1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khoá luận tốt nghiệp Văn học Kiểu nhân vật cực hạn trong truyện ngắn của Raymond Carver

91 1,7K 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 487,5 KB

Nội dung

Chính những vấn đề đó đã thôi thúc chúng tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Kiểu nhân vật cực hạn trong truyện ngắn của Raymond Carver” như một sự góp thêm vào dòng chảy nghiên cứu v

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam đoan và khẳng định đây là công trình nghiên cứu củariêng chúng tôi Các tài liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực,được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kìmột công trình nào khác

Tác giả Nguyễn Thị Hồng Diện

LỜI CẢM ƠN

Trang 2

Em xin kính gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo – Tiến sĩ Dương Thị ÁnhTuyết đã tận tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình thựchiện khóa luận.

Em cũng xin chân thành bày tỏ lòng kính biết ơn sâu sắc tới Quý thầy côgiáo Khoa Khoa học Xã hội, Quý thầy cô giáo của Trường Đại học Quảng Bình

đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em bồi dưỡng tri thức và hoàn thành khóa họccủa mình

Thiết tha bày tỏ lòng tri ân sâu nặng tới gia đình, là suối nguồn niềm tin vàkhát vọng của em Cảm ơn bạn bè đã chia sẻ, động viên và giúp đỡ mình trongsuốt thời gian qua

Chân thành cảm ơn!

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 3

2.1 Nguồn tài liệu tiếng Việt 3

2.1.1 Tác phẩm của Raymond Carver 3

2.1.2 Những công trình nghiên cứu về Raymond Carver 4

2.2 Nguồn tài liệu tiếng Anh đã được dịch sang tiếng Việt 6

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

3.1 Đối tượng nghiên cứu 8

3.2 Phạm vi nghiên cứu 9

4 Phương pháp nghiên cứu 9

5 Đóng góp của khóa luận 9

6 Cấu trúc của khóa luận 9

CHƯƠNG 1 NHÂN VẬT CỰC HẠN THỂ HIỆN TRONG QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI 10

1.1 Nhân vật đổ vỡ 11

1.1.1 Đổ vỡ trong đời sống vật chất 12

1.1.2 Đổ vỡ trong đời sống tinh thần 15

1.2 Nhân vật cô đơn 18

1.3 Nhân vật trên hành trình tìm kiếm 24

1.3.1 Hành trình tìm kiếm hạnh phúc 24

1.3.2 Hành trình tìm kiếm bản thể 26

1.4 Nhân vật nổi loạn 29

CHƯƠNG 2 NHÂN VẬT CỰC HẠN THỂ HIỆN QUA KHÔNG – THỜI GIAN NGHỆ THUẬT 34

2.1 Không gian ám gợi 34

2.1.1 Không gian đời thường 35

2.1.2 Không gian thảm họa 40

2.1.3 Không gian tâm tưởng 44

2.2 Thời gian lát cắt 47

Trang 4

2.2.1 Những lát cắt đời thường 49

2.2.2 Những phút giây hồi tưởng 52

2.2.3 Những khoảnh khắc nổi loạn 55

CHƯƠNG 3 NHÂN VẬT CỰC HẠN THỂ HIỆN QUA CỐT TRUYỆN, KẾT CẤU, NGÔN NGỮ 59

3.1 Cốt truyện đa lớp 59

3.2 Kết cấu đa tuyến – phi trung tâm 65

3.2.1 Kết cấu đa tuyến 65

3.2.2 Phi trung tâm 67

3.3 Những cái kết lửng lơ 73

3.4 Ngôn ngữ cực hạn 76

3.4.1 Đối thoại đứt gãy, lệch pha 77

3.4.2 Độc thoại nội tâm – Những phức cảm tâm lý 80

KẾT LUẬN 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Những thống kê gần đây cho thấy chủ nghĩa hậu hiện đại ngày càng đượccác học giả quan tâm và dành nhiều trang viết Ở địa hạt văn chương, nhữngcông trình nghiên cứu về chủ nghĩa hậu hiện đại, tìm hiểu các giá trị văn bảndưới góc nhìn hậu hiện đại tăng dần theo thời gian mà vẫn chưa có dấu hiệu dừnglại Đó là vấn đề đầu tiên thôi thúc chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu của mìnhđến chủ nghĩa hậu hiện đại

Nước Mỹ không phải là nơi khai sinh nhưng lại là mảnh đất cho chủ nghĩahậu hiện đại phát triển và thăng hoa Có thể kể đến một loạt những cây bút hậuhiện đại Mỹ nổi danh như Toni Morrison, Ken Kesey, Paul Auster Cormac,McCarthy, Barthelme, Don Delilo và không thể không kể đến chủ soái của chủnghĩa cực hạn Raymond Carver Raymond Carver (1938 - 1988) là nhà văn Hoa

Kì, sinh ra tại Oregon, trưởng thành tại Yakima, Waslington Ông được xem là câybút truyện ngắn bậc thầy của Hoa Kì nửa sau thế kỉ XX và là chủ soái của khuynhhướng (chủ nghĩa) cực hạn (minimalism), người viết về những thảm họa trong đờisống cá nhân bằng phong cách dung dị kiệm lời, kiệm cảm xúc đến bất ngờ

Thời thơ ấu Raymond Carver chịu nhiều đắng cay Ông lập gia đình từ nămmười chín tuổi Năm 1958 nhằm thay đổi cuộc sống, Carver đưa vợ và hai conđến Chico, bang California và giao du với các văn nghệ sĩ Được sự khuyếnkhích của bạn bè, Carver bắt tay vào sáng tác Ông làm thơ và viết truyện ngắn.Nhiều tạp chí nhỏ đã nhận in tác phẩm của ông Năm 1963, Carver tốt nghiệpĐại học Humboldt, California Năm 1966, ông nhận bằng thạc sĩ mĩ thuật tại Đạihọc Iowa

Năm 1968, cuốn sách đầu tiên của Carver ra mắt bạn đọc, không phải là

truyện ngắn mà là tập thơ Gần Klamath nhưng không gây được sự chú ý của độc giả Mãi tám năm sau, vẫn kiên trì vừa kiếm sống vừa viết, tập truyện ngắn Em làm ơn im đi, được không? (1977) của Raymond Carver ra đời Ngay lập tức tên

tuổi của ông được nhiều người biết đến và hâm mộ Năm 1981, một tập truyện

ngắn nổi tiếng nữa của Carver ra mắt bạn đọc, Mình nói chuyện gì khi minh nói chuyện tình.

Trang 6

Đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của Carver là khi truyện ngắn xuất sắc

bậc nhất của ông, “Điều tốt lành nho nhỏ”, được trao giải văn xuôi hư cấu Carlos Fuentes Truyện này về sau được tuyển vào tập “Thánh đường” (1984).

Năm 1988, tập tuyển những truyện đặc sắc và những truyện mới sáng tác của ông

“Mình đang gọi từ đâu” ra đời Đây là tập truyện ngắn cuối cùng trong sự nghiệp

sáng tác của ông

Được mệnh danh là nhà văn khai sinh ra trường phái Truyện ngắn cực hạn,

Carver được nhiều trường đại học mời đến giảng kĩ thuật viết cho sinh viên nhưđại học Berkeley ở Kalifornia, Đại học Texas,…Carver thừa nhận ông đã học kĩthuật viết từ William Faulkner, Ernest Hemingway và cả Anton Chekhov Vănphong Carver dung dị, trực tiếp Truyện của ông tựa lát cắt rất thực của cuộc đời.Các nhân vật của ông – thường được đối chiếu với chính cuộc đời ông – là nhữngcon người thua thiệt và mất mát

Dẫu sáng tác không nhiều nhưng những cách tân nghệ thuật về thể loại củaCarver đã đưa ông lên vị trí số một của các cây bút truyện ngắn nửa sau thế kỉ

XX ở Hoa Kỳ Ông được đánh giá là nhà văn xuất sắc và có tầm ảnh hưởng lớntrên thế giới Sau khi li dị, Carver lấy người vợ thứ hai Tess Gallagler và chuyểnđến sống tại Port Angeles, Washington Carver mất năm 1988 vì ung thư phổi Ông là một trong những người đã và đang thách thức các quan niệm truyềnthống về truyện ngắn và không ngừng cấp cho khái niệm này nội hàm mới Chủnghĩa hậu hiện đại đang là một trong những vấn đề gây nhiều tranh cãi, chưađược thống nhất; việc nghiên cứu truyện ngắn cực hạn của Raymond Carver làmột điều thực sự có ý nghĩa về cả lí luận lẫn thực tiễn

Khuynh hướng cực hạn bắt đầu xuất hiện vào thập niên 1960 trong các lĩnhvực hội họa, điêu khắc, âm nhạc và văn học Ngay từ khi xuất hiện, chủ nghĩacực hạn đã là đề tài nóng bỏng cho nhiều cuộc tranh luận và phê bình Có những

ý kiến đánh giá cao, tôn vinh, thậm chí đã gắn thuật ngữ cực hạn thành cái mácthẩm mỹ cho mọi hoạt động văn hóa nghệ thuật ở vô số nền văn hóa khác nhau.Tuy nhiên, thuật ngữ này đôi khi cũng được sử dụng với nghĩa miệt thị, coi nó làbiểu hiện của sự rã đám của các tác phẩm nghệ thuật

Trang 7

Chủ nghĩa cực hạn được biết đến đầu tiên ở lĩnh vực hội họa và điêu khắc.Trong văn học chủ nghĩa tối giản xuất hiện muộn hơn Tuy nhiên nguồn gốc củanghệ thuật và kĩ xảo mà hình thành nên chủ nghĩa cực hạn trong văn học nóichung và truyện ngắn nói riêng có thể lần theo bởi các nhà văn như AntonChekhov, James Joyce, và Hemingway Nhưng hơn hết, khái niệm chủ nghĩa cựchạn chỉ được dùng rộng rãi từ Raymond Carver Raymond Carver được coi là

“nhà chuyên môn bậc thầy về thể loại này, có thể coi là bậc nhất” (Madision Bell), là người quy tụ thành công nhất nghệ thuật cực hạn.

Tuy nhiên những vấn đề về chủ nghĩa cực hạn và Raymond Carver cho đếnnay vẫn còn là điều tương đối mới trong tiếp nhận và phê bình văn học ở ViệtNam Chính những vấn đề đó đã thôi thúc chúng tôi quyết định chọn đề tài

nghiên cứu “Kiểu nhân vật cực hạn trong truyện ngắn của Raymond Carver”

như một sự góp thêm vào dòng chảy nghiên cứu về nhà văn Mỹ độc đáo này Hivọng đề tài khóa luận của chúng tôi sẽ mang đến một cái nhìn thỏa đáng, manglại những kiến thức bổ ích cho những ai quan tâm tới nhà văn kiệt xuất này

2 Lịch sử vấn đề

Khuynh hướng cực hạn và văn chương cực hạn của Raymond Carver đãđược đưa vào giảng dạy trong một số Trường Đại học ở Mỹ và là đối tượng củanhiều công trình nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.Điều này cho thấy ông được đánh giá rất cao Tuy nhiên, trình độ ngoại ngữ hạnchế và điều kiện thời gian còn hạn hẹp nên chúng tôi chỉ mới tập hợp được một

số tài liệu nhất định

2.1 Nguồn tài liệu tiếng Việt

2.1.1 Tác phẩm của Raymond Carver

Việc dịch thuật ngày càng nhiều sáng tác của Raymond Carver mà tiêu biểu

là hai tập truyện ngắn “Mình nói chuyện gì khi mình nói chuyện tình” – Dương

Tường và Nguyễn Hạnh Quyên dịch, Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn & Nhã

Nam, 2009; “Em làm ơn im đi, được không?” Lâm Vũ Thao dịch, Nhà xuất bản

Văn học & Nhã Nam, 2012 Ngoài ra còn nhiều truyện ngắn, bài viết, phỏng vấn,

tiểu luận được dịch và đăng tải ở tạp chí Văn học nước ngoài, thư viện điện tử www.evan.com.vn như “Thời của truyện ngắn”, “Kinh nghiệm viết truyện

Trang 8

ngắn”, “Nguyên lí viết truyện ngắn” trong đó tác giả bộc lộ cái nhìn phân tích

đầy sắc sảo về truyện ngắn của bản thân và khuynh hướng sáng tác truyện ngắn

đương thời Bài dịch “Phỏng vấn Raymond Carver” do Claude Grimal thực hiện

đăng trên thư viện điện tử www.evan.com.vn hé mở nhiều điều thú vị về conngười, tư tưởng, quan điểm nghệ thuật… của Raymond Carver Trong bài phỏng

vấn, nhà văn khẳng định “truyện ngắn không sinh ra từ không khí loãng” [14]

khi nói về những ám ảnh thôi thúc nhà văn cầm bút

“Bên cạnh đó, nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Tuấn còn chuyển dịch một số

bài luận của Raymond Carver trong tuyển tập mang tên Fires như Kinh nghiệm viết truyện ngắn, Về sáng tạo Carver cho rằng “Để cho các chi tiết được cụ thể

và chuyên chở được nghĩa, ngôn ngữ phải chuẩn xác, chọn lọc kĩ càng Các từ

có thể kĩ càng tới mức nghe thật bình thường, nhưng chúng vẫn có thể gánh vác; nếu được dùng đúng, chúng có thể chạm tới mọi cung bậc”” [24].

