôn để
người nghe (ông nhà báo) thấy được sự tôn trọng, yêu mến của người nói(thằng Quít)
Trang 26b Biểu thị thái độ ngạc nhiên của người nói đối với thực tế được nêu trong phát ngôn.
Xét ví dụ:
(4) Túi bên trái: bốn đồng trinh
- À, con này gớm thật, mày vẫn còn trinh à?[33,tr.50]
Khi khám hành lí của người đàn bà, thầy quản trong truyện ngắn “Lập– gioòng” đã rất ngạc nhiên khi thấy chị ta có rất nhiều tiền Thể hiện sự ngạc
nhiên đó, người nói đã thêm TTTT à vào đầu và cuối phát ngôn, giúp người
đọc hiểu được trạng thái tâm lí bất ngờ trước hiện thực người đàn mà dámbuôn thuốc phiện và mang theo nhiều tiền trong người
(5) Ồ! Ra tôi danh giá thế kia đấy! Thì ra ba chữ tên LÊ HÙNG DŨNG
của tôi cũng to lắm, chứ nào có vừa đâu! Tiên sinh ư! Nhả ngọc phun châu
ư! Thâm tạ ư! Thịnh tình ư! Tấm lòng quý hóa ư! Bản báo chủ nhiệm thân
hành đến quý thự để hầu chuyện tiên sinh ư! Trờ ơi! Tôi đến chết ngạt về
sung sướng mất! [33, tr.200]
Đây là phát ngôn của nhân vật Lê Hùng Dũng trong tác phẩm “Anh chủbáo, tôi chủ báo, nó chủ báo” của Nguyễn Công Hoan Phát ngôn thể hiện sựbất ngờ, vui vẻ khi tên anh ta được người khác đề cao đến vậy Để thể hiện sự
bất ngờ, người nói đã thêm cácTTTT ư vào cuối phát ngôn.
c Biểu thị thái độ mỉa mai của người nói đối thực tế được nêu trong phát ngôn
Ví dụ:
(6) ) – Quyền tự do của mày? To nhỉ! Ông có nhốt mày không cho mày
ra ngoài đâu mà mày bảo mất tự do? [33, tr.195]
Ví dụ (6) là lời nói của quan ông nói với bà vợ cả trong truyện ngắn
“Đàn bà là giống yếu” Trong phát ngôn, người nói cố ý nhấn mạnh cụm từ to
nhỉ để thể hiện sự mỉa mai, coi thường trước hiện thực người nghe nói đến
quyền tự do của mình Cái hay trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là vậy,ông để các nhân vật tự thể hiện, tự bộc lộ bản chất xấu xa, rởm đời của mìnhqua giọng điệu mỉa mai, giễu cợt của giai cấp tư sản nhằm hạ bệ những gì màngười nói cho là quan trọng, nghiêm túc
d Biểu thị thái độ băn khoăn của người nói trước một thực tế được nêu trong phát ngôn.
Trang 27Ví dụ:
(7) – Thì chiều anh một tí cho anh nín không được ư? [33, tr.372]
(8) – Cái tên này, ông đã thấy ký ở báo nào chưa nhỉ? [33, tr.264]
Trong phát ngôn (7), người nói là bà chủ, người nghe là con Đỏ con.Trước khi phát ngôn, người nói chưa biết người nghe có đồng ý với yêu cầu
đó hay không Hơn nữa, hành động của con Đỏ là trông mèo giúp ông chủ làviệc làm quan trọng đến bà chủ cũng không dám trái ý Trước hiện thực đó,khi yêu cầu con Đỏ cho nhân vật anh (con bà chủ) chơi mèo bà ta có thái độbăn khoăn Trong ví dụ này, mệnh lệnh của bà chủ đưa ra không dứt khoát mà
có sự chờ đợi thái độ đồng tình của con Đỏ Ở ví dụ (8), đây là lời nói của ôngchủ tòa báo với nhà phê bình Việt Sỹ trong truyện ngắn “Nhân tài”, người nóithể hiện thái độ băn khoăn trước hiện thực: ông ta không biết đã thấy cái tênnày ký ở báo nào chưa Sự băn khoăn đó được thể hiện rõ nhất qua cụm từ
“nào chưa nhỉ” Người nói chưa chắc chắn, cũng chưa thể khẳng định là đã
thấy hay chưa thấy hiện thực được nhắc đến trong phát ngôn
e Biểu thị thái độ đe nẹt của người nói đối với người đối thoại.
