1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ẨN DỤ TU TỪ TRONG TÁC PHẨM TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU

66 3,3K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 769,89 KB

Nội dung

MỤC LỤCMỞ ĐẦU ........................................................................................................... 11. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 12. Lịch sử vấn đề ................................................................................................ 43. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu..................................................................... 83.1 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 83.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 94. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 94.1. Phương pháp thống kê phân loại .................................................................. 94.2. Phương pháp so sánh đối chiếu ................................................................... 94.3. Phương pháp phân tích tu từ học .............................................................. 105. Những đóng góp của khóa luận .................................................................... 106. Cấu trúc của khóa luận ................................................................................. 11CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................. 121.1. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................... 121.1.1. Màu sắc tu từ .......................................................................................... 121.1.2. Phương tiện tu từ .................................................................................... 141.1.3. Biện pháp tu từ ....................................................................................... 151.1.4. Sự khác nhau giữa phương tiện tu từ và biện pháp tu từ ......................... 161.1.4.1 Cấp độ từ vựng ..................................................................................... 161.1.4.2. Cấp độ ngữ nghĩa ................................................................................. 181.1.4.3. Cấp độ cú pháp .................................................................................... 191.1.4.4. Cấp độ văn bản .................................................................................... 201.1.5. Phân tích tu từ học .................................................................................. 211.2. Ẩn dụ tu từ ................................................................................................ 261.2.1. Khái niệm ............................................................................................... 261.2.2. Đặc điểm cấu trúc nghĩa, kiểu loại .......................................................... 271.2.2.1. Căn cứ vào từ loại và chức năng của từ ẩn dụ có chia ra làm 3 loại: ............. 271.2.2.2. Các dạng ẩn dụ. ................................................................................... 291.2.3. Ý nghĩa sử dụng ..................................................................................... 321.2.3.1. Trong sinh hoạt hằng ngày ................................................................... 32Ẩn dụ tu từ được dùng nhiều trong lờ nói hội thoại mang đậm đà màu sắc biểucảm, cảm xúc. .................................................................................................. 321.2.3.2 Trong văn chính luận ............................................................................ 321.2.3.3. Trong thơ văn nghệ thuật ..................................................................... 33TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ................................................................................... 34CHƯƠNG 2: ẨN DỤ TU TỪ TRONG TÁC PHẨM TRUYỆN KIỀU CỦANGUYỄN DU .................................................................................................. 352.1. Khảo sát thống kê ...................................................................................... 352.1.1. Tư liệu thống kê ..................................................................................... 352.1.2. Mục đích thống kê .................................................................................. 352.1.3. Kết quả thống kê..................................................................................... 362.1.4. Nhận xét ................................................................................................. 362.2. Giá trị của ẩn dụ tu từ trong tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du ...... 362.2.1. Ẩn dụ tu từ biểu thị cho phong cách của Nguyễn Du .............................. 362.2.2. Giá trị biểu cảm của ẩn dụ tu từ trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du ... 412.3. Phân tích đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” ................................................. 49TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ................................................................................... 57KẾT LUẬN ...................................................................................................... 58TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 601MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiNền văn học Việt Nam thực sự ra đời cùng với nền độc lập của dân tộc ta.Từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XVIII, 8 thế kỉ trôi qua lịch sử dân tộc đã xây dựngcho nền văn học một truyền thống về văn học dân gian cũng như về văn học báchọc, về văn chương chữ Hán cũng như về văn chương chữ Nôm. Đến cuối thế kỉXVIII - nửa đầu thế kỉ XIX, văn học VN vẫn gồm 2 bộ phận văn học chữ Hánvà văn học chữ Nôm. Ngày nay nói đến thành tựu nổi bật của Văn học Việt Namnửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX chủ yếu là nói đến bộ phận văn họcchữ Nôm, văn học chữ Nôm phát triển trong giai đoạn này cả về số lượng lẫnchất lượng.Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới.Có thể nói toàn bộ tác phẩm của ông, chữ Hán cũng như chữ Nôm chan chứamột tình yêu thương bao la đối với con người, đặc biệt là người phụ nữ. Sáng táccủa Nguyễn Du được lưu hành từ rất sớm, có lẽ ngay từ lúc nhà thơ còn sống.Phạm Quý Thích, người cùng thời từng có bài thơ nổi tiếng bằng chữ Hán đểvịnh Truyện Kiều. Nhiều nhà Nho ở Thăng Long, nhất là những học trò củaPhạm Quý Thích, trong đó có một số người là danh thần, danh sĩ từng tham giavào việc phổ biến Truyện Kiều. Do vậy, những sáng tác của ông có ảnh hưởnglớn trong xã hội, chí ít là tầng lớp văn hóa cao.Từ đó tới nay, việc sưu tập, nghiên cứu, phổ biến di sản văn học củaNguyễn Du không bao giờ bị đứt đoạn, nó luôn phát triển cùng với sự tiến bộcủa ngành văn bản học và ngữ văn học nước ta, đặc biệt từ sau những năm 30của thế kỉ XX, khi việc sưu tầm, nghiên cứu văn học được ý thức như là mộthoạt động khoa học. Là một kiệt tác văn chương quá khứ, “Truyện Kiều” có mộtđời sống lịch sử khá đặc biệt. Từ khi ra đời đến nay tác phẩm được nhân dân yêuchuộng và đã thu hút tâm huyết, trí tuệ của bao lớp người cầm bút. Biết baonhiêu cảm xúc suy tư, bao nhiêu lời phẩm bình, bao nhiêu hướng nghiên cứutiếp cận của các thế hệ nối tiếp nhau nhằm thâm nhập sâu hơn vào thế giới củatruyện. “Truyện Kiều” là một hiện tượng đột xuất của truyện Nôm, nhưng hiệntượng ấy nằm trong một quá trình, mối quan hệ giữa truyền thống và cách tân,giữa tiếp thu và sáng tạo, giữa tác phẩm với thể loại.Truyện Nôm viết về cuộc sống con người, những câu chuyện mà nho gia đãnói xảy ra “nơi đầu phố xó ngõ” và nó có cốt truyện bắt nguồn từ thực tại đờisống và có cả cốt truyện bắt nguồn từ kho tàng văn học dân gian. Nhà nghiêncứu văn học Hoài Thanh đã từng nhận xét: “Văn chương Nguyễn Tiên Điền dù2bằng chữ Hán hay chữ Nôm không bao giờ là thứ văn chương viết ra để màchơi”. Như vậy, những sáng tác của cụ Nguyễn là có mục đích rõ ràng. Đó cũnglà những cảm nhận chung của người đọc về những sáng tác của nhà thơ,“Truyện Kiều” một tác phẩm được Nguyễn Du sáng tác khi “chồng chất nhữngkhối lõi ở lòng”, và được viết “như có máu chảy trên đầu ngọn thời bút”. (Di sảncủa Nguyễn Du thời gian - Trịnh Bá Đĩnh) và tất nhiên phải chứa đầy những tâmtình của ông.Gần hai trăm năm nay “Truyện Kiều” chưa bao giờ vắng bóng trên thi đànvăn học Việt Nam. Những sáng tác của Nguyễn Du, đặc biệt là tác phẩm“Truyện Kiều” giới thiệu một cách sâu rộng không chỉ trường trung học cơ sở,trung học phổ thông, các trường chuyên nghiệp, trên sách báo trong nước màcòn lan rộng ra cả nước ngoài. Nguyễn Du đã thành công trong việc sử dụng cácbiện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, hoán dụ và đến giọng điệu các điển tích, điểncố trong các đoạn trích trong tác phẩm này.Như chúng ta đã biết: “Truyện Kiều đã đem lại lòng tin cho mọi người về khảnăng phong phú của tiếng Việt và Truyện Kiều có công khai sáng cho nhiều nhàvăn, nhà thơ đời sau về phương diện sử dụng ngôn ngữ dân tộc trong sáng tác vănchương” (Nguyễn Lộc). Việc tìm hiểu các phương tiện và biện pháp tu từ trong“Truyện Kiều” chưa được quan tâm một cách cụ thể. Vì thế khóa luận tiến hànhtìm hiểu: “Ẩn dụ tu từ trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du”. Đây là mộtviệc làm chúng tôi thiết nghĩ vô cùng quan trọng và thiết thực giúp chúng ta,những bạn đọc sẽ có những cái nhìn tinh tế, toàn diện hơn ở các phương tiện tutừ và biện pháp tu từ.Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta thấy có những sự vật bản chất khôngphải là A lại mang tên gọi của A, do giữa A và chúng có một nét nào đó tươngđồng nhau. Đặc điểm này đã kích thích vào khả năng liên tưởng, giúp chúng tanhận thức về thế giới khách quan một cách sinh động. Cách liên tưởng này vừacó tính truyền thống, tính thời đại, vừa mang tính cá nhân chủ quan. Cách liêntưởng ấy chính là ẩn dụ tu từ - một phương thức chuyển nghĩa phổ biến. Vớiviệc nắm vững phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ sẽ góp phần làm giàu vốn ngônngữ, làm tiếng Việt thêm phong phú, đa dạng về ý nghĩa và cách diễn đạt hơn.Để đi vào tìm hiểu sâu hơn nữa “Truyện Kiều” vốn đã được đưa vào giảngdạy trong chương trình phổ thông và cách tiếp cận tác phẩm chúng ta đi vàokhảo cứu “Truyện Kiều” trong chương trình văn học phổ thông (trong chươngtrình lớp 10) chúng ta thấy điều đó qua bảng thống kê dưới đây và chứng tỏ cáctác phẩm của Nguyễn Du được ghi nhận xứng đáng.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

ĐOÀN THỊ THANH TUYÊN

ẨN DỤ TU TỪ TRONG TÁC PHẨM TRUYỆN KIỀU

CỦA NGUYỄN DU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Sơn La, năm 2013

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

ĐOÀN THỊ THANH TUYÊN

ẨN DỤ TU TỪ TRONG TÁC PHẨM TRUYỆN KIỀU

CỦA NGUYỄN DU

Chuyên ngành: Ngữ dụng học

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS Bùi Kim Tuyến

Sơn La, năm 2013

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn, sự cổ vũ, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô trong khoa Ngữ Văn Trường Đại học Tây Bắc, đặc biệt là lời cảm ơn sâu sắc nhất tới cô giáo Thạc sỹ Bùi Kim Tuyến - giảng viên chính giảng dạy bộ môn tiếng Việt, người đã dành nhiều thời gian, trực tiếp, hướng dẫn nhiệt tình

và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em sớm hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất và nhanh nhất

Tuy nhiên quá trình nghiên cứu và viết khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, vì thế em kính mong các thầy cô giáo và cùng toàn thể các bạn sinh viên góp ý kiến để khóa luận được hoàn thiện hơn

Cuối cùng em xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn tới Hội đồng chấm khóa luận