Ngoài truyện ngắn, thơ của Raymond Carver chủ yếu được dịch và đăng tảitrên thư viện điện tử www.evan.com.vn

So với sự nghiệp sáng tác và công trình nghiên cứu về Raymond Carver thìnhững bài dịch thuật trên còn quá ít ỏi, chưa xứng với tầm vóc của nhà văn Đặcbiệt là mảng thơ của Raymond Carver vẫn còn để ngỏ

2.1.2 Những công trình nghiên cứu về Raymond Carver

Điểm lại những công trình nghiên cứu trong nước về Raymond Carverchúng tôi nhận thấy những nghiên cứu mang tính hệ thống vẫn chưa nhiều Giáo

sư Lê Huy Bắc được xem là người tiên phong trong địa hạt nghiên cứu về

Carver Trong lời giới thiệu mở đầu tập Truyện ngắn hậu hiện đại thế giới, Lê

Huy Bắc đã phân chia truyện ngắn hậu hiện đại thành 3 khuynh hướng: truyệnngắn huyền ảo, truyện ngắn mảnh vỡ, truyện ngắn cực hạn và xem Raymond

Carver là đại diện tiêu biểu cho truyện ngắn cực hạn Trong bài tiểu luận “Chủ nghĩa cực hạn và Raymond Carver” trong “Truyện ngắn lí luận tác gia và tác phẩm”, tác giả đã phân tích đặc trưng của chủ nghĩa cực hạn trong văn học Tác giả đã khẳng định “Chủ nghĩa cực hạn đề cao tính vô ngã trong sáng tạo Dấu

ấn chủ quan của tác giả càng đến gần hơn với độ không của lối viết thì tác phẩm càng có giá trị thuyết phục cao hơn” Từ đó Lê Huy Bắc rút ra kết luận “chủ

Trang 9

nghĩa tối giản trong văn học đã đáp ứng được yêu cầu của chủ nghĩa hậu hiện đại ở chỗ đã chủ trương hạn chế tối đa khả năng hư cấu, khả năng tự sự chủ quan, khả năng bao quát mọi vấn đề… mà theo cách gọi của Jean-Francois Lyotard là đại tự sự” [3;59].

Trong bài viết giới thiệu về Raymond Carver đăng trên tạp chí văn họcnước ngoài số 5/2006, Dương Tường đã chỉ ra mối liên hệ giữa Carver và Anton

Chekhov Ông cho rằng “hầu như chẳng có gì xảy ra trong những truyện kể của Carver” nhưng đằng sau những ngôn từ giản dị, dứt khoát ấy là cả một chiều sâu

bất tận những suy niệm về cuộc sống, con người Kiểu cốt truyện ấy gợi đến kiểu

“truyện không có cốt truyện”của nhà văn lớn nước Nga - Chekhov Đó là một gợi

ý quan trọng cho những ai quan tâm tiếp cận tác phẩm

Một trong những công trình nghiên cứu mang tính hệ thống, khảo rộng sángtác của Raymond Carver là Luận văn thạc sĩ của tác giả Phan Thị Vân Thanh

“Đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Raymond Carver”, Trường Đại học Sư phạm

Hà Nội, 2006 Đây là một công trình nghiên cứu khá toàn diện và hệ thống vềnhững đặc sắc nổi bật của truyện ngắn Raymond Carver trong việc xây dựngnhân vật, ngôn ngữ và cốt truyện của nhà văn Trong đó có một số kết luận khásắc sảo về thế giới nhân vật đổ vỡ, cô độc, nhỏ bé; ngôn ngữ trong hành trình điđến sự câm lặng Đồng thời tác giả cũng đã khẳng định cốt truyện của RaymondCarver đơn giản, lỏng lẻo với sự tham chiếu của nhiều cốt truyện Như vậynhững khảo cứu trên của Phan Thị Vân Thanh đã có những đóng góp đáng kểtrong việc nghiên cứu về Raymond Carver ở Việt Nam

Cũng trong quy mô một luận văn thạc sĩ, tác giả Thế Thị Thùy Dương thực

hiện đề tài “Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn của Raymond Carver dưới góc nhìn hậu hiện đại” Trường Đại học Sư phạm Huế, 2011 Đề tài tập trung vào

bốn lĩnh vực cơ bản: nhân vật, cốt truyện, trần thuật và tính liên văn bản; tác giảluận văn đã soi rọi đặc trưng thế giới nghệ thuật của Raymond Carver dưới cảmquan hậu hiện đại

Công trình nghiên cứu mới nhất về Raymond Carver là đề tài nghiên cứukhoa học cấp trường của Tiến sĩ Dương Thị Ánh Tuyết, Trường Đại học Quảng

Bình, 2013 với đề tài “Chủ nghĩa cực hạn trong truyện ngắn của Raymond

Trang 10

Carver” Đề tài đã làm rõ nhiều vấn đề về truyện ngắn cực hạn của Carver trong

vấn đề cốt truyện cực hạn, cực hạn trong ngôn từ người kể, nhan đề cực hạn Đềtài đã góp phần làm rõ những đặc điểm của chủ nghĩa cực hạn, và những biểuhiện của chủ nghĩa cực hạn trong truyện ngắn của Raymond Carver Từ đó gópphần hình thành phương thức các tác phẩm văn chương được viết theo khuynhhướng cực hạn

Điểm qua một số công trình chúng tôi nhận thấy các nhà nghiên cứu trongnước đã tiệm cận dần với nghiên cứu trên thế giới về Raymond Carver, khai phánhững con đường đến với trang viết của nhà văn, đưa ra những nhận định sắcsảo Tuy nhiên, như trên đã nói việc dịch thuật và những công trình nghiên cứu

kể trên vẫn còn khiêm tốn và mang tính khơi mở so với tầm vóc và sức lan tỏacủa cây bút người Mỹ này

2.2 Nguồn tài liệu tiếng Anh đã được dịch sang tiếng Việt

Qua việc tìm hiểu trên các trang web và các tài liệu có liên quan về tác giảRaymond Carver chúng tôi thu thập được một số tài liệu tiếng Anh đã được dịchsang tiếng Việt như sau

Những sáng tác đầu tiên của Raymond Carver được công chúng chú ý vàtrở nên phổ biến hơn sau bài bình luận trong mục điểm văn của Irving Howe,

biên tập tờ Thời báo New York “Trong bài viết Stories about our loneliness

(Những câu chuyện về nỗi cô đơn) trên thời báo New York số ra ngày 11/9/1983,

Irving đã chỉ ra đặc trưng truyện ngắn của ông, về “độ cảm xúc ít ỏi, những rung động giống nhau, không gian của ông là những thành phố đậm chất Mỹ, bán công nghiệp và đang bị tàn phá.” Nhân vật chủ yếu là những con người cô đơn, luôn nỗ lực giao tiếp nhưng thất bại Nhà bình luận sách nhấn mạnh “Nhân vật của Carver có vốn từ vựng rất khiêm tốn do vậy họ không thể giải phóng cảm xúc mà chỉ có thể bộc lộ mình qua hành vi” Đây là một gợi dẫn quan trọng cho

các nhà nghiên cứu Sự hạn chế của ngôn ngữ, hay “sự hạn hẹp của giọng điệu”thể hiện những đứt gãy, bất lực trong quá trình giao tiếp, tình trạng khuôn hạn tựthân của con người” “William Stull – giáo sư, chuyên gia về Raymond Carver ở

Mỹ với tiểu luận “Raymond Carver cuộc đời và sự nghiệp” đã cung cấp cái nhìn

Trang 11

toàn diện cho bạn đọc về con người, cuộc đời, tác phẩm, phương pháp sáng tác

và hành trình đi tìm những cách tân mới mẻ của ông.”

Bên cạnh những bài viết về cuộc đời và tiểu sử của nhà văn, các nhà phêbình còn làm sáng tỏ sự độc đáo trong nội dung tư tưởng và phong cách nghệthuật của Raymond Carver Một trong những chủ đề của truyện ngắn RaymondCarver được giới phê bình quan tâm là chủ đề về tình yêu “Fred Marramarco

trong bài tiểu luận “Carver’s couples talk about love” (Những cặp đôi của

Raymond Carver nói về tình yêu) đã đi sâu vào chủ đề tình yêu trong truyện của

Raymond Carver Ông cho rằng “tình yêu trong truyện của Raymond Carver mang gam màu lạnh khô cằn Nó làm thất vọng những độc giả có ý định kiếm tìm sự nóng bỏng qua những nhan đề mời gọi” Tác giả cũng chỉ ra những cặp đôi tan vỡ hay

gạn nứt tạo nên thế giới nhân vật đặc trưng của Raymond Carver.” [17;7]

“Vấn đề tình yêu và sự thiếu vắng của nó đã trở đi trở lại trong nhiều bài

nghiên cứu về truyện ngắn của Carver Trong bài viết ““This love word”: sexual politics and silence in early Raymond Carver” (Lời yêu này: sách lược tình dục

và im lặng trong Raymond Carver buổi đầu), Kirk Nesset đã nhận ra tình yêu vàchứng bệnh của nó được Carver coi là một “nỗi ám ảnh” Tác giả đã phân tíchmột loạt các tác phẩm cụ thể để thấy được thế giới tình yêu trong truyện ngắnCarver là một thế giới đổ vỡ với những bi kịch như ngoại tình, lừa dối, thiếuđồng điệu, tẻ nhạt trong tình dục…” [17;8]

“L Stull, Gregory P.Lainbury dựa vào lí thuyết liên văn bản để tiếp cận

toàn bộ sáng tác của Raymond Carver trong luận văn tiến sĩ “Liên văn bản trong không, thời gian nghệ thuật trong tác phẩm của Raymond Carver” (2006) Nhà

nghiên cứu đã khảo sát sự liên kết giữa sáng tác của ông với kiểu xây dựngkhông gian, thời gian trong sáng tác của Hemingway, kiểu nhân vật của Carvervới kiểu nhân vật phi lí của Kafka Trong đó nhà nghiên cứu đã khẳng địnhCarver tiếp thu từ hai bậc thầy Hemingway và Kafka cách xây dựng không gian

bị bỏ quên đậm chất Mỹ, sự lạc lỏng, cô đơn, nghịch dị của thân phận ngườitrong cuộc sống Trong chương cuối, người viết tập trong khai thác sự liên đớicủa cuộc sống thực của nhà văn với trang viết, nhấn mạnh các mối quan hệ concái với cha mẹ, cha mẹ với con cái Từ đó lí giải một số chi tiết thường xuất hiện

Trang 12

trong sáng tác của ông, sự đổ vỡ gia đình, nỗi cô đơn của những con người trong

xã hội Mỹ…” [7;8]

Tên tuổi của Raymond Carver gắn liền với chủ nghĩa cực hạn, chính vì thế

rất nhiều nhà nghiên cứu đã tập trung vào vấn đề này Trong bài viết “Now you see him, now you don’t, now you do again: the evolution of Raymond Carver’ minimalism” (Bây giờ bạn hiểu anh ta, bây giờ bạn không hiểu, bây giờ bạn lại

hiểu: sự tiến triển của chủ nghĩa cực hạn của Raymond Carver), nhà nghiên cứuAdam Meyes đã khẳng định chủ nghĩa cực hạn không phải là sự nghiệp văn

chương của Raymond Carver “Nếu chúng ta nhìn lại tất cả các tác phẩm Carver đã xuất bản thông qua tuyển tập truyện ngắn gần đây nhất được xuất bản của ông, “Mình đang gọi từ đâu”, chúng ta thấy rằng sự nghiệp của ông không phát triển theo chiều hướng của một hình chóp lộn ngược Nó giống một cái đồng

hồ cát nhiều hơn – rộng mở ban đầu, bó hẹp dần ở giữa, và rồi mở rộng trở lại.”

Nói một cách khác, Adam Meyes nhấn mạnh chủ nghĩa cực hạn chỉ là giai đoạn

giữa với tập truyện tiêu biểu “Mình nói chuyện gì khi mình nói chuyện tình” [17;8]

Từ việc điểm qua những công trình nghiên cứu ở trên chúng tôi nhận thấy,

là một nhà văn lớn của Mỹ nửa cuối thế kỉ XX, Raymond Carver đã có ảnhhưởng sâu sắc đến các thế hệ nhà văn sau này, nhưng lịch sử nghiên cứu vềRaymond Carver ở Việt Nam dường như chỉ mới bắt đầu Với mong muốn đượcgóp phần vào hành trình nghiên cứu của Raymond Carver, chúng tôi trân trọngtiếp thu và xem thành quả nghiên cứu của những cây bút đi trước là nền tảng, dẫn

đường để chúng tôi thực hiện đề tài “Kiểu nhân vật cực hạn trong truyện ngắn của Raymond Carver”.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Vấn đề chủ nghĩa cực hạn trong truyện ngắn Raymond Carver là một vấn đềrộng Toàn bộ thế giới nghệ thuật của Raymond Carver đều ghi dấu ấn của chủnghĩa cực hạn Tuy nhiên trong phạm vi của một khóa luận tốt nghiệp, trong sựgiới hạn về trình độ và thời gian nên chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu kiểunhân vật cực hạn trong truyện ngắn của Raymond Carver

Trang 13

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Trong khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp, chúng tôi chọn khảo sát hai

tập truyện “Mình nói chuyện gì khi mình nói chuyện tình” và “Em làm ơn im đi, được không?” - đây là hai tập truyện ngắn tập trung nhất nguyên tắc sáng tác chủ

nghĩa cực hạn của Raymond Carver Bên cạnh đó chúng tôi còn lựa chọn một sốtác phẩm tiêu biểu trong một số tập truyện khác của Raymond Carver được đăngtải trên thư viện điện tử www.evan.com.vn

4 Phương pháp nghiên cứu

Lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng của Marx làm nền tảng, chúng tôi tiếnhành khóa luận với phương pháp nghiên cứu chủ yếu là thi pháp học, tự sự học.Khóa luận cũng được tiến hành bằng một số phương pháp cụ thể như: khảosát, thống kê, phân loại, phân tích, bình giá, tổng hợp

Các thao tác này được sử dụng một cách có hệ thống, ngoài ra, trong khi thựchiện đề tài chúng tôi cũng không loại trừ một số gợi ý của phê bình trực giác

5 Đóng góp của khóa luận

Khóa luận là một bước kế thừa những nghiên cứu trước đó về truyện ngắncủa Raymond Carver, đề tài góp phần làm rõ đặc điểm của nhân vật cực hạntrong truyện ngắn của Raymond Carver