Ví dụ:
(9) Ngài trợn mắt:
– Câm ngay! Làm gì mà bô bô cái mồm lên thế Đồ ngu như lợn Cái
gì mua được, chứ cái này mua được à? [33, tr.339]
(10) – Này, cậu kia, đi đâu đấy, đừng có bậy bạ ra ruộng su hào bắp
cải của nhà người ta nhé! [33, tr.317]
Ví dụ (9) thể hiện rất rõ thái độ đe nẹt của người chồng với người vợtrong truyện ngắn “Xuất giá tòng phu” Người đọc dễ dàng nhận ra thái độ đócủa người chồng qua cử chỉ, nét mặt và giọng điệu gay gắt khi nhấn giọng vào
các từ ngữ “câm ngay à” Ở ví dụ (10), đây là lời nói của anh đầy tớ với
Trinh trong truyện ngắn “Cái lò gạch bí mật” Trong số các trợ từ tham gia
biểu thị thái độ đe nẹt thì trợ từ nhé có khả năng tham gia nhiều nhất Trong ví
(10), người nói muốn đe nẹt, cảnh cáo người nghe về việc: không được đi bậy
bạ ra ruộng của anh ta, bởi hiện thực mà anh ta đang chứng kiến là ngườinghe đang ở gần ruộng nhà mình
g Biểu thị thái độ khính trọng, lễ phép của người nói đối với người đối thoại.
Trang 28Ví dụ:
(11) – À, thưa bà, cậu cháu mới mất năm nay ạ [33, tr.31]
Đây là lời nói của cô Nguyệt với bà đỡ trong truyện ngắn “Oẳn tàrroằn” của Nguyễn Công Hoan Do không bị quy định về điều kiện sử dụng
nên trợ từ à được dùng trong trường hợp người nói có địa vị xã hội hoặc tuổi
tác nhỏ hơn người đối thoại Cụ thể trong ví dụ (11), nhân vật Nguyệt dù íttuổi hơn bà đỡ nhưng khi phát ngôn cô vẫn thể hiện được thái độ kính trọng,
thân mật với bà đỡ khi sử dụng trợ từ à kết hợp với ngữ điệu nhẹ nhàng, lễ
phép khi nói
(12) Nói đến đó, nó nghĩ ngợi, lẩm nhẩm và hỏi:
– Con làm tám tháng mười ngày, tiền công một chục đấy, cậu nhỉ?
[33, tr.349]Đây là lời nói của nhân vật thằng Quít với ông nhà báo trong truyệnngắn “Thằng Quít” của Nguyễn Công Hoan Thái độ thân mật, lễ phép củangười nói với người nghe được thể hiên rất rõ trong phát ngôn, cụ thể khi phát
ngôn người nói nhấn giọng ở cụm từ “cậu nhỉ?”.
h Biểu thị thái độ nghi ngờ của người nói đối với thực tế được nêu trong phát ngôn.
Các trợ từ nhấn mạnh vừa mang những đặc trưng chung về ngữ nghĩa –ngữ dụng cho phép ta xếp chúng vào một nhóm, lại vừa có những đặc trưngriêng quy định kiểu hoàn cảnh sử dụng cụ thể của trợ từ, đồng thời cũng quyđịnh cả cái góc độ, cái thao tác cần thiết phải theo để xử lí các thông tin liênquan một cách thích đáng
Xét ví dụ:
Trang 29(15) À, té ra bác Phán nó chứ ai, sừng sững ở đằng sau mợ nó và nó từ
bao giờ, mà không biết [33, tr.64]
Trợ từ à đứng ở đầu câu nhằm nhấn mạnh thái độ không mấy ngạc
nhiên khi bác Phán xuất hiện Bác Phán đã đứng ở đằng sau từ bao giờ mà cả
nó và mợ nó đều không biết Tác giả muốn nhấn mạnh sự xuất hiện đó không
còn mấy xa lạ với mẹ con cu Dần vào mỗi tối
1.2.3.4 Chức năng tham gia biểu thị mục đích phát ngôn
Trong cuộc sống, con người dùng ngôn ngữ làm phương tiện để thểhiện ý định của mình nhằm đạt tới các mục đích khác nhau Mục đích đó cóthể là một điều muốn kể, muốn hỏi, muốn yêu cầu, đề nghị hoặc muốn bày tỏtình cảm, cảm xúc v.v Dựa vào mục đích đó, đối với đơn vị ngôn ngữ nhỏnhất có khả năng thông báo là câu, truyền thống ngôn ngữ học thường phân rathành các kiểu:
- Câu tường thuật
- Câu nghi vấn (câu hỏi)
