1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Khóa luận tốt nghiệp văn học: Tìm hiểu về thành ngữ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

69 4,3K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 712,09 KB

Nội dung

MỤC LỤCMỞ ĐẦU ........................................................................................................... 11. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 12. Lịch sử vấn đề ................................................................................................ 23. Đối tượng, phạm vi, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................. 33.1. Đối tượng .................................................................................................... 33.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 33.3. Mục đích ..................................................................................................... 33.4. Nhiệm vụ của đề tài ..................................................................................... 34. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 35. Đóng góp của đề tài ........................................................................................ 45.1. Đóng góp về lý thuyết ................................................................................. 45.2. Đóng góp về thực tiễn ................................................................................. 46. Cấu trúc của khóa luận ................................................................................... 4CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN ......................................................................... 51.1. Ngữ cố định ................................................................................................. 51.1.1. Khái niệm ................................................................................................. 51.1.2. Đặc trưng ................................................................................................. 51.1.3. Phân loại .................................................................................................. 61.2. Thành ngữ ................................................................................................... 61.2.1. Khái niệm ................................................................................................. 61.2.2. Đặc điểm .................................................................................................. 81.2.3. Phân loại .................................................................................................. 91.2.4. Thành ngữ đối ........................................................................................ 111.2.5. Thành ngữ so sánh.................................................................................. 121.2.6. Thành ngữ thường .................................................................................. 131.3. Phân biệt thành ngữ với quán ngữ, cụm từ tự do và tục ngữ ...................... 141.3.1. Khái quát ................................................................................................ 141.3.2. Phân biệt thành ngữ với quán ngữ .......................................................... 141.3.3. Phân biệt thành ngữ với cụm từ tự do ..................................................... 151.3.4. Phân biệt thành ngữ với tục ngữ ............................................................. 16CHƯƠNG 2: NGUYỄN DU VÀ TRUYỆN KIỀU ............................................ 202.1. Nguyễn Du ................................................................................................ 202.1.1. Tiểu sử cuộc đời ..................................................................................... 202.1.2. Con người ............................................................................................... 212.1.3. Sự nghiệp sáng tác.................................................................................. 212.1.3.1. Tác phẩm chữ Hán .............................................................................. 222.1.3.2. Tác phẩm chữ Nôm .............................................................................. 222.2. Truyện Kiều .............................................................................................. 232.2.1. Vị trí của Truyện Kiều trong sáng tác của Nguyễn Du ............................ 232.2.2. Vị trí của Truyện Kiều trong nền văn học dân tộc và thế giới ................. 242.2.2.1. Vị trí của Truyện Kiều trong nền văn học dân tộc ................................ 242.2.2.2. Vị trí của Truyện Kiều với văn học thế giới ......................................... 25CHƯƠNG 3: PHÂN LOẠI CÁC ĐƠN VỊ THÀNH NGỮ TRONG TRUYỆNKIỀU ................................................................................................................ 273.1. Thành ngữ đối ........................................................................................... 273.1.1. Thành ngữ đối bốn yếu tố ....................................................................... 273.1.2. Thành ngữ đối 6 yếu tố. .......................................................................... 333.2. Thành ngữ so sánh ..................................................................................... 333.3. Thành ngữ thường ..................................................................................... 34CHƯƠNG 4: ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁCH SỬ DỤNG THÀNH NGỮ TRONGTRUYỆN KIỀU ................................................................................................ 374.1. Đặc điểm ................................................................................................... 374.1.1. Đặc điểm hình thức của thành ngữ trong Truyện Kiều ........................... 374.1.1.1. Tính cố định ......................................................................................... 374.1.1.2. Tính hài hoà cân đối ............................................................................ 384.1.1.3. Phương thức cấu tạo ........................................................................... 414.1.2. Đặc điểm nội dung của thành ngữ trong Truyện Kiều ............................ 434.1.2.1. Khái quát ............................................................................................. 434.1.2.2. Tính biểu trưng và tính hàm súc .......................................................... 434.1.2.3. Phương thức cấu tạo ngữ nghĩa của thành ngữ ................................... 464.2. Cách sử dụng thành ngữ trong Truyện Kiều .............................................. 474.2.1. Sử dụng nguyên dạng ............................................................................. 474.2.2. Sử dụng cải biến ..................................................................................... 49KẾT LUẬN ...................................................................................................... 51TÀI LIỆU THAM KHẢOPHỤ LỤC

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

TRẦN VĂN ĐÔNG

TÌM HIỂU VỀ THÀNH NGỮ

TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

SƠN LA, NĂM 2013

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS Bùi Thanh Hoa

SƠN LA, NĂM 2013

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo - Tiến sĩ

Bùi Thanh Hoa, đã tận tình, trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này

Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới Ban giám hiệu trường Đại học Tây Bắc, phòng Quản lý khoa học, phòng Đào tạo, các thầy cô giáo trong Khoa Ngữ văn cùng các phòng ban chức năng đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn độc giả, để cho khóa luận được hoàn thiện hơn

Tác giả

Trần Văn Đông

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Đối tượng, phạm vi, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3

3.1 Đối tượng 3

3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

3.3 Mục đích 3

3.4 Nhiệm vụ của đề tài 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Đóng góp của đề tài 4

5.1 Đóng góp về lý thuyết 4

5.2 Đóng góp về thực tiễn 4

6 Cấu trúc của khóa luận 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 5

1.1 Ngữ cố định 5

1.1.1 Khái niệm 5

1.1.2 Đặc trưng 5

1.1.3 Phân loại 6

1.2 Thành ngữ 6

1.2.1 Khái niệm 6

1.2.2 Đặc điểm 8

1.2.3 Phân loại 9

1.2.4 Thành ngữ đối 11

1.2.5 Thành ngữ so sánh 12

1.2.6 Thành ngữ thường 13

1.3 Phân biệt thành ngữ với quán ngữ, cụm từ tự do và tục ngữ 14

Trang 6

1.3.2 Phân biệt thành ngữ với quán ngữ 14

1.3.3 Phân biệt thành ngữ với cụm từ tự do 15

1.3.4 Phân biệt thành ngữ với tục ngữ 16

CHƯƠNG 2: NGUYỄN DU VÀ TRUYỆN KIỀU 20

2.1 Nguyễn Du 20

2.1.1 Tiểu sử cuộc đời 20

2.1.2 Con người 21

2.1.3 Sự nghiệp sáng tác 21

2.1.3.1 Tác phẩm chữ Hán 22

2.1.3.2 Tác phẩm chữ Nôm 22

2.2 Truyện Kiều 23

2.2.1 Vị trí của Truyện Kiều trong sáng tác của Nguyễn Du 23

2.2.2 Vị trí của Truyện Kiều trong nền văn học dân tộc và thế giới 24

2.2.2.1 Vị trí của Truyện Kiều trong nền văn học dân tộc 24

2.2.2.2 Vị trí của Truyện Kiều với văn học thế giới 25

CHƯƠNG 3: PHÂN LOẠI CÁC ĐƠN VỊ THÀNH NGỮ TRONG TRUYỆN KIỀU 27

3.1 Thành ngữ đối 27

3.1.1 Thành ngữ đối bốn yếu tố 27

3.1.2 Thành ngữ đối 6 yếu tố 33

3.2 Thành ngữ so sánh 33

3.3 Thành ngữ thường 34

CHƯƠNG 4: ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁCH SỬ DỤNG THÀNH NGỮ TRONG TRUYỆN KIỀU 37

4.1 Đặc điểm 37

4.1.1 Đặc điểm hình thức của thành ngữ trong Truyện Kiều 37

4.1.1.1 Tính cố định 37

4.1.1.2 Tính hài hoà cân đối 38

4.1.1.3 Phương thức cấu tạo 41

Trang 7

4.1.2 Đặc điểm nội dung của thành ngữ trong Truyện Kiều 43

4.1.2.1 Khái quát 43

4.1.2.2 Tính biểu trưng và tính hàm súc 43

4.1.2.3 Phương thức cấu tạo ngữ nghĩa của thành ngữ 46

4.2 Cách sử dụng thành ngữ trong Truyện Kiều 47

4.2.1 Sử dụng nguyên dạng 47

4.2.2 Sử dụng cải biến 49

KẾT LUẬN 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nguyễn Du được coi là một trong những tác giả tiêu biểu nhất của văn học Việt Nam cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX Ông đã để lại cho chúng ta một

kho tàng lớn những tác phẩm như: Thanh hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc

hành tạp lục, Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều), Văn chiêu hồn, Qua

những tác phẩm của mình, đặc biệt với Truyện Kiều ông đã thể hiện tài năng bậc

thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ, tạo nên một phong cách riêng cho thơ văn Nguyễn Du Chính vì thế, tác phẩm của ông trở thành đối tượng nghiên cứu của đông đảo các nhà phê bình văn học, các nhà ngôn ngữ học

“Đoạn trường tân thanh” (tên phổ biến là Truyện Kiều) được viết bằng chữ Nôm, gồm 3254 câu thơ theo thể lục bát Thông qua Truyện Kiều người đọc

phần nào thấy được tư tưởng nhân đạo sâu sắc cùng với tài năng bậc thầy của Nguyễn Du trong việc sử dụng ngôn ngữ Rõ ràng trong quá trình sáng tạo nghệ thuật mỗi nhà văn có một cảm quan hiện thực và một cảm hứng sáng tác riêng

Hệ thống từ ngữ được tác giả sử dụng rất dung dị, tự nhiên, mang đậm hơi thở của cuộc sống Trong đó, các thành ngữ được Nguyễn Du sử dụng rất hiệu quả Thành ngữ là một đơn vị ngôn ngữ mang tính chất dân tộc sâu sắc Nó thường xuyên có mặt trong lời ăn, tiếng nói của mỗi người dân trong cuộc sống Bất kỳ ở nơi đâu, trong thời gian nào thì thành ngữ cũng có thể xuất hiện: khi kể chuyện, khi viết thư hay giao tiếp với nhau Cùng với kho tàng tục ngữ, ca dao, Thành ngữ là một tài sản quý báu Nói cách khác, thành ngữ được sáng tạo trong quá trình sinh hoạt quần chúng Vì thế, chúng thường xuất hiện trong môi trường dân dã Tất cả các đặc điểm trên làm cho thành ngữ trở thành một đối tượng hấp dẫn đối với giới nghiên cứu không chỉ ở ngành ngôn ngữ học mà còn

ở nhiều ngành khác như: dân tộc học, văn hóa, Nghiên cứu thành ngữ cũng là một công việc có đóng góp rất lớn trong việc miêu tả ngôn ngữ, so sánh, đối

chiếu các ngôn ngữ với nhau Trong Truyện Kiều Nguyễn Du đã vận dụng khá

thành công thành ngữ trong việc khắc họa hình ảnh nhân vật, miêu tả cuộc sống hiện thực lúc bấy giờ