Khóa luận sẽ là tài liệu bổ ích trong việc học tập, nghiên cứu về RaymondCarver đối với những ai thực sự quan tâm tới vấn đề này

6 Cấu trúc của khóa luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, khóa luận được cấutrúc thành 3 chương như sau:

Chương 1: Nhân vật cực hạn thể hiện trong quan niệm nghệ thuật về conngười

Chương 2: Nhân vật cực hạn thể hiện qua không - thời gian nghệ thuật.Chương 3: Nhân vật cực hạn thể hiện qua cốt truyện, kết cấu, ngôn ngữ

Trang 14

CHƯƠNG 1 NHÂN VẬT CỰC HẠN THỂ HIỆN TRONG QUAN NIỆM

NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI

Là một trào lưu quan trọng của chủ nghĩa hậu hiện đại, khuynh hướng chủnghĩa cực hạn (Minimalism) còn được dịch là chủ nghĩa tối giản (chủ nghĩa thiểutố) hoặc nghệ thuật cực hạn (Minimal Art) bắt đầu xuất hiện vào thập niên 1960trong các lĩnh vực hội họa, điêu khắc, âm nhạc Các họa sĩ và nhà điêu khắcthuộc khuynh hướng này đều tập trung vào việc loại bỏ dấu ấn chủ quan củanghệ sĩ

Trong văn học, chủ nghĩa cực hạn xuất hiện muộn hơn Tuy khuynh hướngnày thường được cho là có mầm mống từ Anton Chekhov – nhà văn Nga với

những kiệt tác như Người đàn bà có con chó nhỏ, Một chuyện đùa…phát triển qua Anderson (1876-1941), tác giả Hoa Kỳ với những truyện ngắn Quả trứng, Chết trong rừng …và đặc biệt là Hemingway (1899-1961) với Con mèo trong mưa…tuy nhiên Raymond Carver được xem là người thành công nhất các

nguyên tắc tiêu biểu của chủ nghĩa cực hạn Chương này chúng tôi sẽ tập trunglàm rõ về những kiểu nhân vật trong truyện ngắn của Raymond Carver

Nhân vật trong truyện ngắn có vai trò đặc biệt quan trọng Có thể nói nhânvật là xương sống, là linh hồn của mỗi tác phẩm Nhân vật cũng là người phátngôn cho tư tưởng của nhà văn, thể hiện quan niệm nghệ thuật của tác giả vềcuộc đời và con người Vì vậy, văn học không thể thiếu nhân vật vì đó chính làphương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng Thôngqua nhân vật nhà văn thể hiện nhận thức của chủ thể sáng tạo nghệ thuật đối vớihiện thực khách quan Nhân vật chính là người dẫn dắt độc giả đi vào thế giớiriêng của đời sống lịch sử nhất định nào đó

Truyện ngắn cực hạn của Raymond Carver chủ yếu đề cập đến những ngườithuộc phân khúc bình lưu trong xã hội Đó là những thân phận có cuộc sống bấpbênh, chịu tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ của biến động kinh tế, xã hội, luônsống trong áp lực bị thất nghiệp, trong sự tan rã của các mối quan hệ gia đình, xãhội đẩy đến lề cuộc sống trở thành những người thất nghiệp, cô độc, bị phụ bạc.Mỗi trang viết đề cập đến những hoàn cảnh khác nhau nhưng chung quy lại nhân

Trang 15

vật của Raymond Carver đều là những con người chấn thương, mảnh vỡ, cô đơn,

có nỗi đau riêng và họ luôn khao khát tìm kiếm hạnh phúc bản thể với khát vọngvượt thoát hư vô

Nhân vật trong truyện ngắn của ông là những người hầu bàn, người đưa thư,công nhân xưởng cưa, nhân viên văn phòng, người thất nghiệp, chồng và vợ,người tình và bồ bịch… Đó là những con người bên lề cuộc sống, mờ nhạt,khiêm nhường, nhút nhát, họ là ốc đảo cô đơn của thế giới tan vỡ luôn trong mộthành trình vô tăm tích tìm kiếm hạnh phúc và bản thể… Họ là những người già

cô độc, những con người bị phụ bạc, họ bất mãn, chán chường trước cuộc sống

và họ đang muốn thoát khỏi thực tại, thoát khỏi hư vô, họ là những người bấthạnh trong cuộc sống hôn nhân tan vỡ… Mỗi trang viết của Raymond Carver đềcập đến những hoàn cảnh khác nhau nhưng chung quy lại họ là những con ngườimảnh vỡ, chấn thương, bất hạnh, mất mát, có nỗi đau riêng và bị xô đẩy đến tìnhtrạng bi đát

1.1 Nhân vật đổ vỡ

Chủ nghĩa hậu hiện đại trình bày một đời sống ngổn ngang, bất trắc, nơi lítưởng và các giá trị truyền thống bị đổ vỡ, nơi con người chỉ là những mảnh vỡ

số phận, những cá thể, không nhân danh, không đại diện cho bất kì ai Với cảm thức

đó, nhân vật đổ vỡ trở thành kiểu nhân vật của chủ nghĩa hậu hiện đại (văn học hậuhiện đại khước từ kiểu nhân vật có tính điển hình, nhân vật lí tưởng hoặc là triệt tiêunhân vật hoặc là xây dựng kiểu nhân vật dị biệt, méo mó)

Raymond Carver là đại biểu xuất sắc của truyện ngắn hậu hiện đại Mỹ theokhuynh hướng chủ nghĩa cực hạn Truyện ngắn của ông hạn chế đến mức tối đa khảnăng hư cấu, khả năng bao quát Ông gợi mở nhiều vấn đề cho độc giả nhiều hướngtiếp cận khác nhau Truyện của ông viết về những con người nhỏ bé trong xã hội, họđang bị mắc kẹt trong những bộn bề của cuộc sống thường nhật Thế giới đờithường trong truyện của ông mang màu sắc bi quan và tuyệt vọng

Trong truyện ngắn của Raymond Carver nhân vật đổ vỡ chiếm số lượngtrang viết rất lớn Tất cả họ hầu hết đều không bình thường, họ bị chấn thươnglớn về mặt vật chất và tinh thần Đó là những mảnh vỡ được chắp nối một cách

vô tình Nếu như các cây bút hiện đại hướng đến sự phản ánh cuộc sống và tìm

Trang 16

phương pháp sắp xếp lại theo một trình tự nhất định dựa trên nguyên tắc riêngcủa bản thể thì các nhà hậu hiện đại lại có xu hướng phản chiếu cuộc sống vàmặc nhiên công nhận sự tồn tại của nhiều hệ hình giá trị trong thế giới hỗn mang.Với cảm quan đó, các nhà hậu hiện đại không ngoại trừ Raymond Carver luônđặt ra vô số những “đổ vỡ”, những “chấn thương” trong sáng tác của mình.

những người phải chịu mất mát và bất trắc trong cuộc sống, họ phải đối mặt vớinhững đổ vỡ nghiêm trọng trong đời sống vật chất

Truyện “Kính ngắm” là hình ảnh người đàn ông cụt tay đi chụp ảnh dạo.

Với điều kiện sinh hoạt khó khăn của người bị khiếm khuyết, hai bàn tay của ôngđược thay thế bằng hai cái móc crôm Vậy mà ông vẫn phải cầm máy ảnh đi gõcửa từng nhà để kiếm lấy miếng cơm manh áo qua ngày Mất mát và đau thươngchưa dừng lại ở đó, ông còn phải đối diện với nghịch cảnh là những đứa con củaông đã khôn lớn và bỏ nhà đi hết, không ai chăm sóc ông lúc tuổi già Đó cũngchính là hoàn cảnh của ông chủ nhà tội nghiệp Người chủ nhà đau khổ, cô đơntrong chính ngôi nhà của mình - ngôi nhà đã nuôi lớn những đứa con để rồichúng lần lượt bỏ đi Họ là những người phải chứng kiến và trải qua những mấtmát lớn, phải chịu cảnh cô đơn của tuổi già, phải tần tảo để mưu sinh Họ đangtìm ở nhau sự đồng cảm và chút sẻ chia của những con người bất hạnh

Trang 17

Trong truyện ngắn “Tắm” là cảnh hai vợ chồng phải đối diện với cái chết

của cậu con trai độc nhất vào chính ngày sinh nhật thứ tám của cậu bé vì bị tainạn giao thông Còn nỗi đau, nỗi mất mát nào lớn hơn khi phải chứng kiến cảnhtừng giây, từng phút tử thần lấy đi mạng sống của con mình Bầu trời như sụp đổdưới chân họ, cả hai vợ chồng đều cảm thấy hoảng loạn về tâm lí Trong cơnhoảng loạn tinh thần đó cả hai vợ chồng đã thi nhau về nhà tắm, điều đó chứng tỏ họ

đã không còn tin vào khoa học nữa mà đã tìm về với thế giới tâm linh, mong chờmột phép màu thay đổi hiện tại Có lẽ vì quá mất mát nên con người đã rơi vào trạngthái như thế Đó còn là nỗi đau, nỗi tuyệt vọng của bố mẹ cậu bé Nelson mà bà mẹAnn gặp khi đi tìm hành lang ở cuối bệnh viện Và chính sau khoảnh khắc tìm quên

ấy, nhân vật lại trở về đối diện với thực tại, tiếp tục chịu đựng

Truyện ngắn “Mình đang gọi từ đâu” là câu chuyện về ba nhân vật trong trại cai nghiện, bao gồm “tôi”, J.P và Tiny Nhân vật “tôi” đã cai nghiện lần thứ hai, hai người còn lại mới vào lần đầu Nhân vật “tôi” vì men rượu mà đã đánh

mất nhiều thứ, cả hạnh phúc gia đình lẫn nghề nghiệp Cuộc hôn nhân đổ vỡ vớingười vợ thứ nhất, giờ đây anh đang sống với cô bạn gái bị bệnh ung thư và ngàycàng có nhiều triệu chứng xấu Anh luôn cảm thấy bất an và cô đơn Vì cô đơntrước thềm năm mới mà anh đã xin bạn gái của J.P là Roxy ban tặng cho nụ hônvới ý nghĩa sẽ mang lại may mắn cho anh Anh mãi mắc kẹt trong vòng luẩn

quẩn do mình tạo ra mà không hề tìm thấy lối thoát Nhân vật “tôi” còn mang

một chấn thương khác là đối mặt với cuộc hôn nhân đổ vỡ với người vợ và đangsống với cô bạn gái bệnh tật Anh đang hoang mang là nên gọi cho vợ hay là bạngái, và không biết nói gì khi họ nghe máy Nhân vật J.P thì là chuỗi xoay vòngnhững chuyến đi của anh, từ J.P trẻ nhỏ đến J.P trưởng thành Nếu trước đây J.P

vô tình bị rơi vào hố thẳm thì J.P trưởng thành lại bị dồn đẩy vào đó Theo cáchnày hay cách khác, ở vị thế nào đi nữa thì cuối cùng con người vẫn sống trongmột cái giếng cạn với tất cả hoang mang và khổ đau Con người luôn cảm thấybất ổn mặc dù họ đã cố kiếm tìm cho mình một sự đổi khác trong cuộc sống.Nhân vật của Raymond Carver thường rơi vào trạng thái tuyệt vọng khi gặp phảinhững rắc rối bất thường, thậm chí là cả những thứ vụn vặt nhất bởi nhân vật củaông đã sớm mất điểm tựa Có lẽ vì vậy mà họ tìm đến rượu và thuốc lá, họ uống

Trang 18

để giúp bản thân hưng phấn và lãng quên Hai vợ chồng trong truyện “Còn cái này thì sao?” cũng đang rơi vào tình trạng nghiện thuốc lá nặng, họ muốn rời

thành phố để tìm về một vùng quê yên tỉnh, bắt đầu lại từ đầu, công việc, tìnhyêu và tất cả Nhưng vừa mới bắt đầu họ đã cảm thấy chán nản và muốn bỏ cuộc.Raymond Carver cũng như những cây bút hậu hiện đại khác, không đưa ra bất cứmột giải pháp nào, chỉ đơn thuần thuật lại diễn tiến, đổi thay của tình trạng nhânvật Kết thúc truyện vẫn là tình trạng lửng lơ, mắt kẹt của nhân vật trước nỗi đau

ám ảnh Có khác chăng là họ dần nhận thức được hiện trạng của mình và bắt đầu

có sự đổi thay trong tư tưởng Nhân vật tôi trong “Mình đang gọi từ đâu” từ chổ

rất thờ ơ, không mong muốn gọi điện đã chủ động nhấc máy và mường tượng vềcuộc nói chuyện sắp diễn ra

Người đàn ông trong truyện ngắn “Sau đồ jeans” ở trong trạng thái bất an

và tuyệt vọng khi vợ mình đang phải đối mặt với căn bệnh ung thư Hàng trăm

câu hỏi cứ xoáy sâu trong con người anh “Sao không phải là ai khác? Sao không phải là bọn người tối nay? Sao không phải là cái bọn người bay trong đời

tự do như chim ấy? Sao không phải chúng mà là Edith?” [12;102,103] Và phần

cuối câu chuyện là hình ảnh người đàn ông đó xỏ những sợi chỉ dài màu xanh qua lỗkim và bắt đầu thêu, thêu hết mũi này sang mũi khác Đó phải chăng là mong ướcước của họ, họ không ngừng thêu dệt những ước mơ trên nền của khổ đau và bấthạnh Chính anh đang hi vọng điều diệu kì sẽ xảy ra với người vợ thân yêu củamình

Nhân vật Patti trong truyện ngắn “Vitamins” đang gặp khó khăn về vấn đề

không có việc làm, và cô đang cố gắng tìm việc gì đó để kiếm sống bằng cách gõcửa từng ngôi nhà để bán vitamin Hình như cuộc sống của cô chỉ biết đến

vitamin và vitamin, cô bị ám ảnh tới mức phải thường xuyên mơ tới nó “Em mơ thấy mình đang bày bán vitamin Em bán cả ngày lẫn đêm Chúa ơi, cuộc sống là gì.” [22] Đó là những giấc mơ tồi tệ ám ảnh Patti từ ngày này qua ngày khác.