- Câu mệnh lệnh (câu cầu khiến)
- Câu cảm thán
Qua khối lượng ngữ liệu hiện có, chúng tôi thấy trợ từ tình thái có khảnăng tham gia biểu thị một số loại hành động nói khác nhau gồm cả các hànhđộng nói trực tiếp và các hành động nói gián tiếp Dưới đây chúng tôi sẽ phântích một số khả năng đó của trợ từ tình thái
a Khả năng trợ từ tham gia biểu thị các hành động nói trực tiếp
a.1 Hành động hỏi
Điều kiện thỏa mãn hành vi hỏi được Searle miêu tả như sau:
- Điều kiện nội dung mệnh đề: Tất cả các mệnh đề hay hàm mệnh đề
- Chuẩn bị: + A không biết lời giải đáp
+ Cả đối với A, cả đối với B không chắc rằng bất kể thếnào B cũng cung cấp thông tin ngay lúc trò chuyện nếu A không hỏi
- Chân thành: A mong muốn có được thông tin đó
- Căn bản: Nhằm cố gắng nhận được thông tin từ B [32, tr.134 – 135]Xét ví dụ:
Trang 30Trong đoạn trích trên, phát ngôn “Mợ mệt à?” là một câu hỏi được đánh giá bằng trợ từ à.
Phân tích phát ngôn này theo điều kiện thỏa mãn của hành động hỏi doSearle nêu trên, ta thấy:
- Phát ngôn có chứa mệnh đề nêu lên một sự kiện (điều kiện mệnh đề)
- Người nói thực sự không biết người đối thoại (Nguyệt) có mệt thậtkhông hay đang giận dỗi điều gì Người nói cho rằng người đối thoại biết vềtính đúng/sai của sự việc được nêu ra (điều kiện chuẩn bị)
- Người nói thực sự muốn biết về tính đúng/sai của sự việc: Nguyệt cómệt hay không (điều kiện chân thành)
- Người nói muốn người đối thoại cho biết về tính đúng/sai của sự việc(điều kiện căn bản)
Qua phân tích, các điều kiện thỏa mãn của phát ngôn trên đều đượcđảm bảo, cho thấy đích của phát ngôn đang xét là đích của hành động hỏi Từ
đó có thể đi đến kết luận hành động nói của phát ngôn có chứa trợ từ à ở trên
là hành động hỏi trực tiếp
a.2 Hành động cầu khiến.
Có một số trợ từ tình thái tham gia trực tiếp vào việc biểu thị hành độngcầu khiến Cụ thể trong ví dụ sau:
(2) Cô Ngọc ngần ngừ:
– Nhưng mà hãy gượm Thanh! Đi quàng lên cho tao vậy Mày ra thợ
giặt, bảo nó là ngay cho tao chỗ này nhé
Một là con Thanh ngoan, hai là nó nhát, nên nó lại khoàng cả hai cẳng
mà đi rõ nhanh [33, tr.242]
Phân tích phát ngôn: “Mày ra thợ giặt, bảo nó là ngay cho tao chỗ này
nhé.” theo các điều kiện thỏa mãn của một hành động ở lời, chúng tôi thấy:
- Phát ngôn có chứa mệnh đề: là một hành động tương lai của ngườinghe (đảm bảo điều kiện nội dung mệnh đề)
- Người nói biết rằng người nghe có khả năng thực hiện được hànhđộng tương lai đó (điều kiện chuẩn bị)
- Người nói mong muốn người nghe thực hiện hành động mà mình nêu
ra (điều kiện chân thành)
- Mục đích của người nói là nhằm hướng người nghe đến việc thực hiệnlời đề nghị của mình (điều kiện căn bản)
Trang 31Như vậy, các điều kiện: mệnh đề, chuẩn bị, chân thành và căn bản chothấy đích của phát ngôn đang xét là đích của hành động cầu khiến Điều nàycòn được chứng minh bằng phát ngôn tiếp theo: người nghe thực hiện theo lời
đề nghị của người nói (Một là con Thanh ngoan, hai là nó nhát, nên nó lại
khoàng cả hai cẳng mà đi rõ nhanh) Do đó, trong trường hợp này, cầu khiến
là hành động ở lời trực tiếp của phát ngôn
b Khả năng trợ từ tham gia biểu thị các hành động nói gián tiếp.
