Không gian ám gợ

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Văn học Kiểu nhân vật cực hạn trong truyện ngắn của Raymond Carver (Trang 38 - 39)

NHÂN VẬT CỰC HẠN THỂ HIỆN QUA KHÔNG – THỜI GIAN NGHỆ THUẬT

2.1.Không gian ám gợ

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn tả trong trường nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ toàn bộ quảng tính của nó: cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cách quãng, tiếp nối, cao thấp, xa gần, rộng, dài tạo thành viễn cảnh nghệ thuật. Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về không gian, mang tính chủ quan. Ngoài không gian vật thể, có không gian tâm tưởng. Do vậy, không gian nghệ thuật có tính độc lập tương đối, không được quy định vào không gian địa lý. Không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học có tác dụng mô hình hóa các mối liên hệ của bức tranh thế giới như thời gian, xã hội, đạo đức, tôn ti trật tự. Không gian nghệ thuật có thể mang tính địa điểm, tính phân giới dùng để mô hình hóa các phạm trù thế giới như bước đường đời, con đường cách mạng. Không gian nghệ thuật có thể mang tính cản trở, đề mô hình hóa các kiểu tính cách con người” [10,160].

“Hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong một trường nhìn nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ toàn bộ quảng tính của nó: cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cách quảng, tiếp nối, cao thấp, xa, gần, rộng, dài tạo thành viễn cảnh nghệ thuật… Không gian nghệ thuật chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng, mà còn cho thấy quan niệm về thế giới, về chiều sâu cảm thụ của tác giả hay của một giai đoạn văn học. Nó cung cấp một cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu loại hình của các hình tượng nghệ thuật” [10;160,161]. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử

cũng chỉ ra rằng: “Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống…” Khảo cứu không gian, nhà văn để cho nhân vật thực hiện những cuộc hành trình của mình vì đó là một việc làm quan trọng nhằm khám phá sâu hơn thế giới nghệ thuật của nhà văn.

Nếu như trong văn học truyền thống không gian được xác định khá dễ dàng với những mô hình tương đối ổn định thì không gian trong văn học hiện đại, hậu hiện đại lại khá phức tạp, đan xen nhiều loại không gian và rất khó để xác định kiểu không gian nào là chủ đạo. Khảo sát các tập truyện ngắn của Raymond Carver, chúng tôi nhận thấy không gian chủ yếu trong truyện ngắn của ông mang tính chất ám gợi với ba mảng không gian chủ yếu là không gian đời thường, không gian thảm họa và không gian tâm tưởng. Những không gian kể trên đều có trong những truyện ngắn truyền thống nhưng trong truyện ngắn của Raymond Carver tính chất cực hạn, ám gợi thể hiện ở chỗ những không gian này chỉ được tác giả gợi tả qua một số chi tiết, đồ vật nhỏ bé nhưng nó lại ám ảnh người đọc, nếu không để ý độc giả có thể bỏ qua những chi tiết, đồ vật đầy sức ám gợi này. Đó là chiếc ghế sôfa, cái gối, chiếc gạt tàn, phòng bếp, căn phòng khép kín… sự nhỏ bé này đã khái quát nên sự đổ vỡ trong chính nhân vật và trong chính cuộc sống hậu hiện đại. Trong phạm vi chương này chúng tôi sẽ tập trung làm rõ ba mảng không gian chủ yếu trên.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Văn học Kiểu nhân vật cực hạn trong truyện ngắn của Raymond Carver (Trang 38 - 39)