Sơn La, tháng 5 năm 2013

Người viết

Đoàn Thị Thanh Tuyên

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 4

3 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 8

3.1 Mục tiêu nghiên cứu 8

3.2 Phạm vi nghiên cứu 9

4 Phương pháp nghiên cứu 9

4.1 Phương pháp thống kê phân loại 9

4.2 Phương pháp so sánh đối chiếu 9

4.3 Phương pháp phân tích tu từ học 10

5 Những đóng góp của khóa luận 10

6 Cấu trúc của khóa luận 11

CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ THUYẾT 12

1.1 Một số khái niệm cơ bản 12

1.1.1 Màu sắc tu từ 12

1.1.2 Phương tiện tu từ 14

1.1.3 Biện pháp tu từ 15

1.1.4 Sự khác nhau giữa phương tiện tu từ và biện pháp tu từ 16

1.1.4.1 Cấp độ từ vựng 16

1.1.4.2 Cấp độ ngữ nghĩa 18

1.1.4.3 Cấp độ cú pháp 19

1.1.4.4 Cấp độ văn bản 20

1.1.5 Phân tích tu từ học 21

1.2 Ẩn dụ tu từ 26

1.2.1 Khái niệm 26

1.2.2 Đặc điểm cấu trúc nghĩa, kiểu loại 27

1.2.2.1 Căn cứ vào từ loại và chức năng của từ ẩn dụ có chia ra làm 3 loại: 27

Trang 5

1.2.3 Ý nghĩa sử dụng 32

1.2.3.1 Trong sinh hoạt hằng ngày 32

Ẩn dụ tu từ được dùng nhiều trong lờ nói hội thoại mang đậm đà màu sắc biểu cảm, cảm xúc 32

1.2.3.2 Trong văn chính luận 32

1.2.3.3 Trong thơ văn nghệ thuật 33

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 34

CHƯƠNG 2: ẨN DỤ TU TỪ TRONG TÁC PHẨM TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU 35

2.1 Khảo sát thống kê 35

2.1.1 Tư liệu thống kê 35

2.1.2 Mục đích thống kê 35

2.1.3 Kết quả thống kê 36

2.1.4 Nhận xét 36

2.2 Giá trị của ẩn dụ tu từ trong tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du 36

2.2.1 Ẩn dụ tu từ biểu thị cho phong cách của Nguyễn Du 36

2.2.2 Giá trị biểu cảm của ẩn dụ tu từ trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du 41

2.3 Phân tích đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” 49

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 57

KẾT LUẬN 58

TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nền văn học Việt Nam thực sự ra đời cùng với nền độc lập của dân tộc ta

Từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XVIII, 8 thế kỉ trôi qua lịch sử dân tộc đã xây dựng cho nền văn học một truyền thống về văn học dân gian cũng như về văn học bác học, về văn chương chữ Hán cũng như về văn chương chữ Nôm Đến cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX, văn học VN vẫn gồm 2 bộ phận văn học chữ Hán

và văn học chữ Nôm Ngày nay nói đến thành tựu nổi bật của Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX chủ yếu là nói đến bộ phận văn học chữ Nôm, văn học chữ Nôm phát triển trong giai đoạn này cả về số lượng lẫn chất lượng

Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới

Có thể nói toàn bộ tác phẩm của ông, chữ Hán cũng như chữ Nôm chan chứa một tình yêu thương bao la đối với con người, đặc biệt là người phụ nữ Sáng tác của Nguyễn Du được lưu hành từ rất sớm, có lẽ ngay từ lúc nhà thơ còn sống Phạm Quý Thích, người cùng thời từng có bài thơ nổi tiếng bằng chữ Hán để vịnh Truyện Kiều Nhiều nhà Nho ở Thăng Long, nhất là những học trò của Phạm Quý Thích, trong đó có một số người là danh thần, danh sĩ từng tham gia vào việc phổ biến Truyện Kiều Do vậy, những sáng tác của ông có ảnh hưởng lớn trong xã hội, chí ít là tầng lớp văn hóa cao

Từ đó tới nay, việc sưu tập, nghiên cứu, phổ biến di sản văn học của Nguyễn Du không bao giờ bị đứt đoạn, nó luôn phát triển cùng với sự tiến bộ của ngành văn bản học và ngữ văn học nước ta, đặc biệt từ sau những năm 30 của thế kỉ XX, khi việc sưu tầm, nghiên cứu văn học được ý thức như là một hoạt động khoa học Là một kiệt tác văn chương quá khứ, “Truyện Kiều” có một đời sống lịch sử khá đặc biệt Từ khi ra đời đến nay tác phẩm được nhân dân yêu chuộng và đã thu hút tâm huyết, trí tuệ của bao lớp người cầm bút Biết bao nhiêu cảm xúc suy tư, bao nhiêu lời phẩm bình, bao nhiêu hướng nghiên cứu tiếp cận của các thế hệ nối tiếp nhau nhằm thâm nhập sâu hơn vào thế giới của truyện “Truyện Kiều” là một hiện tượng đột xuất của truyện Nôm, nhưng hiện tượng ấy nằm trong một quá trình, mối quan hệ giữa truyền thống và cách tân, giữa tiếp thu và sáng tạo, giữa tác phẩm với thể loại

Truyện Nôm viết về cuộc sống con người, những câu chuyện mà nho gia đã nói xảy ra “nơi đầu phố xó ngõ” và nó có cốt truyện bắt nguồn từ thực tại đời sống và có cả cốt truyện bắt nguồn từ kho tàng văn học dân gian Nhà nghiên cứu văn học Hoài Thanh đã từng nhận xét: “Văn chương Nguyễn Tiên Điền dù

Trang 7

bằng chữ Hán hay chữ Nôm không bao giờ là thứ văn chương viết ra để mà chơi” Như vậy, những sáng tác của cụ Nguyễn là có mục đích rõ ràng Đó cũng

là những cảm nhận chung của người đọc về những sáng tác của nhà thơ,

“Truyện Kiều” một tác phẩm được Nguyễn Du sáng tác khi “chồng chất những

khối lõi ở lòng”, và được viết “như có máu chảy trên đầu ngọn thời bút” (Di sản

của Nguyễn Du thời gian - Trịnh Bá Đĩnh) và tất nhiên phải chứa đầy những tâm tình của ông

Gần hai trăm năm nay “Truyện Kiều” chưa bao giờ vắng bóng trên thi đàn văn học Việt Nam Những sáng tác của Nguyễn Du, đặc biệt là tác phẩm

“Truyện Kiều” giới thiệu một cách sâu rộng không chỉ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trường chuyên nghiệp, trên sách báo trong nước mà còn lan rộng ra cả nước ngoài Nguyễn Du đã thành công trong việc sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, hoán dụ và đến giọng điệu các điển tích, điển

cố trong các đoạn trích trong tác phẩm này

Như chúng ta đã biết: “Truyện Kiều đã đem lại lòng tin cho mọi người về khả năng phong phú của tiếng Việt và Truyện Kiều có công khai sáng cho nhiều nhà văn, nhà thơ đời sau về phương diện sử dụng ngôn ngữ dân tộc trong sáng tác văn

chương” (Nguyễn Lộc) Việc tìm hiểu các phương tiện và biện pháp tu từ trong

“Truyện Kiều” chưa được quan tâm một cách cụ thể Vì thế khóa luận tiến hành tìm hiểu: “Ẩn dụ tu từ trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du” Đây là một việc làm chúng tôi thiết nghĩ vô cùng quan trọng và thiết thực giúp chúng ta, những bạn đọc sẽ có những cái nhìn tinh tế, toàn diện hơn ở các phương tiện tu

từ và biện pháp tu từ

Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta thấy có những sự vật bản chất không phải là A lại mang tên gọi của A, do giữa A và chúng có một nét nào đó tương đồng nhau Đặc điểm này đã kích thích vào khả năng liên tưởng, giúp chúng ta nhận thức về thế giới khách quan một cách sinh động Cách liên tưởng này vừa

có tính truyền thống, tính thời đại, vừa mang tính cá nhân chủ quan Cách liên tưởng ấy chính là ẩn dụ tu từ - một phương thức chuyển nghĩa phổ biến Với việc nắm vững phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ sẽ góp phần làm giàu vốn ngôn ngữ, làm tiếng Việt thêm phong phú, đa dạng về ý nghĩa và cách diễn đạt hơn

Để đi vào tìm hiểu sâu hơn nữa “Truyện Kiều” vốn đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình phổ thông và cách tiếp cận tác phẩm chúng ta đi vào khảo cứu “Truyện Kiều” trong chương trình văn học phổ thông (trong chương trình lớp 10) chúng ta thấy điều đó qua bảng thống kê dưới đây và chứng tỏ các tác phẩm của Nguyễn Du được ghi nhận xứng đáng

Trang 8

Số tác phẩm văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX được giảng dạy trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 cơ bản, tập 2, Nxb Giáo dục năm 2006

Bảng thống kê

Stt Tên tác giả số bài (đoạn trích) đưa

vào giảng dạy chính thức

số bài (đoạn trích) đọc thêm

Hiện nay, ở nhà trường phổ thông tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du cũng được đưa vào giảng dạy và có cả trong phần đọc thêm Với chương trình cải cách giáo dục hiện nay thì phương pháp giảng dạy tích hợp giữa phân môn: tiếng Việt, tập làm văn, văn học gọi chung là ngữ văn, ở nhà trường trung học phổ thông và trung học cơ sở ngày càng được chú trọng nâng cao Từ đó thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa văn học và tiếng Việt Việc ứng dụng các thành tựu nghiên cứu của tiếng Việt vào việc phân tích các giá trị biểu đạt của các biện pháp tu từ và phương pháp tu từ trong văn bản, đặc biệt là văn bản nghệ thuật không phải là việc dễ làm và thường xuyên

Lí luận và thực tiễn cách nhau một khoảng rất lớn Chúng ta thấy điều đó ở các giờ giảng môn ngữ văn trong nhà trường phổ thông Thường thì học sinh, sinh viên, giới bạn đọc chỉ thấy được cái hay cái đẹp của câu thơ mà không biết chúng bắt nguồn từ đâu ? Nếu có thì cũng chỉ là đả động đến mà chưa đi vào tìm hiểu một cách chi tiết Điều đó sẽ làm mất đi vẻ đẹp của một tâm hồn nhạy bén, tài năng trong việc sử dụng ngôn từ Vì thế khi phân tích, giảng dạy, tìm hiểu

Trang 9

cảm nhận và thấy được tác dụng của biện pháp tu từ và phương tiện tu từ trong

đó có ẩn dụ tu từ

Để khắc phục và giảm bớt tình trạng trên, chúng tôi tiến hành tìm hiểu: “Ẩn

dụ tu từ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du” Thiết nghĩ đây là một việc làm cần thiết và quan trọng cho những ai yêu thích tác phẩm “Truyện Kiều” nói chung

và biện pháp ẩn dụ tu từ trong “Truyện Kiều” nói riêng Đồng thời qua đây góp thêm tiếng nói khẳng định sức hút mạnh mẽ của biện pháp tu từ trong tác phẩm“Truyện Kiều” của nhà thơ, để việc dạy thơ ông một cách dễ dàng, sâu sắc

và đa dạng hơn

2 Lịch sử vấn đề

Bước sang thế kỉ XX với nhiều cách tiếp nhận “Truyện Kiều”, nhiều công trình nghiên cứu, “Truyện Kiều” đã được rất nhiều đối tượng tham gia và khám phá Năm 1943 Đào Duy Anh cho ra cuốn Khảo luận về truyện Thúy Kiều đã tiến một bước trong việc so sánh “Truyện Kiều” của Nguyễn Du với “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân, phân tích tới nhân vật, văn chương, vị trí Truyện Kiều trong lịch sử văn học Việt Nam Năm 1949, Hoài Thanh với công trình “Quyền sống của con người” đã cảm thụ Truyện Kiều một cách hoàn toàn mới - lý giải Truyện Kiều trong tinh thần hiện thực, khát vọng giải phóng con người trong xã hội phong kiến Cứ như vậy hàng bao nhiêu năm qua

“Truyện Kiều” không bao giờ ngủ yên trong thư viện, nó luôn bị đánh thức, tra vấn tham gia vào dòng chảy của cuộc sống hiện đại Từ năm 1956 trở đi,