Tình trạng thất nghiệp kéo dài đã gây nên nhiều hệ lụy mà một trong những hệlụy điển hình là vấn đề tâm lí Hầu hết những người rơi vào tâm trạng này trongtruyện ngắn của Raymond Carver đều có những bất thường, hoảng loạn, vànhững chấn thương nghiêm trọng

Trang 19

Trong truyện ngắn “Những người đi thu tiền” là cuộc gặp gỡ và trao đổi

của hai người đàn ông thất nghiệp Người chủ nhà thất nghiệp dài ngày đang chờtin việc làm từ mạn Bắc gửi về Và một người đàn ông thất nghiệp đi tư vấn đểbán máy hút bụi Người thất nghiệp gặp người thất nghiệp, người không có tiền

đi lừa gạt để moi tiền của người không có tiền Qua các nhân vật thất nghiệp, bếtắc trong những trang viết của Raymond Carver đã giúp người đọc cảm nhậnđược sự đối lập giữa nét hào nhoáng, phát triển của xã hội bên ngoài với nhữngkhó khăn khi phải đối mặt với nạn thất nghiệp của con người trong xã hội Mỹhậu công nghiệp

Nhân vật đổ vỡ trong đời sống vật chất còn thể hiện ở những mối quan hệ

vợ chồng, quan hệ cha con huyết thống Người chồng trong “Cơn sốt” phải chịu

cảnh “gà trống nuôi con” khi người vợ bỏ đi theo người khác, triền miên trong

những cơn sốt Là cảnh người chồng xách túi ra đi trong truyện ngắn “Một điều nữa thôi”… Những chấn thương này Raymond Carver chỉ gợi ra, trình bày qua

mà không nói rõ nguyên nhân, diễn biến của sự việc Vậy vấn đề ở đây là gì?Hàng loạt giả thiết được đặt ra và người đọc luôn ở trong tâm thế phải suy luận,phải lựa chọn cho mình những kết luận mà theo mình đó là hợp lí Tác giả để chongười đọc phải tự kết nối các mảnh ghép lại với nhau để suy đoán lí do nhữngchấn thương vật chất Đó là nỗi hoang mang của con người trước cuộc sống, sựsuy sụp và tuyệt vọng, niềm tin và tình yêu giữa người với người trong một xãhội ngày càng thiếu vắng các giá trị Đây chính là một trong những tính chất cơbản của truyện ngắn cực hạn

1.1.2 Đổ vỡ trong đời sống tinh thần

Trong nhiều trang viết của mình Raymond Carver đã viết về những nhân vật

bị tổn thương tâm hồn sâu sắc, những đổ vỡ trong đời sống tinh thần Điều đóđược thể hiện rõ qua các trạng thái tâm lí nhân vật ở thời điểm hiện tại Tác giảkhông miêu tả nhiều về tâm lí nhân vật mà chỉ miêu tả một số hành động bất chợtnhư ném đá, nhảy, ngủ, mơ, làm tình… nhưng những hành vi này là kết quả củamột quá trình chấn thương tâm lí lâu ngày bị dồn nén, kìm hãm và nhân vật cảmthấy khủng hoảng, bất an

Trang 20

Người đăn ông trong truyện ngắn “Sao không nhảy đi?” đang ở trong trạng

thâi cô đơn, cần sự sẻ chia, chút hơi ấm tình người sau khi li dị vợ Ông băy bânhết tất cả mọi đồ dùng sinh hoạt trong nhă nhưng không phải để kiếm tiền mẵng muốn bân hết để quín đi quâ khứ Ông không quan tđm tới giâ cả mă chỉ cầnngười hiểu, sẻ chia cho hoăn cảnh của mình để ông phần năo quín đi nỗi trốngtrải, cô đơn của con người bị phụ bạc Sau cuộc trò chuyện mua bân về nhữngmón đồ thì họ bắt đầu uống whiskey vă lời đề nghị của người đăn ông “sao côcậu không nhảy đi?” Họ nhảy ngay giữa sđn nhă vă trong sự chú ý của nhữngngười đi qua đường Đắm mình trong những điệu nhạc người đăn ông như muốnquín đi những buồn đau hiện tại Người đăn ông không thể chấp nhận được thựctại đau buồn đang diễn ra với mình, ông nhảy như để trốn chạy hiện tại, lăm điều

ngược lại với hiện tại Đọc “Kính ngắm” độc giả sẽ ngạc nhiín với hình ảnh

người chủ nhă leo lín nóc nhă nĩm những viín đâ vă găo lín “bắt đầu” Khi mọingôn ngữ bị bế tắc thì nhđn vật lín tiếng bằng hănh động cụ thể Qua hănh độngnĩm những viín đâ, người đăn ông hi vọng bao những tủi hờn vă nỗi cô đơn mẵng đang phải đối mặt sẽ theo viín đâ bay đi Ông muốn thoât ra khỏi cuộc sống

bế tắc, không lối thoât trong hiện tại Ông yíu cầu người thợ chụp ảnh chụp lạicảnh đó như một sự chia sẻ của những con người cô đơn với nhau Hănh động đócòn chứng tỏ ông lă người bị dồn nĩn tình cảm lđu ngăy vă đang chờ cơ hội đểbùng chây

Trong truyện ngắn “Biết bao nhiíu nước ở ngay gần nhă” lă trạng thâi tđm

lí bất ổn của người vợ khi nghi ngờ chồng mình liín quan tới câi chết của cô gâixấu số Cô luôn cảm thấy bất an vă âm ảnh như thể có rất nhiều nước đang chảyquanh mình Cô đê chọn câch giải quyết trạng thâi tđm lí đó bằng việc lăm tìnhvới người chồng trong phòng bếp, ngay sau khi cô đi dự đâm tang của cô gâi xấu

số trở về Việc lăm tình đó như một nhu cầu sinh lí, một giải phâp tạm thời vă bấtchợt, vă chắc chắn sau đó cô gâi vẫn tiếp diễn trong tình trạng hoảng loạn nhưban đầu Có thể tìm thấy trong trang viết của Raymond Carver câc nấc thang củaquâ trình suy sụp Từ những rạn nứt ban đầu đến sự đứt gêy trong câc mối quan

hệ Nhđn vật Sandy trong truyện ngắn “Một điều nữa thôi” chờ đợi một cđu nói

của người chồng để xóa đi sự lo lắng, bất an mỗi ngăy một chồng lớp trong cô,

Trang 21

tìm lại sự sẻ chia và sợi dây ràng buộc cuộc hôn nhân đang trên bờ vực thẳm Cònngười chồng của cô thì cảm thấy khoảng cách giữa hai người ngày càng xa Anh takhông biết phải kết nối từ đâu Cả hai đang dần trượt dài trong sự tuyệt vọng.

Nhân vật của Raymond Carver cứ mãi quẫn quanh trong hố thẳm do mìnhtạo ra, họ bị mắc kẹt trong đó và không biết phải làm gì để thoát ra khỏi sự tẻ

nhạt Cuộc du hành ngắn của Bill và Jerry (Bảo bọn đàn bà là chúng mình đi chơi) và các nhân vật trong truyện “Biết bao nhiêu nước ở ngay gần nhà” không

mang lại sinh khí mới mà ngược lại càng đẩy họ xuống sâu hơn của ngục tối Bill

và Jerry đã kết thúc chuyến du hành ngắn ngủi của mình bằng sự hụt hẫng, buồn

chán: “Anh chẳng biết Jerry muốn gì nhưng sự thể bắt đầu và kết thúc bằng một hòn đá Jerry sử dụng cùng một hòn đá cho cả hai – thoạt tiên là cô gái tên Sharon, rồi đến cô bảo là dành cho Bill” [12;87] Không chỉ Bill không hiểu

điều Jerry muốn mà ngay chính Jerry cũng không biết mình đang làm gì và cần

gì bởi khi gần đạt được mục đích Jerry lại phá vỡ tất cả Cả hai nhân vật trongtruyện đều bế tắc trong chính cuộc sống của mình Họ chán ngán với cuộc sốnghôn nhân tẻ nhạt, muốn tìm cho mình niềm vui riêng nhưng chính họ lại rơi vàocảnh bế tắc trong chính những điều do mình tạo ra

Người cha trong “Toa xe lửa” đã cố gắng bỏ qua quá khứ, bước lên chuyến

tàu hiện tại để tìm cho mình một tương lai hạnh phúc – gặp lại đứa con trai saubao ngày xa cách nhung nhớ Ông đã phải liên tục đấu tranh với bản thân mình,đặt ra vô số giả thuyết về sự kiện này Kết quả là chiếc đồng hồ Nhật Bản đắt tiền– món quà mà ông định dành tặng cho con trai đã bị mất, ông không bước xuốngtàu Những ám ảnh trong quá khứ đã trở thành những đổ vỡ trong đời sống tinhthần của người cha già đáng thương Có lẽ nó còn ám ảnh cả người con trai vàbằng chứng là anh cũng không đến sân ga để gặp lại cha mình

“Túi quà” là cuộc hội ngộ cha con sau bao ngày xa cách cùng lời dốc bầu

tâm sự của người cha có nhiều lỗi lầm lại tương phản với sự vô tình, hờ hững củangười con Hai người ở hai thế giới riêng biệt, theo đuổi những suy nghĩ và cảmxúc khác nhau Người cha dường như độc thoại một mình và người con đang thảtrôi những suy nghĩ của bản thân Mối quan hệ huyết thống, tình cảm cha con bịđứt gãy cực độ Họ đang mang trong mình những nỗi buồn, những chấn thương

Trang 22

tâm hồn riêng Người con trai cũng đang mắc phải những rắc rối tương tự nhưngười bố trong mối quan hệ gia đình Điều đó đã được thể hiện qua câu nói của

Les: “tôi nhớ mình đã bỏ quen túi quà của ông ở quán bar Cũng vậy cả thôi, Mary không cần kẹo hạnh nhân, Roca hay bất cứ thứ gì khác Đó là năm ngoái Giờ đây cô ấy chẳng cần thiết gì chúng.” [12;59] Càng lúc anh ta lại càng rơi

vào tình trạng tương tự như chính người cha của mình Người đọc có thể liêntưởng đến một cảnh tượng khác Một ngày Les kể lại cho con mình nghe về sự

đổ vỡ mà anh ta vướng phải, con của Les có thể cũng hờ hững như anh bây giờvậy

Những đổ vỡ trong đời sống tinh thần trong truyện ngắn của RaymondCarver còn được thể hiện trong những giấc mơ của các nhân vật Đó là giấc mơcủa Patti vì ám ảnh khi ngày nào cũng đi bán vitamin trong truyện ngắn

“Vitamins” Là giấc mơ của của Carlyle trong truyện ngắn “Cơn sốt” khi suốt

ngày phải đối mặt với cảnh người vợ bỏ đi và những vấn đề thường nhật nhưchăm sóc con cái, tìm người giúp việc Là giấc mơ của người chồng trong truyện

ngắn “Sợi lông” khi suốt ngày bị ám ảnh bởi sợi lông mắc ở chân răng… Những

giấc mơ là kết quả của một quá trình tâm lí lâu ngày bị dồn nén, kìm hãm và conngười tìm đến nó để mong muốn vượt thoát khỏi những nỗi đau đó

Nhân vật người mẹ trong tác phẩm “Những giấc mơ” bước ra khỏi căn nhà

ảm đạm, buồn hiu hắt để gieo hạt Hành động gieo hạt mang tính ẩn dụ, nó ámgợi đến sự hồi sinh, sức sống mới đang thai nghén trong cơ thể của người mẹ vừamất đi hai người con Như vậy nhân vật trong truyện ngắn của Raymond Carver

có thể vẫn chưa tìm được cho mình một lối thoát thực sự nhưng trong họ đã bắtđầu có ý niệm vượt thoát và vươn lên Đó là ánh sáng ở cuối đường hầm, khiếnngười đọc luôn có niềm tin ở nhân vật, trang viết

1.2 Nhân vật cô đơn

Cô đơn là đề tài quen thuộc của mọi nền văn học Trên thế giới có rất nhiều

tác phẩm viết về nỗi cô đơn nổi tiếng như “Trăm năm cô đơn” của Marquez,

“Lâu đài” của Kafka, “Rừng Nauy” của Murakami… và tất nhiên là không quên

kể đến truyện ngắn của Raymond Carver Nỗi cô đơn của con người hậu hiện đại

là những ám ảnh đầy nhức nhối trong sáng tác của Raymond Carver Ông dành

Trang 23

rất nhiều trang viết của mình tập trung thể hiện tình trạng của những con người

cô đơn, mang nhiều vết thương về vật chất và tinh thần Nhân vật trong sáng táccủa Raymond Carver là những con người cô độc khi vẫn sống giữa đồng loại, giađình, người thân, bạn bè nhưng không ai thấu hiểu, sẻ chia những niềm đau, mấtmát đó cùng với họ Mỗi người trong họ là những sinh thể cô đơn giữa xã hội.Mỗi con người là một thế giới riêng, chính vì thế khát khao thấu hiểu, khát khaođược đồng cảm và sẻ chia của họ càng trở nên mạnh mẽ Khi không thỏa mãnđược những điều đó con người dễ rơi vào trạng thái hụt hẫng, cô đơn Họ là

những người già cô độc (Kính ngắm, Túi quà); là những con người cô đơn vì bị phụ bạc (Em làm ơn im đi, được không?, Vọng lâu, Một điều nữa thôi); họ những

người cô đơn tuyệt cùng đến mức phải dùng điện thoại tìm kiếm những người

không quen để có được một cuộc nói chuyện qua lại (Có phải anh là bác sĩ?)…

Mỗi người trong họ đều là một sinh thể cô đơn đến tận cùng và không có gì cóthể kết nối họ được vì mỗi người trong họ đều cô đơn và đang theo đuổi nhữngcâu chuyện riêng, những suy nghĩ của riêng mình Đó cũng chính là những điểmchung của con người trong xã hội hậu công nghiệp