Những hành động nói không được nhận diện một cách trực tiếp qua nộidung mệnh đề của phát ngôn mà phải suy ra từ nội dung ấy thuộc vào loại cáchành động nói gián tiếp, thường truyền báo các ý nghĩa hàm ẩn của phát ngôn.Các nhà nghiên cứu ngữ dụng học đã nhận thấy rằng việc một hành động ở lờivào đó có thể được dùng theo những kiểu gián tiếp nào không phải là nhữngđiều tùy tiện Tuy nhiên cho đến nay, quy tắc sử dụng gián tiếp các hành động
ở lời còn là một vấn đề chưa được giải quyết
Trên cơ sở phân tích khối ngữ liệu hiện có, chúng tôi thấy ở phạm vinày, trợ từ tình thái có thể tham gia biểu thị một số kiểu sau đây
b.1 Hiệu lực trực tiếp: hỏi; gián tiếp: nhắc nhở, thúc giục.
Ví dụ:
(3) - Đây, hay là phu – la, áo, đồng hồ đây, anh muốn lấy thức gì thì lấy.
- Tôi lấy để làm ma mẹ tôi à? [33, tr.58]
Đây là đoạn đối thoại giữa anh phu xe và người khách trong truyệnngắn “Ngựa người và người ngựa” Phân tích phát ngôn:
- Phát ngôn có chứa nội dung mệnh đề (điều kiện nội dung mệnh đề)
- Nội dung mệnh đề không chứa điều người nói đang băn khoăn, thắcmắc (Anh phu xe đã biết rằng cô khách là người không có tiền để trả tiền xe)(vi phạm điều kiện chuẩn bị)
- Người nói không mong muốn có được thông tin về chính điều mìnhhỏi và cũng không cố gắng để nhận được thông tin đó từ phía người đối thoại(vi phạm điều kiện chân thành và điều kiện căn bản) Mong muốn của ngườinói trong trường hợp này hướng đến một thông tin khác: nhắc nhở ngườikhách là anh ta cần lấy tiền xe và thúc giục cô trả tiền cho mình
Như vậy, phát ngôn trên chỉ đảm bảo một điều kiện thỏa mãn (điềukiện mệnh đề); còn điều kiện chuẩn bị, chân thành và căn bản đều bị vi phạm
Trang 32Điều đó cho thấy hành động hỏi mặc dù là hành động ở lời trực tiếp nhưngkhông phải là hành động nói chính mà người nói muốn truyền đạt đến ngườiđối thoại Cơ sở để nhận diện ra hành động gián tiếp nhắc nhở, thúc giục làdựa vào hoàn cảnh giao tiếp và nhất là dựa vào lời giải thích trước đó của vịkhách: bản thân cũng không có tiền đang đi kiếm khách làng chơi để có tiềntiêu tết
b.2 Hiệu lực trực tiếp: hỏi; gián tiếp: cảnh cáo, đe nẹt.
Ví dụ:
(4) Đoạn ngài vớ cái bọc, cởi dây, mở giấy ra trước mặt bà và nói:
– Không biết tao hết hơi nói người ta mới cho mượn những thứ này à?
Mau, chậm rồi [33, tr.338]
Ở phát ngôn: “Không biết tao hết hơi nói người ta mới cho mượn
những thứ này à?” chỉ có một điều kiện thỏa mãn của hành động hỏi được
đảm bảo, đó là điều kiện mệnh đề (phát ngôn có chứa nội dung mệnh đề) Cácđiều kiện: chuẩn bị, chân thành và căn bản đều bị vi phạm, cho thấy đích củaphát ngôn không phải là đích của hành động hỏi Dựa vào hoàn cảnh giao tiếp(ngày gần Tết, người chồng bảo vợ đi chúc Tết quan huyện Người vợ khôngmuốn đi vì không muốn chịu nhục Người chồng nói hết lời mà vợ anh cũngkhông thay đổi quyết định Hết kiên nhẫn, anh ta đánh, mắng , đe nẹt ngườivợ ) Qua đó, có thể thấy ta thấy hành động hỏi của người chồng hướng đếnđích ở lời của một hành động khác: hành động cảnh cáo, đe nẹt Đây mới làhành động đích thực của phát ngôn
b.3 Hiệu lực trực tiếp: hỏi; gián tiếp: chào.