“Truyện Kiều” năm nào cũng được giảng dạy trong chương trình phổ thông Nguyễn Du đến với người đọc bằng một sự bí ẩn và ra đi cũng để lại một sự sâu lắng mà cho đến bây giờ biết bao thế hệ bạn đọc, biết bao công trình nghiên cứu

về tác phẩm “Truyện Kiều” vẫn luôn là một ẩn số cần khai thác và khám phá

Việc tìm hiểu phương thức ẩn dụ đã từ lâu được các nhà nghiên cứu quan tâm Trong giáo trình nói về từ vựng học tiếng Việt: Nguyễn Văn Tu [21] Đỗ Hữu Châu [5], Nguyễn Thiện Giáp [13] đều nói đến hiện tượng chuyển nghĩa nói chung và phương thức ẩn dụ nói riêng

Các tác giả viết về phong cách học như: Đinh Trọng Lạc [11], Cù Đình Tú [20], Nguyễn Thái Hòa [17], Hữu Đạt [14] cho rằng ẩn dụ là phép tu từ dung

để trang trí, góp phần làm giàu hình tượng, cảm xúc tiếng Việt Song ở mỗi tác giả, mỗi thời điểm lại có cách gọi và phân loại khác nhau

Cù Đình Tú [20] xem ẩn dụ: “Là cách cá nhân lâm thời lấy tên gọi biểu thị đối tượng này dùng để biểu thị đối tượng kia dựa trên cơ sở của mối liên tưởng

về nét tương đồng của hai đối tượng” Dựa vào khả năng tương đồng giữa hai

Trang 10

đối tượng, tác giả chia ẩn dụ tiếng việt ra làm 5 loại: Tương đồng về màu sắc,

tương đồng về tính chất, tương đồng về trạng thái, tương đồng về hành động và

tương đồng về cơ cấu Nhìn chung cách phân chia này phù hợp với chức năng

biểu cảm của ẩn dụ tu từ

Nguyễn Thái Hòa [17] gọi ẩn dụ là: “Phương thức chuyển nghĩa, có khả năng gợi hình, gợi cảm” Về mặt ý nghĩa, tác giả phân ẩn dụ làm 3 loại: “Từ cụ thể đến cụ thể, từ cụ thể đến trừu tượng và từ trừu tượng đến cụ thể” Cách phân loại này dựa vào tính cụ thể của đối tượng chọn làm ẩn dụ, để thấy được mối quan hệ tương đồng giữa hai sự vật, hai hiện tượng chưa được thể hiện rõ nét và thấy được tính đa dạng, phong phú của ẩn dụ tu từ

Như vậy, vấn đề ẩn dụ được nghiên cứu khá kỹ lưỡng và nhiều nhưng ít có công trình nào tìm hiểu ẩn dụ trong tác phẩm nghệ thuật Thực tế cho thấy có những cách hiểu, cách tiếp cận (ẩn dụ tu từ) trong các văn bản nghệ thuật là khác nhau

Hoài Thanh khi nghiên cứu văn chương Nguyễn Du đã từng nhận xét rằng:

“Văn chương cụ Nguyễn Tiên Điền dù bằng chữ Hán hay chữ Nôm không bao

giờ là thứ văn chương viết ra để mà chơi” Như vậy, những sáng tác của cụ

Nguyễn là có mục đích rõ ràng Cùng với thời gian này có nhiều độc giả, nhiều công trình nghiên cứu đã xây dựng lên một hình ảnh Nguyễn Du, một chân dung được khắc họa rõ nét

Nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Bách Khoa, trong bài viết “Văn chương Truyện Kiều” đã đề cập đến nhận xét về “Truyện Kiều” của Mộng Liên Đường chủ nhân, người bạn cùng thời của Nguyễn Du: “Trong một tập thủy chung lấy bốn chữ tạo vật đố tài tóm cả một đời Thúy Kiều khi lai láng tình thơ, người tựa

án khen tài châu ngọc, khi nỉ non tiếng nguyệt, khách dưới đèn đắm đuối tiêu tao, khi lầu xanh, khi rừng tía, cõi đi về nghĩ cũng chồn chân, khi kinh lệ, khi can qua mùi từng trải nghĩ mà tê lưỡi Vui buồn hợp tan mười mấy năm trời, trong cuốn văn tỏa ra như hệt không khác gì một bức tranh vậy Xem đến chỗ giấc mộng đoạn trường tỉnh dậy mà căn nguyên vẫn chưa gỡ khúc đàn bạc mệnh gẩy xong mà oán hận vẫn chưa hả” Và chủ nhân Mộng Liên Đường cũng nhận thấy khi đọc Truyện Kiều: “Cái nợ sầu của hai chữ tài tình tuy khác đời mà

chung một dạ” Như vậy, nhận xét của Mộng Liên Đường chủ nhân đọc, viết ra

như có máu chảy ở đầu ngòi bút, nước mắt thấm đẫm trên giấy, khiến cho ai đọc đến cũng phải thấm thía bùi ngùi, đau đớn Nếu không có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời thì tài nào có bút lực ấy Mộng Liên Đường đã nhận xét rất thấu tình đạt lí về con người cũng như tài năng của

Trang 11

Nguyễn Du Hơn một trăm năm nay, các học giả văn nhân, thi sĩ không ai đồng tình với Mộng Liên Đường về điều đó

Là dòng dõi văn nhân, ông Phạm Kế Bính, trong cuốn sách Việt Hán văn khảo soạn năm 1918 là người đem óc thưởng thức văn chương rất hiện đại ra mà phân tích cái đẹp, cái tài của nhà thơ “Truyện Kiều”: Xem toàn quyển truyện không có một tiếng nào là tiếng đục, không có một câu nào là câu non Giọng văn nhẹ nhàng, ý tứ lưu loát tá dụng những điển tích cũng rất tài mà nhất là những chỗ tả cảnh, tả tình, tình cảnh nào như vẽ ra tình cảnh đấy” Tác phẩm

“Truyện Kiều” có được những lời bình “đắt” như vậy là vì: “Cái tài của cụ Nguyễn Du về đường văn chương thật là có một không hai, khi nào đọc đến và hiểu Truyện Kiều thì ai cũng công nhận rằng văn chương cụ từ xưa thật chưa

chịu kém văn chương nào”- Mấy lời bình về văn chương Truyện Kiều của

Nguyễn Tường Tam

Nhà nghiên cứu Nguyễn Huệ Chi trong bài nghiên cứu Nguyễn Du và thế giới nhân vật của ông đi đến khẳng định rằng: “Nguyễn Du là con người biết khao khát chân lí, cũng do đó biết sống theo tình cảm đúng con người biết tỉnh táo để nhìn đời và cũng do đó tránh được những phản ứng lầm lạc trong mọi

hoàn cảnh tối tăm” Nhờ đó mà “Văn chương Truyện Kiều có thể làm cái mẫu

tốt cho văn chương quốc ngữ và người nào làm văn cũng noi theo cách làm văn

trong Kiều, vì những câu thơ trong truyện đó đã đạt tới cực điểm”, của văn học

cổ điển Việt Nam qua nội dung Truyện Kiều - Đặng Thai Mai

Nhà nghiên cứu Vũ Đình Long trong bài tìm hiểu văn chương Truyện Kiều

đã nhận định: “Cốt cách Truyện Kiều thật là tầm thường, thế mà chỗ thắt, chỗ

gỡ, chỗ chuyển tự nhiên mà quá khéo khiến cho người đọc có hứng thú, ham

mê Đọc mãi cho đến cùng, cái tài làm tiểu thuyết của cụ thực ngang với những tay cực phách trong tiểu thuyết thế giới, các nước đại văn hiến của toàn cầu vậy” Đây là nhận định có sự nghiền ngẫm tìm hiểu văn chương Truyện Kiều trong một giai đoạn dài Nhà nghiên cứu còn rút ra nhận xét: “Thơ cụ Nguyễn

Du viết văn hoa bóng bẩy lắm”, Truyện Kiều ai đọc cũng thích, vì lời văn rất hay, rất thấm thía, đọc không bao giờ chán” Với những bài nghiên cứu của mình tác giả cũng nhận thấy rằng: “Truyện Kiều đã đem lại lòng tin cho mọi người về khả năng phong phú của tiếng Việt và Truyện Kiều đã có công khai sáng cho nhiều nhà văn, nhà thơ đời sau về phương diện sử dụng ngôn ngữ dân

tộc trong sáng tác văn chương”

Nếu nội dung “Truyện Kiều” có nhiều điều bàn cãi thì nghệ thuật văn chương “Truyện Kiều” lại dễ đi đến thống nhất Các cây bút ở tạp chí Nam

Trang 12

Phong đều gặp nhau ở một điểm: Cùng công nhận Truyện Kiều là một áng văn tuyệt tác “Không tiền khoáng hậu” Trần Trọng Kim khi bàn về cái hay của văn chương Truyện Kiều nêu rõ: “Một tiếng nói hồ đồ và bề bộ như quốc âm ta ngày trước mà cụ làm thành một tập văn chương rất hay và rất có khuôn phép Lời văn thật là thanh nhã, hùng hồn và hàm súc, phép văn thì khai, thừa, chuyển, hợp rất có quy củ” Với các bài khảo cứu về Truyện Kiều trên Nam Phong tạp chí những năm

XX của thế kỉ XX đã dánh dấu mốc lưu ý Đây là giai đoạn giao thời giữa cái cũ và cái mới, giữa những chuẩn mực văn chương cổ điển và hiện đại, giữa lối khảo cứu, thẩm bình truyền thống phương Đông và lối phê bình cách tân phương Tây

Tìm hiểu tác phẩm “Truyện Kiều” theo cách nhìn của mình, giáo sư Trần Đình Sử trong bài nghiên cứu “Mấy khía cạnh thi pháp Truyện Kiều của Nguyễn Du” lại thấy rằng: “Trong toàn thiên truyện chữ nào cũng êm, câu nào cũng thoát, đoạn nào cũng dồi dào ý tứ, tả đến tinh thần, lời nào cũng nhẹ nhàng

mà ý tứ thì bát ngát, càng đọc càng thấy hay, không khi nào chán tai được Thực

là văn chương tuyệt phẩm nước Nam ta” Từ đó mà tác giả đi đến khẳng định:

“Nghiên cứu văn chương Truyện Kiều mà không tìm đến dạng thức cấu tạo của

nó, không dò đến cái thể cách đã điều khiển sáng tạo ra hệ thống này tức chưa

nghiên cứu đến gốc dễ cái hay cái đẹp của Truyện Kiều vậy”

Trong bài viết “Nghệ thuật điển hình hóa và ngôn ngữ trong Truyện Kiều” nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Lộc nhận định: “Khi nói đến văn học cổ điển nước nhà thì tác phẩm đầu tiên mà mọi người phải nói ngay là Truyện Kiều Không ai có thể phủ nhận rằng: Trong toàn bộ văn học Việt Nam xưa, Truyện Kiều là một thành công vẻ vang nhất, là áng văn tiêu biểu hơn hết” Bên cạnh