Hình ảnh người chụp ảnh dạo cụt tay và người chủ nhà cô đơn trong “Kính ngắm” gợi đến một cặp đôi đáng thương Hai người đàn ông, một người thảnh

thơi trong ngôi nhà của mình và một người lang thang chụp ảnh dạo để kiếmsống, qua vài câu nói chuyện họ đã tìm được sự đồng cảm trong nhau, bởi cả haiđều là những người “đã từng có con” và hiểu rằng “chúng đã bỏ đi”, đó là chuyệnthường Họ đều là những người cô đơn, thua thiệt và mất mát Người thợ chụpảnh mời chào và chủ nhà đồng ý, hai người đàn ông đó đã làm những điều rất kì

dị, một người đứng trên mái nhà ném đá điên cuồng và hét lên “bắt đầu” còn mộtngười đứng ở dưới gào lên bất lực “tôi không chụp ảnh động” Hành động trèolên mái nhà ném những viên đá thể hiện sự bất lực, lạc lõng và cô đơn trong cuộcsống hiện tại Những viên đá tương đương với những nỗi buồn bực, đau khổ màngười chủ nhà đang phải gánh chịu Đó là sự cô đơn của một người đàn ông tuổi

đã xế chiều, bị vợ con bỏ rơi Ném những viên đá đó đi ngang bằng với việc ông

ta muốn đẩy những nỗi niềm đó đi thật xa và muốn người chụp ảnh ghi lại nhữngkhoảnh khắc ấy như một cách chia sẻ nhưng người chụp ảnh lại không làm được

Trang 24

điều đó Tuy cả hai đang ở trong cùng một hoàn cảnh (tuổi già cô đơn), cùng cónỗi đau như nhau (bị vợ con bỏ rơi), và mặc dù đã cố gắng nhưng họ lại không thể

sẻ chia cùng nhau Đến tận phút cuối cùng họ vẫn bế tắc và cô đơn, vẫn không có aihiểu họ, cuộc sống của họ sẽ vẫn bị kéo dài trong tình trạng cô đơn đó

Sự cô đơn của nhân vật người cha trong truyện ngắn “Túi quà” lại được thể

hiện ở một cung bậc khác Nhân vật người cha kể lại lỗi lầm của đời mình nhưmột cách giải bày và thú nhận Kể lại một cách tỉ mỉ, không giấu diếm, người đànông đó một lần nữa tìm kiếm sự sẻ chia, lời giải đáp nhưng cái ông nhận được chỉ

là hư vô Lời thú nhận muộn màng và đau khổ của người cha trong truyện mongmuốn tìm lại cho mình sự thanh thản trong những năm tháng cuối đời, mongmuốn xóa bỏ khoảng cách để hòa nhập với cuộc sống, hòa nhập với cậu con trainhưng sau tất cả những điều đó là một khoảng im lặng mênh mông Nỗ lực xóa

đi những vết hằn quá khứ, những ám ảnh khổ đau, nỗ lực hòa nhập với con ngườikhông phải lúc nào cũng mang lại kết quả bởi con trai không thể hiểu cho ông

Kết thúc câu chuyện là tiếng thở dài thất vọng của người cha “Con không biết gì cả, phải không? (…) Con chẳng biết gì sất Con không biết gì ngoài việc bán sách”

[7;58] và chính bản thân ông cũng đang không biết hết về mình Sau tất cả nhữngđiều xảy ra vẫn không hiểu được vì sao mình ngoại tình Không phải do tình yêu,không phải do rạn nứt trong mối quan hệ vợ chồng Tất cả đều bất tín nhận thức bởimỗi người đều rơi vào khoảnh khắc mê muội khi ý thức bị chôn vùi

Tình trạng cô đơn ở người già không chỉ thể hiện ở những đứt gãy trong cácmối quan hệ thân tộc mà còn phản ánh những phân khúc rõ rệt giữa các thế hệ

trong xã hội Mỹ Truyện ngắn “Sao không nhảy đi” thể hiện nỗi cô đơn, tuyệt

vọng của người đàn ông khi phải bán đi tất cả những đồ đạc của mình “Saokhông nhảy đi?” vừa là một câu hỏi nhưng cũng đồng thời là một lời khẩn cầumuốn được chia sẻ, bày tỏ, họ muốn tìm thấy niềm an ủi, sự cân bằng tạm thờitrong cuộc sống cô đơn của một người đàn ông vừa mới li dị vợ Người đàn ôngkhông hề quan tâm đến việc bán hàng (bằng chứng là ông ta để cho đôi bạn trẻ tự

ra giá, ông không quan tâm đến giá cả của các món đồ) mà chỉ muốn tìm sự chia

sẻ của chàng trai và cô gái Những bước nhảy trong âm nhạc, sự hiện diện củacặp đôi có thể khiến ông vơi đi nỗi trống trải, đơn lẻ của bản thể Nhưng đôi tình

Trang 25

nhân trẻ trong câu chuyện không hề quan tâm đến trạng thái đau khổ của mộtngười già phải bán đi những đồ đạc trong gia đình của mình, họ không thèm để ý tớinguyên nhân vì sao ông phải bán đồ mà chỉ quan tâm tới giá cả của các món hàng.

Họ cũng không thấu hiểu hết nguyên nhân vì sao ông ấy muốn nhảy giữa sân nhà,trong không gian bộn bề đồ đạc mà xem đó như là một sự lạ trong cuộc sống này.Chính hành động và thái độ ấy đang đẩy xa những người già về bên lề của xã hội,khiến họ ngày càng cảm thấy lạc lõng, cô đơn

Ngoài những nỗi cô đơn của người già, Raymond Carver còn quan tâm tớiviệc thể hiện nỗi cô đơn của những người chồng, người vợ khi phải sống trongcuộc hôn nhân gia đình không hạnh phúc Họ luôn cảm thấy chông chênh, bất an,

cô độc và lạc lõng ngay trong chính cuộc sống của họ, ngay với những người

ngày ngày đầu kê vai ấp của mình Truyện ngắn “Vọng lâu” kể về câu chuyện

của người vợ bị chồng phản bội, chồng của nàng lén lút vụng trộm với người phụ

nữ dọn phòng khách sạn Và khi mọi chuyện vỡ lỡ nàng cảm thấy thất vọng vôcùng Càng thất vọng thì càng cảm thấy cô đơn Holly hoang mang, cô đơn đếnđỉnh điểm, cô luyến tiếc về những điều tốt đẹp đã mất (cô nhớ lại những thángngày hạnh phúc trong quá khứ, lúc họ còn trẻ với những kế hoạch và mộng ước).Dường như nỗi cô đơn luôn bám chặt lấy cô dẫu cô có cố gắng vượt qua nhưngtất cả đều vô ích Và đã có lúc cô muốn tìm đến với cái chết vì với một cô gáikiêu hãnh và đầy tự tin như cô không thể chấp nhận được việc chồng mình quamặt ngoại tình Tác phẩm kết thúc vẫn là sự kéo dài tình trạng mắc kẹt của hai vợchồng, cả Duane và Holly đều thả trôi việc làm ăn, thả trôi mình trong tình trạngrạn nứt không thể cứu vãn Họ cứ chôn vùi bản thể trong men rượu và trong sựdằn vặt Họ không thể chia sẻ, giải quyết để tìm lại tiếng nói chung của nhau, như

một “thứ gì đó đã chết trong em” đúng như lời tự bạch của người vợ.

Truyện ngắn “Có phải anh là bác sĩ?” là sự gặp nhau của hai con người cô

đơn trước đó không hề quen biết nhau Arnold nhận được một cuộc điện thoại từngười đàn bà cô đơn, bất hạnh, không bình thường và sau vài cuộc điện thoại qualại với người này, Arnold tìm đến nhà cô ta Hai tâm hồn cô đơn gặp nhau, mộtbên là người đàn ông xa vợ, một bên là người phụ nữ li dị chồng đang nuôi đứacon nhỏ bệnh tật Tuy nhiên, cả hai đã không đi đến cùng với hành vi của mình

Trang 26

Rõ ràng sự thèm muốn của họ không phải là thú vui xác thịt mà là sự đồng cảm

sẻ chia và tìm đến của những tâm hồn cô đơn Ở đây, người đàn bà cô đơn vàArnold đều đáng thương giống nhau Nhân vật trong truyện ngắn của RaymondCarver luôn kiếm tìm sự kết nối Người đàn bà luôn tìm mọi cách nói chuyện vớiArnold mặc dù không quen biết và chỉ với bằng một mẫu giấy nhỏ ghi lại số điệnthoại để có được những cuộc nói chuyện qua lại Điều đó chứng tỏ họ đang cốgắng để kết nối với nhau, kết nối đồng điệu giữa những tâm hồn cô đơn Và đócũng chính là tình trạng cô đơn của những thân phận con người trong xã hội Mỹhậu công nghiệp Dường như con người luôn là những ốc đảo cô đơn giữa cuộcsống hậu hiện đại

Truyện ngắn “Điều tốt lành nho nhỏ” tái hiện kiểu bất hạnh của con người

(người thì con chết, người thì không có con nhưng phải làm quần quật suốt ngày

để kiếm sống…) Những con người bất hạnh này gặp nhau một cách tình cờ.Trong câu chuyện này, nhờ việc đi đặt bánh sinh nhật và những cú điện thoại vôtình nhắc nhở về chuyện cái bánh, mà các tâm hồn cô đơn đã gặp nhau, đồng cảm

và sẻ chia cùng với nhau Người làm bánh là một người cô độc, mọi niềm vui vànỗi buồn chất đầy cả không gian chật hẹp của xưởng bánh nhỏ Ông kể cho cặp

vợ chồng nghe về nỗi cô đơn, về cuộc sống không có con cái của mình Và họbiết rằng dù đau khổ, cô đơn tới đâu thì con người cũng phải chấp nhận vượt qua

và cố gắng để sống

Sự cô đơn, buồn chán, nỗi sợ hãi mơ hồ cứ ám ảnh mỗi người khiến họ luôncảm thấy cần một chút men để có thể tiếp tục cuộc sống Nhưng càng tiếp thêmchất cay nồng vào cơ thể họ lại càng chuốc lấy sự đắng cay và cô độc Điều đó

được thể hiện rõ trong truyện ngắn “Em làm ơn im đi, được không?” Đó là tâm

trạng của người chồng khi biết người vợ phản bội mình đã cách đây bốn năm.Ralph trở nên điên dại, anh cảm thấy cô độc trong chính cuộc sống của mình, vàcảm giác bị phản bội cứ len lỏi trong anh làm anh thấy bực mình Anh lang thangtrong đêm đến quán rượu, sòng bạc, bị một gã da đen gây sự và đánh cho sưngmặt, anh về nhà nhưng không ngủ với vợ, sáng hôm sau bọn trẻ thức dậy và thấymặt anh thâm tím Anh bỏ vào phòng tắm và đã nghĩ đến chuyện bỏ đi Mariansau sự việc đêm hôm ấy cách đây bốn năm về trước cũng đang rất hối hận,

Trang 27

chuyện đó cứ ám ảnh nàng và cuối cùng nàng cũng đã tự thú với chồng, nàng cốgắng chăm chồng con để bù đắp cho lỗi lầm của mình Hơn bao giờ hết nàngđang cần sự thông cảm và bỏ qua lỗi lầm Trong họ đều đang mang những nỗi côđơn nhưng họ không thể chia sẻ cùng nhau, không hề hiểu nhau, có phải trong họđang có một vết nứt lớn mà khó có thể hàn gắn lại được nữa.

Tương tự nhân vật trong truyện ngắn “Bảo bọn đàn bà là chúng mình đi chơi”, “Có bao nhiêu nước ở ngay gần nhà”, “Một điều nữa thôi”,… cũng diễn

tả tâm trạng cô đơn, bế tắc của những con người trong xã hội đang cần sự sẻ chia,

lời an ủi, động viên từ người khác Hai người đàn ông trong câu chuyện “Bảo bọn đàn bà là chúng mình đi chơi” sau một buổi ăn uống ngoài trời với vợ đã rủ

nhau đi dạo, lên đồi và tán tỉnh hai cô gái đạp xe cùng chiều Kết thúc truyệnJerry ném hai viên đá vào cô gái như sự thoát li nửa vời Jerry muốn kiếm tìm sựmới mẻ cho cuộc sống tẻ nhạt của mình nhưng khi anh đã đạt được mục đích thì anhlại buông xuôi Cảm giác cô đơn ấy ám ảnh đến mức dù sống trong cuộc sống hiệnđại, đầy đủ thì con người vẫn luôn cảm thấy cô đơn và buồn nản Raymond Carverkhông chú ý đến việc khái quát sự phồn thịnh của một đất nước đang trên đà đi lên,

xã hội công nghiệp đầy sắc màu mà lại hướng đến sự đối lập với cuộc sống hàonhoáng của xã hội bên ngoài với sự tan vỡ bên trong mỗi con người

Chung quy lại, nỗi cô đơn của con người trong tác phẩm của RaymondCarver do hai nguyên nhân tạo thành Thứ nhất, do nỗi đau, ám ảnh quá lớnkhiến con người không thể vượt qua được Chứng tích của nỗi đau cứ hiển lộtrong cuộc sống ngày thường, trong sự cô đơn của tuổi già, của đôi tay cụt, củakhoảng cách vợ chồng… khiến mọi người phải đối mặt với quá khứ từng giâymột, từng phút một không sao thoát ra được Thứ hai, do hiện tại không tạo nênhứng khởi sống trong con người họ Hiện tại với tuổi già, thất nghiệp, lang thangkhông nhà cửa, công việc chán ngán khiến con người ta không thể chú tâm vàocuộc sống của mình Nỗi cô đơn mà Raymond Carver nói đến trong tác phẩm củamình không phải chỉ là vấn đề của một số phận, một con người mà là của số phậnchung của con người trong toàn xã hội Mỹ hậu công nghiệp Đó là bi kịch của sựkhủng hoảng mất niềm tin, lí tưởng, của nỗi cô đơn đến cùng cực và sự mấtphương hướng trước cuộc đời, sự day dứt ám ảnh ở quá khứ và ám ảnh của

Trang 28

những khoảng không siêu hình, nỗi đau của những ẩn ức tinh thần không thể giảitỏa Quằn quại trong nỗi cô đơn đau đớn ấy con người khao khát vượt thoát,quyết định dấn thân vào hành trình tìm kiếm bản thể, tìm kiếm hạnh phúc, hóagiải bi kịch.

