CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.3. Phân tích đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”
Đầu lòng hai ả tố nga, Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười. Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trang đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười, ngọc thốt, đoan trang. Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
Kiều càng sắc sảo mặn mà So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy, nét xuân sơn.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành, Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.
Thơng minh vốn sẵn tính trời, Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.
Cung thương lầu bậc ngũ âm, Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên chương, Một thiên “bạc mệnh” lại càng não nhân
Phong lưu rất mực hồng quần, Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê
Êm đềm trướng rủ màn che, Tường đông ong bướm đi về mặc ai.
Miêu tả chân dung nhân vật là một trong những bút nghệ chủ yếu của thể loại truyện Nơm. Trong Truyện Kiều có nhiều chân dung nhân vật. Đoạn trích nằm ở phần 1 của tác phẩm gồm 24 câu - nằm trong phần khắc họa về gia đình họ Vương, trên bức tranh tồn cảnh đó nổi bật lên là chân dung chị em Thúy Kiều -Thúy Vân. Nhìn chung, “Truyện Kiều” đi theo khuynh hướng nghệ thuật chính thống nên ở đây xuất hiện bút pháp phác họa và ngơn ngữ ít nhiều có tính chất ước lệ công thức trong khi miêu tả chân dung nhân vật. Nhưng ở một số phương diện, thiên tài Nguyễn Du đã vượt lên trên khuôn mẫu cổ điển để tạo nên những chân dung nhân vật sinh động, đa dạng. Khắc họa chân dung Thúy Kiều, Thúy Vân, “Truyện Kiều” đã thể hiện khuynh hướng tâm lí hóa ngoại hình và hơn thế nữa khuynh hướng thân phận hóa phẩm cách nhân vật. Ngơn ngữ nghệ thuật trong đoạn thơ có những yếu tố quy phạm, tập sách cổ cũ người xưa. Đồng thời một số câu thơ giữ vị trí “nhãn tự”, “thần cú” đã tạo nên một bức tranh vừa hài hòa, vừa tương phản giữa hai chân dung thiếu nữ với nhan sắc.
Mở đầu “Truyện Kiều”, sau 6 câu triết lí về tài mệnh ghét nhau, trời xanh đánh ghen người đẹp, sau 8 câu kể về gia thế nhà viên ngoại họ Vương ở Bắc Kinh vào năm Gia Tĩnh, Nguyễn Du đã vẽ bức chân dung song đôi hai chị em ruột con gái đầu lịng ơng bà Vương, chị chàng Vương Quan đang đi học. Bức chân dung bằng thơ lục bát đẹp vẻ đẹp cổ điển và từ lâu đã lưu danh, tác giả tả 2 chị em ở 4 câu thơ đâu:
Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân. Mai cốt cách tuyết tinh thần, Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.
Đó là vẻ đẹp mười phân vẹn mười, nhưng mỗi người một vẻ, với cách đặt câu có sự hốn đổi kết cấu linh hoạt khá thú vị, tác giả không viết:
Thúy Kiều là chị, Thúy Vân là em
Hay: Chị là Thúy Kiều, em là Thúy Vân Mà ông đặt: Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.
Cách đổi kết cấu trên khiến cho câu thơ linh hoạt hơn, mối quan hệ chị em ruột thịt được hình tượng hóa bằng hai danh từ đặt sát bên nhau. Ở đây, tác giả đã nói đến người em gái trước người chị gái. Khắc họa vẻ đẹp toàn thiện, toàn mĩ trong cốt cách và trong phẩm cách hai chị em, ngồi hình tượng phong cách tu từ ẩn dụ, so sánh, nhân cách hóa hình tượng thiên nhiên (Mai cốt cách, tuyết tinh thần, khuôn trăng, nét ngài, hoa cười ngọc thốt, mây thua, tuyết nhường, làn thu thủy, nét xuân sơn, hoa ghen, liễu hờn). Nguyễn Du đã sử dụng nghệ thuật tiểu đối “mai cốt cách tuyết tinh thần” và bút pháp ước lệ. Nguyễn Du đã khái quát được vẻ đẹp chung mười phân vẹn mười và vẻ đẹp riêng (mỗi người một vẻ) và vẻ đẹp của từng người hiện lên rõ nét: cả hai vóc dáng mảnh dẻ như cây mai, tâm hồn thanh cao trong trắng như tuyết.