Từ trước tới nay, có nhiều công trình nghiên cứu về thành ngữ, nhưng rất

ít người nghiên cứu về thành ngữ trong Truyện Kiều Chúng tôi đã tìm hiểu

trên internet, báo chí, sách nghiên cứu, những đầu sách ngữ pháp, từ loại,

thành ngữ có rất nhiều nhưng liên quan đến thành ngữ trong Truyện Kiều thì

rất ít Chúng tôi chỉ tìm thấy một số bài viết, tài liệu liên quan đến thành ngữ

trong Truyện Kiều mang tính khái quát Trong khi đó, cách sử dụng thành ngữ

Trang 9

của tác giả lại chưa được chú ý đúng mức Đó chính là lý do chúng tôi chọn đề

tài cho khóa luận của mình là: “Tìm hiểu về thành ngữ trong Truyện Kiều của

Nguyễn Du”

2 Lịch sử vấn đề

Nghiên cứu thành ngữ trong tiếng Việt nói chung có thể nói đến giai đoạn hiện nay đã thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận Công trình nghiên cứu đầu tiên trong tiếng Việt là về “Tục ngữ và ca dao” của Phạm Quỳnh được công bố vào năm 1921 Tuy nhiên, đến những năm 60 của thế kỷ XX, việc nghiên cứu thành ngữ mới có cơ sở khoa học nghiêm túc Cái mốc quan trọng trong việc nghiên cứu thành ngữ học Việt Nam là việc xuất bản từ điển “Thành ngữ tiếng Việt” (1976) của Nguyễn Lực và Lương Văn Đang Công trình này tuy còn chưa bao quát được hết tất cả các thành ngữ trong tiếng Việt nhưng nó đã cung cấp cho các nhà ngôn ngữ học và những ai quan tâm đến vấn đề này một tài liệu bổ ích, có giá trị to lớn Tiếp đó, năm 1989, Nguyễn Lân xuất bản cuốn “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam”, Hoàng Văn Hành “Kể chuyện thành ngữ tục ngữ” (1988-1990) Các công trình khác về sau đều đi sâu vào nghiên cứu với mục đích tìm ra sự khác biệt giữa thành ngữ với các đơn vị khác có liên quan, tức là khu biệt giữa thành ngữ và tục ngữ, giữa thành ngữ với ngữ định danh, giữa thành ngữ với cụm từ tự do Có thể kể đến các công trình đó như “Góp ý kiến về phân biệt tục ngữ và thành ngữ” (1973) của Cù Đình Tú, “Từ và vốn tiếng Việt hiện đại” (1976) của Nguyễn Văn Tu, “Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại” (1976) của Hồ Lê, “Tục ngữ Việt Nam” của Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang, Phương Tri và gần đây nhất là “Phân biệt thành ngữ và tục ngữ bằng mô hình cấu trúc” (2006) của Triều Nguyên Như vậy, thành ngữ cho đến nay vẫn đang được tiếp cận, khám phá theo nhiều khía cạnh khác nhau nhằm làm sáng rõ những giá trị phong phú của đơn vị từ vựng này

Một trong những khía cạnh nói trên là việc nghiên cứu nghệ thuật sử dụng thành ngữ của các nhà văn, nhà thơ, những tác giả lớn Một loạt những luận văn thạc sĩ, những khóa luận tốt nghiệp, cũng như nhiều báo cáo khoa học, nhiều bài viết đăng trên các tạp chí về vấn đề sử dụng thành ngữ của những tên tuổi lớn như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nguyên Hồng, Tản Đà, Tô Hoài đã được tiến hành trong thời gian gần đây nhưng vẫn chưa có công trình nào tìm hiểu kĩ lưỡng về

nghệ thuật dùng thành ngữ của Nguyễn Du trong Truyện Kiều Trong cuốn

“Những thủ pháp nghệ thuật trong văn chương Truyện Kiều” (2004) của Phạm Đan Quế cũng đã đề cập đến việc vận dụng thành ngữ trong Truyện Kiều nhưng mới ở mức độ khái quát

Trang 10

3 Đối tượng, phạm vi, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Đối tượng

Khoá luận khảo sát các thành ngữ gốc Việt và Hán Việt trong Truyện Kiều

của Nguyễn Du

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Trong khóa luận này, chúng tôi chủ yếu nghiên cứu về đặc điểm cấu tạo,

đặc điểm ngữ nghĩa của những thành ngữ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Ngoài ra, chúng tôi còn nghiên cứu tình hình và xu hướng vận dụng của

các thành ngữ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

3.3 Mục đích

Tìm hiểu vốn thành ngữ của dân tộc là việc làm vô cùng bổ ích Thực hiện

đề tài này giúp cho người đọc và bản thân người viết thu nhận được một vốn hiểu biết sâu sắc hơn về thành ngữ, đồng thời thấy được giá trị, ý nghĩa biểu đạt của thành ngữ trong sáng tác văn chương Và đặc biệt quan trong hơn khi giúp

người viết khám phá ra nét đặc sắc của việc sử dụng thành ngữ trong Truyện

Kiều của Nguyễn Du Từ đó nhận ra được những đóng góp của tác giả này đối

với kho tàng ngôn ngữ dân tộc trên con đường hiện đại hóa

3.4 Nhiệm vụ của đề tài

Bước đầu làm rõ đặc điểm kết cấu, ngữ nghĩa của các thành ngữ trong

Truyện Kiều của Nguyễn Du

Chỉ ra những sáng tạo của Nguyễn Du trong việc sử dụng thành ngữ

4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi thực hiện một số phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp thống kê, phân loại: Nhằm tổng hợp những thành ngữ được

sử dụng trong Truyện Kiều

Phương pháp phân tích: Nhằm phân tích những đặc điểm cấu tạo, đặc điểm

ngữ nghĩa của một số thành ngữ trong Truyện Kiều

Phương pháp bình luận: Nhằm làm sáng tỏ và đánh giá tài năng của Nguyễn Du trong việc sử dụng thành ngữ

Phương pháp đối chiếu, so sánh theo khuôn mẫu cấu trúc thành ngữ

Trang 11

5 Đóng góp của đề tài

5.1 Đóng góp về lý thuyết

Thông qua việc thống kê, khảo sát những thành ngữ xuất hiện trong

Truyện Kiều của Nguyễn Du, chúng tôi hy vọng sẽ góp phần khẳng định sự

sáng tạo và những đóng góp lớn của Nguyễn Du đối với kho tàng thành ngữ của dân tộc, đồng thời tìm hiểu giá trị phong cách của những đóng góp này Như vậy ý nghĩa trước hết của đề tài này đó chính là khẳng định thêm một lần nữa tài năng, sự sáng tạo của Nguyễn Du trong việc sử dụng ngôn ngữ xây dựng những trang văn kiệt tác, cùng với đó là làm rõ thêm giá trị của những thành ngữ mà ông sử dụng

5.2 Đóng góp về thực tiễn

Bằng việc nghiên cứu, phân tích kỹ những đặc điểm của thành ngữ về cấu trúc, ngữ nghĩa, phân loại về loại hình, về phản ánh cách tư duy chúng tôi có thể cung cấp thêm nhiều thành ngữ hoàn thiện hơn, đầy đủ hơn cho cuốn từ điển thành ngữ sau này chính vì thế với đề tài này chúng tôi hy vọng sẽ đóng góp một phần rất nhỏ trong công việc nghiên cứu thành ngữ giai đoạn hiện nay

6 Cấu trúc của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo thì phần nội dung của khóa luận gồm 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận

Chương 2: Nguyễn Du và Truyện Kiều

Chương 3: Phân loại các đơn vị thành ngữ trong Truyện Kiều

Chương 4: Đặc điểm và cách sử dụng thành ngữ trong Truyện Kiều

Ngoài ra, khóa luận còn bao gồm phần phụ lục: Danh sách thành ngữ và

các biến thể của chúng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Trang 12

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Ngữ cố định

1.1.1 Khái niệm

Ngữ cố định là một cụm từ ( ý nghĩa có tính chất là ý nghĩa của cụm từ, cấu tạo là cấu tạo của cụm từ ) nhưng đã cố định hóa cho nên cũng có tính chất chặt chẽ, sẵn có, bắt buộc, có tính xã hội như từ

Ví dụ: Kén cá chọn canh [34, 384] ; Ăn vóc học hay [34, 38]

1.1.2 Đặc trưng

a Do sự cố định hóa, do tính chặt chẽ mà các ngữ cố định ít hay nhiều đều

có tính thành ngữ Tính thành ngữ được định nghĩa như sau: Cho một tổ hợp có nghĩa S do các đơn vị A, B, C mang nghĩa lần lượt S[1], S[2], S[3] tạo nên nếu như nghĩa S không thể giải thích bằng các ý nghĩa S[1], S[2], S[3] thì tổ hợp A, B, C có tính thành ngữ

Tính thành ngữ có mức độ từ thấp tới cao khác nhau Ba hoa tinh tướng [34, 45] có tính thành ngữ thấp hơn Ba chìm bảy nổi [34, 43] nhưng Ba chìm

bảy nổi có tính thành ngữ thấp hơn Ba cọc ba đồng [34, 43]

b Nói ngữ cố định là các cụm từ cố định hóa nói chung Thực ra trong các

ngữ cố định, có nhiều ngữ có cấu tạo là các câu như: chuột sa chĩnh gạo [34, 184], Cha truyền con nối [34, 123], Chó ngáp phải ruồi [34, 171] thậm chí có hình thức cấu tạo là câu ghép: Đâm bị thóc chọc bị gạo [34, 285], Ăn cơm nhà

vác tù và hàng tổng [34, 19] vv

Tiêu chí cơ bản để xác định các thành ngữ cố định là tính tương đương với

từ của chúng về chức năng tạo câu “Chúng ta nói ngữ cố định tương đương với

từ không phải chỉ vì chúng có tính sẵn có, bắt buộc như từ mà còn vì ở trong câu chúng có thể thay thế cho một từ, ở vị trí các từ, hoặc có thể kết hợp với từ

để tạo câu”[2, 73]

c Những đơn vị trung gian giữa ngữ cố định và cụm từ tự do là các trường

hợp như: nói cách khác, nói khác đi, một mặt thì, đáng chú ý là vv Tính chất

cụm từ tự do của các ngữ này rất rõ ràng về ý nghĩa và hình thức Đây là các cụm từ tự do đã được cố định hóa do nội dung của chúng đã trở thành điều thường xuyên phải lặp đi lặp lại vì cần thiết cho sự suy nghĩ và cho sự diễn đạt

d Nói ngữ cố định có tính chất chặt chẽ, cố định không có nghĩa là chúng

không biến đổi trong câu văn cụ thể Sự biến đổi của các ngữ cố định đa dạng hơn, “tự do” hơn các biến thể từ phức