đó, nhà nghiên cứu còn mượn lời của giáo sư Đặng Thai Mai và Lê Trí Viễn để nhận xét về Truyện Kiều của Nguyễn Du: “Truyện Kiều chỉ kém kinh thánh trong việc chinh phục lòng tin của độc giả”, trình độ lời thơ trong Truyện Kiều được phổ cập đến mọi người về mặt ngôn ngữ “Giọng văn Kiều cứng cỏi, sắc sảo, hùng tráng não nùng, cay nghiệt Khi thì êm đềm nhẹ nhàng thanh tú, mát mẻ, dịu dàng, văn Kiều thật là tả hết ý, vừa tả được hết ý mới là văn hay”, “Trong Truyện Kiều chữ nào cũng được cân nhắc, so sánh đổi một chữ là kém hay ngay” Truyện Kiều của Nguyễn Du được coi như cuốn bách khoa toàn thư về chuẩn mực về đạo lý, xã hội và con người và về thế giới nghệ thuật Những năm 40 còn xuất hiện một hướng tiếp cận nữa về Truyện Kiều - phân tâm học, trong cuốn “Nguyễn Du và Truyện Kiều” - Nguyễn Bách Khoa cho

rằng Nguyễn Du “Là một người đa bệnh” Tác phẩm của ông phản chiếu chân xác

đủ cả đường cong, đường nổi lẫn đường cạnh cái sinh hoạt xã hội của thời đại ông

Trang 13

Là kiệt tác văn học, “Truyện Kiều” tiềm ẩn nhiều ý nghĩa, ở mỗi thời kỳ lịch sử sự tiếp nhận tác phẩm lại phát lộ ra một ý nghĩa mới Thời phong kiến

Truyện Kiều được xem là “tấm gương luân lí thiên cổ” Ngày nay “Truyện

Kiều” là tác phẩm phản ánh vận mệnh bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến Như vậy những công trình nghiên cứu đã nói trên đã góp một tiếng đúng đắn về giá trị tác phẩm “Truyện Kiều” nhưng hầu như chưa đi vào phân tích đánh giá về biện pháp tu từ trong tác phẩm này

Trong phạm vi khóa luận này, với sự nỗ lực của bản thân người viết, chúng tôi mong góp một phần nhỏ trong việc đi sâu tìm hiểu giá trị tu từ và biện pháp

ẩn dụ trong tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du Đồng thời qua đây cho thấy được cái hay, cái đẹp ẩn hiện trong tác phẩm này

3 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Khóa luận này chúng tôi muốn tìm hiểu hiện tượng chuyển nghĩa mà cụ thể là phương thức ẩn dụ tu từ trong tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du,

để từ đó thấy được vai trò, tác dụng của phương tiện này góp phần làm nên vẻ đẹp, sự thành công của ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Du nói chung và tác phẩm

“Truyện Kiều” nói riêng, cũng như là cách sử dụng những hình ảnh một cách tài

ba và sáng tạo

Khóa luận nghiên cứu thành công chính là tài liệu tham khảo cho những ai yêu mến, thích thú, quan tâm tới “Truyện Kiều” của Nguyễn Du nói chung và các bạn sinh viên ngành Ngữ văn nói riêng trong học tập, nghiên cứu và giảng dạy Khi nghiên cứu khóa luận này chúng tôi thực hiện các bước sau:

Thứ nhất: Tìm hiểu chung về phương tiện tu từ, biện pháp tu từ và phương tiện tu từ ngữ nghĩa: ẩn dụ tu từ, làm cơ sở vững chắc để soi rọi vào trong tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du nhằm tìm ra những biện pháp, phương tiện

tu từ này một cách khoa học, chính xác và khách quan

Thứ 2: Tiến hành khảo sát tác phẩm “Truyện Kiều” để tìm ra những câu thơ có sử dụng ẩn dụ tu từ, để từ đó đi sâu vào nhận xét đánh giá khái quát về các phương tiện tu từ và biện pháp tu từ ẩn dụ mà Nguyễn Du đã sử dụng trong tác phẩm “Truyện Kiều”

Thứ 3: Phân tích giá trị nghệ thuật của phương tiện và biện pháp tu từ ẩn

dụ trong việc biểu đạt nội dung, tư tưởng của tác phẩm “Truyện Kiều” Sau đó

đi vào phân tích giá trị cụ thể của các phương tiện tu từ đó trong đoạn trích được

Trang 14

đưa vào giảng dạy ở phổ thông: “Chị em Thúy Kiều” trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Khóa luận nghiên cứu cơ sở lí luận về biện pháp tu từ, nhất là biện pháp ẩn

dụ tu từ để làm tiền đề cho việc phân tích giá trị của biện pháp tu từ mà Nguyễn

Du sử dụng trong Truyện Kiều Nguyễn Du đã sử dụng nhiều phương tiện và biện pháp tu từ trong tác phẩm của mình: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ để thể hiện

sự sắc sảo tài hoa trong việc sử dụng ngôn ngữ thực hư, hư thực để biểu đạt thái

độ của mình một cách thần tình

Ẩn dụ là một trong nhiều phương tiện tu từ mà khóa luận tiến hành thống

kê, phân tích để tìm ra giá trị của biện pháp này, giá trị biểu đạt, giá trị thẩm mĩ của ẩn dụ tu từ mà Nguyễn Du sử dụng trong tác phẩm

Khi tiến hành nghiên cứu khóa luận, chúng tôi điểm qua quan điểm của các nhà nghiên cứu “Truyện Kiều”, sau đó phân tích đánh giá rút ra những nhận xét thiết thực, để phục vụ tốt hơn trong việc tìm hiểu nghiên cứu khóa luận có chất lượng hơn

4 Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận này chúng tôi nghiên cứu theo 3 phương pháp cơ bản sau:

4.1 Phương pháp thống kê phân loại

Phương pháp này là phương pháp rất quan trọng và cần thiết cho việc nghiên cứu khóa luận Nó không chỉ giúp cho khóa luận được nghiên cứu rõ ràng, mang tính khoa học và khách quan mà còn giúp người nghiên cứu có một cái nhìn tổng quát hơn về biện pháp nghệ thuật trong tác phẩm “Truyện Kiều”

Đó là đọc và nghiên cứu các văn bản nghệ thuật để tìm ra các dạng kết cấu đặc trưng của biện pháp so sánh tu từ mà tác giả sử dụng

Trên cơ sở phương pháp này, ta có thể khắc phục được những thiếu xót thường gặp và lựa chọn phương pháp thích hợp để khắc phục chúng khi đi vào tìm hiểu phân tích giá trị của biện pháp tu từ này trong các tác phẩm cụ thể của nhà thơ

4.2 Phương pháp so sánh đối chiếu

Trong quá trình nghiên cứu khóa luận, chúng tôi sẽ cố gắng đối chiếu với các công trình nghiên cứu của tác giả khác về thơ Nguyễn Du cũng như cách thức sử dụng các phương tiện, biện pháp tu từ, nhằm xác định sự giống và khác nhau, vấn đề nào các tác giả đã đề cập tới, vấn đề nào chưa được đề cập tới hay

Trang 15

nếu có đề cập tới thì cũng mới chỉ tản mạn trong một số công trình, để từ đó làm

cơ sở nền tảng khách quan hỗ trợ đắc lực cho việc nghiên cứu của khóa luận

4.3 Phương pháp phân tích tu từ học

Theo Đỗ Việt Hùng [16] cho rằng: “Phương pháp phân tích tu từ học chính

là bước đầu tiên trong quá trình giải mã nghệ thuật” mà văn học lại là nghệ thuật

của ngôn ngữ Chính vì vậy, khi đi phân tích, khám phá một văn bản nghệ thuật, chúng ta cần chú ý đến phương pháp này, bởi nó có thể giúp ta giải mã một cách đầy

đủ hơn về những hiện tượng cách tân trong sử dụng ngôn ngữ, lựa chọn hình ảnh, tư duy nghệ thuật độc đáo của tác giả để làm nên sự biến đổi thể loại trong văn học Khi

sử dụng phương pháp này, để phân tích các biện pháp nghệ thuật trong tác phẩm

“Truyện Kiều” cần chú ý đến các thao tác phân tích tu từ học sau:

- Xác định thành phần thông tin cơ bản của văn bản ngôn từ

- Tìm ra những hình thức biểu đạt gần nghĩa hoặc đồng nghĩa của hình thức biểu đạt được lựa chọn tiến hành so sánh đối chiếu dựa trên mối quan hệ ngữ cảnh tu từ để thấy được những đặc điểm đồng nhất và đối lập từng yếu tố

- Từ đó đưa ra nhiều phán đoán về giá trị, hiệu quả của hình thức nghệ thuật được biểu đạt trong việc biểu đạt nội dung

Tuy nhiên, cần thấy rằng sự phân tích tu từ học chỉ là chất xúc tác cho tác động của nghệ thuật, cho tư tưởng và cảm xúc thẩm mĩ Sự phân tích này không thể tách rời quá trình tổng hợp để khôi phục tính chỉnh thể của tác phẩm văn học, nhằm xác định rõ giá trị của mỗi phương tiện, biện pháp tu từ trong cái toàn thể đó là tác phẩm

Ngoài 3 phương pháp trên chúng tôi còn nghiên cứu các tài liêu khoa học

để bổ sung kiến thức, hoàn thiện khóa luận một cách đầy đủ hơn

5 Những đóng góp của khóa luận

Là đại thi hào của dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du có nhiều đóng góp lớn cho nền văn học Việt Nam Đặc biệt là tác phẩm này vẫn vang lên trong phổ thông và giới bạn đọc, ông có vị trí và vai trò rất quan trọng

cho văn học nước nhà

Chúng tôi hi vọng rằng khóa luận nghiên cứu thành công sẽ góp phần vào quá trình nghiên cứu, về giảng dạy và học tập của các bạn sinh viên “Truyện Kiều” đặc biệt là phong cách của tác giả và giá trị tu từ ẩn dụ trong tác phẩm nghệ thuật

Trang 16

6 Cấu trúc của khóa luận

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khóa luận có cấu trúc gồm 2 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết của phương tiện tu từ và biện pháp tu từ ẩn dụ Chương 2: Ẩn dụ tu từ trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du Ngoài ra khóa luận còn có phần mục lục và danh mục tài liệu tham khảo

Trang 17

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Marc Leuy-Pháp cho rằng: “Văn học như chiếc cầu thang lớn, muốn đi đến bậc cuối cùng bạn phải đặt chân lên bậc đầu tiên” Bậc thang đầu tiên ấy chính

là phương diện về hình thức, nội dung và nghệ thuật Lê Nin thì khẳng định:

“Không có tư tưởng nào trần trụi cả Tác phẩm văn học dù muốn hay không muốn đều phải khoác lên mình nó chiếc áo diêm dúa của ngôn từ” điều đó cho thấy tác phẩm văn học là nơi hội tụ, sự gặp gỡ giao thoa thể hiện mối quan hệ hữu cơ giữa hình thức con chữ, ngôn ngữ Theo M.Goki, ngôn ngữ là “Yếu tố đầu tiên của văn học”, vậy sự kì diệu của ngôn ngữ khởi phát từ đâu ? điều gì

đã làm nên sự kỳ diệu của ngôn ngữ ? Do đâu mà ngôn ngữ lại mang cá tính sáng tạo của tác giả ? Những hiệu ứng này là do các phương tiện tu từ và biện pháp tu từ, phương thức diễn đạt được sử dụng, thể hiện rất phong phú và đa dạng trong mỗi văn bản nghệ thuật: “Cái làm nên sự kì diệu của ngôn ngữ đó chính là phương tiện và biện pháp tu từ” Chính vì thế khi tìm hiểu, nghiên cứu tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du chúng tôi chú trọng tới nhiều hình thức diễn đạt đặc biệt là các phương tiện tu từ và biện pháp tu từ ẩn dụ trong tác phẩm