Để chứng minh vẻ đẹp của từng nhân vật, Nguyễn Du đã gợi tả vẻ đẹp của Vân trước, vẻ đẹp của Kiều sau:
Vân xem trang trọng khác vời, Khuôn trang đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
Chỉ với hai chữ “trang trọng” nói lên vẻ đẹp cao sang quý phái của Thúy Vân. Vẻ đẹp trang trọng, đoan trang của người phụ nữ (nghiêm trang và đứng đắn của thiếu nữ) được so sánh với hình tượng thiên nhiên. Biện pháp nghệ thuật mà nhà thơ sử dụng để tả chân dung Thúy Vân chính là ẩn dụ - nhân hóa. Các ẩn dụ và nhân hóa ở đây khơng có gì thật mới mẻ. Dùng vẻ đẹp của thiên nhiên để nói về vẻ đẹp của con người: trăng, hoa, mây, tuyết….vừa tả trực tiếp vừa nhân hóa thể hiện vẻ đẹp trang trọng quý phái, đẹp hiền hòa của Thúy Vân. Khi tả Vân ngịi bút của Nguyễn Du lại có chiều hướng hơn là khi tả Kiều, kết hợp với thủ pháp liệt kê: khn mặt, đơi lơng mày, mái tóc, làn da, nụ cười, giọng nói.
Nguyễn Du đã sử dụng nhiều từ ngữ để làm nổi bật riêng của đối tượng miêu tả: khuôn mặt, màu da, mái tóc, nét lơng mày……mỗi thứ một đặc điểm, hình dáng, màu sắc phù hợp và khác nhau. Nghệ thuật ẩn dụ được thể hiện ở vẻ đẹp trung thực, phúc hậu, quý phái của Thúy Vân: nàng có khn mặt trịn đầy, sáng như trăng rằm, đơi lông mày sắc nét như mày con bướm tằm, miệng cười tươi tắn như hoa, tiếng nói từ hàm răng hà ngọc trong trẻo, trong như ngọc, với mái tóc óng nhẹ hơn mây, làn da trắng mịn hơn cả tuyết. Như vậy, có thể thấy rằng, chân dung của Thúy Vân là chân dung mang tính cách số phận, vẻ đẹp của Vân tạo ra sự hòa hợp êm đềm với xung quanh “mây thua tuyết nhường” nên nàng sẽ có cuộc đời bình lặng sn sẻ. Thiên nhiên và cũng chính là tạo hóa, sẽ chịu thua mái tóc mây, màu da tuyết để nhường bước cho nàng đi trên con đường quang đãng, bằng phẳng của cuộc đời vì nàng sinh ra để hưởng thụ “Phong lưu phú q ai bì” đúng như câu thơ nói về tính chất “có hậu” trong đoạn kết thúc Truyện Kiều.
Sau khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân, Nguyễn Du đã miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều:
Kiều càng sắc sảo mặn mà, So bề tài sắc lại là phâng hơn.
Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Giống như tả Thúy Vân, câu thơ đầu tả khái quát đặc điểm của Thúy Kiều: Kiều càng sắc sảo mặn mà
Ở câu thơ này tác giả đã sử dụng liên tiếp hai phụ từ “càng” muốn nhấn mạnh, muốn khẳng định Thúy Kiều sắc sảo về mặt trí tuệ, mặn mà về mặt tâm hồn. Vẻ đẹp đoan trang phúc hậu của Thúy Vân ánh lên đậm nét trong vẻ đẹp chân dung Thúy Kiều. Đây quả thực là một tứ thơ đặc biệt, một nhan sắc rực rỡ và cũng có thể dùng cả từ ngữ nồng nàn hấp dẫn bởi một tâm hồn phong phú. Đây dường như là một quan niệm, một cảm hứng có khuynh hướng hiện đại về vẻ đẹp của nữ giới. Trong một số đoạn thơ khác, Nguyễn Du cũng hay sử dụng những tứ thơ tương tự:
Đắn đo cân sức cân tài,
Ép cung cầm nguyệt thủ bài quạt thơ. Mặn nồng một vẻ một ưa
Lời mở đầu gây một ấn tượng mạnh mẽ, trầm ấm như bản thân âm thanh và nội hàm câu thơ. Ngòi bút miêu tả ở đây cũng là sự tạp cổ hoặc về phương dụng hình tượng so sánh, ước lệ: Thu thủy đó là làn mùa thu và xuân sơn đó là giáng núi màu xuân. Hoa, liễu: đó là những nét vẽ của thi nhân, ở đây là tác giả Nguyễn Du. Thiên về gợi tạo một ấn tượng chung về vẻ đẹp của gai nhân tuyệt thế. Đặc biệt là khi họa bức chân dung Kiều, tác giả tập trung gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt. Bởi đôi mắt là sự thể hiện phần tinh anh của tâm hồn, của trí tuệ. Cái sắc sảo của trí tuệ, cái sắc sảo của tâm hồn đều liên quan tới đơi mắt. Cịn hình ảnh ước lệ “nét xuân sơn” - nét núi mùa xuân gợi lên đôi lông mày thanh tú trên gương mặt trẻ trung. Khi tả Thúy Vân, tác giả gợi tả về nhan sắc mà không thẻ hiện cái tài. Khi gợi tả Thúy Kiều tác giả một phần tả sắc, một phần tả tài năng, cách sắc của Thúy Kiều là vẻ đẹp hoàn mĩ của một giai nhân tuyệt thế, bởi nàng có đơi mắt trong xanh như làn nước mùa thu. Đôi lông mày xinh tươi như giáng núi mùa xuân, vẻ đẹp của nàng dễ dẫn tới mất nước mất thành, sử dụng ẩn dụ - thành ngữ cổ:
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Nguyễn Du muốn cực tả vẻ đẹp của giai nhân, đẹp nhất thế gian này, là vơ địch, đẹp như nàng chỉ có đến một mà khơng có hai:
Sắc đành địi một, tài đành họa hai Đó là về sắc đẹp, cịn tài năng của nàng thì sao?