1.3 Nhân vật trên hành trình tìm kiếm

Trong văn học không ít lần chúng ta bắt gặp những nhân vật tìm kiếm Đó

là cuộc hành trình kiếm tìm chân lí cuối cùng của Đông Juăng được GiorgioBairơn thể hiện thành công trong cuốn tiểu thuyết cùng tên; cuộc hành trình tìm

về với bản sắc văn hóa truyền thống Nhật Bản trong tiểu thuyết của YasunariKawabata hay cuộc hành trình tìm về với lương thiện, kiếm tìm lại nhân hình vànhân tính của Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao… Tất cả nhữngcuộc hành trình ấy đều mưu cầu những giá trị chân lý mà nhà văn đặt ra cho đứacon tinh thần của mình Cũng từ Đông Juăng, từ những nhân vật của YasunariKawabata, từ Chí Phèo… hình thành nên một nhận thức của nhà văn đối với hiệnthực khách quan, khi đó kiểu nhân vật kiếm tìm hình thành

Bước sang văn học hậu hiện đại, những kiểu nhân vật kiếm tìm lại mangnhững sắc diện mới, đa dạng, phong phú, phức tạp và nhiều chiều hơn Đó lànhững nhân vật với khát vọng vượt thoát, nhân vật kiếm tìm tình yêu, hạnh phúc,tìm kiếm bản thể Điều đó cũng được thể hiện rõ trong truyện ngắn cực hạn củaRaymond Carver với hai kiểu kiếm tìm: kiếm tìm hạnh phúc và kiếm tìm bản thể

1.3.1 Hành trình tìm kiếm hạnh phúc

Một trong những cuộc hành trình dài của nhân loại là cuộc hành trình dài đitìm hạnh phúc Nhân vật của Carver – những con người phải thường xuyên đốimặt với nhiều thảm họa, chấn động mạnh về tinh thần lại càng khát khao tìmkiếm hạnh phúc Hạnh phúc theo quan niệm của Carver là điều rất giản dị Đó làcảm giác ấm áp của Carlyle khi thấy người giúp việc và hai đứa trẻ chuẩn bị bữa

tối (Cơn sốt), cảm giác hạnh phúc khi hai vợ chồng Bill và Miler khám phá cuộc sống mới trong căn hộ của nhà bên (Hàng xóm), Nhân vật Loyld (Cẩn thận)

“cảm thấy mọi thứ đổi khác” khi được vợ của mình lấy đi những thứ lấp đầytrong tai, cảm giác được giải thoát khỏi cơn bùng nhùng khó chịu, được chăm sóc

Trang 29

khiến nhân vật như được tái sinh… Cho dẫu đó hoàn toàn không phải là mộtcuộc hành trình dễ dàng và thuận lợi.

Trong “Hàng xóm”, cặp vợ chồng trẻ là Bill và Miller đang nhận việc trông

nhà giúp cho vợ chồng Jim và Stone – những người hàng xóm đang đi nghỉdưỡng Vợ chồng nhà Miller không mấy danh giá, họ mơ màng thèm muốn mộtcuộc sống sung túc hơn, tươi sáng hơn, được đi du lịch nhiều như vợ chồng nhàStone Càng ngày họ càng thấy mình bị thu hút bởi căn hộ kia, những bộ quần áođắt tiền, những tủ đồ sang trọng – một thế giới khác đang ngự trị, chiếm hết cảsuy nghĩ nhà Miller và kích thích cho đời sống tình dục tẻ nhạt hàng ngày của họtrở nên cháy bỏng hơn

Ngay từ chuyến viếng thăm đến căn hộ, Bill đã không chỉ cho chú mèoKitty ăn và tưới cây mà anh còn lân la từ phòng này sang phòng khác Nhữngngày sau đó anh lẩn tránh sang nhà hàng xóm, làm một cuộc khảo sát về nhữngcủa cải mà họ có và cuối cùng anh ngả lưng trên chiếc giường của họ Anh cố nhớkhi nào cặp Stone về, rồi anh tự hỏi liệu họ có về không Anh thử những bộ quần áocủa nhà Stone, tất cả, kể cả váy… Tất cả những điều đó thể hiện sự thèm muốnvươn đến cuộc sống cao quý như người khác của đôi vợ chồng trẻ Bill, họ đang mơmột cuộc sống hạnh phúc và đầy đủ

Còn Carlyle trong truyện ngắn “Cơn sốt” lại cảm thấy cơn sốt dịu hẳn lại

khi có người lắng nghe tâm sự của anh Đối lập với giấc mơ Mỹ, nhân vật trongsáng tác của Raymond Carver không theo đuổi giấc mộng thành công, thànhdanh mà chỉ cố kiếm tìm cho mình một cuộc sống yên ổn Đó hoàn toàn khôngphải là một cuộc hành trình dễ dàng Phải đối mặt với những bất trắc trong cuộcsống và bất ổn của bản thể, nhân vật mỗi khi vừa với tay chạm đến hạnh phúc thìngay lập tức nó lại vỡ vụn Người giúp việc một lần nữa lại ra đi, Carlyle lại trở

về với trạng thái rối bời của một ông chồng đơn thân chăm sóc hai đứa con, chìmvào cơn sốt bất tận Cũng như cách cửa của căn hộ nhà hàng xóm đóng sập lại đãkhép lại vĩnh viễn thiên đường của vợ chồng Bill Họ vĩnh viễn không thể trở lạinhững giây phút trải nghiệm một cuộc sống mới Hạnh phúc với họ cũng chỉ là

hư vô và mờ nhạt

Trang 30

Nhân vật của Raymond Carver có những sang chấn tinh thần, rơi vào sựkhổ đau tuyệt vọng Nhưng họ không buông xuôi mà nỗ lực kiếm tìm cho mình

một con đường mới, là lắng nghe và chia sẻ cùng nhau Trong truyện ngắn “Điều tốt lành nho nhỏ” là cuộc gặp gỡ giữa những con người cô đơn và mất mát Họ

tìm đến với nhau, chia sẻ, động viên giúp nhau lấy lại thăng bằng và có niềm tinvào cuộc sống Hạnh phúc tái sinh trên nền tuyệt vọng, khổ đau của con người.Raymond Carver đã kín đáo thể hiện vẻ đẹp, sức sống của con người

Truyện ngắn “Sau đồ Jeans” là câu chuyện kể về người chồng nghiện rượu

và người vợ nghiện thuốc lá Họ đang phải đối diện với những vấn đề khó khăntrong cuộc sống, đặc biệt là bệnh tình của người vợ Nhưng cả hai không thôi nỗlực vượt qua khó khăn này Chi tiết người chồng xỏ sợi chỉ xanh vào kim thêuhết mũi này qua mũi khác trên nền vải lanh trắng tinh ở cuối truyện là chi tiết có

ý nghĩa biểu tượng rất lớn Dù cuộc sống có khó khăn đến nhường nào thì con

người cũng không ngừng thêu dệt ước mơ Truyện ngắn “Những giấc mơ” chi

tiết Mary ra vườn gieo những hạt giống mà hai đứa con của chị để lại sau vụ tainạn thảm khốc ấy thể hiện ước mơ và nỗi lòng của người mẹ và nỗ lực vượt thoáttrước nỗi đau, sự mất mát quá lớn

Nhân vật trong truyện ngắn của Raymond Carver luôn cố tìm kiếm mộtchốn bình yên, sự cân bằng và hạnh phúc bản thể nhưng kết quả thường khôngnhư mong đợi, bởi họ luôn chông chênh và bất an trong chính hành trình tìmkiếm của họ

1.3.2 Hành trình tìm kiếm bản thể

Để có thể hiểu về chính mình, nhân vật của Carver thường phải thực hiệnnhững cuộc cách mạng nhỏ trên hành trình đi tìm kiếm bản thể Nó được thể hiệnqua những đoạn sám hối, những lần ngắm mình trong gương, những lần tìm đếnsex… Raymond Carver tập trung phản ánh tình trạng bất tín nhận thức của nhânvật trong hành trình đi tìm chính mình Theo đó, mỗi nhân vật của ông khôngphải là một hằng số bất biến để có thể khai phá từng phần mà là một biến thểkhông ngừng thay đổi theo thời gian và hoàn cảnh

Eileen – nhân vật người vợ trong “Cơn sốt” li khai gia đình để sống với

tình yêu, ước mơ, khát vọng của riêng mình Eileen quay trở lại giảng giải về

Trang 31

hạnh phúc, con đường giải thoát cho người chồng bị bỏ rơi của mình nghe Xét

về mặt văn bản, đó là một nghịch lí nhưng thực chất nó lại có lôgic nội tại riêng.Eileen sống đúng với những đòi hỏi của bản thể, tìm thấy chính mình giữa thếgiới hỗn mang này, sống theo quan niệm hiện sinh tồn tại cho mình Theo đó, cô

là một trong những số người hiếm hoi đạt được thành công Nhưng điều đókhông kéo dài lâu Bởi qua những cuộc điện thoại liên tục của cô, người đọc cóthể nhận thấy càng về sau, cô lại càng rơi vào sự mơ hồ, bối rối

Tìm kiếm bản thể còn được thể hiện qua những lần nhìn ngắm mình trong

chiếc gương Trong truyện “Em làm ơn im đi, được không?” Ralph – người vừa

biết bí mật ngoại tình của vợ đã phiên lưu qua những nơi tồi tệ nhất của thị trấnnhư sòng bạc, quán rượu,… để giải tỏa tâm trạng của một người đang bị vợ phảnbội Say rượu, anh soi mình trong chiếc gương của quán bar và chạm vào nó

“Lúc anh kéo khăn giấy xuống, anh dí mặt vào gương và nhìn vào mắt anh Một cái mặt: chẳng có gì bất thường Anh sờ vào gương” [15;327] Chiếc gương như

phản chiếu những suy nghĩ phức tạp của Ralph về bản thân anh ta Anh ta ngạcnhiên không biết mình có còn là mình hay không, anh ta cố soi mình trong gương

để tìm kiếm câu trả lời Khi trở về nhà anh ta lại vào phòng tắm, đóng kín cửa và tự

làm trò trước gương với khuôn mặt của mình “Anh nhìn mình trong gương một lúc lâu Anh nhại lại chính mình Anh cố tạo ra nhiều vẻ mặt khác nhau Rồi anh bỏ cuộc… Anh ngắm nghía khuôn mặt của mình một lần nữa trong tấm gương đã mờ đi” [6;337] Ngắm mình trong gương thêm một lần nữa như anh đang tìm chính câu

trả lời cho bản thân mình: mình là ai, mình đang làm gì và mình có nên giữ hạnh phúcgia đình nữa hay không Đối với Ralph đây là chiếc gương phản chiếu sự hi vọng, cóthể anh vẫn chưa tìm thấy bản thân mình trong đó nhưng chí ít thì anh cũng đã cảm

thấy “hạnh phúc viên mãn”.

Nhân vật người chồng Bill trong truyện ngắn “Hàng xóm” cũng đã nhiều lần nhìn ngắm và soi chiếu mình trong gương “Anh nhìn mình trong gương, nhắm mắt, rồi lại nhìn.” [15;20] như thể anh đang kiểm tra lại chính mình, xem

mình đang ở đâu, làm việc gì và mình có còn là mình nữa hay không Để chonhân vật đứng soi mình trong gương như vậy Raymond Carver đều có dụng ý,

Trang 32

ông đã làm một người trở nên xa lạ với chính mình Đó cũng là một hành trìnhtrên con đường kiếm tìm bản thể của nhân vật.

