Khảo sát thống kê

Một phần của tài liệu ẨN DỤ TU TỪ TRONG TÁC PHẨM TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU (Trang 40 - 41)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1.Khảo sát thống kê

Khi khảo sát giá trị tu từ trong truyện thơ Nơm, bên cạnh việc đi sâu tìm hiểu về mặt chất lượng của những phương tiện ngơn ngữ, ngồi ra cần tính đến số lượng xuất hiện của những phương tiện ngôn ngữ này.

Thống kê là một trong những biện pháp phổ biến và có hiệu quả khi nghiên cứu về phong cách ngôn ngữ.

2.1.1. Tư liệu thống kê

Việc xác định giá trị nghệ thuật, giá trị nội dung, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du xưa nay là công việc không dễ. Nhiều nhà phê bình văn học, ngơn ngữ học đã dày cơng nghiên cứu những vấn đề khái quát về nghệ thuật, nội dung trong tác phẩm.

Kế thừa và phát huy những thành tựu chung đã được thừa nhận, chúng tôi tiến hành khảo sát và thống kê tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, nxb văn hóa thơng tin, năm 2005 để làm tư liệu.

2.1.2. Mục đích thống kê

Qua bảng thống kê này giúp chúng ta có cái nhìn tồn diện chính xác về số lượng ẩn dụ tu từ trong tác phẩm “Truyện Kiều”, qua đó thấy được giá trị biểu cảm và ý nghĩa của chúng.

Thống kê giúp chúng ta có cái nhìn khách quan tổng qt thấu đáo hơn về thế giới nghệ thuật trong tác phẩm “Truyện Kiều”, đặc biệt là ẩn dụ tu từ. Từ đó có thể đánh giá, nhận xét về cách sử dụng lựa chọn phương tiện tu từ độc đáo, tạo nên những vần thơ mang đầy màu sắc, tinh tế của tác giả, một phong cách sáng tạo ngơn từ, hình ảnh mới lạ mà đầy thi vị của tác giả Nguyễn Du.

Bảng thống kê này góp phần giúp ta lí giải được cái tài lôi cuốn, thu hút sự đam mê say xưa, trầm ngâm suy tư của biết bao độc giả vào thiên truyện của mình. Một thiên truyện khơng chỉ rực rỡ phong phú, hấp dẫn về mặt nội dung mà cịn về hình thức. Nó chính là cơ sở biện chứng để ta phân tích tìm hiểu thế giới nghệ thuật.

2.1.3. Kết quả thống kê

Kết quả thống kê được khảo sát trong cuốn “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, nxb văn hóa thơng tin năm 2005.

Tác phẩm “Truyện Kiều”: Số lần xuất hiện ẩn dụ là 89. 2.1.4. Nhận xét

Nhìn chung, ẩn dụ tu từ được sử dụng nhiều và rộng rãi trong văn chương, đặc biệt là đối với truyện Nơm, thơ ca. Nó mang nhiều giá trị bất ngờ, cảm giác mới lạ mà biện pháp tu từ khơng thể có được.

Qua bảng thống kê chúng tơi thấy rằng, Nguyễn Du đã sử dụng rất thành công về biện pháp ẩn dụ tu từ. Phương tiện ẩn dụ được xuất hiện với mật độ khá cao, nhiều nhất trong tác phẩm (89/187 lần). Điều đó cho thấy nhà thơ rất ưu ái và ưa thích sử dụng phương tiện này là vì nhờ phương tiện này mà những câu thơ trong “Truyện Kiều” mang nhiều tầng bậc ý nghĩa đi vào chiều sâu vấn đề. Đồng thời cũng giúp nhà thơ thể hiện phong cách của mình: Cách nhìn, cách cảm, cách bình giá riêng. Bên cạnh đó, nhân hóa, vật hóa là sự cụ thể của ẩn dụ tu từ cũng được sử dụng cho thấy sự linh hoạt, sự liên hệ táo bạo của tác giả. Nhìn chung, ẩn dụ trong tác phẩm “Truyện Kiều” mang đậm tính hình tượng và gợi cảm cho một hồn thơ rất độc đáo.

Như vậy, ẩn dụ tu từ được đại thi hào Nguyễn Du sử dụng khá nhiều trong sáng tác của mình. Tuy được sử dụng nhiều nhưng rất linh hoạt, uyển chuyển, tạo sự thành công vang dội. Song trên thực tế việc tìm hiểu vấn đề này chưa được lưu tâm đến. Vì vậy, khi nghiên cứu vấn đề này, người viết mong muốn sẽ góp phần làm sáng rõ thêm giá trị của ẩn dụ tu từ trong tác phẩm của ông để khắc phục cho quá trình tìm hiểu truyện thơ Nơm được hiệu quả, tăng sức thuyết phục và cho người đọc hiểu sâu sắc hơn.

Một phần của tài liệu ẨN DỤ TU TỪ TRONG TÁC PHẨM TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU (Trang 40 - 41)