Thơng minh vốn sẵn tư trời Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương, lầu bậc ngũ âm, Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên chương, Một thiên “bạc mệnh” lại càng não nhân.
Ánh sáng và trí tuệ sẽ là yếu tố nổi bật trong tài hoa của Thúy Kiều. Trước hết đó là trí tuệ thơng minh trời phú. Tài năng của Thúy Kiều mà Nguyễn Du miêu tả đã đạt đến mức độ lý tưởng theo quan điểm thẩm mĩ của chế độ phong kiến gồm đủ cả: cầm, kì, thi, họa đều giỏi. Tài đàn, tài thơ của Thúy Kiều có thể chỉ là những kĩ xảo thuộc phạm trù quan niệm “công dung ngôn hạnh” của người phụ nữ truyền thống. Nhưng qua câu thơ Nguyễn Du, tài hoa đó đã trở thành sở trường năng khiếu riêng biệt của “nghề riêng ăn đứt của này”. Hơn thế nữa còn là thiên hướng cảm hứng của tâm hồn nghệ sĩ Thúy Kiều, “Một
thiên bạc mệnh” là “khúc nhà” riêng biệt của nàng. Cung đàn bạc mệnh ấy là trai tim đa sầu, đa cảm, là trí tuệ sắc sảo nhận thức về số phận hồng nhan nói chung và dự cảm về số phận sáng suốt của nàng nói riêng. Trong tồn bộ “cầm, kì, thi, họa”, Nguyễn Du đi sâu khắc họa tài đàn và cung bạc mệnh của Thúy Kiều….Cung đàn bạc mệnh ấy khơng chỉ là tài hoa mà cịn là phẩm cách và số phận của Thúy Kiều. Cung đàn ấy khơng chỉ là tiếng lịng riêng biệt của nhân vật trung tâm mà cịn lơi cuốn cả sự đồng cảm của mọi người trong số đó có cả sự thương cảm của nhà thơ, của người kể chuyện: “Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”. Nội hàm ý nghĩa của từ “não” diễn đạt nỗi buồn tự trong tâm. Thuộc bình diện khứ thanh, âm thanh của từ ngữ này dường như xốy sâu vào tâm trí của con người: đó là “não” người cứ gió tuần mưa (Truyện Kiều), “não” người áo giáp bấy lâu (Chinh phụ ngâm khúc), Áng đào kiểm đàn ông não chúng (Cung ốn ngâm khúc).
Kiều có khả năng sáng tác âm nhạc. “Thiên bạc mệnh oán” là khúc nhạc do nàng soạn buồn bã, sầu thương, lâm li, não nùng, quyến rũ như một định mệnh dai dẳng bám lấy cuộc đời Kiều, câu thơ: “Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân” đã trở thành một hình tượng nghệ thuật có tính chất phúng dụ cho tâm hồn và số phận bi thương của Thúy Kiều. Nhạc khúc “tiêu tao” sẽ khiến cho Kim Trọng “nao nao lòng người”, khiến Thúc Sinh “tan tác lòng” và cả trái tim sắc đá vơ tình của Hồ Tơn Hiến cũng cảm thương mà rơi châu nhỏ lệ.
Trong đỉnh điểm bi kịch của đời nàng (bởi ở đây có cái chết của con người đã vì nàng mà tử trận), Thúy Kiều nhớ đến chặng đường niên thiếu, nàng đã sớm dự cảm về thân thế qua cung đàn bạc mệnh của hôm nay:
Thưa rằng bạc mệnh khúc này Phổ vào đàn ấy những ngày còn thơ
Cung cầm lựa những ngày xưa Và gương bạc mệnh bây giờ là đây.