Đến với sex cũng là một phương thức tìm kiếm bản thể Theo tiêu chí này,

có thể chia nhân vật của Raymond Carver làm hai loại: Làm tình để đưa bản thểtrở về với trạng thái cân bằng và làm tình như một phương thức khám phá mộtcái tôi mới

Ở trường hợp thứ nhất, con người không còn xem tình dục như một sự hòahợp về tinh thần và thể xác, sự hòa hợp tuyệt đối mà chỉ xem đó là một chiếcphao cứu sinh, giúp họ thoát khỏi sự hoang mang, nỗi cô đơn lên đến cực điểm

Người vợ trong tác phẩm “Biết bao nhiêu nước ở ngay gần nhà” muốn làm tình

với chồng của mình dù đang ở trong bếp (không gian chật hẹp) và đứa con trai cóthể vào bất cứ lúc nào (thời gian gấp gáp) Bởi từ đám tang cô gái trẻ trở về, côvẫn cứ hoang mang, hoài nghi về người chồng của mình, cảm thấy kiệt sức trướcnhững nghi vấn không thể đặt thành câu hỏi, không có một câu trả lời khả dĩ

Cũng tương tự như thế nhân vật người chồng trong “Em làm ơn im đi, được không?” sau một hồi lang thang tuyệt vọng trong các quán rượu, sòng bạc đã trở

về và làm tình với người vợ Làm tình là một phương thức xoa dịu nỗi đau mà

anh đang chịu đựng Trong truyện ngắn “Vọng lâu” cũng vậy, người vợ vẫn làm

tình với người chồng khi chính cô đang bị chồng mình phản bội Ở đây tình dụcđang dần bị tách ra khỏi tình yêu, tình dục chỉ có giá trị giải cứu trong chốc lát,kết cục thì họ vẫn rơi vào trạng thái bế tắc mà thôi

Trường hợp thứ hai chiếm dung lượng lớn hơn, góp phần lí giải sự lưỡngphân hay bất tín nhận thức trong tác phẩm của Raymond Carver Vợ chồng Bill

(Hàng xóm) thử một cuộc sống mới trong căn hộ của nhà hàng xóm, cảm giác

khác biệt trong một cuộc sống đang đều đều trôi qua Nó cũng tương đồng với cảmgiác hạnh phúc, mừng vui của người cha khi lần đầu tiên ngoại tình với cô gái bán

hàng trong phòng khách (Túi quà) Một cái tôi khác đang trỗi dậy, đòi hỏi sự đổi

mới, phá cách, khiến con người hành động những điều không định trước, vi phạmchuẩn mực, những giá trị đạo đức Xét cả hai trường hợp, tình dục đối với nhân vậtcủa Raymond Carver đều mang tính chất thực dụng hơn là xây đắp hạnh phúc Nóthể hiện sự suy thoái dần của cảm xúc thiêng liêng, hòa hợp tâm hồn

Trang 33

Hành trình tìm kiếm của nhân vật dù đã được định danh nhưng vẫn khá mơ

hồ vì truyện ngắn của Raymond Carver thường gợi đến những điều lửng lơ, khónắm bắt Hạnh phúc hay bản thể đều có nội hàm rộng lớn Nhân vật bị cuốn vàomột cuộc hành trình không rõ mở đầu, kết thúc và khi chạm tay vào giá trị trongkhoảnh khắc thì nó lại vỡ vụn, những giá trị khác lại được xác lập, cứ như thếcho đến vô biên Nên những cuộc kiếm tìm trong trang viết của nhà văn luôn làhành trình vô tăm tích Trang viết đã khép lại nhưng nhân vật mãi mắc kẹt giữa

vô vàn lựa chọn, những điều không thể lí giải, nắm bắt được Con người cứ mãitrong trạng thái dịch chuyển, kiếm tìm liên tục Không có sự thành công hay thấtbại tuyệt đối Chỉ có thể nói rằng trong mọi trường hợp, nhân vật vẫn cố gắng đểvượt lên trên tất cả, bằng nhiều phương thức khác nhau Và chính điều này khiếncho nhân vật của Raymond Carver dù là những kẻ mơ hồ bậc nhất về cuộc sống

và bản thể vẫn là nhân vật để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn đọc.Cho dẫu những nỗ lực tìm kiếm của họ vô vọng và không có kết quả nhưngchính ngay trong quá trình nỗ lực của nhân vật đã làm nên ý nghĩa cuộc đời:

“sống là hành trình tìm kiếm” Con người có thể không đi đến đích nhưng ýnghĩa cuộc đời đã nằm ngay trong hành trình tìm kiếm này

1.4 Nhân vật nổi loạn

Nhân vật trong truyện ngắn của Raymond Carver có những con người nổiloạn, hành động vô thức, theo bản năng, nằm ngoài dự định của mình Đó là hànhđộng nổi loạn làm điều gì đó mà họ không kiểm soát được Hành động nổi loạntrong truyện ngắn của Raymond Carver là hành động của một quá trình dài những

bế tắc và khủng hoảng nghiêm trọng trong tâm hồn nhân vật Những hành động đóxuất phát từ nỗi cô đơn, lo âu và chông chênh trong chính cuộc sống của họ

Đó là hành động bộc phát và phi lí khi leo lên mái nhà, ném những viên đá

liên tục của người đàn ông trong truyện ngắn “Kính ngắm” Vì quá bất lực, quá

cô đơn nên con người muốn giải phóng mình bằng những hành động tưởngchừng như điên loạn đó Người đàn ông chỉ hành động vô thức chứ không biếtđược rằng người thợ chụp ảnh sẽ chẳng bao giờ chụp được bức ảnh đó Hànhđộng nổi loạn ném đá chứng tỏ rằng người đàn ông đang muốn thoát khỏi nỗi cô

Trang 34

đơn của hiện tại, và việc làm của ông như thể đã phần nào trút được những bựcnhọc, cô đơn của con người đã chịu nhiều đắng cay trong cuộc đời

Nhân vật nổi loạn trong truyện ngắn của Raymond Carver còn được thểhiện trong hành động đập phá đồ đạc điên cuồng của người chồng trong truyện

“Một điều nữa thôi” cùng với những lời chửi rủa thậm tệ của anh ta Hành động

đập phá đồ đạc là một hành động điên loạn của người chồng sau những phút cãinhau căng thẳng Trong lúc nóng giận anh ta phá tung tất cả những gì trong tầmvới của anh ta, đó là hành động khi ngôn ngữ đã trở nên bất lực Một người đànông, một trụ cột gia đình mà không có tiếng nói, không được tôn trọng, anh tacảm thấy ngột ngạt và bị xem thường, cuối cùng anh ta cũng hành động một cách

vô thức và bản năng là đập phá đồ đạc trong nhà Con người bị cầm cương, dẫn

dụ, ý chí trở nên bất lực Kết thúc câu chuyện cũng là một câu nói vô thức của

người chồng “Tôi chỉ muốn nói một điều nữa thôi”, câu nói bị bỏ lửng và cũng

chính anh ta không thể nghĩ ra được “một điều nữa thôi” đó là điều gì Câu nói

đó sẽ mãi ám ảnh người vợ, đứa con và cả độc giả

Trong truyện “Một cuộc nói chuyện nghiêm túc” nhân vật Burt gần như

không kiểm soát được hành động của mình khi thấy có ai đó cứ liên tục gọi điện

thoại cho vợ “Gã dập điện thoại và đứng nhìn nó Gã mở ngăn kéo đựng dao nĩa bạc và xào xáo mọi thứ bên trong Gã mở ngăn khác Gã nhìn vào bồn rửa.

Gã vào phòng ăn lấy con dao lạng thịt Gã dứ nó vào nước nóng cho đến khi mỡ tan ra và chảy hết Gã chùi lưỡi dao lên tay áo Gã đi tới điện thoại, chập đôi dây lại, cứa phăng mà không mảy may khó khăn Gã xem đầu dây Rồi gã ném cái điện thoại lại vào góc sau cái nồi đang sôi.” [12;150] Trong cơn điên ngắn,

anh ta hầu như quên đi mục đích thực sự của chuyến trở về Anh ta trở về nhànhằm mục đích nối lại tình cảm với người vợ và muốn cùng nàng chăm sócnhững đứa con Hành động cắt đứt dây điện thoại của Burt thì cũng chính là anh

ta đã tự mình cắt đứt sự liên kết mong manh giữa anh và Vera Mọi thứ đều đứtgãy và khó lòng hàn gắn lại được nữa

Nhân vật trong truyện ngắn của Raymond Carver bất tín nhận thức về quákhứ, hiện tại, tương lai, con người bị vô thức dẫn dụ, hành động và lời nói đều

“mê muội” Một cách vô thức hai vợ chồng trong truyện ngắn “Tắm” thay nhau

Trang 35

về nhà tắm “Tắm như một hình thức để nguyện cầu” (Phan Thị Vân Thanh) Có

lẽ vì quá đau khổ nên trong chốc lát họ chẳng nghĩ ra được điều gì tốt đẹp hơn là

trở về nhà để tắm Lời đề nghị của người vợ được nói ra trong vô thức “Em sẽ về nhà, tắm một cái và mặc đồ sạch vào”, đây là giải pháp mà nhất thời người vợ

nghĩ ra Và sau đó hai vợ chồng lần lượt thay nhau về nhà tắm

Truyện ngắn “Túi quà” là hình ảnh làm tình điên cuồng của người cha thời

trẻ với cô gái bán hàng Họ làm tình điên cuồng với nhau trong vô thức, họ tìmđến với nhau ngay những lúc có cơ hội Họ không dự tính được những điều tồi tệnhất sẽ xảy ra, đó là bị người chồng của cô gái phát giác, cảnh gia đình tan nátcủa người cha Đến tận bây giờ - lúc đã già và đang đối diện với người con thìngười cha vẫn không lí giải được tại sao mình lại ngoại tình như vậy Không thể

đổ lỗi do những rạn nứt trong quan hệ vợ chồng vì trước đó vợ chồng ông sốngrất hạnh phúc, cũng không phải do tình yêu với cô gái Vậy thì vì nguyên nhângì? Có lẽ suốt cuộc đời này ông vẫn không thể tìm ra câu trả lời cho chính câuhỏi do chính mình đặt ra Hành động làm tình điên loạn còn được thể hiện trong

truyện ngắn “Vọng lâu”, người chồng lén lút làm tình với cô ả dọn phòng khách

sạn khi cuộc sống với người vợ đang hạnh phúc và họ đang vạch ra những mộngước cho tương lai Người chồng làm tình với cô gái dọn phòng theo bản năng củangười đàn ông, anh ta không hề kiểm soát và lường được hậu quả Và khi gặp rắcrối trong tình cảm vợ chồng họ lao cũng lao vào làm tình điên cuồng từ sáng tớitrưa, bỏ quên khách khứa, những cuộc điện thoại và công việc làm ăn

Nhân vật “tôi” trong truyện “Béo” cảm thấy tự tởm lợm chính mình khi có

thể lên giường với kẻ mình không yêu Dù không nói ra một cách trực tiếp,nhưng người đọc có thể thấy được một thông tin ngầm ẩn trong đó, thì ra mốiquan hệ giữa “tôi” và người tình chẳng phải là tình yêu Vậy thì, khi người ta làmtình với nhau không phải vì xuất phát từ tình yêu mà từ bản năng thì con ngườikhông khác gì con vật “Tôi” tự ghê tởm chính mình và sau đó, cuối tác phẩm,

“tôi” đã có sự thức tỉnh, “tôi” nhận diện lại giá trị cuộc sống theo đúng nghĩa để

mà đổi thay

Sự nổi loạn còn được thể hiện rõ trong những cơn say của các nhân vật Đó

là anh chàng J.P, Tiny và nhân vật “tôi” trong truyện ngắn “Mình đang gọi từ

Trang 36

đâu”, là Carlyle trong truyện “Cơn sốt”, là Ralph trong truyện “Em làm ơn im

đi, được không?” Họ tìm đến men rượu để quên đi cuộc sống, và vì men rượu

họ đã mất đi rất nhiều thứ, kể cả công việc và gia đình Họ không kiểm soát đượchành động của mình và một số người trong họ đã phải vào trại cai nghiện Ralphtìm đến men rượu một cách tình cờ và vô thức khi gặp rắc rối trong tình cảm vợchồng Anh uống và uống, uống để quên việc vợ mình đã từng phản bội mình với

người bạn cũ Còn thầy giáo Carlyle trong “Cơn sốt” thì tìm đến rượu như một

sự trốn tránh và lãng quên cuộc sống hiện tại khi vợ bỏ đi với đồng nghiệp, uốngrượu thể hiện trạng thái khủng hoảng tinh thần cao độ, chính những lúc này anhđang mất thăng bằng vào cuộc sống

Hai vợ chồng trẻ trong truyện “Sau đồ jeans” họ tìm đến với trung tâm giải

trí cộng đồng và chơi trò Bingo như một sự giải trí và để lãng quên thực tại rằng họđang phải đối mặt với căn bệnh ung thư của người vợ, và người chồng đang nghỉhưu không biết làm gì Họ tập trung chơi và không quan tâm tới phần thưởng Họ tớitrung tâm này thường xuyên, và hầu như tuần nào họ cũng tới Đó như là một sự nổiloạn để thoát ra khỏi cuộc sống ngột ngạt, bế tắc và lắm khổ đau

Nhân vật trong truyện ngắn của Raymond Carver khi bắt buộc phải đưa raquyết định, lựa chọn, họ thường hành động như những kẻ mộng du, vô thức và

bản năng Người cha trong truyện “Toa xe lửa” đủ kiên nhẫn để thực hiện cuộc

hành trình dài đến châu Âu, ông đặt ra vô số giả thiết và mường tượng ra cảnhgặp con, nhưng ông lại không đủ can đảm để bước xuống sân ga và đối diện vớicon trai của mình Kết quả là ông lại tiếp tục rơi vào trạng thái tâm lí như trướckhi chưa gặp lại con trai, ông vẫn cô đơn và mang trong mình nỗi tâm sự cần

được giải tỏa Hai vợ chồng trong truyện ngắn “Những giấc mơ” vẫn không thể

nói ra lời an ủi người hàng xóm vừa mất đi hai đứa trẻ trong vụ tai nạn Nhữnglời muốn nói vẫn mãi không thể cất ra thành lời được và chính họ cũng khônghiểu nguyên nhân tại sao… Nhân vật trong truyện ngắn của Raympnd Carverkhông thể lí giải được những hành động phi lí đi ngược lại với suy nghĩ của mìnhbởi họ luôn ở trong quá trình phát hiện, tìm kiếm những nguyên nhân và mụcđích của hành động Qua đó ta có thể thấy được rằng con người trong xã hội Mỹ

Trang 37

hậu hiện đại là những con người “bất tín nhận thức, mà trước hết họ bất tín nhận thức về chính bản thân mình” (Thế Thị Thùy Dương)

Tìm hiểu kĩ nguyên nhân ta thấy rằng những hành động nổi loạn, mang tính

vô thức và không kiểm soát được của các nhân vật, đó là kết quả của một quátrình dài đau khổ, bế tắc và những mất mát mà con người phải cam chịu, kìmnén Ta cũng phần nào hiểu được tại sao người đàn ông lại ném đá điên cuồng,hay vì sao người đàn ông lại đập phá đồ đạc như vậy… Những khoảnh khắc nổiloạn của vô thức chính là phản ứng tự thân để khai phóng ẩn ức, tìm kiếm hạnhphúc và bản thể trong chính con người mình Giây phút mà con người nổi loạnchính là những giây phút họ đang sống đúng với mình nhất, cũng là lúc họ đangtỉnh táo nhất Họ giám cất lên những lời nói phi lí, những hành động kì quái…chúng tỏ họ đang bộc lộ ham muốn của bản thể, họ khát khao thay đổi và bi kịchcủa sự khát khao này là ở chổ những hành vi nổi loạn này lại đẩy họ vào sâu hơntrong ngõ cụt không lối thoát