Trang 13

Các ngữ cố định cũng có thể rút gọn, như ngữ chết nhăn răng, tốt mã giẻ

cùi có thể rút gọn còn nhăn răng, tốt mã Chúng có thể được mở rộng, thêm

thành phần như: ngữ học như quốc kêu được mở rộng thành học như cuốc kêu ra

rả mùa hạ

1.1.3 Phân loại

Thông thường các nhà ngôn ngữ học thường phân chia ngữ cố định làm hai loại: Quán ngữ và thành ngữ Quán ngữ là những cách nói, cách diễn đạt cần thiết để đưa đẩy, để chuyển ý hay dẫn ý, để nhập đề chứ không có tác dụng nêu bật một sắc thái của những cái đã có tên hoặc nêu bật ra các sự vật, hiện tượng,

tính chất chưa có tên gọi Ví dụ như: chắc chắn là, rõ ràng, cũng thế mà

thôi,.vv Các thành ngữ (có tính thành ngữ cao hay thấp) có thể được phân thành

những thành ngữ tương đương với từ sẵn có (hiển nhiên hay không hiển nhiên)

và những thành ngữ không tương đương với từ Các thành ngữ tương đương với

từ chủ yếu là các thành ngữ đồng nghĩa, sắc thái hóa, có tính chất miêu tả

Ta có thể phân chia các ngữ cố định tiếng Việt về hình thức (dựa theo kết cấu cú pháp gốc của chúng) thành hai loại: ngữ cố định có kết cấu câu và ngữ

cố định có kết cấu cụm từ Ngữ cố định có kết cấu câu: Mèo mù vớ cá rán [34, 450], Lươn ngắn chê trạch dài [34, 430],.vv Nhìn chung các ngữ cố định có

kết cấu câu thường biểu thị các sự kiện, tình thế phức tạp không có từ sẵn có đồng nghĩa

1.2 Thành ngữ

1.2.1 Khái niệm

Thành ngữ là đối tượng được nhiều nhà ngôn ngữ học nghiên cứu và đưa ra những khái niệm khác nhau, theo những hướng nhìn và khía cạnh khác nhau: Các nhà Việt ngữ học, khi nghiên cứu thành ngữ, không phải ai cũng đưa ra được những quan điểm đầy đủ và rõ ràng, thậm chí có tác giả còn cho rằng

thành ngữ là tục ngữ Chẳng hạn Nguyễn Văn Tố trong bài Tục ngữ ta đối với

tục ngữ Tàu và tục ngữ Tây đã viết: "Tục ngữ là những câu thành ngữ nói đã

quen trong thế tục, nhiều câu nghĩa lý thâm thuý, ý tứ sâu xa, câu nào từ đời xưa truyền lại gọi là ngạn ngữ, tục ngữ hay tục ngạn Nhưng dù là ngạn ngữ, tục ngữ hay tục ngạn thì nghĩa cũng gần giống nhau " [32, 105]

Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu các nhà Việt ngữ học đã dần dần có được quan niệm ngày càng hoàn thiện hơn về thành ngữ, và mặc dù còn nhiều điểm khác nhau giữa các quan niệm nhưng các tác giả đều chỉ ra được ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ

Trang 14

Trong sách Việt Nam văn học sử yếu, tác giả Dương Quảng Hàm đã đưa ra

quan niệm: "Thành ngữ chỉ là những lời nói có sẵn để ta tiện dùng mà diễn đạt

một ý gì cho có màu mè" [13, 107]

Đến năm 1972, trong Tạp chí Ngôn ngữ [số 3], Nguyễn Văn Mệnh lại coi

"Thành ngữ là đơn vị có nội dung bên trong miêu tả hình ảnh của các hiện

tượng cũng như hành động và quan hệ" Hay trong bài Về ranh giới giữa thành

ngữ và tục ngữ, ông đã chỉ ra một số nét riêng của thành ngữ như sau: "Về nội

dung thành ngữ giới thiệu một hình ảnh, một hiện tượng, một trạng thái, một nét tính cách, một thái độ Về hình thức ngữ pháp, nói chung thành ngữ chỉ là một cụm từ, chưa phải là một câu hoàn chỉnh".[22, 72] Tiếp tục hướng nghiên

cứu đó, năm 1986, ông lại đưa ra một khái niệm rõ ràng hơn: "Thành ngữ là một

loại đơn vị có sẵn, chúng là những ngữ có kết cấu chặt chẽ và ổn định, có chức năng định danh và được tái hiện trong giao tế" [23, 43]

Còn Trương Đông San thì cho rằng: "Thành ngữ là những cụm từ cố định

có ý nghĩa hình tượng tổng quát, không suy ra trực tiếp từ ý nghĩa của những đơn vị từ tạo ra nó Thành ngữ gồm những đơn vị mang ý nghĩa hình tượng chung, trong đó tất cả các đơn vị từ đều mất nghĩa đen" [29, 7]

Nguyễn Văn Tu quan niệm: "Thành ngữ là những cụm từ cố định mà các

từ trong đó đã mất tính độc lập cao về ý nghĩa kết hợp thành một khối vững chắc, hoàn chỉnh Nghĩa của chúng không do nghĩa của từng thành tố tạo ra Những thành ngữ này cũng có thể có tính hình tượng hoặc cũng có thể không

có Nghĩa của chúng có thể khác nghĩa của các từ nhưng cũng có thể cắt nghĩa bằng từ nguyên học" [30, 7]

Nhấn mạnh tính dân tộc của thành ngữ, Nguyễn Đức Dân viết: "Thành ngữ

là đơn vị ngôn ngữ ổn định về hình thức, phản ánh lối nói, lối suy nghĩ đặc thù của dân tộc Thành ngữ phản ánh các khái niệm và hiện tượng" [5, 11]

Để khắc sâu tính gợi hình ảnh của thành ngữ, Nguyễn Thiện Giáp nêu lên

quan niệm: "Thành ngữ là một cụm từ cố định vừa có tính hoàn chỉnh về nghĩa

vừa có tính gợi tả Tính hình tượng là đặc trưng cơ bản của thành ngữ Thành ngữ biểu thị khái niệm nào đó dựa trên hình ảnh, những biểu tượng cụ thể Tính hình tượng của thành ngữ được xây dựng trên cơ sở của hiện tượng ẩn dụ và so sánh" [10, 7]

Đỗ Hữu Châu trong cuốn Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt đã định nghĩa

thành ngữ như sau: "Các thành ngữ (có tính thành ngữ cao hay thấp) có thể

được phân thành những thành ngữ tương đương với từ sẵn có (hiển nhiên hay không hiển nhiên) và những thành ngữ không tương đương với từ Các thành

Trang 15

ngữ tương đương với các từ chủ yếu là các thành ngữ đồng nghĩa, sắc thái hoá,

có tính chất miêu tả" [3, 86]

Đái Xuân Ninh cho rằng: “Thành ngữ là một cụm từ cố định mà các yếu tố tạo thành đã mất tính độc lập ở các mức nào đó, và kết hợp lại thành một khối tương đối vững chắc và hoàn chỉnh” [24, 211]

Nguyễn Xuân Kính trong cuốn Thi pháp ca dao thì lại cho rằng “Thành

ngữ là những đơn vị có sẵn mang chức năng định danh, dùng để gọi tên sự vật hoặc để chỉ tính chất, hành động Về mặt này, thành ngữ là những đơn vị tương đương như từ”.[17, 69]

Nhìn chung, quan niệm về thành ngữ khá đa dạng và phức tạp Các tác giả đều cố gắng nêu lên quan niệm của mình về thành ngữ Song qua đó chúng tôi nhận thấy: khái niệm về thành ngữ đã ngày càng rõ nét hơn và có những điểm thống nhất nhất định như:

+ Tính sẵn có của thành ngữ

+ Tính ổn định của tổ hợp từ gọi là thành ngữ

Sự khác biệt giữa các nhà nghiên cứu chủ yếu thể hiện ở điểm nhấn trong từng quan niệm về cấu trúc hình thức, đặc tính ngữ nghĩa hoặc chức năng của thành ngữ Không tham vọng xây dựng một khái niệm mới về thành ngữ, ở khoá luận này chúng tôi chỉ muốn thể hiện một hướng nghiên cứu về thành ngữ xuất phát từ ngữ nghĩa của các thành tố tạo nên chúng Chính vì vậy, chúng tôi chọn một cách hiểu thông thường rút ra từ quan niệm của các nhà Việt ngữ học, cụ

thể chúng tôi coi: "Thành ngữ là một loại tổ hợp từ cố định bền vững về hình

thái cấu trúc, hoàn chỉnh, bóng bẩy về ý nghĩa, thành ngữ là đơn vị có sẵn và được sử dụng tương đương với từ trong giao tiếp ngôn ngữ"

1.2.2 Đặc điểm

Thành ngữ với tư cách là đơn vị có sẵn tương đương với từ có các đặc điểm

cơ bản như sau:

Tính ổn định về hình thức: Sự ổn định về hình thức của thành ngữ thể hiện

ở mặt cấu tạo, trật tự các thành tố trong thành ngữ

Ví dụ: Há miệng mắc quai

Tính ổn định về hình thức là một tiêu chí cơ bản để xác định thành ngữ Tuy nhiên, trong thực tế sử dụng, thành ngữ cũng có thể có những biến đổi nhất

định nhằm tăng thêm giá trị biểu cảm như: "Tất bật như nhà có đám" có thể biến

Trang 16

đổi thành "Tất ba tất bật như nhà có đám" hay trường hợp "Đi guốc trong bụng" thành "Đi dép trong bụng"

Tính biểu trưng: Tính biểu trưng của thành ngữ thể hiện ở mặt nghĩa, cụ thể: Nghĩa chung của thành ngữ không phải là phép cộng đơn giản của nghĩa từng thành tố cấu tạo nên nó

Ví dụ: Đầu trâu mặt ngựa

Thành ngữ này đã vận dụng hình ảnh trâu và ngựa để chỉ hạng người hung

hãn, ngang ngược thô bạo không có tính người, giống như loài trâu ngựa

Tính cụ thể: Tính biểu trưng của thành ngữ có được là do tính cụ thể Tính

cụ thể làm cho thành ngữ có thể vận dụng linh hoạt trong giao tiếp hàng ngày và trong những cảnh huống khác nhau