(8) Bà Lý chợt nghĩ được một điều, ôn tồn nói:
– Thầy mày cứ gánh thúng khoai này lên huyện mà tết quan Khoai mà
không là tiền à Gặp lúc đói kém, nó lại không quý hơn vàng ấy à?[33, tr.515]
Trang 33b.6 Hiệu lực trực tiếp: hỏi; gián tiếp: than vãn.
Ví dụ:
(9) Gặp đúng người để giãi tỏ nỗi lòng, cô Tuyết mừng rỡ, nhỏm ngay
dậy Cô vớ tập báo đưa bạn và lau láu nói:
- Vân chết rồi, chị ạ! Thương hại quá, chị nhỉ? [33, tr.289]
Số lượng các hành động nói mà trợ từ có khả năng tham gia biểu thịnhư đã nêu ở trên, mặc dù chưa thể đầy đủ nhưng cũng đã cho thấy khả năngphong phú của trợ từ tình thái trong phạm vi này
1.3 Khái quát về hành động nói
1.3.1 Khái niệm hành động nói
Ngôn ngữ, như tiếng Việt chẳng hạn, là một hệ thống gồm những đơn
vị có quan hệ quy định lẫn nhau Nhưng ngôn ngữ hình thành và tồn tại đượckhông phải chỉ để thành một hệ thống đứng yên Cũng như mọi hệ thống xãhội khác, lí do tồn tại của ngôn ngữ là để làm công cụ thực hiện các chứcnăng hướng ngoại, chức năng phục vụ xã hội, trước hết là chức năng làmcông cụ gián tiếp mà xã hội đã quy định cho nó Khi ngôn ngữ được vận dụngtrong giao tiếp, chúng ta nói nó hành chức Ngôn ngữ hành chức khi conngười nói năng bằng ngôn ngữ đó Nói năng là hành động, con người hànhđộng bằng ngôn ngữ khi nói năng Ngôn ngữ về bản chất là một dạng hànhđộng của con người
Khi chúng ta giao tiếp với nhau như đã biết ít ra là phải có hai người,vai nói, vai nghe luân phiên nhau nói nghe Như thế giao tiếp là một dạnghành động xã hội của con người bằng ngôn ngữ Trong các hoạt động xã hộibằng ngôn ngữ đó, vai nói có thể dùng ngôn ngữ để miêu tả một hiện thực nào
đó, để kể lại một sự việc nào đó, để khẳng định một nhận xét nào đó, để hỏi,
để yêu cầu, để khuyên nhủ… Miêu tả, kể (trần thuật, tự sự), khẳng định, hỏi,yêu cầu, khuyên nhủ… là những hành động bộ phận nằm trong hoạt độnggiao tiếp nói chung Khi miêu tả, kể, hỏi, yêu cầu, khuyên nhủ… là chúng tahành động, chúng ta thực hiện những hành động đơn phương trong lòng hoạtđộng xã hội tổng quát là giao tiếp
Có thể tạm dùng thuật ngữ hành động nói để chỉ những hành động bộphận bằng ngôn ngữ này
Trang 34Hành động nói được các nhà nghiên cứu Dụng học định nghĩa như sau:
"Hành động nói là một hành động được thể hiện trong việc nói ra một cái gì
đó, như tạo ra một lời hứa, nêu một câu hỏi, đặt một cái tên”[28, tr.58]
Mẹ: Hôm nay,con có đi học không?
Con: Không đâu, hôm nay con được nghỉ ạ
Phát ngôn của người mẹ là một câu hỏi dùng phụ từ nghi vấn có…
không, đây là hành động hỏi của mẹ với con, mẹ muốn biết: “Hôm nay,con có
đi học không” và người mẹ đã nhận được câu trả lời từ phía người con:
“Không đâu, hôm nay con được nghỉ ạ.”
1.3.2.2 Hành động nói gián tiếp
Năm 1977, Jule đã đưa ra quan điểm của ông về hành động nói gián
tiếp như sau: “Khi nào có mối quan hệ trực tiếp giữa một cấu trúc và một
chức năng thì chúng ta có hành động nói trực tiếp Ngược lại, khi nào có mối quan hệ gián tiếp giữa một cấu trúc và một chức năng thì chúng ta có một hành động nói gián tiếp” [12, tr.27]
Hay theo Đỗ Hữu Châu: “Một hành vi được sử dụng gián tiếp là một
hành vi trong đó người nói thực hiện một hành vi ở lời này nhưng lại nhằm làm cho người nghe dựa vào những hiểu biết ngôn ngữ và ngoài ngôn ngữ chung cho cả hai suy ra hiệu lực ở lời của một hành vi khác”.
