1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp văn học: Tìm hiểu mô típ người hóa thân thành các loại thực vật thuộc kiểu truyện người hoá vật trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam

74 4,5K 22

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 804,07 KB

Nội dung

MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1 1.1. Cơ sở khoa học ............................................................................................ 1 1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 2 1.3. Sức hấp dẫn của đề tài ................................................................................ 2 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................... 3 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, mục đích nghiên cứu của khóa luận ....... 5 3.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 5 3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 6 3.3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................. 6 4. Phương pháp nghiên cứu của khoá luận ..................................................... 6 5. Cấu trúc của khoá luận ................................................................................ 7 CHƯƠNG 1 ...................................................................................................... 8 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRUYỆN CỔ TÍCH VÀ KIỂU TRUYỆN NGƯỜI HOÁ VẬT TRONG KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM ........................................................................................................................... 8 1.1. Khái quát chung về truyện cổ tích ............................................................ 8 1.1.1. Khái niệm “truyện cổ tích”...................................................................... 8 1.1.2. Hoàn cảnh nảy sinh và phát triển của truyện cổ tích ............................. 8 1.1.3. Phân loại truyện cổ tích........................................................................... 9 1.1.3.1. Truyện cổ tích loài vật ........................................................................... 9 1.1.3.2. Truyện cổ tích thần kì ............................................................................ 9 1.1.3.3. Truyện cổ tích sinh hoạt ...................................................................... 10 1.1.4. Nội dung và ý nghĩa của truyện cổ tích ................................................. 11 1.1.4.1 Truyện cổ tích phản ánh, lý giải những mối quan hệ xung đột cơ bản trong gia đình và ngoài xã hội .......................................................................... 11 1.1.4.2. Truyện cổ tích phản ánh lí tưởng xã hội và ước mơ của nhân dân lao động ................................................................................................................. 13 1.1.4.3. Triết lí sống và đạo lí làm người của nhân dân lao động trong truyện cổ tích ................................................................................................................... 14 1.1.5. Nghệ thuật truyện cổ tích ...................................................................... 15 1.1.5.1. Quan niệm nghệ thuật trong sáng tạo truyện cổ tích ............................ 15 1.1.5.2. Cốt truyện và kết cấu ........................................................................... 16 1.1.5.3. Nhân vật trong truyện cổ tích .............................................................. 17 1.1.5.4. Lực lượng thần kì ................................................................................ 18 1.1.5.5. Không gian và thời gian nghệ thuật ..................................................... 20 1.2. Khái quát về kiểu truyện “người hoá vật” trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam ......................................................................................................... 22 1.2.1. Khái niệm “kiểu truyện” ....................................................................... 22 1.2.2. Khái quát về kiểu truyện “người hoá vật” trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam .......................................................................................................... 22 1.2.2.1. Nguồn gốc của kiểu truyện .................................................................. 22 1.2.2.2. Nhân vật hoá vật .................................................................................. 27 1.2.2.3. Nguyên nhân hoá thân ......................................................................... 27 1.2.2.4. Hình thức hoá thân .............................................................................. 28 1.2.2.5. Số lần biến hóa .................................................................................... 30 1.2.2.6. Vật hoá thân ........................................................................................ 30 1.2.3. Ý nghĩa của kiểu truyện “người hoá vật” ............................................. 32 1.2.3.1. Ý nghĩa xã hội ...................................................................................... 32 1.2.3.2. Ý nghĩa nhân văn ................................................................................. 33 CHƯƠNG 2 .................................................................................................... 35 TÌM HIỂU MÔ TÍP “NGƯỜI HOÁ THÂN THÀNH CÁC LOẠI THỰC VẬT” THUỘC KIỂU TRUYỆN “NGƯỜI HOÁ VẬT” TRONG KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM ...................................................... 