Sắc - tài - tình - những giá trị đẹp đẽ vơ song ở người thiếu nữ có một không hai này đã trở thành một “chuỗi dây oan nghiệt” bao gồm Sắc - tài - tình - mệnh tượng trưng cho cuộc đời nhân vật chính và thể hiện cảm hứng nhân văn trong tâm hồn thi nhân - thiên tài của dân tộc.
Tạo hóa đã phú bẩm cho Thúy Kiều quá nhiều phẩm cách tốt đẹp đẽ và uy lực vô song, trời xanh sẽ đầy đọa, vùi dập nàng đến cùng để thể hiện thiên lý “bỉ sắc tư phong” để thực hiện lẽ cơng bằng:
Có đâu thiên vị người nào Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai.
Những quan niệm triết học mà Nguyễn Du đã nêu lên ở đoạn “phát đoan” Truyện Kiều được ẩn sau cái ghen ghét, đố kị của “hoa”, của “lá” trước sắc đẹp khơng gì sánh nổi bằng nàng Kiều.
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen
Và ở đoạn kết thúc Truyện Kiều:
Có đâu thiên vị người nào, Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai. Có tài mà cậy chi tài,
Chữ tài liền với chữ tai một vần.
Như vậy, nếu đem so sánh chân dung Thúy Kiều với Thúy Vân, Nguyễn Du khơng chỉ nói đến nhan sắc khuynh thành, tài hoa trí tuệ, mà cịn nói đến trái tim đa sầu đa cảm, tâm hồn phong phú của nàng. Đằng sau Sắc - Tài - Tình ấy là một viễn cảnh về số phận, về vận mệnh trời đã dành riêng cho nàng.
Có thể thấy rằng chân dung của Thúy Kiều là chân dung mang tính cách số phận, vẻ đẹp của Thúy Kiều làm cho tạo hóa phải ghen ghét, đố kị nên số phận nàng sẽ éo le và đau khổ. Cái tinh tế của nhà thơ là khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều, Nguyễn Du đã miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân trước (phương pháp đòn bẩy) để làm nổi bật chân dung sắc sảo mặn mà của Thúy Kiều, Nguyễn Du đã dành 4 câu thơ để gợi tả Vân, trong khi đó dành 12 câu để cực tả vẻ đẹp của Kiều, vẻ đẹp của Vân chủ yếu là gợi hình, cịn vẻ đẹp của Kiều là vẻ đẹp của nhan sắc, tài năng, tâm hồn, đa sầu, đa cảm.
Kết thúc đoạn giới thiệu chân dung Thúy Kiều - Thúy Vân là bốn câu thơ khái quát về cuộc sống phong lưu n bình, phẳng lặng, khn phép mẫu mực của hai cô gái họ Vương. Ở đây Nguyễn Du cũng sử dụng cú pháp độc đáo của ngôn ngữ văn học, của ngôn ngữ thơ ca với kiểu đảo ngữ, nhằm nhấn mạnh cuộc sống của hai nhân vật:
Phong lưu rất mực hồng quần, Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.
Êm đềm trướng rủ màn che, Tường đông ong bướm đi về mặc ai.
Đó là nếp sống của hai chị em con gái họ Vương ở Bắc Kinh này thật là phong phú, quý phái, thật là êm đềm, đoan chính, kín đáo, gia phong. Đồng thời nói về cuộc sống “cấm cung” của các thiếu nữ thường được biểu hiện bằng mơ típ quen thuộc trướng rủ, màn che khiến cho các trang nam tử phải “du đông lân nhi lâu kì xử tử” (Trèo qua tường nhà phía đơng dụ dỗ con gái nhà người - Mạnh Tử). Ở đây từ ngữ êm đềm đặt ở đầu câu và tiếp đến là các thành ngữ “ Trướng rủ - màn che, ong bướm đi về” khiến ta hình dung được bức tranh sinh hoạt sinh động. Bóng dáng của hai chị em Thúy Kiều xuất hiện qua các búi tóc cài trâm trẻ trung hứa hẹn, qua cuộc sống êm ả của trang trung lưu hồng quân, qua cốt cách trong sáng của Thúy Vân - Thúy Kiều... cả hai đã đến tuổi cập kê nhưng vẫn sống trong cảnh (tường đông ong bướm đi về mặc ai). Ngữ “mặc ai” đặt ở cuối câu, cuối đoạn nó nhấn mạnh vẻ đẹp đoan trang đúng đắn với cảm hứng