Trong chương này chúng tôi sẽ tìm hiểu cơ sở lí thuyết của phương tiện tu

từ và biện pháp tu từ làm cơ sở cho chương sau

1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Màu sắc tu từ

Theo Giáo sư Đinh Trọng Lạc [12] thì phương tiện tu từ là những phương tiện ngôn ngữ mà ngoài ý nghĩa cơ bản (ý nghĩa sự vật logic) ra còn có ý nghĩa

bổ sung mà tu từ học còn gọi là màu sắc tu từ

Màu sắc tu từ là một trong những khái niệm của phong cách học Từ đó chúng ta

đi đến những khái niệm khác như: Phương tiện tu từ và biện pháp tu từ

Nói tới màu sắc tu từ là người ta nghĩ đến một kiểu nói cụ thể mang tính cá nhân Còn các nhà phong cách học thống nhất với nhau ở chỗ: “Màu sắc tu từ là khái niệm phong cách chỉ phần thông tin có tính chất bổ sung, bên cạnh phần thông tin cơ bản cuả một thực từ” Nói cách khác màu sắc tu từ là khía cạnh biểu cảm - cảm xúc của ý nghĩa thuộc từ (diễn đạt những tình cảm, những sự đánh giá, những ý định ) bên cạnh sự vật logic của ý nghĩa

Trang 18

“Ăn” là dùng tay, đũa, thìa đưa thức ăn vào miệng, miệng kết hợp với các

cử động “nhai, đảo, nuốt” mang màu sắc trung hòa

“Tọng, hốc, đớp” là nói đến cách dùng bữa của những người bất lịch sự, về văn hóa ẩm thực, văn hóa sinh hoạt của người Việt mang màu sắc khinh thường

từ bên cạnh ý nghĩa chỉ xuất nêu rõ đối tượng của lời nói còn có ý nghĩa hàm chỉ vốn được hình thành từ những thành tố cảm xúc, biểu cảm, bình giá và tu từ học

chức năng” Phần lớn các từ trong ngôn ngữ chỉ có phần thông tin cơ bản (còn

gọi là ý nghĩa chỉ xuất) như: nhà, cửa, cột, kèo Nhưng trong ngôn ngữ cũng có nhiều từ ngoài phần thông tin cơ bản ra, còn có thông tin bổ sung (còn gọi là ý nghĩa hàm chỉ) như: quốc sắc, thiên hương, quân tử,… Màu sắc tu từ chính là ý nghĩa hàm chỉ

Màu sắc tu từ là phần ý nghĩa bổ sung, là yếu tố nhỏ bé, tinh tế làm nên sự đối lập giữa các phương tiện trung hòa của ngôn ngữ với các phương tiện tu từ của ngôn ngữ Còn trong các biện pháp tu từ, thì cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ có trung hòa lẫn tu từ cùng đi đến một tác dụng, một hiệu quả làm nảy sinh màu sắc tu từ

Các tác phẩm văn chương mẫu mực đều chứng tỏ rằng các nhà văn lớn luôn luôn là những người nắm bắt được một cách tinh tế những màu sắc tu từ trong sự diễn đạt vừa chính xác, vừa sinh động của sự việc, của thực tế khách quan lẫn tình cảm, thái độ chủ quan của mình

Trang 19

Vì vậy, các phương tiện ngôn ngữ dùng để giao tiếp trong xã hội không thể không có màu sắc tu từ

là phương tiện tu từ súc về mặt tu từ hay những phương tiện được đánh dấu về mặt

tu từ Còn màu sắc tu từ nhiều khi gọi là sắc thái tu từ (cốt để nhấn mạnh sự đối lập giữa phần nghĩa cơ bản và phần nghĩa bổ sung) Đinh Trọng Lạc (1995) [6], nhìn

trên cấp độ tu từ, có nhà nghiên cứu tách ý nghĩa ra làm 2 loại:

+ Loại ý nghĩa chỉ xuất gắn với phần thông tin cơ bản

+ Loại ý nghĩa hàm chỉ gắn với phần thông tin bổ sung được hình thành các yếu tố cảm xúc bình giá tu từ học

Hay màu sắc tu từ chính là khía cạnh biểu cảm, cảm xúc của ý nghĩa

Ví dụ: Màu sắc cảm xúc có những sắc thái: hống hách, hách dịch, quan liêu, gia trưởng

Ví dụ: Khi nói về sự chết của con người, người ta có thể dùng một số từ ngữ khác: “hi sinh”, “qua đời”, “toi” thì mỗi từ thì mang sắc thái biểu cảm khác nhau rất riêng biệt:

Từ “Hi sinh” mang màu sắc cao quý, trang trọng

Từ “Qua đời” mang màu sắc tôn kính

Từ “toi” mang màu sắc khinh thường coi nhẹ

Từ “chết” mang sắc thái trung hòa

Ta có thể thấy rõ điều này cụ thể qua ví dụ sau:

Ví dụ: “Bác ấy vừa qua đời” thì thái độ của người nói ở đây mang sắc thái tôn kính, thể hiện sự thương xót đau đớn Hoàn toàn khác khi thay từ “qua đời”

là từ “toi” vào, thì ý nghĩa của câu đó cũng khác hẳn, nó thể hiện một sự coi thường, không tôn trọng đối với người đã mất

Qua đây ta có thể thấy rằng màu sắc tu từ là cái hình thành có tính chất lâm thời và mang đậm tính chủ quan của người nói và người viết Nó có một lượng thông tin lớn rất khó nắm bắt nó như “vầng quang bao bọc xung quanh thông tin chính” Đây chính là đặc điểm nổi bật mà ta cần chú ý

Trang 20

Căn cứ vào cấp độ ngôn ngữ, các yếu tố ngôn ngữ có nghĩa các phương tiện tu từ được chia thành:

+ Phương tiện tu từ vựng

+ Phương tiện tu từ ngữ nghĩa

+ Phương tiện tu từ cú pháp

+ Phương tiện tu từ văn bản

Phương tiện tu từ tiếng Việt rất đa dạng và phong phú, ở mỗi cấp độ phương tiện tu từ có những đặc điểm, đặc trưng và nét khu biệt riêng

1.1.3 Biện pháp tu từ

Theo giáo sư Đinh Trọng Lạc [6]: “Biện pháp tu từ là những cách thức phối hợp sử dụng trong lời nói các phương tiện ngôn ngữ (không kể trung hòa hay diễn cảm) để tạo ra hiệu quả tu từ (tức là gợi hình, gợi cảm, nhấn mạnh, làm nổi

bật) do sự tác động qua lại cảu các yếu tố trong một ngữ cảnh rộng”

Biện pháp tu từ còn là những cách diễn đạt mới mẻ trong một ngữ cảnh cụ thể bên cạnh những cách diễn đạt bình thường quen thuộc trong mọi ngữ cảnh

Ví dụ: Trong câu ca dao: “cổ tay em trắng như ngà” Tác giả so sánh “cổ tay” trắng như “ngà” trở thành một biện pháp tu từ (cấp độ ngữ nghĩa) nó không chỉ diễn đạt được cái nuột nà, dịu dàng, đáng yêu của cổ tay cô gái - đối tượng đang được chàng trai nhận xét Giả sử nếu chàng trai chỉ nói: “Cổ tay em trắng quá, đẹp quá” thì đã là lời khen rồi, nhưng đó chỉ là cách diễn đạt bình thường bắt gặp trong giao tiếp cuộc sống So với câu ca dao trên thì ý vị, vẻ đẹp sự huyền diệu của lời khen giảm sút nhiều

Như chúng ta đã biết: Chính những biện pháp tu từ đã góp phần làm nên những câu văn, câu thơ Bởi cái hay của tác phẩm nghệ thuật không chỉ hay ở mặt nội dung mà còn hay do sự đóng góp của mặt hình thức diễn đạt mới mẻ, đặc sắc có thể khẳng định rằng: đọc một câu thơ, một câu văn ta thấy nó hay nhưng không biết hay ở chỗ nào (tức không biết tác dụng ra sao) của biện pháp

tu từ nào thì có nghĩa là chỉ mới thấy được cái hay của một nửa tác phẩm Khi ta hiểu về biện pháp tu từ và tác dụng của nó một cách kỹ lưỡng thấu đáo thì ta sẽ cảm thấy được vẻ đẹp trọn vẹn, toàn bích của tác phẩm văn chương một sáng tạo ngôn từ độc đáo của người nghệ sĩ

Căn cứ vào cấp độ ngôn ngữ, các biện pháp ngôn ngữ được phối hợp sử dụng, các biện pháp tu từ chia thành các cấp độ khác nhau:

Trang 21

+ Biện pháp tu từ vựng

+ Biện pháp tu từ ngữ nghĩa

+ Biện pháp tu từ cú pháp

+ Biện pháp tu từ văn bản

+ Biện pháp tu từ ngữ âm - văn tự

Để rèn luyện kỹ năng xây dựng và lĩnh hội văn bản, nhất là đánh giá được giá trị thẩm mĩ của văn bản nghệ thuật thì cần phải nhận diện được, sử dụng được, phân tích được những phương tiện, biện pháp tu từ Cái làm nên sức lôi cuốn kỳ diệu, vẻ hấp dẫn tươi đẹp của tác phẩm văn chương

Chúng ta biết rằng: Tiếng Việt là một thứ tiếng có nhiều biện pháp và phương tiện tu từ ngữ nghĩa Đó là cách kết hợp có hiệu quả tu từ theo trình tự tiếp nối của các đơn vị từ vựng thuộc một cấp độ trong phạm vi của một đơn vị khác thuộc bậc cao hơn Điều mà chúng ta cần chú ý đến và tìm hiểu ở đây trong phạm vi có liên quan đến vấn đề từ ta đang tập trung nghiên cứu là biện pháp tu

từ ẩn dụ và biện pháp tu từ ngữ nghĩa ẩn dụ trong những phương tiện, biện pháp

tu từ mang lại giá trị biểu cảm cho tác phẩm “Truyện Kiều”

1.1.4 Sự khác nhau giữa phương tiện tu từ và biện pháp tu từ

Chúng ta biết rằng phương tiện tu từ tiềm ẩn trong hệ thống ngôn ngữ, ngược lại biện pháp tu từ có tính chất hệ thống Từ các cấp độ: ngữ âm, từ vựng ngữ nghĩa Còn biện pháp tu từ thường chỉ tản mạn trong lời nói (tuy nhiên trong văn chương thì ta lại bắt gặp khá nhiều) Phương tiện tu từ có tính khách quan tức là không tùy thuộc chủ quan của người sáng tác (người dùng) Khi phân tích giá trị người ta thấy cả hai mặt nhưng chủ yếu là biện pháp sử dụng, cách thức

sử dụng một phương tiện tu từ nào đó ở các cấp độ

1.1.4.1 Cấp độ từ vựng

Theo giáo sư Đinh Trọng Lạc [12] quan niệm: các phương tiện tu từ, từ vựng được xác định là những đơn vị từ vựng đồng nghĩa mà ngoài ý nghĩa cơ bản ra (ý nghĩa sự vật - logic) chúng còn có nghĩa bổ sung (gọi là màu sắc tu từ) được hình thành từ bốn thành tố:

+ Biểu cảm (chứa đựng những yếu tố hình tượng)

+ Cảm xúc (Diễn đạt những tình cảm cảm xúc)

+ Bình giá (Khen, chê, tốt, xấu)

+ Phong cách chức năng (chỉ rõ phạm vi sử dụng: Thường xuyên, cố định)

Trang 22

Ví dụ: Từ đứa trẻ là phương tiện từ vựng trung hòa thì các từ sau đây là những phương tiện tu từ:

Cún con, em bé: cách gọi âu yếm, yêu thương

Đồ trẻ con, đồ con nít: tỏ vẻ xem thường

Ranh con, nhãi con: tỏ thái độ khinh thường gét bỏ

Căn cứ vào phạm vi sử dụng những từ ngữ đồng nghĩa tu từ được chia ra như sau:

+ Những từ ngữ có điệu tính tu từ cao: Là những từ ngữ gọt giũa được ưu tiên cách sử dụng trong lời nói sách vở, văn hóa Đó là những từ ngữ mang màu sắc cao quý, bác học và thường bắt nguồn từ các lớp từ như: từ thi ca, từ cũ, từ hán Việt