Như vậy, hành động nói gián tiếp được thực hiện khi người tham giagiao tiếp sử dụng hành động nói này nhưng lại nhằm đạt đích ở lời của hànhđộng nói khác
Ví dụ:
A : Ngoài trời còn nắng không nhỉ? Ngồi trong phòng mà nắng như ngoài sân B: Để tớ đóng cửa vào nhé
Trang 35Lời của A có hình thức là một câu hỏi (với chức năng là để hỏi) nhưng Bkhông hiểu nó giản đơn là một hành động hỏi về thời tiết, mà B hiểu ra rằng A bị ánhnắng chiếu vào người Như vậy, A đã thực hiện hành động đề nghị B đóng cửa.
* Cơ sở để nhận biết hành động nói gián tiếp
Hành động nói gián tiếp không có sự tương ứng giữa hiệu lực ở lời vớihình thức và chức năng của câu biểu thị nó Bởi vậy, không thể dựa vào dấuhiệu hình thành câu để nhận diện hành động nói gián tiếp như với các hànhđộng nói trực tiếp Tuy nhiên theo nhà nghiên cứu thì người nghe vẫn nhậndiện được hiệu lực của hành động nói gián tiếp nhờ vào các nhân tố: ngữcảnh, các thao tác suy ý, sự vi phạm quy tắc điều khiển các hành động nói, sự
vi phạm quy tắc hội thoại…
1.3.3 Các hành động nói theo cách phân loại của J Searle
Searle chỉ sử dụng 4 tiêu chí (ông gọi là “chiều đo”) vào việc phân loại
hành động nói Đó là: Đích ở lời; Hướng khớp ghép lời với hiện thực mà lời
đề cập đến; Trạng thái tâm lí được thể hiện; Nội dung mệnh đề Việc phân
loại các lớp hành động nói theo Searle có thể được tổng hợp bằng bảng sau:
Bảng 1.1 Phân loại các lớp hành động nói theo quan điểm của Searle
CÁC LOẠI HÀNH ĐỘNG NÓI Hành động
tái hiện (xác
tín)
Hành động điều khiển
Hành động kết ước (cam kết)
Hành động biểu cảm
Hành động tuyên bố
Thông báo Cầu khiến Thỏa thuận Xin lỗi Từ chối
KhuyênHỏi
Cụ thể về từng hành động nói theo quan điểm của Searle sẽ được đềcập tiếp ở chương 3 khi đi vào xem xét hành động nói trong các phát ngôn có
chứa trợ từ à, ư, nhỉ, nhé trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan.
1.4 Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Công Hoan
Nguyễn Công Hoan sinh năm 1903 tại làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ,huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc tỉnh Hưng Yên), trong một gia
Trang 36đình nho học Từ nhỏ, ông đã được bà nội truyền dạy nhiều thơ phú, truyện cổdân gian cho các cháu nên niêm luật của thơ ca, thanh điệu của ngôn ngữ và
sự say mê văn học đã thấm dần vào ông ngay từ hồi thơ ấu Lên 6 tuổi,Nguyễn Công Hoan đã học chữ Nho, rồi chuyển sang học chữ Pháp Năm
1922, ông thi đỗ vào trường Sư phạm và đến năm 1926 bước vào nghề dạyhọc, ông bắt đầu viết văn từ lúc đang học ở trường Bưởi Năm 1928, ông gianhập Việt Nam Quốc dân Đảng của Nguyễn Thái Học và bắt đầu từ đây ông
đã liên tục cho ra đời các truyện ngắn trào phúng Năm 1957, ông là Chủ tịchHội Nhà văn Việt Nam Gần 60 năm cầm bút, ngày 6/6/1977 Nguyễn Công Hoan
đã từ trần tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô (Hà Nội) để lại niềm tiếc thương
vô hạn cho đông đảo độc giả trên khắp đất nước
Nguyễn Công Hoan là một cây bút dồi dào sức sáng tạo, người đặt nềnmóng cho nền văn học hiện thực phê phán Việt Nam Ông thuộc lớp nhà vănnhững năm đầu thế kỉ XX, lớp người đang mò mẫm tìm đường, khai phá.Công lao của ông là, giữa những con đường đan chéo nhau ở các ngã ba, ngã