* *

*Với tư cách là người tiên phong của chủ nghĩa cực hạn nên cảm quan hậuhiện đại thấm đẫm trong thế giới nhân vật ở các sáng tác của Raymond Carver.Nhân vật trong truyện ngắn của Raymond Carver là những con người nhỏ bé, gầngũi, họ gặp những đổ vỡ trong đời sống vật chất và tinh thần, những con người bịchối bỏ, con người bên lề cuộc sống, những ốc đảo cô đơn giữa thế giới tan vỡ

Đó là bi kịch khủng hoảng mất niềm tin, lí tưởng của nỗi cô đơn đến cùng cực và

sự mất phương hướng trước cuộc đời Tình trạng bi kịch đó không chỉ đơn thuần

là của một nhân vật cụ thể mà là toàn bộ những con người trong xã hội

Vì quá cô đơn và bị đổ vỡ về cả vật chất lẫn tinh thần nên nhân vật trongtruyện ngắn của Raymond Carver luôn trong một cuộc hành trình vô tăm tích tìmkiếm hạnh phúc và bản thể của mình Và cũng chính vì những lẽ đó mà nhân vậtcủa ông luôn có những hành động nổi loạn, vô thức và bản năng Nhưng cuốicùng họ cũng phải chấp nhận cuộc sống cô đơn và bế tắc vốn có ở hiện tại Vớitài năng và sự nỗ lực của mình, Raymond Carver đã vẽ nên bức chân dung củacon người nhỏ bé trong thời hậu hiện đại

Trang 38

CHƯƠNG 2 NHÂN VẬT CỰC HẠN THỂ HIỆN QUA KHÔNG – THỜI GIAN

NGHỆ THUẬT

Trong chương này chúng tôi sẽ tập trung làm rõ nhân vật cực hạn thể hiện quakhông gian và thời gian trong truyện ngắn của Raymond Carver, để phần nào hiểuthêm về phong cách của ông cũng như đặc trưng của nhân vật cực hạn

2.1 Không gian ám gợi

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Không gian nghệ thuật là hình thức bên

trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó Sự miêu tả, trầnthuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn tả trongtrường nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ toàn bộquảng tính của nó: cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cách quãng, tiếp nối, caothấp, xa gần, rộng, dài tạo thành viễn cảnh nghệ thuật Không gian nghệ thuậtgắn với cảm thụ về không gian, mang tính chủ quan Ngoài không gian vật thể,

có không gian tâm tưởng Do vậy, không gian nghệ thuật có tính độc lập tươngđối, không được quy định vào không gian địa lý Không gian nghệ thuật trong tácphẩm văn học có tác dụng mô hình hóa các mối liên hệ của bức tranh thế giớinhư thời gian, xã hội, đạo đức, tôn ti trật tự Không gian nghệ thuật có thể mangtính địa điểm, tính phân giới dùng để mô hình hóa các phạm trù thế giới nhưbước đường đời, con đường cách mạng Không gian nghệ thuật có thể mang tínhcản trở, đề mô hình hóa các kiểu tính cách con người” [10,160]

“Hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của

nó Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểmnhìn, diễn ra trong một trường nhìn nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể,cảm tính bộc lộ toàn bộ quảng tính của nó: cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cáchquảng, tiếp nối, cao thấp, xa, gần, rộng, dài tạo thành viễn cảnh nghệ thuật…Không gian nghệ thuật chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm vănhọc, các ngôn ngữ tượng trưng, mà còn cho thấy quan niệm về thế giới, về chiềusâu cảm thụ của tác giả hay của một giai đoạn văn học Nó cung cấp một cơ sởkhách quan để khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu loại hình của cáchình tượng nghệ thuật” [10;160,161] Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử cũng chỉ ra

Trang 39

rằng: “Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu hiệncon người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống…” Khảo cứukhông gian, nhà văn để cho nhân vật thực hiện những cuộc hành trình của mình

vì đó là một việc làm quan trọng nhằm khám phá sâu hơn thế giới nghệ thuật củanhà văn

Nếu như trong văn học truyền thống không gian được xác định khá dễ dàngvới những mô hình tương đối ổn định thì không gian trong văn học hiện đại, hậuhiện đại lại khá phức tạp, đan xen nhiều loại không gian và rất khó để xác địnhkiểu không gian nào là chủ đạo Khảo sát các tập truyện ngắn của RaymondCarver, chúng tôi nhận thấy không gian chủ yếu trong truyện ngắn của ông mangtính chất ám gợi với ba mảng không gian chủ yếu là không gian đời thường,không gian thảm họa và không gian tâm tưởng Những không gian kể trên đều cótrong những truyện ngắn truyền thống nhưng trong truyện ngắn của RaymondCarver tính chất cực hạn, ám gợi thể hiện ở chỗ những không gian này chỉ đượctác giả gợi tả qua một số chi tiết, đồ vật nhỏ bé nhưng nó lại ám ảnh người đọc,nếu không để ý độc giả có thể bỏ qua những chi tiết, đồ vật đầy sức ám gợi này

Đó là chiếc ghế sôfa, cái gối, chiếc gạt tàn, phòng bếp, căn phòng khép kín… sựnhỏ bé này đã khái quát nên sự đổ vỡ trong chính nhân vật và trong chính cuộcsống hậu hiện đại Trong phạm vi chương này chúng tôi sẽ tập trung làm rõ bamảng không gian chủ yếu trên

2.1.1 Không gian đời thường

Không gian trong truyện ngắn của Raymond Carver chủ yếu là không giansinh hoạt đời thường nhỏ bé, tù túng và gợi lên cho người đọc sự ảm đạm củanhững thân phận con người đời thường, nhỏ bé, bế tắc, luẩn quẩn trong cuộcsống Đó là không gian nhà bếp, không gian phòng khách, không gian phòngngủ, ga xe lửa, quán bar, tiệm bánh nhỏ… không gian thực sự, trơ trụi và nhỏ bé.Nhân vật trong truyện ngắn của Raymond Carver thường khép mình trong mộtgiới hạn thu nhỏ, tối tăm như thế Theo chân các nhân vật trong các truyện ngắncủa Raymond Carver người đọc bị cuốn vào những không gian chật hẹp, đờithường và mỗi không gian là một câu chuyện, một biến cố tiềm ẩn trong đó

Trang 40

Không gian phòng bếp là không gian sinh hoạt chủ yếu của các nhân vật

trong truyện ngắn của Raymond Carver Không gian phòng bếp gợi cho ngườiđọc cảm giác đó là một không gian chật hẹp, ẩm thấp, nhỏ bé như chính cuộc đờicủa con người vậy Có thể thống kê được trên dưới hai mươi truyện Raymond

Carver lấy không gian từ phòng bếp Trong truyện ngắn “Mình nói chuyện gì khi mình nói chuyện tình”, các nhân vật ăn uống, trò chuyện với nhau ngay trong phòng bếp “Bốn chúng tôi ngồi quanh bàn bếp nhà anh, uống rượu gin Từ khung của sổ lớn đằng sau bồn rửa bát đĩa, ánh sáng ùa vào tràn ngập gian bếp.” [12;179] Ở trong chính không gian chật hẹp đó bao nhiêu số phận được đề cập, được bàn bạc, bình phẩm “Một điều nữa thôi” là truyện ngắn lấy bối cảnh

trong nhà bếp làm không gian chính Ở đó diễn ra các cuộc cãi vã giữa cha và con,

vợ và chồng, thậm chí là đánh nhau; và cũng chính nơi đó các mối quan hệ gia đình

bị vứt bỏ Hơn bao giờ hết không gian phòng bếp trở nên u ám, lạnh lẽo đến bất ngờ:

“Cô cởi cúc áo khoác và đặt ví xuống bệ bếp Cô nhìn L.D và nói, “L.D tôi chịu hết nổi rồi Rae cũng thế Những ai quen anh cũng thế Tôi nghĩ kĩ rồi Tôi muốn anh dọn đi Tối nay Ngay phút này Bây giờ Hãy biến ra khỏi đây ngay lập tức.”

L.D không định đi đâu cả Hắn nhìn từ Maxine sang cái lọ dưa nằm trên bàn từ bữa trưa Hắn cầm lọ lên và ném qua cửa sổ bếp.” [12;207].

Không gian này thể hiện sự đổ vỡ của gia đình, đáng lẽ phòng bếp phải lànơi quy tụ của gia đình, là nơi chứa đựng tiếng cười hạnh phúc bên cạnh nhữngbữa cơm ấm áp, nhưng trong phần nhiều truyện ngắn của ông điều đó đã không

xảy ra Mở đầu truyện ngắn “Không ai nói gì” là không gian u ám của phòng bếp, nơi người bố và người mẹ đang cãi nhau “Tôi có thể nghe tiếng họ ngoài bếp Không nghe rõ họ nói gì, nhưng tôi biết họ đang cãi nhau Rồi đột nhiên im lặng và mẹ bắt đầu khóc.” [15;64].

Trong truyện ngắn “Biết bao nhiêu nước ở ngay gần nhà” Claire trở về từ

đám tang của cô gái xấu số, đầu tóc rối bù nhưng cô lại sốt ruột muốn bảo vệhạnh phúc gia đình, muốn bình thường hóa thái độ thù địch giữa cô và ngườichồng nên cô đã chủ động để Stuart làm tình với mình ngay trong chính khônggian chật hẹp của phòng bếp:

Ngày đăng: 04/04/2015, 15:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1999
2. Lê Huy Bắc (Chủ biên) (2003), Truyện ngắn hậu hiện đại thế giới, NXB Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện ngắn hậu hiện đại thế giới
Tác giả: Lê Huy Bắc (Chủ biên)
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 2003
3. Lê Huy Bắc (Chủ biên) (2003), Truyện ngắn hậu hiện đại thế giới, NXB Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện ngắn hậu hiện đại thế giới
Tác giả: Lê Huy Bắc (Chủ biên)
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 2003
4. Lê Huy Bắc (2010), Lịch sử văn học Mỹ, NXB Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn học Mỹ
Tác giả: Lê Huy Bắc
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 2010
5. Lê Huy Bắc (2012), Văn học hậu hiện đại - lí thuyết và tiếp nhận, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học hậu hiện đại - lí thuyết và tiếp nhận
Tác giả: Lê Huy Bắc
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2012
6. Lê Huy Bắc (2013), Đặc trưng truyện ngắn Anh Mỹ, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc trưng truyện ngắn Anh Mỹ
Tác giả: Lê Huy Bắc
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2013
7. Thế Thị Thùy Dương (2011), Cảm quan hậu hiện đại trong truyện ngắn Raymond Carver, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Sư phạm Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cảm quan hậu hiện đại trong truyện ngắn Raymond Carver
Tác giả: Thế Thị Thùy Dương
Năm: 2011
8. Đặng Anh Đào (2008), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại
Tác giả: Đặng Anh Đào
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2008
9. Hà Minh Đức (Chủ biên) (1995), Giáo trình lí luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Giáo trình lí luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức (Chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1995
10. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1999), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1999
11. Phương Lựu (1995), Tìm hiểu lí luận văn học phương Tây hiện đại, NXB Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu lí luận văn học phương Tây hiện đại
Tác giả: Phương Lựu
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 1995
12. Raymond Carver (Dương Tường, Nguyễn Hạnh Quyên dịch) (2009), Mình nói chuyện gì khi mình nói chuyện tình, NXB Văn hóa Sài Gòn và Nhã Nam, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mình nói chuyện gì khi mình nói chuyện tình
Tác giả: Raymond Carver (Dương Tường, Nguyễn Hạnh Quyên dịch)
Nhà XB: NXB Văn hóa Sài Gòn và Nhã Nam
Năm: 2009
13. Trần Đình Sử (Chủ biên) (2007), Giáo trình lí luận văn học - tập 1, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lí luận văn học - tập 1
Tác giả: Trần Đình Sử (Chủ biên)
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2007
14. Phan Thị Vân Thanh (2006), Đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Raymond Carver, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Raymond Carver
Tác giả: Phan Thị Vân Thanh
Năm: 2006
15. Raymond Carver (Lâm Vũ Thao dịch) (2012), Em làm ơn im đi, được không?, NXB Văn học và Nhã Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Em làm ơn im đi, được không
Tác giả: Raymond Carver (Lâm Vũ Thao dịch)
Nhà XB: NXB Văn học và Nhã Nam
Năm: 2012
16. Lộc Phương Thủy (Chủ biên) (2010), Những vấn đề lí luận văn học phương Tây hiện đại, NXB Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề lí luận văn học phương Tây hiện đại
Tác giả: Lộc Phương Thủy (Chủ biên)
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 2010
17. Dương Thị Ánh Tuyết (2013), Chủ nghĩa cực hạn trong truyện ngắn của Raymond Carver, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Đại học Quảng Bình.II. Website Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa cực hạn trong truyện ngắn của Raymond Carver
Tác giả: Dương Thị Ánh Tuyết
Năm: 2013
19. Raymond-Carver-voi-nhung-dien-ngon-thi-tham – Vietvan.vn http://fliiby.com/file/835495/3sz8sqn7fk.html Link
22. Truyện ngắn Raymond Carver, Thư viện điện tử www.evan.com.vn 23. Carver Raymond, Sợi lông (Hoàng Ngọc Tuấn dịch)http://tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtworart workId=1898 Link
26. Truyện ngắn 4 phương http://vnthuquan.org 27. Tapchinhavan.vn > Tin tức > Văn học thế giới Link

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w