+ Những từ ngữ có điệu tính tu từ thấp: Là những từ ngữ được ưu tiên sử dụng trong lời nói hội thoại, tự nhiên trong sinh hoạt hằng ngày Đó là những

từ mộc mạc, bình dị, bắt nguồn từ các lớp từ như: Khẩu ngữ, từ lóng, từ nghề nghiệp, từ địa phương Còn những từ ngữ không có nghĩa tương liên, từ không nằm trong dãy đồng nghĩa, không đi vào hệ thống từ vựng tu từ Tuy không phải là phương tiện tu từ ở cấp độ thấp từ vựng, nhưng chúng ta có thể

sử dụng để tạo ra các biện pháp tu từ các lớp như: Thuật ngữ từ ở trong danh mục, từ lịch sự, từ ngoại lai

Còn các biện pháp tu từ vựng: Là một cách phối hợp sử dụng các đơn vị từ trong phạm vi của một đơn vị khác thuộc bậc cao hơn (trong câu, trong chỉnh thể câu) có khả năng đem lại hiệu quả tu từ do mối quan hệ giữa các đơn vị trong ngữ cảnh Mối quan hệ có tính chất cú đoạn này đứng ở góc độ tu từ học thì rất phong phú và đa dạng Song nếu sử dụng cách phân loại chức năng này

do L.Hjelmev đưa ra thì có thể tách ra thành 3 dạng chính: Quan hệ quy định, quan hệ hòa hợp, quan hệ tương phản

Trong quan hệ quy định: Yếu tố được đánh dấu về tu từ học ở điệu tính cao hay ở điệu tính thấp, được sử dụng trên cái nền của các đơn vị trung hòa tu từ học đã quy định màu sắc tu từ của toàn bộ phát ngôn

Trong quan hệ hòa hợp: Những đơn vị được đánh dấu về tu từ học trong cùng một lớp tu từ thuộc một hay nhiều cấp độ ngôn ngữ kết hợp một cách hài hòa với nhau dẫn đến hiện tượng liên tưởng có sức biểu hiện mạnh mẽ

Trang 23

Trong quan hệ tương phản: Những yếu tố được đánh dấu về tu từ học thuộc các lớp tu từ học khác nhau bề ngoài tưởng đối chọi, mâu thuẫn với nhau, nhưng thực ra lại thống nhất với nhau một cách biện chứng, có khả năng gợi liên tưởng đến bản chất của những hình tượng, sự vật, hiện tượng phức tạp

1.1.4.2 Cấp độ ngữ nghĩa

Theo giáo sư Đinh Trong Lạc [12] thì: “Các phương tiện tu từ ngữ nghĩa những định danh thứ 2 mang màu sắc tu từ của sự vật hiện tượng”

Ví dụ: Nhan đề tập truyện ngắn “Vang bóng một thời’’ và tên nhan đề

truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân được coi là phương tiện tu từ ngữ nghĩa, tức là tên gọi thứ hai bằng hình tượng: Những nho sĩ cuối mùa, những con người tài hoa, bất đắc chí, những nét văn hóa tốt đẹp ngày xưa nay chỉ còn vang bóng - vang bóng một thời và những con người không chịu a dua theo thời, chạy theo danh lợi mà vẫn cố giữ “thiên lương” và “sự trong sạch của

tâm hồn” (Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù)

Căn cứ vào loại hình ảnh được sử dụng phương tiện tu từ ngữ nghĩa được

chia ra như sau:

+ Phương tiện tu từ dùng hình ảnh về lượng gồm: Phóng đại thu nhỏ,

nói giảm

+ Phương tiện tu từ dùng hình ảnh về chất gồm: Ẩn dụ, cải danh, nhân

hóa, phóng dụ, hoán dụ, tượng trưng

Còn biện pháp tu từ ngữ nghĩa là toàn bộ những cách kết hợp có hiệu quả

tu từ theo trình độ tiếp nối của các đơn vị từ vựng (kể cả phương tiện tu từ) thuộc một cấp độ trong phạm vi của một đơn vị khác thuộc bậc cao hơn như: So sánh, đồng nghĩa kép, thế đồng nghĩa, phản ngữ, nghịch ngữ, tiệm thế

Ví dụ: Thế Lữ đã sử dụng lối so sánh trong câu thơ sau:

Tiếng suối trong như tiếng Ngọc Tuyền

Êm như hơi gió thoảng cung tiên

Trong câu thơ trên, Thế Lữ đã sử dụng lối so sánh giữa “tiếng suối” (cái so sánh) với tính chất “Ngọc Tuyền” (cơ sở so sánh) của “suối” (cái được so sánh) qua (từ so sánh) là “như” Do đó, chúng ta thấy được tiếng suối rất trong, sự trong trẻo đó được ví như suối Ngọc Tuyền Tiếng suối đó còn được thể hiện bằng từ “êm” (cái so sánh) được so sánh với tính chất “thoảng cung tiên” (cơ sở

so sánh) của hơi gió

Trang 24

Ví dụ:

Tố Hữu đã sử dụng lối so sánh trong câu thơ sau:

Sống trong cát, chết vùi trong cát

Những trái tim như ngọc sáng ngời

[18]

Trong hai câu thơ trên, Tố Hữu đã sử dụng lối so sánh giữa “trái tim” (cái

so sánh) với tính chất “sáng ngời” (cơ sở so sánh) của “ngọc” (cái được so sánh) qua (từ so sánh) là “như” Do đó, ta thấy được trái tim - tình yêu thương của người mẹ bao la trời biển được ví như ngọc sáng ngời

1.1.4.3 Cấp độ cú pháp

Các cấp độ tu từ cú pháp là những kiểu câu mang màu sắc tu từ do được cải biến từ những kiểu câu cơ bản (chủ - vị) như kiểu câu rút gọn, mở rộng thành phần hay đảo trật tự

Ví dụ: Kiểu câu đảo trật tự

Đó là một con dao nhỏ nhưng rất sắc

(Chí Phèo - Nam Cao)

Nếu đảo trật tự thành: “Đó là một con dao sắc nhưng nhỏ” thì giá trị biểu cảm về một con dao sắc sẽ giảm đi

Còn các biện pháp tu từ cú pháp là những cách phối hợp sử dụng các kiểu câu để đạt được hiệu quả tu từ trong phạm vi của một đơn vị thuộc bậc cao hơn (Trong chỉnh thể trên câu, trong đoạn văn, trong cả văn bản) như sóng đôi, đảo, lặp đầu, lặp cuối, câu hỏi tu từ, tách biệt liên kết tu từ học

Ví dụ: Phép dùng cú pháp lặp đầu được dùng để cấu tạo những câu thơ sau:

Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa Buồn trông ngọn nước mới xa Hoa trôi man mác biết là về đâu Buồn trông nội cỏ dầu dầu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

[19]

Trang 25

1.1.4.4 Cấp độ văn bản

Các phương tiện tu từ văn bản là các mô hình văn bản đem lại hiệu quả tu

từ do được cải biến từ mô hình văn bản trung hòa (mở đầu, phần chính, kết thúc)

như các mô hình mở rộng hay rút gọn hay đảo trật tự thành tố

Còn các biện pháp tu từ văn bản là những cách phối hợp sử dụng các mảnh đoạn của văn bản có khả năng đem lại hiệu quả tu từ Do sự tác động qua lại của

mảnh đoạn này với nhau trên cơ sở 3 kiểu quan hệ sau:

Quan hệ quy định mảnh đoạn được đánh dấu về tu từ học của văn bản xác

định điệu tính tu từ của toàn văn bản

Quan hệ hoà hợp: Các mảnh đoạn văn bản động nhất về màu sắc phong cách và cũng thuộc vào một kiểu mô hình văn bản

Quan hệ tương phản: Các mảnh đoạn của văn bản có sự khác nhau đặc

trưng tu từ hoặc phong cách

Như vậy ở các độ nào của ngôn ngữ, các biện pháp tu từ cũng cần phân

biệt với phương tiện tu từ ở những đặc điểm sau:

Thứ nhất: Biện pháp tu từ là những cách phối hợp sử dụng các đơn vị lời nói trong giới hạn của một đơn vị cao hơn Còn phương tiện tu từ là những yếu

tố ngôn ngữ thuộc các có độ khác nhau được đánh dấu về tu từ học trong giới

hạn của một cấp độ nào đó của ngôn ngữ

Thứ hai: Ý nghĩa tu từ học của biện pháp tu từ nảy sinh trong ngữ của một lời nói nào đó Còn ý nghĩa tu từ học của phương tiện tu từ được củng cố ở ngay

phương tiện đó

Thứ ba: Ý nghĩa tu từ của biện pháp tu từ được quy định bởi những quan

hệ cú đoạn giữa các đơn vị của một bậc hay của một bậc khác nhau Còn ý nghĩa

tu từ học của phương tiện tu từ được quy định bởi những hệ hình của các yếu tố

cùng bậc

Mặc dù giữa các phương tiện tu từ và biện pháp tu từ có những điểm khác nhau như vậy nhưng giữa chúng vẫn có mối quan hệ biện chứng Một mặt, việc sử dụng các phương tiện tu từ sẽ tạo ra biện pháp tu từ Mặt khác việc sử dụng một số biện pháp tu từ nào đó trong lời nói cũng có thể chuyển hóa nó thành một phương tiện tu từ Đây chính là trường hợp của cái gọi là so sánh phóng đại đã mòn đi trong thời gian Hơn nữa, cùng một phương tiện tu từ có thể được cùng để xây dựng nên những biện pháp tu từ khác nhau Và ngược lại, những phương tiện tu từ khác nhau

có thể cúng tham gia vào việc xây dựng một biện pháp tu từ duy nhất

Trang 26

Việc xác định, phân loại và miêu tả các phương tiện tu từ, cũng như các biện pháp tu từ đạt được những hệ thống nhất quán trong tất cả các hệ thống ngôn ngữ

sẽ giúp chúng ta ý thức được về sự tồn tại của những phương tiện trong thể đối lập, quen thuộc mới mẻ của những biện pháp thông thường và biện pháp đặc biệt (tức biện pháp tu từ) Tất nhiên, sự lựa chọn sử dụng các phương tiện tu từ và biện pháp tu từ ở những người sử dụng ngôn ngữ (nhất là các nhà thơ, nhà văn) luôn là sự sáng tạo không ngừng Song cũng không nên nghĩ rằng phải luôn dùng những hình thức bóng bẩy, gợi cảm mới là hay, là độc đáo, là ấn tượng Bởi vì, trong việc sử dụng ngôn ngữ không phải chỉ biểu hiện ở chỗ biết nhiều, dùng nhiều phương tiện tu từ, biện pháp tu từ mà chủ yếu là tỏ rõ khả năng sử dụng lựa chọn các phương tiện tu từ biện pháp tu từ, phương tiện ngôn ngữ phù hợp với đặc trưng của từng phong cách chức năng Có những tác giả sử dụng nhiều phương tiện tu từ, biện pháp tu từ trong tác phẩm để tăng giá trị cho tác phẩm cả về nội dung cũng như hình thức như: Nguyễn Tuân, Hồ Xuân