tư, nơi mà những người cầm bút còn đang phân vân, thậm chí có thể lạc lốigiữa những nguồn ảnh hưởng phức tạp, cũ mới, tốt xấu lẫn lộn, ông đã chọncon đường đi về phía truyền thống dân tộc, về phía quần chúng bị áp bức, conđường của chủ nghĩa hiện thực, phê phán
Nguyễn Công Hoan bắt đầu viết truyện ngắn từ cái buổi bình minh củavăn xuôi được viết bằng chữ Quốc ngữ Năm 1922, ông đã có một số truyện
ngắn in trong tập Truyện thế gian của Tản Đà thư cục, một năm sau ông tự xuất bản tập Kiếp hồng nhan Khuynh hướng hiện thực của Nguyễn Công Hoan
được dư luận chú ý từ khi những truyện ngắn của ông (thời kì 1928 - 1931)
được đăng dần trên “An Nam tạp chí” của Tản Đà dưới mục Việt Nam nhị
mục thế kỉ xã hội ba đào ký Đến năm 1935, ông đã cho ra mắt bạn đọc
khoảng 80 truyện ngắn và một số tiểu thuyết có giá trị như: Lá ngọc cành
vàng (1935), Ông chủ (1935) Khi tập truyện ngắn Kép Tư Bền (1935) ra đời
thì tên tuổi Nguyễn Công Hoan đã nổi tiếng khắp Bắc - Trung - Nam
Trang 37Có thể nói, Nguyễn Công Hoan là người đầu tiên khẳng định phươngpháp hiện thực phê phán trong lĩnh vực truyện ngắn và là ngọn cờ đầu củadòng văn học hiện thực phê phán nước ta thời kì 1930 - 1945.
Với hơn 200 truyện ngắn và khoảng 30 truyện dài, Nguyễn Công Hoan
đã hiển nhiên trở thành một nhà văn lớn, một cây bút trào phúng đáng kính nểtrong nền văn học hiện thực phê phán Việt Nam Ông đã đóng góp cho vănhọc dân tộc một khối lượng lớn các tác phẩm với nghệ thuật điêu luyện
Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan sinh động, hấp dẫn là vì tác giả luônthay đổi thủ pháp nghệ thuật, thay đổi màu sắc và cung bậc tình cảm Có truyện
viết để gây căm hờn (Sáng, chị phu mỏ), có truyện viết để làm kinh tởm (Gói đồ
nữ trang), có truyện viết để gợi lòng thương (Anh xẩm), lại có truyện viết để
cười khoái trá (Samadji; Anh hùng tương ngộ) Nguyễn Công Hoan là người biết
tổ chức cấu trúc chặt chẽ và thay đổi cấu trúc hình thức cũng rất linh hoạt
Tìm hiểu truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan trong sự đa dạng và
phong phú của đề tài, bố cục, văn phong và ngôn ngữ sử dụng Bên cạnh những
đặc điểm liên quan đến hình thức nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Công Hoan ởtrên, thì khi xem xét truyện ngắn của ông, không thể không quan tâm tới cách xâydựng hành động nói ở mỗi vai giao tiếp Một sự độc đáo mà không hề bắp gặp ở
một cây bút nào khác, bởi thế, Tô Hoài đã gọi Nguyễn Công Hoan là “một tay đô
vật không có địch thủ”, Giáo sư Nguyễn Hoành Khung coi truyện ngắn Nguyễn
Công Hoan là “hiện tượng chưa có tới hai lần trong văn học Việt Nam”
1.5.Tiểu kết chương 1
Từ những điều đã trình bày, có thể đi đến một số nhận xét sau:
Là một khái niệm vốn gắn với logic học, phạm trù tính tình thái được
áp dụng vào việc nghiên cứu ngôn ngữ học và ngày càng có vị trí quan trọngtrong việc nghiên cứu ngôn ngữ ở bình diện giao tiếp Đối tượng quan tâmcủa người nghiên cứu đối với phạm trù tính tình thái có sự khác nhau Cácnhà ngữ pháp học chú ý nhiều đến các hiện tượng thuộc về tình thái khách
Trang 38quan, còn các vấn đề thuộc về tình thái chủ quan lại được các nhà ngữ nghĩahọc đặc biệt quan tâm
