Ngôn ngữ cực hạn

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Văn học Kiểu nhân vật cực hạn trong truyện ngắn của Raymond Carver (Trang 80 - 81)

NHÂN VẬT CỰC HẠN THỂ HIỆN QUA CỐT TRUYỆN, KẾT CẤU, NGÔN NGỮ

3.4. Ngôn ngữ cực hạn

Văn học là nghệ thuật ngôn từ, do đó thành tố chính yếu nhất của văn học chính là ngôn ngữ. Phong cách của các nhà tối giản là khai thác được sức mạnh tối đa của ngôn ngữ, nói được nhiều nhất từ lượng ngôn ngữ ít nhất. Raymond Carver với những câu chuyện tối giản của mình đã có những cách tân độc đáo về mặt ngôn ngữ. Trong nghệ thuật ngôn từ, tài năng của Raymond Carver không chỉ thể hiện ở nghệ thuật ngôn từ người kể chuyện mà còn được thể hiện ở nghệ thuật đối thoại, độc thoại của nhân vật: ngắn gọn, hàm súc, cô đọng; những đoạn đối

thoại lệch pha, đứt gãy, những độc thoại nội tâm. Với đề tài này chúng tôi đang tập trung nghiên cứu về nhân vật nên chúng tôi chỉ xét đến khía cạnh ngôn ngữ nhân vật mà chưa nói đến ngôn ngữ và giọng điệu của người kể chuyện.

Raymond Carver tiếp nối Hemingway ở cách sử dụng ngôn ngữ giản dị, hướng đến các từ nguyên. Trong khi Jame Joyce là một người luôn đánh đố dịch giả thì Raymond Carver lại là một người bạn dễ mến đối với người làm công việc chuyển ngữ. Nhưng thực ra những văn bản trong sáng, rõ ràng về câu chữ ấy lại chứa đựng nhiều điều lửng lơ, mơ hồ bậc nhất. Sự pha trộn chất thơ trong văn xuôi Carver là một điều hiển nhiên bởi vì bên cạnh nhà văn Carver còn là một nhà thơ. Với Raymond Carver ngôn ngữ được cố trả về với chức năng gốc và cuộc đời cũng được nhìn nhận từ chính những tính năng gốc này.

Ngôn ngữ là trung tâm sáng tạo của nghệ thuật. Nhưng sáng tạo như thế nào lại là một câu chuyện khác, bất tận và vô tăm tích. Những cây bút hậu hiện đại đều có khuynh hướng giảm thiểu tối đa sự can dự của mình trong văn bản, đặc biệt là ngôn ngữ. Bằng những phương thức khác nhau, lắp ghép, lạ hóa, mờ ảo, đa dạng hóa thậm chí là huyền hoặc hóa, phi lí hóa, nhà văn có thể mặc sức thể hiện mình trong trò chơi ngôn từ. Raymond Carver lại chọn cho mình một con đường khác, trở về với bản nguyên ngôn từ. Ông đặc biệt ưa thích ngôn ngữ đời thường. Ông cho rằng chính những ngôn ngữ như thế đã góp phần quan trọng thể hiện phong cách, tư tưởng của mình.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Văn học Kiểu nhân vật cực hạn trong truyện ngắn của Raymond Carver (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w