Hương, Xuân Diệu

Bên cạnh đó những tác phẩm chỉ sử dụng phương tiện tu từ như “đòn bẩy’’ như một thủ pháp “vẽ mây trăng” đúng lúc, đúng chỗ và lựa chọn với từng phong cách cũng đem lại những giá trị biểu đạt, biểu cảm gợi liên tưởng sâu sắc độc đáo Mặc dù giữa phương tiện tu từ và biện pháp tu từ có những điểm khác nhau, nhưng chúng là những yếu tố góp phần cho tác phẩm văn chương đa sắc

màu hơn

1.1.5 Phân tích tu từ học

Phong cách học là khoa học nghiên cứu về các nguyên tắc các quy luật nói

và viết có hiệu quả cao Muốn chỉ ra được nguyên tắc và quy luật như thế, phong cách học đã phải bắt đầu từ việc phân tích mức độ hiệu lực của từng sự biểu đạt cụ thể sự phân tích này thực chất là sự phân tích ngôn ngữ trong khía cạnh tu từ học

Nét khu biệt của văn bản nghệ thuật là ở chỗ nó không chỉ chứa đựng nghĩa đen, sự vật logic mà còn bao hàm nghĩa nghệ thuật thẩm mĩ Nghĩa nghệ thuật thẩm mĩ này không thể quan niệm được về mặt ngữ nghĩa độc lập với hình thức ngôn ngữ đã cho Bởi sự thay đổi hình thức ngôn ngữ bao giờ cũng kéo theo nó hoặc sự phá hủy cái nghĩa nghệ thuật cụ thể hoặc tạo lập ra một nghĩa nghệ thuật mới

Quan niệm như trên về nghĩa nghệ thuật thẩm mỹ của văn bản nghệ thuật

có thể đi đến một cách hiểu về sự phân tích tu từ học như sau:

Trang 27

Phân tích tu từ học là phân tích quá trình lựa chọn và kết hợp với phương tiện ngôn ngữ, chỉ ra ý nghĩa tu từ học của sự lựa chọn và kết hợp và kết hợp với

sự biểu đạt song sự phân tích tu từ học không chỉ dừng lại ở sự phân tích màu sắc tu từ của các phương tiện tu từ mà còn tiến lên tìm hiểu sự tác động của những giá trị ngôn ngữ lên giá trị văn học Chỉ ra được mối liên quan giữa hệ thống tu từ và hệ thống hình tượng, phân tích được giá trị nghệ thuật thẩm mĩ của các sự kiện tu từ

Phương pháp cơ bản trong phân tích tu từ học là phép đối chiếu, so sánh, thay thế, những phương thức đồng nghĩa khác nhau tương đương với sự biểu đạt trong văn bản (nghệ thuât, chính luận) trên cơ sở đó rút ra sự giống nhau giữa chúng để xác định sự đúng đắn ý nghĩa tu từ, giá trị thẩm mỹ cho mỗi hình thức đồng nghĩa

Ví dụ: Trong văn bản chính luận: “Nếu dân đói là chính phủ có lỗi, nếu dân rét là Đảng và chính phủ có lỗi, nếu dân rốt và Đảng là chính phủ có lỗi, nếu dân

ốm là Đảng và chính và chính phủ có lỗi” (Hồ Chí Minh)

Có thể khẳng định rằng chính kiểu lặp (điệp) cú pháp toàn phần (lặp kiểu câu ghép chỉ trong quan hệ gỉa thuyết hệ quả) kết hợp lặp từ vựng đã có tác dụng làm nổi bật từng điểm chính của nội dung thông tin (đói, rét, ốm, dốt) giúp cho ý khẳng định thêm dứt khoát, mạnh mẽ, nói lên một cách cảm động sâu sắc tấm lòng cao cả mênh mông của Bác, trách nhiệm to lớn của Đảng và chính phủ hết sức chăm nom, săn sóc đến đời sống của nhân dân Nội dung cảm xúc này sẽ mất đi và chỉ còn lại nội dung thông tin logic bình thường nếu nói viết tắt: “Nếu dân đói, rét,

ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi”

Đó là sự phân tích tu từ học đối với một đoạn văn chính luận Còn đối với một đoạn văn, một khổ thơ của ngôn ngữ nghệ thuật thì sự phân tích tu từ học đòi hỏi phải ở mức sâu tinh tế hơn nhiều Lúc này sự phân tích đó không phải chỉ là sự so sánh, đối chiếu với bất kỳ hình thức đồng nghĩa đơn giản nào (nếu làm như vậy tất sẽ không tránh khi sự thô kệch và giả tạo) Mà đã trở thành một

sự liên tư tưởng sâu xa tới những hình tượng ngôn từ tương đồng vốn gợi ra nội dung bình giá cảm xúc phong phú trong một hình thức diễn đạt văn học có điệu tính phù hợp Bởi vì: “Văn bản nghệ thuật truyền đạt một cái nghĩa không thể được diễn đạt bằng những phát ngôn đồng nghĩa”

Ví dụ: Khi đọc câu thơ:

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

[19]

Trang 28

Trong mỗi chúng ta hiện lên câu hỏi tại sao Nguyễn Du lại dùng hình ảnh

“hoa” và “liễu” chứ không phải hình ảnh khác Nếu đặt câu hỏi này trong quan niệm về giá trị thẩm mĩ của thời kỳ trung đại thì ta sẽ hiểu những quy chuẩn về cái đẹp của người xưa Thúy Kiều xinh đẹp, tài sắc được ví như hoa đỏ thắm, như liễu bên hồ Cái vẻ đẹp của hoa, cái màu xanh của liễu như là một chọn lọc

tự nhiên, như biểu tượng về cái đẹp Vậy mà hoa và liễu cũng phải “hờn” và

“ghen” với vẻ đẹp lộng lẫy của Kiều Hai hình ảnh ấy không chỉ làm tăng thêm

vẻ đẹp của Kiều mà còn báo hiệu một con người có sắc đẹp như vậy trong cuộc sống không yên ổn (hồng nhan bạc phận) Hoa và liễu là những cảnh vật vô tri

vô giác còn phải hờn ghen về sắc đẹp với nàng huống chi là những tham quan

hủ hoại, những quân vô loài trong xã hội đương thời Chúng ta thấy ở đây có sự thống nhất hài hòa giữa tầng tả thực và tầng tượng trưng khái quát là những đồng cảm hứng của câu thơ

Ví dụ: Khi đọc câu thơ:

Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa

[18]

Trong ta gợi lên câu hỏi: Tại sao lại miêu tả sóng gió lộng “xôn xao” mà không phải là một từ khác ? “xôn xao” là một từ láy miêu tả tiếng động động và hình dáng của gió, ở đây là gió lộng đang thổi mạnh dần lên, làm sao động cả không gian xung quanh Nhưng nếu từ “xôn xao” chỉ biểu hiện âm thanh một cách thuần túy nhất như vậy thì có thể thay đổi “xôn xao” bằng từ “lao xao” như một nhà thơ nào đó đã viết:

Ngọn gió vàng lao xao trong cát

Và thay đổi vào câu thơ của Tố Hữu: “Gió lộng lao xao, sóng biển đu đưa” Câu thơ sẽ mất đi một tầng ý nghĩa và nó phá vỡ mạch cảm xúc của tác giả Bởi ở đây từ “xôn xao” của tác giả dùng không phải chỉ để tả ngọn gió thiên nhiên “lao xao” mà còn góp phần tả tâm trạng cảu nhà thơ Đó là tâm trạng rạo rực, rộn ràng, xốn xang, bồi hồi đang dâng lên trong trái tim đa cảm, đa sầu của nhà thơ khi về thăm lại chốn cũ, thi sĩ như trải lòng mình ra trước thiên nhiên để được hít cưng lồng ngực của biển cả quyện vào gió Thiên nhiên cũng như đồng cảm mở rộng vòn tay đón đứa con yêu thương vào lòng để vỗ về an ủi: “Gió

lộng xôn xao, biển khẽ đưa sóng ở đây không phải là tiếng sóng” (Tế Hanh) Mà

là tiếng sóng nhẹ nhàng, hiền dịu, vào lúc mặt biển đã phẳng lặng, những con sóng lớn đã rút lui nhường chỗ cho những con sóng nhỏ, mỏng như dải lụa nối nhau vỗ vào bờ cát phẳng lặng Sóng cứ tiếp tục công việc của mình một cách

Trang 29

cần mẫn không bao giờ thấy mệt mỏi khi ban tay mẹ đưa nôi trong nhữn buổi trưa hè Sóng biển đu đưa: Sóng tuần hoàn đu đưa hay chính là tâm trạng của nhà thơ đang bâng khuâng, đang bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm đã ra trên mảnh đất thiêng liêng này

Hay là câu thơ trong bài “Đây mùa thu tới” của Xuân Diệu:

Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh

Chúng ta có thể thấy rằng, động từ “rũa” ở đây cho thấy đôi mắt tinh vi của tác giả Chữ “rũa” tạo cảm giác về sự ăn sâu lăn mòn dường như âm ỉ thầm lặng

mà lại vô cùng quyết liệt Màu đỏ như đang lấn dần màu xanh từng tí một như đang chạy trong đường gân thớ với tốc độ nhanh, khó nắm bắt tạo nên cảm giác

về sự tàn lụi có chút gì hoài cổ Câu thơ với hai gam màu đối lập giữa chúng là

sự quyết đấu để khẳng định là cái chân tình ý nghĩ của con người Trong vườn sắc đỏ “rũa” màu xanh thì câu thơ sẽ trở nên nặng nề giảm giá trị biểu đạt, biểu cảm, độ liên tưởng, đồng thời không làm nổi bật nên được sự chuyển dịch của thời gian cũng như màu sắc mà động từ “rũa” gợi cho thấy sự tinh tế trong cách lựa chọn từ ngữ độc đáo của tác giả

Phân tích tu từ học là một phương pháp rất cần thiết, giúp ích cho việc phân tích, cảm thụ văn học Nó góp phần tái tạo lại thao tác ngôn ngữ của tác giả từ đó lý giải về giá trị ngôn ngữ đã được tuyển chọn Trong ngôn ngữ nghệ thuật yếu tố nào càng ít khả năng thay thế thì càng có giá trị về phong cách

Hay trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, nói về nỗi niềm của nàng Kiều khi nhớ tới Kim Trọng Tác giả Nguyễn Du đã dùng một chữ “tưởng” tài

ba, độc đáo:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

Một câu hỏi đặt ra là taị sao nhà thơ không bằng lòng với một chữ “nhớ” như thói quen thông thường “tưởng” và “nhớ” cũng chỉ trạng thái hướng về quá khứ nhưng tưởng còn nói lên sự hiện diện của quá khứ trong hiện tại thậm chí tưởng có sự liên thông giữa quá khứ - hiện tại - tương lai (tưởng nhớ, mơ tưởng, hồi tưởng, tưởng tượng) chứ không chỉ là lát cát, phân đoạn thời gian như từ “nhớ” trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã có sự đối lập

rõ giữa “tưởng” và “ nhớ”:

Nghề riêng nhớ ít tưởng nhiều

Xăm xăm đà nẻo lam Kiều lần sang

Trang 30

Đó là tâm trạng của chàng Kim sau khi mới gặp Kiều ở Đạp Thanh Lúc này đây chàng chưa có gì để nhớ nhiều, bởi chàng mới chỉ thấy: “Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa” Nhưng ngay từ cái nhìn đầu tiên đầy ấn tượng ấy chàng đã tưởng tượng thấy cái thời khắc: “Một vùng như thể cây quỳnh cành dao”

Quá trình tu từ học còn có ý nghĩa quan trọng, giúp người phân tích tìm được giá trị đích thực, tìm đến các đặc điểm phong cách riêng biệt của một tác phẩm nhà văn, của nhà thơ, cả một thời kỳ một thể loại văn học Trong quá trình phân tích khi tìm một cách thấu đáo sẽ giúp người phân tích tránh được lối cảm nhận hoàn toàn cảm tính, chủ quan thiếu cơ sở