Ví dụ: "Cũng là tính chất lúng túng, nhưng "lúng túc như gà mắc tóc" nói

đến tình trạng lúng túng do sa vào nhiều sự việc dồn dập mà không tìm được

cách giải quyết "lúng túng như thợ vụng mất kim" là nói đến sự lúng túng không

phải vì gặp nhiều sự việc rắc rối mà là do chỗ chưa có kinh nghiệm, lại mất

phương hướng "Lúng túng như ếch vào rạp xiếc" là nói đến sự lúng túng do bị

giam hãm trong những tình thế cực kỳ khó khăn, không thi thố được tài năng

"Lúng túng như chó ăn vụng bột" là nói đến sự lúng túng của những người phạm

sai lầm muốn che giấu lỗi lầm của mình song tang chứng vẫn "sờ sờ" ra đấy " [3, 85]

Tính dân tộc: Mỗi thành ngữ đều mang nghĩa biểu trưng, nó phản ánh tư duy của một dân tộc Mỗi dân tộc có cách tư duy, cách nhìn nhận riêng về các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan

Ví dụ: Người Tày có thể so sánh "Rẻ như cát" còn người Kinh thì so sánh

"Rẻ như bèo", hoặc người Anh so sánh "Đắt như bánh nóng", người Việt lại so

sánh "Đắt như tôm tươi"

1.2.3 Phân loại

Từ trước tới nay các nhà Việt ngữ học đã chú ý tới sự phân loại thành ngữ nhưng dường như các tác giả chỉ mới dừng lại ở những phạm vi nhất định với mục đích phục vụ cho việc phân loại hệ thống hoá các lớp từ ngữ trong tiếng Việt Điều này đã được thể hiện rõ qua các chuyên luận từ vựng học, ngữ pháp học của Nguyễn Kim Thản (1962), Nguyễn Văn Tu (1968), Hồ Lê (1976), Đái Xuân Ninh (1978), Đỗ Hữu Châu (1981), Cù Đình Tú (1981), Nguyễn Thiện Giáp (1985), Hoàng Văn Hành (1993)

Trang 17

Khi phân loại thành ngữ tiếng Việt, các nhà Việt ngữ học thường dựa vào những tiêu chí sau: Chức năng, ngữ nghĩa, hình thức

Do mục đích nghiên cứu khác nhau nên kết quả phân loại cũng khác nhau Chúng tôi xin điểm lại một số kết quả phân loại chính như sau:

Đặt thành ngữ trong sự tương ứng với từ về mặt chức năng và khả năng

thay thế cho nhau, Đỗ Hữu Châu cho rằng: "Các thành ngữ (có tính thành ngữ

cao hay thấp) có thể được phân thành những thành ngữ tương đương với từ sẵn

có (hiển nhiên hay không hiển nhiên) và những thành ngữ không tương đương với từ" [3, 86]

Đặt thành ngữ trong tương quan với cách thức cấu tạo từ ghép, Nguyễn Thiện Giáp phân thành ngữ tiếng Việt thành hai loại:

+ Thành ngữ thường (không đối, không so sánh)

Như vậy, ranh giới giữa từng kiểu loại cụ thể được xác định tuỳ theo mục đích nghiên cứu của từng tác giả Nếu đi sâu vào từng kiểu nhỏ thì đường ranh giới đó lại càng đa dạng và phức tạp hơn

Theo chúng tôi, để phân loại thành ngữ phải chú ý đến tất cả những nhân tố tham gia cấu tạo thành ngữ, làm sao cho sự phân loại không chỉ là sự sắp xếp các thành ngữ thành từng loại một cách triệt để mà còn phải nhằm mục đích nhận thức các thành ngữ Do vậy, khi phân loại thành ngữ cần thiết phải có sự kết hợp các tiêu chí hình thức, ngữ nghĩa để định loại

Về mặt cấu trúc của thành ngữ ta có thể hình dung hệ thống thành ngữ tiếng Việt bằng sơ đồ tổng quát sau đây:

Trang 18

1.2.4 Thành ngữ đối

Thành ngữ đối là bộ phận quan trọng trong vốn thành ngữ của bất kỳ một ngôn ngữ nào Đặc điểm nổi bật về mặt cấu trúc của thành ngữ đối là tính chất đối ứng giữa các bộ phận và các yếu tố tạo nên thành ngữ

Nguyễn Thiện Giáp cũng đã đề cập đến tính chất đối ứng của các yếu tố tạo

nên thành ngữ Theo tác giả: "về hình thức, thành ngữ vẫn phân biệt với cụm từ

tự do ở tính phi cú pháp trong quan hệ Tính chất phi cú pháp của thành ngữ được bộc lộ rõ nhất ở tính đối ứng của các thành tố." [9, 83]

Bùi Khắc Việt (1981) đã miêu tả khá kỹ lưỡng về thành ngữ đối Theo tác

giả: "đối là cách chơi chữ cốt đặt hai tiếng, hai phần của câu hoặc hai câu song

song và cân xứng nhau Hai từ đối nhau nếu: về ngữ pháp cùng thuộc loại từ; về ngữ nghĩa vừa có những đồng nhất vừa có những khác biệt; về ngữ âm, có số lượng âm tiết ngang nhau, đối lập với âm điệu bằng trắc Trong ba điều kiện trên, đối về nghĩa là căn bản." [33, 28]

Đi vào chi tiết, các nhà Việt ngữ học cũng đã phân tích sự đối ứng, điệp hay đối lập giữa các thành tố trong hai vế của thành ngữ, ví như quan hệ về từ loại, quan hệ về các phạm trù ngữ nghĩa giữa các yếu tố Ở đây các quan hệ đồng nghĩa, trái nghĩa, điệp nghĩa được miêu tả khá tỉ mỉ Các tác giả đi sâu vào việc tìm hiểu những quy luật bằng trắc, các yếu tố với sự thống kê khá công phu:

- Bằng bằng trắc trắc (quê cha đất tổ)

- Trắc trắc bằng bằng (gạn đục khơi trong)

- Trắc bằng bằng trắc (mặt chai mày đá)

- Bằng trắc trắc bằng (xôi hỏng bỏng không)

Trong cuốn Kể chuyện thành ngữ tục ngữ, Hoàng Văn Hành đã khái quát

đặc điểm cơ bản của thành ngữ đối được xây dựng qua hai bậc-bậc đối ý và bậc đối lời Đối ý là bậc đối ứng giữa hai vế của thành ngữ với nhau về mặt ý Ví dụ,

Thành ngữ

Thành ngữ đối

Thành ngữ

so sánh

Thành ngữ thường

Trang 19

đó là sự đối ứng giữa đời cha ăn mặn và đời con khát nước trong thành ngữ đời

cha ăn mặn đời con khát nước Quan hệ đối ứng về ý giữa hai vế của thành ngữ

này là: đời cha đã hưởng nhiều, hưởng hết, hưởng quá phần được hưởng thì đời con phải chịu thiếu thốn, phải chịu thiệt thòi Như vậy, nghĩa của thành ngữ đối được xác lập chính là nhờ vào bậc đối ý này Đối lời là quan hệ đối ứng giữa các

yếu tố xen cài trong hai vế của thành ngữ Trong thành ngữ mẹ tròn con vuông,

sở dĩ ta nhận thấy quan hệ đối ý (sau khi sinh) mẹ khoẻ khoắn, vẹn toàn, con

lành lặn, kháu khỉnh là nhờ có quan hệ đối ứng giữa các yếu tố mẹ với con, tròn với vuông

Tóm lại, tuy các quan niệm về thành ngữ đối của các tác giả mà chúng tôi liệt kê ở trên không có sự trùng khít với nhau nhưng vẫn có điểm đồng nhất: đều

khẳng định đặc điểm nổi bật của thành ngữ đối là tính chất đối ứng giữa các bộ

phận và các yếu tố tạo nên thành ngữ (đối lời) và nhờ quan hệ đối ứng này mà

ta xác định được quan hệ đối ứng về ý của thành ngữ để từ đó suy ra ý nghĩa của từng thành ngữ Khoá luận này lấy quan niệm về thành ngữ đối như đã nêu

của các tác giả tiền bối để làm căn cứ cho việc thống kê, phân tích các đặc điểm

cấu tạo của thành ngữ đối trong Truyện Kiều

1.2.5 Thành ngữ so sánh

Khi nghiên cứu về thành ngữ so sánh, các tác giả đã đưa ra khá nhiều quan niệm khác nhau, trong khoá luận này, do khuôn khổ có hạn, vì thế chúng tôi chỉ xin điểm qua một vài quan niệm tiêu biểu

Nhà Việt ngữ học Trương Đông San-tác giả bài viết Thành ngữ so sánh

tiếng Việt (Tạp chí ngôn ngữ, số 1/1974) thành ngữ so sánh, theo Trương Đông

San: "đó là một cụm từ cố định, được dùng đi dùng lại thường xuyên, nhưng rất

sinh động tươi mát, ví von, chân xác vì đã được đúc kết từ thực tiễn lâu đời và được mọi người Việt Nam thừa nhận" [16, 2] Ví dụ: Lừ đừ như ông từ vào đền, Vắng như chùa bà đanh, Lòng vả cũng như lòng sung, Lúng túng như ngậm hột thị, Nóng như Trương Phi,

Tập thể tác giả biên soạn cuốn Kể chuyện thành ngữ tục ngữ (Hoàng Văn

Hành (chủ biên), 1991) nêu quan niệm về thành ngữ so sánh như sau: "Thành

ngữ so sánh là một tổ hợp từ bền vững, bắt nguồn từ phép so sánh với nghĩa biểu trưng" [12, 7] Ví dụ: rách như tổ đỉa, khoẻ như vâm, ngu như bò, béo như cum cút, xoay như chong chóng, như cá nằm trên thớt, như mở cờ trong bụng,

Để làm sáng tỏ hơn về thành ngữ so sánh, Nguyễn Văn Hằng nhấn mạnh:

"Trong thành ngữ so sánh, yếu tố so sánh là yếu tố mang hình ảnh, được xem

Trang 20

như mẫu mực của tính chất hay thuộc tính được gán ghép cho chủ thể và cả cụm

từ có ý nghĩa khái quát" [8, 104]

Qua các ý kiến nêu trên, chúng tôi nhận thấy: Quan niệm về thành ngữ so sánh của các tác giả tuy có khác nhau nhưng về cơ bản các tác giả đều dựa trên phép so sánh để đưa ra các khái niệm sao cho rõ ràng và đầy đủ nhất

Trong khoá luận này, từ việc tiếp thu ý kiến của những người đi trước, chúng tôi quan niệm về thành ngữ so sánh như sau:

Thành ngữ so sánh là một tổ hợp từ cố định, bền vững về hình thái cấu trúc, hoàn chỉnh về nghĩa, bắt nguồn từ phép so sánh Hình tượng của thành ngữ so sánh rất phong phú và sinh động, gần gũi và quen thuộc với người bản ngữ, được đúc kết từ trong đời sống

Đây là khái niệm riêng của khoá luận, nó được coi là cơ sở để chúng tôi giải quyết nhiệm vụ mà khoá luận đã đề ra

1.2.6 Thành ngữ thường

Thành ngữ thường chiếm một số lượng rất đáng kể trong "kho" thành ngữ của bất kỳ một dân tộc nào Với loại thành ngữ này, nếu không tập trung chú ý thì dễ bị che lấp bởi các loại thành ngữ so sánh và thành ngữ đối Chính vì vậy, chúng ta thường thấy các nhà Việt ngữ học hoặc chỉ nghiên cứu thành ngữ nói chung hoặc lấy các đặc điểm nổi trội của thành ngữ so sánh và thành ngữ đối làm đối tượng nghiên cứu của mình Kì thực thì thành ngữ thường là một loại riêng, có con đường tạo lập nghĩa riêng và rất độc đáo

Về hình thức, một bộ phận khá lớn các thành ngữ thường xuất hiện dưới dạng một kết cấu chủ vị, nói chính xác hơn là tương đương với một câu trọn vẹn

Ví dụ: Chó ngáp phải ruồi

Gà què ăn quẩn cối xay

Nhìn một cách tổng quát thì thành ngữ thường chủ yếu được hình thành bằng xu hướng cố định hoá câu và các cụm động từ Nguyên nhân tạo nên xu hướng này là do bản thân ngữ nghĩa của loại thành ngữ này quy định Thành ngữ thường hẳn là được hình thành nhờ vào sự quan sát sự vật, hiện tượng tự nhiên,

xã hội với một quá trình lâu dài được hình thành trong tư duy của con người, làm nảy sinh những liên tưởng với những điều gần gũi, thân thuộc, bình dị trong cuộc sống hàng ngày Thông thường những liên tưởng đó phải viện đến một hình thức cố định như kết cấu chủ vị hay cụm động từ (nòng cốt đóng vai trò vị

Trang 21

ngữ tính của câu) Nghĩa của thành ngữ thường nói chung tiềm ẩn những đặc trưng, những tri thức văn hoá, lịch sử, khó có thể lý giải trên bề mặt câu chữ

1.3.2 Phân biệt thành ngữ với quán ngữ

- Để xác định phạm vi rộng hẹp của ý sắp trình bày, chúng ta thường mở

đầu: Nói chung thì ( nói một cách tổng quát; nhìn chung; đại thể; đại cương

mà nói ), nói riêng thì ( đi vào chi tiết; nhìn riêng; để cho được rõ ràng; chuyên biệt mà nói )

Để khẳng định tính chất của ý sắp trình bày, chúng ta thường mở đầu:

Thành thực mà nói; nói chí tình; nói cho đúng; nói thật với nhau; nói mà không

sợ quá lời,.v.v

Đây là những nhóm từ quen dùng, lịch sử có lẽ cũng không dài lắm Một người nào đó dùng trước, chúng ta dùng theo, và ai cũng hiểu theo một ý Các nhà ngữ pháp đã đặt tên cho chúng là “quán ngữ” (những ngữ quen dùng) Về mặt được dùng lâu ngày thành quen trong ngôn ngữ, thì “quán ngữ” không khác

“thành ngữ” Nhưng để phân biệt chúng ta hãy để ý những điểm này: Thành ngữ thường có nội dung so sánh, còn quán ngữ chỉ là một cách nói

- Xét về mặt thời gian, quán ngữ ra đời sau thành ngữ Trong các tác phẩm

cổ văn ra đời cách đây vài ba trăm năm, có thể có những thành ngữ đẹp như tiên,

đen như cột nhà cháy nhưng chắc chưa có quán ngữ như: "nói riêng với nhau

mà nghe", "để bà con dễ thông cảm"

- Những quán ngữ được dùng để mở đầu một câu trong các ví dụ trên, thường được gọi là khởi ngữ (ngữ bắt đầu câu) Nhưng trong thông dụng, quán ngữ không phải luôn luôn là khởi ngữ Quán ngữ có thể đứng giữa câu, cuối câu Khi đó quán ngữ sẽ mang tên theo chức năng cú pháp

Trang 22

Ví dụ: Tình hình sách báo ở hải ngoại, nói chung, cũng có điểm đáng mừng

Nằm ở giữa câu ý nghĩa không khác khi nằm ở đầu câu, nhưng quán ngữ

“nói chung” không có chức năng mở đầu câu nên không được gọi là “khởi ngữ”

Ở đây nó có phận sự đưa đẩy Vì thế nó được gọi là chuyển ngữ

ngữ mở đầu câu như “thật ra”; “nhìn chung”; “nói cho đúng”

- Dịch một quán ngữ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt rất dễ Nhưng không

dễ gì tìm được những thành ngữ đồng nghĩa trong hai thứ tiếng Thường chỉ có thể dịch theo ý

1.3.3 Phân biệt thành ngữ với cụm từ tự do

Cả thành ngữ và cụm từ tự do đều là những tổ hợp do từ cấu tạo nên và hoạt động với tư cách là những bộ phận cấu thành câu Sự khác nhau giữa chúng

có thể được cụ thể hóa qua bảng sau:

Là một kết hợp tạm thời mỗi lần

dùng đều được cấu tạo mới và chỉ tồn

tại trong phạm vi một văn bản nhất

Thành ngữ không thể bỏ đi hay thay thế bất kỳ yếu tố nào mà không phá vỡ nghĩa của toàn thành ngữ

Nghĩa của cụm từ tự do là nghĩa

tổng hợp của các từ riêng lẻ

Thường có nghĩa hình ảnh ẩn dụ, không thể suy trực tiếp từ nghĩa của các yếu tố cấu thành

Trang 23

Sự kết hợp chỉ phục tùng những

chuẩn mực từ vựng, ngữ pháp

Thành ngữ thường có tổ chức âm điệu, tiết tấu của toàn cấu trúc Vậy thành ngữ có tính nhạc

Như vậy, có thể nói không có ranh giới rõ ràng, tuyệt đối để phân biệt cụm từ tự do và thành ngữ Bởi lẽ nếu những cụm từ tự do trở nên cố định và nghĩa của nó bị phức tạp hóa nó biến thành thành ngữ

1.3.4 Phân biệt thành ngữ với tục ngữ

Trong giới Ngôn ngữ học có rất nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề phân biệt thành ngữ và tục ngữ Các ý kiến ấy xuất phát từ các cơ sở và tiêu chí phân loại khác nhau

Người đầu tiên đi tìm sự khác nhau giữa hai khái niệm này là nhà nghiên cứu Dương Quảng Hàm Trong cuốn “Việt Nam văn học sử yếu” (1943), ông cho rằng một câu tục ngữ tự nó có một ý nghĩa đầy đủ, hoặc khuyên răn hoặc chỉ bảo điều gì, còn thành ngữ chỉ là lời nói có sẵn để ta tiện dùng để diễn đạt một ý

gì hoặc tả một trạng thái gì cho có màu mè [13, 15]

Nhà nghiên cứu văn học dân gian Vũ Ngọc Phan đã đưa ra quan niệm của mình: “Tục ngữ là một câu tự nó diễn đạt một ý trọn vẹn, một nhận xét, một kinh nghiệm, một luân lý, một công lý, có khi là một sự phê phán Còn thành ngữ là thành phần câu sẵn có, nó là một bộ phận của câu mà nhiều người đã quen dùng, nhưng tự riêng nó không diễn đạt một ý trọn vẹn Về hình thức ngữ pháp mỗi thành ngữ chỉ là một nhóm từ, chưa phải là câu hoàn chỉnh, còn tục ngữ dù ngắn đến đâu cũng là một câu hoàn chỉnh” [26, 31-32]

Tạp chí Ngôn ngữ số 3/1972 có bài “Ranh giới giữa tục ngữ và thành ngữ” của tác giả Nguyễn Văn Mệnh Tác giả bài báo có nhận xét rằng “ giữa thành ngữ và tục ngữ có thể tìm ra những điểm khu biệt rõ ràng có ở cả hai phương diện nội dung và hình thức” Từ nhận xét “về nội dung thành ngữ giới thiệu một hình ảnh, một hiện tượng, một trạng thái, một tính cách, một thái độ”, còn tục ngữ “ đi đến một nhận định cụ thể, một kết cấu chắc chắn, một kinh nghiệm sâu sắc, một lời khuyên răn, một bài học về tư tưởng đạo đức ” tác giả rút ra kết luận: “Có thể có nội dung của tục ngữ nói chung chỉ mang tính quy luật Từ sự khác nhau cơ bản nội dung đến sự khác nhau cơ bản về hình thức

Trang 24

ngữ pháp, về năng lực hoạt động trong chuỗi lời nói Về hình thức ngữ pháp, mỗi thành ngữ chỉ là một cụm từ, chưa phải là một câu hoàn chỉnh Tục ngữ thì khác hẳn, mỗi tục ngữ tối thiểu là một câu” [22]

Trên Tạp chí Ngôn ngữ số 1/1973 trong bài báo: “Góp ý về sự phân biệt thành ngữ với tục ngữ”, nhà Ngôn ngữ học Cù Đình Tú đã đưa ra quan niệm riêng của mình là: Thành ngữ là một hiện tượng của ngôn ngữ Tục ngữ xét về mặt nào đó cũng là hiện tượng ngôn ngữ Giải quyết được các hiện tượng ngôn ngữ cần phải dựa vào những căn cứ ngôn ngữ học Một trong những thành tựu của ngôn ngữ học hiện đại là chỉ ra sự khác nhau và mối quan hệ giữa kết cấu và chức năng sự khác nhau cơ bản giữa thành ngữ và tục ngữ là sự khác nhau về chức năng Thành ngữ là những đơn vị có sẵn mang chức năng định danh, nói khác đi, dùng để gọi tên sự vật, tính chất, hành động thành ngữ là những đơn

vị tương đương từ Tục ngữ đứng về mặt ngôn ngữ học có chức năng khác hẳn thành ngữ Tục ngữ cũng như các sáng tạo khác của dân gian như ca dao, truyện

cổ tích, đều là các thông báo Nó thông báo một nhận định, một phương diện nào đó của thế giới khách quan Do vậy, mỗi tục ngữ đọc lên là một câu hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý tưởng ” [31, 41]