Quan niệm về tính tình thái ngày càng có hướng mở rộng hơn Từnhững quan niệm gắn với logic hình thức, gắn với các kiểu câu, phạm trù tínhtình thái được mở rộng ra theo hướng tìm đến thái độ của người nói đối vớinội dung phát ngôn và với người đối thoại Việc nghiên cứu tính tình thái, đặcbiệt là tình thái chủ quan ngày càng gắn liền với việc nghiên cứu ngữ dụnghọc Trong tình hình hiện nay, như ý kiến của một số nhà nghiên cứu đã nêu ởtrên, có thể nói tính tình thái là một phạm trù có mối quan hệ rất chặt chẽ vớingữ dụng học Như vậy, việc áp dụng lí thuyết tính tình thái và ngữ dụng họcvào việc phân tích chức năng ngữ nghĩa của trợ từ tình thái là một việc cầnthiết và hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả Việc làm này, một mặt cho ta thấy rõhơn và có hệ thống hơn chức năng ngữ nghĩa của trợ từ tình thái, mặt khác cóđóng góp vào việc tìm hiểu các phương tiện dùng để biểu thị tình thái củatiếng Việt, một vấn đề còn ít được giới Việt ngữ học quan tâm
Do đó, trong khóa luận này, ngoài việc đưa ra những kiến thức kháiquát về tình thái gồm: khái niệm tình thái, phân loại tình thái, các phương tiệnthể hiện tính tình thái, chức năng của các phương tiện tình thái, chương 1 tậptrung khai thác những cơ sở lí luận chủ yếu của đề tài như: định nghĩa về trợ
từ tình thái, phân loại trợ từ tình thái, tìm hiểu các chức năng của trợ từ tìnhthái Để có cơ sở phân tích hành động nói trong các phát ngôn chứa TTTT
“à”, “ư”, “nhỉ”, “nhé” trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, từ đó thấy
được rõ hơn cái hay cái đẹp của các trợ từ này Chương 1 còn giới thuyếtnhững vấn đề khái quát về hành động nói như: khái niệm hành động nói, cách
sử dụng hành động nói, các hành động nói theo cách phân loại của Searle
Thông qua tóm tắt tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn NguyễnCông Hoan, người viết muốn phác họa một cách khái quát nhất chân dung củanhà văn này trong nền văn học nước nhà
Trang 40Chương 2
ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC TRỢ TỪ TÌNH THÁI “À”, “Ư”, “NHỈ”, “NHÉ”
TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN CÔNG HOAN
Chương này chúng tôi chủ trương xem xét các đặc điểm sau:
- Đặc điểm về tần suất xuất hiện các trợ từ tình thái “à”, “ư”, “nhỉ”,
“nhé” trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
- Đặc điểm về vị trí của các trợ từ tình thái “à”, “ư”, “nhỉ”, “nhé”
trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
- Đặc điểm về chức năng của các trợ từ tình thái “à”, “ư”, “nhỉ”,
“nhé” trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
Sau đây là nội dung cụ thể
2.1 Đặc điểm về tần suất xuất hiện các trợ từ tình thái “à”, “ư”,
“nhỉ”, “nhé” trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
Khảo sát các phát ngôn có chứa các TTTT “à”, “ư”, “nhỉ”, “nhé”
trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, kết quả được tổng hợp bằng bảng sau:
Bảng 2.1 Bảng thống kê tần suất xuất hiện các trợ từ tình thái
“à”, “ư”, “nhỉ”, “nhé” trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
Kết quả khảo sát cho thấy:
So với các TTTT được sử dụng trong tiếng Việt nói chung và trong tác
phẩm của Nguyễn Công Hoan nói riêng, các TTTT “à”, “ư”, “nhỉ”, “nhé”
được sử dụng với số lượng không nhiều Cụ thể khảo sát 74 truyện ngắn của
Nguyễn Công Hoan chỉ có 271 trường hợp phát ngôn có chứa các TTTT “à”,
“ư”, “nhỉ”, “nhé” Tần suất xuất hiện của từng trợ từ cũng không giống
nhau, TTTT “à” có TSXH nhiều nhất, cụ thể có 151/271 trường hợp, chiếm 55,7% Xuất hiện ít nhất là TTTT “ư” chỉ có 11/151 trường hợp, chiếm 4,1%.