Mặc khác, ở mỗi đơn vị ngôn từ ngoài phần thông tin cơ bản làm nên ý nghĩa sự vật còn chứa đựng các thông tin bổ sung làm cho nó khác với đơn vị khác có cùng ý nghĩa sự vật Khi hoạt động phần thông tin bổ sung có ý nghĩa quyết định đối với từ ngữ nào (tương đương về thông tin cơ bản) lựa chọn sử dụng để văn bản chính xác nhất có hiệu quả thẩm mĩ cao nhất Do đó việc phân tích tu từ học cần có căn cứ trên cả mối quan hệ giữa phần thông tin cơ bản và thông tin bổ sung của ngôn từ Muốn xác định giá trị của một yếu tố ngôn từ trước hết phải đặt đơn vị đó trong một chỉnh thể mối quan hệ với tác phẩm để xác định rõ nôi dung biểu đạt cơ bản chứa đựng trong ngôn từ đó Trên cơ sở đó

có thể so sánh những hình thức biểu đạt tương tự để tìm ra phần thông tin bổ sung, thông tin hình tượng của hình thức biểu đạt thích hợp nhất trong trường hợp có nhiều dị bản khác nhau

Chẳng hạn câu 2533 trong “Truyện Kiều” có những dị bản sau:

Dòng thư như dội cơn sầu - Vũ Ngọc Khánh

Dòng thư như chảy mạch sầu - Kiều Oánh Mậu

Dòng thư như dội mạch sầu - Khuyết Danh

Dòng thư như xối cơn sầu - Khuyết Danh

Trong đoạn thơ của Nguyễn Du khi miêu tả Kiều khóc Từ Hải có câu:

Dòng thư như dội cơn sầu

Dứt lời nàng cũng gieo đầu một bê

Nói về nỗi đau ấy không thể dùng chữ mạch sầu bởi lẽ “mạch” gợi một dòng chảy nhỏ, tu từ, có ngọn nguồn Chữ “cơn sầu” mới nói lên được cảnh bão giông, hãi hùng của cuộc đời Kiều lúc đấy Đó là cơn kinh bách của nàng không sao chống chọi nổi Nó đẩy nàng đến nỗi tuyệt vọng và tìm đến cái chết (tự vẫn trên sông Tiền Đường) Dòng nước mắt của Từ Hải lúc này không thể chảy một

Trang 31

cách từ từ chậm rãu như vậy cũng không chỗ “xôi” ra ngoài mà phải dội vào lòng Kiều với tất cả đau đớn hãi hùng và sự nuối tiếc muộn màng Trong tất cả

các dị bản trên phần thông tin cơ bản là giông nhau duy chỉ co hai câu thơ:

“Dòng thư như dội cơn sầu” là hợp tình hợp cảnh hơn cả và phân tích tu từ học

giúp ta phân tích điều đó thật logic và khách quan

Tóm lại: Phương pháp phân tích tu từ học rất quan trọng - là bước đầu tiên trong quá trình giải mã ngôn ngữ nghệ thuật Nó là chất dẫn, chất xúc tác cho tác phẩm văn học, đồng thời góp phần khôi phục tính chỉnh thể của tác phẩm văn học nhằm xác định rõ giá trị của mỗi yếu tố trong cái toàn thể

1.2 Ẩn dụ tu từ

Chúng ta có thể thấy rằng giữa phương diện nội dung và nghệ thuật có mối quan hệ hữu cơ với nhau bởi Lê Nin khẳng định: “Không có tư tưởng nào trần trụi cả tác phẩm văn học dù muốn hay hay không muốn đều phải khoác lên mình chiếc áo diêm dúa ngôn từ” Còn Pao Lơ cho rằng: “Sức mạnh của sự so sánh là nhận thức còn sức mạnh của ẩn dụ là biểu cảm” Vậy ẩn dụ là gì mà có sức mạnh như vậy ?

1.2.1 Khái niệm

Theo Giáo sư Đinh Trọng Lạc [12] cho rằng: “Ẩn dụ là sự định danh thứ hai mang ý nghĩa hình tượng, dựa trên sự tương đồng hay ý nghĩa giống nhau (có tính chất hiện thực hay tương tượng ra) giữa khách thể (hoặc hiện tượng, tính chất) A được định danh với khách thể (hoặc hiện tương, sự vật, tính chất) B

và có tên gọi được chuyển sang dùng cho A”

Nguyễn Thái Hòa (1995) [6]: “Ẩn dụ thực chất là so sánh ngầm, trong đó

vế so sánh giản lược đi chỉ còn lại vế được so sánh Như vậy, phép ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa của một đối tượng này thay cho đối tượng khác khi hai đối tượng có một nét tương đồng nào đó”

Ví dụ:

Chỉ có thuyền mới hiểu Biển mênh mông nhường nào Chỉ có biển mới hiểu Thuyền đi đâu về đâu

(Xuân Quỳnh)

Trang 32

Ở đây có thể thấy mối quan hệ khăng khít giữa “thuyền” và “biển” chính

là hình ảnh, tâm trạng của đôi bạn đang yêu tha thiết

1.2.2 Đặc điểm cấu trúc nghĩa, kiểu loại

1.2.2.1 Căn cứ vào từ loại và chức năng của từ ẩn dụ có chia ra làm 3 loại:

Theo giáo sư Đinh Trọng Lạc trong [12] thì có:

* Ẩn dụ định danh: “Là một thủ pháp có tính chất thuần túy kỹ thuật dùng

để cung cấp những tên gọi mới bằng vốn từ vựng cũ”

Ví dụ: Đầu làng, chân trời, cuối ngõ, tay ghế, chạy thận, chạy phần mềm, chân trong

Ví dụ:

Buồn trông phong cảnh quê người Đầu cành quyên nhặt, cuối trời nhạn bay

[19]

Hay: Hoa thường càng tỏa thức hồng

Trang 33

Băng tuyết Lạnh giá con người hiền hòa

DT TT DT TT

Nhưng khi kết hợp với những từ:

Tâm hồn + Giá lạnh = Tâm hồn giá lạnh

Dòng sông + Hiền hòa = Dòng sông hiền hòa

Ví dụ: Những tính từ: “nóng bỏng”, “thổn thức” vốn có ý nghĩa va khả năng kết hợp với những danh từ: “hòn than”, “người tình” để tạo thành:

Hòn than nóng bỏng Người tình thổn thức

Nhưng khi kết hợp với những từ: “tình yêu”, “suối nguồn” lại tạo thành:

“Tình yêu” + “nóng bỏng” = “Tình yêu nóng bỏng”

“suối nguồn” + “thổn thức” = “Suối nguồn thổn thức”

Tức nó được ẩn dụ hóa, được dùng với ý nghĩa trừu tượng

Ví dụ:

Cánh hồng bay bổng tuyệt vời

Đã mòn con mắt phương trời đăm đăm

[19]

* Ẩn dụ hình tượng: Là nguồn sản sinh ra đồng nghĩa

Ví dụ: “Hoa” dùng để chỉ người có phẩm chất cao đẹp, đối lập với hạng người thấp hèn trong cuộc đời éo le, đầy nghịch cảnh:

Phượng những tiếc cao diều hãy Hoa thì hoa héo cỏ thường tươi

(Nguyễn Trãi)

Ví dụ:

Giá đành trong nguyệt trên mây

Hoa sao hoa khéo đọa đầy bấy hoa

[19]

“Hoa” chỉ người phụ nữ có nhan sắc đẹp

Ví dụ: Từ “xuân” chỉ người con gái đương tuổi thanh xuân:

Nghìn năm còn mãi cái xuân xanh

Ngày đăng: 09/06/2014, 09:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh (1974), Từ điển Truyện Kiều, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Truyện Kiều
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1974
2. Trần Thị An – Nguyễn Thị Huế (2001), Tuyển tập Văn học dân gian Việt Nam - Tập IV. Quyển I: Tục ngữ - Ca dao, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập Văn học dân gian Việt Nam - Tập IV
Tác giả: Trần Thị An – Nguyễn Thị Huế
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2001
3. Diệp Quang Ban (2003), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2003
4. Nguyễn Xuân Bính (2001), Kho tàng thơ ca người Việt, NXB Văn hóa - thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kho tàng thơ ca người Việt
Tác giả: Nguyễn Xuân Bính
Nhà XB: NXB Văn hóa - thông tin
Năm: 2001
5. Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng nghĩa tiếng Việt, tái bản, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng nghĩa tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1999
6. Đinh Trọng Lạc (1995), Phong cách tiếng Việt, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách tiếng Việt
Tác giả: Đinh Trọng Lạc
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1995
7. Đinh Trọng Lạc (1993), Phong cách tiếng Việt (Giáo trình Đại học dùng cho trường ĐHSP), NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách tiếng Việt
Tác giả: Đinh Trọng Lạc
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1993
8. Đinh Trọng Lạc (1968), Tu từ với vấn đề dạy Ngữ văn, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tu từ với vấn đề dạy Ngữ văn
Tác giả: Đinh Trọng Lạc
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1968
9. Đinh Trọng Lạc (1999), 300 bài tập phong cách tiếng Việt, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: 300 bài tập phong cách tiếng Việt
Tác giả: Đinh Trọng Lạc
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1999
10. Nguyễn Du (2005), Truyện Kiều, NXB Văn hóa - thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện Kiều
Tác giả: Nguyễn Du
Nhà XB: NXB Văn hóa - thông tin
Năm: 2005
11. Đinh Trọng Lạc (1999), Phong cách tiếng Việt, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách tiếng Việt
Tác giả: Đinh Trọng Lạc
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1999
12. Đinh Trọng Lạc (2000), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt
Tác giả: Đinh Trọng Lạc
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2000
13. Nguyễn Thiện Giáp (2003), “Những con đường làm giàu từ vựng tiếng Việt”, Những vấn đề về ngôn ngữ học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, trang 983-1006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những con đường làm giàu từ vựng tiếng Việt”, Những vấn đề về ngôn ngữ học
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2003
14. Hữu Đạt (2002), Phong cách học với việc dạy học văn và lý luận phê bình văn học, NXB Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học với việc dạy học văn và lý luận phê bình văn học
Tác giả: Hữu Đạt
Nhà XB: NXB Hà Nội
Năm: 2002
15. Hữu Đạt (2001), Phong cách tiếng Việt hiện đại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách tiếng Việt hiện đại
Tác giả: Hữu Đạt
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
16. Đỗ Việt Hùng – Đỗ Thị Ngân Hoa (2004), “Phân tích phong cách ngôn ngữ trong tác phẩm văn học”, NXB ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phân tích phong cách ngôn ngữ trong tác phẩm văn học”
Tác giả: Đỗ Việt Hùng – Đỗ Thị Ngân Hoa
Nhà XB: NXB ĐHSP Hà Nội
Năm: 2004
17. Nguyễn Thái Hòa (1998), Dẫn luận phong cách học, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn luận phong cách học
Tác giả: Nguyễn Thái Hòa
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998
18. Tố Hữu (2008), thơ Tố Hữu, NXB văn hóa Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: thơ Tố Hữu
Tác giả: Tố Hữu
Nhà XB: NXB văn hóa Sài Gòn
Năm: 2008
21. Nguyễn Văn Tu (1968), Từ vựng tiếng Việt hiện đại, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng tiếng Việt hiện đại
Tác giả: Nguyễn Văn Tu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1968
22. Xuân Diệu (2008), Thơ tình, NXB Thanh niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ tình
Tác giả: Xuân Diệu
Nhà XB: NXB Thanh niên
Năm: 2008

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng thống kê - ẨN DỤ TU TỪ TRONG TÁC PHẨM TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
Bảng th ống kê (Trang 8)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w