Theo nhà nghiên cứu văn học Chu Xuân Diên thì cần phải xem xét thành ngữ và tục ngữ không phải chỉ như hai hiện tượng ngôn ngữ khác nhau mà chủ yếu như một hiện tượng ngôn ngữ và một hiện tượng trong ý thức xã hội Cho nên tiêu chí gốc cần phải dựa vào để tìm ra sự phân biệt giữa thành ngữ và tục ngữ là hai tiêu chí về nhận thức luận với tiêu chí đó

Hoàng Văn Hành và một số tác giả ở Viện Ngôn ngữ học trong “Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ” đã nhận xét thành ngữ tuy có nhiều nét tương đồng với tục ngữ nhưng khác tục ngữ về bản chất Thành ngữ là những tổ hợp từ đặc biệt, biểu hiện những khái niệm một cách bóng bẩy, còn tục ngữ là những câu-ngôn bản đặc biệt, biểu thị những phán đoán một cách nghệ thuật

Theo Nguyễn Thiện Giáp: "Các tục ngữ cũng được dùng lặp đi lặp lại nhiều lần trong lời nói như một đơn vị có sẵn, nhưng khác với thành ngữ ở chỗ nghĩa của tục ngữ bao giờ cũng là một phán đoán Về mặt nội dung nghĩa của tục ngữ gần với cụm từ tự do, bởi vì nó không biểu thị một khái niệm như thành ngữ, mà biểu thị một tổ hợp khái niệm".[9, 83]

Tựu chung lại kể cả các nhà nghiên cứu văn học lẫn các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học đều đưa ra những cơ sở, những tiêu chí khác nhau để phân biệt thành ngữ và tục ngữ nhưng kết quả vẫn chưa được như mong muốn Các nhà nghiên cứu văn học thì thiên về tiêu chí nội dung còn các nhà Ngôn ngữ học lại

Trang 25

sử dụng tiêu chí chức năng và tiêu chí ý nghĩa để phân biệt Tuy nhiên, trên thực

tế vẫn tồn tại những hiện tượng trung gian giữa thành ngữ và tục ngữ (tuy số lượng không nhiều) Ví dụ như một số thành ngữ có cấu tạo theo mô hình câu

chủ ngữ-vị ngữ nhưng chỉ là thành ngữ: Cú đội lốt công [34, 223], Nước mắt

chạy quanh [34, 538] hay có một loại khác do thay đổi chức năng có thể dùng

như một thành ngữ hay tục ngữ bằng cách thêm vào một số từ: mà, thì, lại, mà

lại Ví dụ:

Giòn cười tươi khóc [34, 350] → Gòn cười thì tươi khóc

(hiện tượng) (quy luật)

Trứng chọi với đá [34, 677] → Trứng mà lại chọi với đá

(hiện tượng) (quy luật)

Một hiện tượng khác cũng có những trường hợp tồn tại dưới hai dạng mà không biết do tục ngữ rút ngắn lại hay tục ngữ triển khai ra, phải chăng đó là sự

“chuyển hóa” giữa thành ngữ và tục ngữ Ví dụ:

Tục ngữ Thành ngữ

Khôn nhà mà dại chợ [1, 90] ↔ Khôn nhà dại chợ [34, 359]

Cờ đến tay ai người ấy phất [1, 55] ↔ Cờ đến tay [34, 215]

Tất cả các trường hợp trên chứng tỏ rằng việc xác định ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ là hết sức phức tạp Tuy nhiên tổng hợp tất cả các ý kiến đã phân tích ở trên lại, chúng tôi thấy thành ngữ và tục ngữ được phân biệt với nhau dựa trên một số tiêu chí cơ bản sau:

- Về hình thức: Thành ngữ được thể hiện bằng cụm từ cố định (tương đương với từ) còn tục ngữ thể hiện bằng câu

- Về nội dung: Thành ngữ thể hiện khái niệm còn tục ngữ thể hiện phán đoán

- Về chức năng: Thành ngữ có chức năng định danh còn tục ngữ có chức năng thông báo

• Sự giống nhau giữa thành ngữ và tục ngữ:

- Thành ngữ và tục ngữ là những đơn vị có sẵn với cấu trúc rất bền chặt, cố định, trong đó không thể dễ dàng thay đổi trật tự các yếu tố

- Cả thành ngữ và tục ngữ đều có nội dung ngữ nghĩa mang tính khái quát hình ảnh và nghĩa bóng Tính hình ảnh của tục ngữ cũng xuất hiện, nảy sinh

Trang 26

bằng con đường phát triển nghĩa mới, kết quả trìu tượng giống như thành ngữ

- Tục ngữ ngắn gọn về hình thức, phương pháp và nội dung, có vần điệu uyển chuyển giống như thành ngữ

Rõ ràng ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ là không rõ ràng, không dễ nhận biết Bởi vì bao giờ cũng có những đơn vị quá độ, trung gian Tuy nhiên có thể nói chúng khác nhau chủ yếu là ở mặt chức năng

Tóm lại, tổng hợp tất cả các tiêu chí như đã phân tích ở trên cho phép tách thành ngữ ra khỏi những đơn vị khác, chúng ta có bảng sau:

tổng hợp tất cả các ý kiến trên lại, chúng tôi thấy: "Thành ngữ là một loại tổ

hợp từ cố định bền vững về hình thái cấu trúc, hoàn chỉnh, bóng bẩy về ý nghĩa, thành ngữ là đơn vị có sẵn và được sử dụng tương đương với từ trong giao tiếp ngôn ngữ"

Trang 27

CHƯƠNG 2: NGUYỄN DU VÀ TRUYỆN KIỀU

2.1 Nguyễn Du

2.1.1 Tiểu sử cuộc đời

Đại thi hào dân tộc, nhà văn, nhà thơ lớn Nguyễn Du, có tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên Ông sinh ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu (tức ngày mùng 3/1/1766) niên hiệu Cảnh Hưng, tại Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh Quê gốc của ông ở làng Canh Hoạch, phủ Thanh Oai, tỉnh Sơn Nam (nay thuộc Hà Tây)

Ông sinh ra trong một gia đình đại quý tộc, cha là tể tướng Nguyễn Nghiễm, rất được trọng dụng trong triều đình Anh cả là Nguyễn Khản, từng là

“Nhập thị bồi tụng” cũng được sủng ái trong phủ chúa Trịnh

Mẹ ông là Trần Thị Tần, người sứ kinh Bắc, lấy làm vợ ba tể tướng Nguyễn Nghiễm Tuy vậy, Nguyễn Du phải chịu cảnh mồ côi từ rất sớm (cha mất năm lên 10 tuổi, hai năm sau mẹ mất), ông ở với anh trai cả Năm 18 tuổi, Nguyễn Du thi đậu tam trường, nhưng lại không thi tiếp mà làm quan ở Thái Nguyên với một người cha nuôi Khi Tây Sơn kéo quân ra Bắc, ông về Thái Bình sống nhờ nhà vợ Đây là khoảng thời gian “10 năm gió bụi” trong cuộc đời Nguyễn Du, ông phải chứng kiến những biến đổi, thịnh suy của thời đại và mang trong lòng những tâm sự u uất

Năm 1796, Nguyễn Du vào Nam theo Nguyễn Ánh nhưng bị quân Tây Sơn bắt và giam giữ ba tháng Năm 1802, khi Nguyễn Ánh lật đổ Tây Sơn, lập nên triều Nguyễn lấy niên hiệu là Gia Long, đã mời Nguyễn Du ra làm quan Từ đây ông bắt đầu cuộc sống quan trường và được thăng quan tiến chức rất nhanh Năm 1815 được thăng là Cần Chánh điện học sĩ và được cử đi sứ Trung Quốc Năm 1820, ông được cử đi sứ lần nữa nhưng chưa kịp đi thì mất đột ngột vào ngày 10/8/1820 (tức ngày 16/9/1820 năm Canh Thìn)

Mộ Nguyễn Du ban đầu được an táng tại An Ninh, Quảng Đường, Thừa Thiên Huế nhưng sau đó được rời về quê tại Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh Ông có cả thảy 3 vợ và 18 người con

Tóm lại: Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều biến động Cuộc đời ông tiêu biểu cho cuộc đời của một trí thức trong xã hội phong kiến xưa, tài hoa mà bạc mệnh, sự nghiệp vất vả gian truân Nhưng vượt lên trên hết những điều đó ta vẫn thấy được tấm lòng của một con người nặng lòng vì đất nước, dân tộc và nỗi niềm yêu nước thầm kín

Trang 28

2.1.2 Con người

Là con của một dòng dõi đại quý tộc, nhưng sinh ra trong thời buổi loạn lạc, xã hội rối ren, đảo điên, nên con người Nguyễn Du có nhiều điểm đáng lưu

ý, đặc biệt là những vấn đề về tư tưởng và thời đại

Từ nhỏ, Nguyễn Du đã nổi tiếng thông minh, tuy nhiên tính tình lại trầm lặng, ít nói Đặc biệt, Nguyễn Du là người có tấm lòng yêu thương con người sâu sắc, điều này ảnh hưởng từ mẹ (bà Trần Thị Tần) vốn là người con gái sứ Kinh Bắc dịu dàng, đằm thắm Bên cạnh đó do cuộc đời phiêu bạt, lênh đênh chìm nổi, nay đây mai đó của mình mà Nguyễn Du thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc với những kiếp người, những số phận khổ đau, bất hạnh Những tâm sự và tấm lòng yêu thương con người sâu sắc của ông được gửi gắm trong các sáng tác văn học Tấm lòng thương cảm của Nguyễn Du càng lớn lao hơn khi ông viết về những con người có số phận tài hoa, bạc mệnh Đó vừa là sự yêu thương, đồng thời cũng là sự nâng niu, trân trọng và ngưỡng mộ của bậc đại thi hào dành cho những kiếp người

Nguyễn Du cũng là người có nhiều tâm sự u uất Có lẽ bởi ông sống trong thời đại nhiễu nhương, đen tối ấy, con người không được sống thật với chính mình mà Nguyễn Du tự nhận mình là con người đa sầu, đa cảm, luôn trăn trở, suy nghĩ nhưng không thể trực tiếp bày tỏ mà ông thể hiện điều này qua những vần thơ, những câu văn Nguyễn Du cũng luôn cảm thấy mình cô độc giữa cuộc đời, không có ai hiểu, đồng cảm và chia sẻ nỗi lòng, tâm sự của mình Có tài nhưng luôn nhận mình bất tài, không giúp gì được cho dân cho nước

“Vô lụy vi ưng chiêu quý trách

Bất tài đa khủng tốc quan phi”

Bởi vậy, Nguyễn Du luôn sầu khổ: “Vô cùng kim cổ thương tâm sứ”…

Hay, dù sau này, ra làm quan cho triều Nguyễn nhưng trong lòng ông không bao giờ được thanh thản Tất cả những gì cay đắng đen tối của cuộc đời, của xã hội được Nguyễn Du cảm nhận, thấu hiểu và càng làm cho tấm lòng nhà thơ thêm trăn trở

Như vậy, từ cuộc đời có thể thấy Nguyễn Du là con người có tấm lòng nhân đạo sâu sắc, tấm lòng yêu thương con người rộng lớn, bao la Tất cả những điều này làm nên giá trị nhân văn lớn lao của bậc đại thi hào dân tộc Nguyễn Du

2.1.3 Sự nghiệp sáng tác

Nguyễn Du để lại sự nghiệp sáng tác đồ sộ có giá trị lớn cả về nội dung

Trang 29

cũng như những nét đặc sắc về nghệ thuật Có thể chia tác phẩm của ông thành hai thể loại chính: Tác phẩm chữ Hán và tác phẩm chữ Nôm Ở mỗi thể loại đều

có những đặc sắc và thành công riêng

2.1.3.1 Tác phẩm chữ Hán

Bao gồm 250 bài thơ, được đưa vào những tập sau:

- Thanh Hiên thi tập (1784-1805) Gồm 78 bài

- Nam Trung tạp ngâm (1805-1812) Gồm 40 bài

- Bắc hành tạp lục (1813-1814).Gồm 132 bài

Trong hơn 200 bài thơ này, Nguyễn Du đã bày tỏ tấm lòng, tâm sự của con người trước thời thế Đó là nỗi buồn u uẩn, dai dẳng mênh mang không dứt Con người Nguyễn Du gắn liền với chữ “buồn” Ngoài ra, thơ chữ Hán còn là bức chân dung tự họa của con người Nguyễn Du trong suốt cuộc đời thăng trầm, biến đổi của mình Khi là lời than thở trước hiện thực, khi là tâm sự hoài niệm, khi là thái độ của tác giả với cuộc sống xung quanh… Đồng thời còn là lòng yêu nước, yêu dân tộc thiết tha, thầm kín, thông qua tình yêu thiên nhiên, yêu con người và sự lên án, phê phán gay gắt những hiện tượng xã hội tiêu cực, những điều ngang trái bất công trong xã hội Vì thế những thi phẩm này có thể giúp người đọc dựng lại chân dung của tác giả

2.1.3.2 Tác phẩm chữ Nôm

Sáng tác ít hơn nhưng thành công có giá trị hơn cả, được viết chủ yếu bằng thể lục bát và song thất lục bát, bao gồm:

- Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều)

- Văn tế thập loại chúng sinh

- Văn tế trường lưu nhị nữ

- Thác lời trai phường vải

Ngoài ra, còn một số tác phẩm văn học khác nhưng do hoàn cảnh khách quan cũng như chủ quan mà chúng tôi chưa có điều kiện thống kê đầy đủ được

Trong đó, Truyện Kiều là một kiệt tác bất hủ, là tập đại thành của văn học

Việt Nam-một tác phẩm có giá trị nội dung, tư tưởng và nghệ thuật to lớn, mà trong phần nghiên cứu này, chúng tôi tìm hiểu một khía cạnh nhỏ của kiệt tác Như vậy, Nguyễn Du để lại cho dân tộc, cho hậu thế một sự nghiệp sáng tác to lớn và đầy ý nghĩa Nó góp phần làm phong phú kho tàng văn học dân tộc

và tạo nên những giá trị bất hủ, sống mãi với thời gian

Trang 30

2.2 Truyện Kiều

2.2.1 Vị trí của Truyện Kiều trong sáng tác của Nguyễn Du

Đại thi hào Nguyễn Du sáng tác Truyện Kiều dựa trên cốt truyện: Kim Vân

Kiều truyện của tác giả Trung Quốc Thanh Tâm Tài Nhân Tác phẩm mang tên

chính thức là “Đoạn trường tân thanh” (tiếng kêu mới xé lòng) nhưng dân gian quen gọi tên Nôm: Truyện Kiều Tuy sáng tác dựa vào cốt truyện nước ngoài

nhưng đó là một sáng tác mới mẻ, độc đáo, là kết tinh tài năng và tấm lòng của Nguyễn Du Tác phẩm là kiệt tác to lớn của Nguyễn Du và của văn học Việt

Nam Nhắc đến Nguyễn Du là nhắc đến Truyện Kiều, trải qua bao lớp gió bụi thời gian, nhưng Truyện Kiều vẫn có một sức sống mạnh mẽ, cùng với nó là kết tinh của mọi tài năng, phẩm giá và nhân cách Nguyễn Du Truyện Kiều có giá trị

to lớn về nội dung và nghệ thuật

Trước tiên, Truyện Kiều là tác phẩm có giá trị hiện thực to lớn Bởi thông qua Truyện Kiều, Nguyễn Du đã phản ánh bộ mặt thật của xã hội đương thời, xã

hội đen tối, thối nát mà đồng tiền ngự trị lớn nhất, có sức mạnh vạn năng, dưới sức mạnh của đồng tiền, con người bị tha hóa nhân cách, làm nô lệ cho nó Và,

vì nó mà bao kiếp người, bao số phận con người bị đày đọa, hắt hủi

Ngoài ra, Truyện Kiều còn là tác phẩm mang giá trị nhân đạo sâu sắc

Truyện Kiều là tấm lòng cảm thông, chia sẻ, gắn bó sâu sắc của Nguyễn Du với

những kiếp người khổ đau, bé nhỏ, bất hạnh Là sự trân trọng, nâng niu, ca ngợi những phẩm chất, những giá trị tốt đẹp của con người Những hình ảnh đẹp như Thúy Kiều, Từ Hải… mãi sống trong lòng người đọc để minh chứng cho sự tồn

tại của cái đẹp trong bất cứ hoàn cảnh nào Hơn nữa, Truyện Kiều còn đề cao

ước mơ, khát vọng giải phóng con người, khát vọng được thoát khỏi xã hội đen tối thối nát để hướng tới cuộc sống mới

Truyện Kiều là khát vọng của tình yêu tự do Thông qua mối tình táo bạo

của Thúy Kiều và Kim Trọng, những hành động mang tính xé rào phong kiến, Nguyễn Du đã gửi gắm thông điệp về khát vọng tự do, khát vọng tình yêu hạnh phúc Con người dám tự đi tìm lấy tình yêu và hạnh phúc đích thực của mình

Không chỉ là khát vọng của tình yêu tự do, Truyện Kiều còn là khát vọng

của công lý Thông qua hình tượng Từ Hải, Nguyễn Du đã gửi gắm khát vọng của con người trong thời đại mới Đó là sự vùng lên phản kháng chống lại cái

ác đang ngự trị trong xã hội Nguyễn Du để Thúy Kiều báo ơn trả oán chính là thông điệp rằng cái ác sẽ bị trừng phạt, người lương thiện sẽ được đền đáp Tư tưởng nhân văn của Nguyễn Du cũng là ở đây

Trang 31

Không chỉ đặc sắc về nội dung mà Truyện Kiều còn là kết tinh của những

giá trị nghệ thuật độc đáo Nó được biểu hiện ở một số khía cạnh như: Cốt truyện chặt chẽ, hấp dẫn; ngôn ngữ điêu luyện; một số biện pháp nghệ thuật như

tính chất ước lệ, điển cố, tượng trưng Đặc biệt trong Truyện Kiều là khả năng

khai thác phân tích tâm lý nhân vật của Nguyễn Du đạt đến trình độ bậc thầy

Truyện Kiều được đưa vào đánh giá là một trong những tác phẩm tiểu thuyết

tâm lý đầu tiên của nghệ thuật tiểu thuyết Việt Nam (Phan Ngọc)

Có thể nói, Truyện Kiều là thành công tiêu biểu nhất, giá trị nhất, là nơi kết tinh tài năng con người lỗi lạc Nguyễn Du Chỉ một Truyện Kiều nhưng đã làm

tên tuổi của Nguyễn Du sống mãi trong lòng người đọc mọi thế hệ, vượt qua tất

cả những lớp bụi thời gian, khoảng cách không gian, vượt qua con số ba trăm năm mà Nguyễn Du từng than thở:

“Bất tri tam bách dư niên hậu

Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”

(Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa

Người đời ai khóc Tố Như chăng?)

(Độc Tiểu Thanh kí)

2.2.2 Vị trí của Truyện Kiều trong nền văn học dân tộc và thế giới

2.2.2.1 Vị trí của Truyện Kiều trong nền văn học dân tộc

Có thể nói trong kho tàng phong phú, đa dạng của văn học Việt Nam từ

xưa tới nay, Truyện Kiều là một trong những tác phẩm văn học vẻ vang nhất của

dân tộc Chưa bao giờ và chưa ở đâu xuất hiện một tác phẩm văn học mà có ảnh

hưởng sâu rộng đến đông đảo quần chúng nhân dân như Truyện Kiều Phạm

Quỳnh trong bài diễn thuyết bằng quốc văn từng viết: “Trên từ hạng thượng lưu trí thức, dưới đến kẻ lam lũ làm ăn, bất cứ già trẻ lớn bé, đàn ông, đàn bà, ai ai

cũng biết Truyện Kiều, ai ai cũng thuộc Truyện Kiều, ai ai cũng kể Truyện Kiều,

ai ai cũng ngâm Truyện Kiều…” Với Phạm Quỳnh, sức sống của Truyện Kiều còn mạnh tới mức: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, nước ta còn ” [21, 177] Tuy hơi nhấn mạnh sức mạnh văn chương của Truyện Kiều nhưng cũng là khẳng định giá trị của Truyện Kiều trong lịch sử văn học dân tộc

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đôn Phục cũng khẳng định rằng: “Văn chương

trong Truyện Kiều ở nước Nam ta, thực là vạn thế bất hủ, chẳng khác gì một bức

tràng thành để hộ vệ cho Nam âm, bức tràng thành ấy còn thì Nam âm còn, bức

Trang 32

tràng thành ấy mất thì Nam âm mới mất” [6, 756] Lời khẳng định ấy đã cho

thấy giá trị vĩnh cữu của Truyện Kiều với nền văn học nước nhà

Hơn thế nữa, Truyện Kiều đi sâu vào nếp sống, nếp nghĩ, nếp cảm của con

người Việt Nam, như một hiện tượng xã hội quen thuộc, gần gũi Nhân dân ta

có: bói Kiều, vịnh Kiều, tập Kiều; có ca dao, thành ngữ lấy ra từ Truyện Kiều

Bao tác phẩm nghệ thuật từ hội họa, sân khấu dân gian được lấy cảm hứng từ thiên kiệt tác này

Ngay trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, gian khổ nhất, đó là khi đất nước Việt Nam chìm trong lửa đạn chiến tranh, những hi sinh, mất mát, tang

thương thì sức sống của Truyện Kiều vẫn lan tỏa mạnh mẽ trong trái tim người

dân Việt Nam, góp phần cổ vũ lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc Nhà

thơ Chế Lan Viên có bài: Gửi Kiều cho em năm đánh Mĩ Tố Hữu với bài: Kính

gửi cụ Nguyễn Du…

Vượt lên trên mọi thử thách khắc nghiệt của thời gian, Truyện Kiều có một

sức sống vô cùng mạnh mẽ, vững chãi trong lòng văn học dân tộc Đã hơn hai

trăm năm qua kể từ khi Truyện Kiều ra đời, lời khen tiếng chê vẫn còn chưa hết

Cho đến nay, biết bao công trình nghiên cứu, đánh giá, tìm hiểu về những giá trị của tác phẩm ở tất cả các phương diện nhưng vẫn chưa khai thác hết những giá

trị tiềm ẩn của nó Truyện Kiều vẫn là cảm hứng khai thác mãnh liệt của nhiều

nhà nghiên cứu Trong cuốn tổng hợp “Hai trăm năm-nghiên cứu, bàn luận Truyện Kiều” của tác giả Lê Xuân Lít, ông đã tổng hợp hàng nghìn bài viết qua mấy nghìn trang giấy nhưng đó chỉ là phần rất nhỏ về nghiên cứu giá trị tác phẩm vĩ đại này

Trong bất cứ hoàn cảnh, thời điểm nào thì Truyện Kiều vẫn có sức sống mạnh mẽ Truyện Kiều kiệt tác vĩ đại, là đứa con tinh thần, là tác phẩm nghệ

thuật tiêu biểu để Việt Nam có thể tự hào sánh vai với nền văn học khác trên thế giới

2.2.2.2 Vị trí của Truyện Kiều với văn học thế giới

Ngay từ khi mới ra đời, Truyện Kiều đã có sức lan tỏa mạnh mẽ, vượt

khoảng cách về không gian địa lí để đến với bạn đọc trên toàn thế giới Chưa có

tác phẩm văn học nào của Việt Nam lại có được vị trí như Truyện Kiều của

Nguyễn Du Bởi tác phẩm này cho đến nay đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau: Pháp, Anh, Nhật, Hàn, Đức… Cùng với đó là rất nhiều tác giả, nhà văn, nhà nghiên cứu, phê bình văn học, các giáo sư… nước ngoài đã tìm hiểu phân

tích về Truyện Kiều Có rất nhiều trích đoạn của Truyện Kiều đã được trích

giảng ở một số trường đại học của nước ngoài Ở đất nước Trung Quốc, nơi khởi

Trang 33

nguyên của Truyện Kiều đã có những đánh giá rất xác thực, đúng đắn về giá trị của Truyện Kiều Chẳng hạn như trong một số bài nghiên cứu của tác giả như

Lưu Thế Đức, Lý Tu Chương, những nhà phê bình văn học nổi tiếng của Trung

Quốc đã đánh giá rất cao Nguyễn Du trong bài viết Nguyễn Du-nhà thơ Việt

Nam kiệt xuất và Truyện Kiều của ông đã viết: “Tập thơ tự sự kiệt xuất này, vô

luận việc khắc họa nhân vật, hay việc miêu tả tình tiết, đều có những điểm khác với tiểu thuyết Điều đó không những chỉ là sự khác nhau về hình thức biểu diễn

văn học, mà quan trọng hơn do Truyện Kiều của Nguyễn Du đã thành tác phẩm

hoàn toàn mới về nghệ thuật Tài năng nghệ thuật xuất sắc và sự lao động nhẫn lại đã giúp nhà thơ dùng câu chuyện Vương Thúy Kiều để viết nên một tác phẩm kiệt xuất trong nền văn học cổ điển Việt Nam” [21, 1815]

Tiểu kết chương 2

Nguyễn Du là đại thi hào, nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc Việt Nam

Người đã sáng tác nên một thiên kiệt tác bất hủ-Truyện Kiều-tác phẩm có sức

sống mãnh liệt và mạnh mẽ đối với văn học Việt Nam và thi đàn văn chương thế

giới Nghiên cứu tìm hiểu về Truyện Kiều là việc làm thiết thực, đúng đắn, góp phần tôn vinh giá trị Truyện Kiều và tài năng của đại thi hào Nguyễn Du

Trang 34

CHƯƠNG 3: PHÂN LOẠI CÁC ĐƠN VỊ THÀNH NGỮ TRONG

Thành ngữ đối là loại thành ngữ phổ biến nhất trong tiếng Việt Theo thống

kê của chúng tôi, trong Truyện Kiều của Nguyễn Du loại thành ngữ này là

80/106 thành ngữ, chiếm 75,4% Đặc điểm nổi bật của loại thành ngữ này là về mặt cấu trúc có tính chất đối xứng giữa các bộ phận và các yếu tố tạo nên thành

ngữ Chẳng hạn trong thành ngữ đổ quán xiêu đình thì đổ quán đối xứng với

xiêu đình Phần lớn các thành ngữ đối đều gồm bốn yếu tố, lập thành hai vế cân

xứng nhau Quan hệ đối xứng giữa hai vế thành ngữ được thiết lập nhờ những thuộc tính nhất định về ngữ pháp, ngữ nghĩa giữa các yếu tố được đưa vào trong hai vế đó

Khảo sát 80 đơn vị thành ngữ đối mà chúng tôi thu được, chúng tôi nhận thấy loại thành ngữ bốn yếu tố có tới 78/80, chiếm 97,5%, số còn lại là các thành ngữ đối 6 yếu tố Như vậy có thể nói thành ngữ đối là loại thành ngữ phổ biến, có

số lượng nhiều và độc đáo, chiếm vị trí đặc biệt trong hệ thống thành ngữ được

Nguyễn Du sử dụng trong Truyện Kiều Chính vì điều này nên chúng tôi phân tích

loại thành ngữ bốn yếu tố này riêng và loại thành ngữ sáu yếu tố riêng

3.1.1 Thành ngữ đối bốn yếu tố

Đây là loại thành ngữ có đặc điểm quan trọng và nổi bật nhất là tính cặp đôi và đối ngẫu (tương ứng) trong cấu trúc từ vựng - ngữ pháp, ngữ nghĩa và đặc biệt là về mặt ngữ âm Thông thường, trên cơ sở khảo sát những quan hệ ngữ pháp giữa các yếu tố trong thành ngữ kết cấu đối xứng, các nhà nghiên cứu phân thành ngữ này thành 2 loại:

- Thành ngữ hai vế cân xứng, mỗi vế là một thành tố

- Thành ngữ hai vế cân xứng, mỗi vế là một kết cấu chính phụ

Áp dụng bốn mô hình này vào việc phân tích các thành ngữ đối bốn yếu tố

được sử dụng trong Truyện Kiều chúng tôi nhận thấy rằng:

Ngày đăng: 09/06/2014, 09:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Thị An, Nguyễn Thị Huế, (2001), Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, Tập IV, quyển I: Tục ngữ-Ca dao, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam
Tác giả: Trần Thị An, Nguyễn Thị Huế
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2001
2. Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng Việt, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
3. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
4. Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương ngôn ngữ học, Tập I, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2001
5. Nguyễn Đức Dân (1987), Lôgic ngữ nghĩa-ngữ pháp, Nxb ĐH & TCCN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lôgic ngữ nghĩa-ngữ pháp
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Nhà XB: Nxb ĐH & TCCN
Năm: 1987
6. Trịnh Bá Dĩnh, Nguyễn Hữu Sơn, Vũ Thanh,...(2002), Nguyễn Du - tác gia tác phẩm, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Du - tác gia tác phẩm
Tác giả: Trịnh Bá Dĩnh, Nguyễn Hữu Sơn, Vũ Thanh
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2002
7. Nguyễn Du (2011), Truyện Kiều, Nxb Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện Kiều
Tác giả: Nguyễn Du
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2011
8. Nguyễn Công Đức (1995), Bình diện cấu trúc hình thái ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt, Luận án PTS Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình diện cấu trúc hình thái ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Công Đức
Năm: 1995
9. Nguyễn Thiện Giáp (2009), Từ vựng học Tiếng Việt, Nxb ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng học Tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: Nxb ĐHQG Hà Nội
Năm: 2009
10. Nguyễn Thiện Giáp (1996), Từ và nhận diện từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ và nhận diện từ tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1996
11. Hoàng Văn Hành (2004), Thành ngữ học Tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành ngữ học Tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Văn Hành
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2004
12. Hoàng Văn Hành (2002), Kể chuyện thành ngữ tục ngữ, Nxb KHXH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kể chuyện thành ngữ tục ngữ
Tác giả: Hoàng Văn Hành
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 2002
13. Dương Quảng Hàm (1943), Việt Nam văn học sử yếu, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn học sử yếu
Tác giả: Dương Quảng Hàm
Năm: 1943
14. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1999), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: Nxb ĐHQG Hà Nội
Năm: 1999
15. Nguyễn Văn Hằng (1999), Thành ngữ bốn yếu tố trong Tiếng Việt hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành ngữ bốn yếu tố trong Tiếng Việt hiện đại
Tác giả: Nguyễn Văn Hằng
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1999
16. Trịnh Đức Hiền, "Mấy ý kiến xung quanh việc sử dụng thành ngữ tiếng Việt", Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy ý kiến xung quanh việc sử dụng thành ngữ tiếng Việt
17. Nguyễn Xuân Kính (2004), Thi pháp ca dao, Nxb ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp ca dao
Tác giả: Nguyễn Xuân Kính
Nhà XB: Nxb ĐHQG Hà Nội
Năm: 2004
18. Đinh Trọng Lạc (1995), Phong cách học Tiếng Việt, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học Tiếng Việt
Tác giả: Đinh Trọng Lạc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1995
19. Nguyễn Lực, Lương Văn Đang (1978), Thành ngữ Tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành ngữ Tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Lực, Lương Văn Đang
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1978
20. Vũ Xuân Lương, Hoàng Thị Tuyền Linh, Phạm Thị Thủy, Đào Thị Minh Thu, Đặng Thanh Hòa (2009), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Tác giả: Vũ Xuân Lương, Hoàng Thị Tuyền Linh, Phạm Thị Thủy, Đào Thị Minh Thu, Đặng Thanh Hòa
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 2009

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w