35 2.1. Khái niệm “mô típ” ................................................................................. 35 2.2. Mô típ “người hoá thân thành các loại thực vật” trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam ............................................................................................. 36 2.2.1. Nguồn gốc của mô típ “người hoá thân thành các loại thực vật” ........ 36 2.2.2. Nhân vật hoá thân ................................................................................. 39 2.2.2.1. Số lượng nhân vật hoá thân ................................................................. 39 2.2.2.2. Đối tượng hoá thân .............................................................................. 40 2.2.3. Hình thức hoá thân ............................................................................... 42 2.2.4. Số lần biến hoá ...................................................................................... 47 2.2.5. Nguyên nhân của cái chết và sự hoá thân của các nhân vật ................ 48 2.2.5.1. Nhân vật hoá thân do bị kẻ xấu, kẻ ác hãm hại .................................... 48 2.2.5.2. Nhân vật hoá thân do bị hiểu lầm ........................................................ 50 2.2.5.3. Nhân vật hoá thân do bị trừng phạt ..................................................... 50 2.2.5.4. Nhân vật hóa thân xuất phát từ những lí do khác................................. 51 2.2.6. Vật hoá thân .......................................................................................... 52 2.3. Ý nghĩa của mô típ ................................................................................... 55 2.3.1. Ý nghĩa văn hoá ..................................................................................... 56 2.3.1.1. Giải thích nguồn gốc, đặc điểm các loài thực vật trong tự nhiên ......... 56 2.3.1.2. Giải thích phong tục, tập quán............................................................. 58 2.3.2. Ý nghĩa xã hội ……………………………………………………….....59 2.3.2.1. Phản ánh hiện thực cuộc sống của nhân dân lao động………………….59 2.3.2.2. Phản ánh và lí giải những xung đột, mâu thuẫn trong gia đình và ngoài xã hội ............................................................................................................... 60 2.3.3. Ý nghĩa nhân văn .................................................................................. 64 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chúng tôi lựa chọn đề tài “Tìm hiểu mô típ người hóa thân thành các loại thực vật thuộc kiểu truyện người hoá vật trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam” làm vấn đề tìm hiểu, nghiên cứu vì những lý do sau: 1.1. Cơ sở khoa học Trong kho tàng văn học dân gian, truyện cổ tích luôn được xem là một trong những thể loại có sức sống lâu bền nhất. Mỗi câu chuyện như là một viên ngọc sáng, mỗi viên ngọc một dáng vẻ, một sắc đẹp riêng, tất cả hội tụ lại tạo nên sự đa dạng, phong phú của thể loại cổ tích trong truyện kể dân gian các dân tộc ở Việt Nam và trên thế giới. Nó tạo nên một sự hấp dẫn riêng không chỉ với người già, trẻ con mà cả thế hệ trẻ trong đời sống hiện thưc, trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai. Kiểu truyện “người hoá vật” là một trong những kiểu truyện đặc sắc, phổ biến nhất trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam và thế giới. Đây là một kiểu truyện có liên quan đến quan niệm nguyên thuỷ về thế giới của con người thời cổ và thuyết nhân quả của đạo phật. Kiểu truyện “người hoá vật” là sự đan kết của hàng loạt mô típ nghệ thuật độc đáo, trong đó có sự xuất hiện của mô típ nghệ thuật “hoá thân thành vật” của các nhân vật trong truyện. Đây là một mô típ nghệ thuật đắc dụng - một phương tiện nghệ thuật để nhân dân lao động thực hiện lí tưởng xã hội trong mơ ước của mình một cách đầy thuyết phục. Mô típ “người hoá thân thành các loại thực vật” xuất hiện rất nhiều trong kiểu truyện “người hoá vật” tạo nên sự phong phú đa dạng cho kiểu truyện, làm nên sức sống lâu bền của truyện cổ tích và sự hấp dẫn của thể loại này trong công chúng văn học. Bên cạnh những mô típ “người hoá thân thành động vật” và các sự vật khác thì mô típ “người hoá thân thành các loại thực vật” quả thực là kết quả của sự sáng tạo phong phú, độc đáo thông minh của dân gian. Không phải ngẫu nhiên nhân dân lại sáng tạo ra những mô típ nghệ thuật hấp dẫn này, mỗi một câu chuyện kể đều là sự gửi gắm những ước muốn chính đáng của nhân dân về thế giới tự nhiên cũng như xã hội. Tuy nhiên, mô típ nghệ thuật này chưa được tìm hiểu, nghiên cứu độc lập và có hệ thống trong các công trình nghiên cứu văn học dân gian nói chung, truyện cổ tích nói riêng. Nhận thức được nét đẹp đặc trưng của thể loại cổ tích qua mô típ nghệ thuật này, chúng tôi đã mạnh dạn lựa chọn mô típ “người hoá thân thành các loại 2 thực vật” thuộc kiểu truyện “người hoá vật” làm đề tài nghiên cứu với mong muốn tìm hiểu, khám phá những giá trị đặc sắc của kiểu truyện một cách toàn diện. 1.2. Cơ sở thực tiễn Xuất phát từ thực tiễn học tập học phần văn học dân gian trong nhà trường, chúng tôi nhận thấy phần truyện cổ tích chiếm một khối luợng không nhỏ so với các thể loại khác trong toàn bộ chuơng trình giảng dạy ở bậc đại học. Truyện cổ tích được đánh giá là một thể loại truyện dân gian quan trọng nhất. Bản thân nó chứa đựng nhiều kiểu truyện, nhiều mô típ nghệ thuật độc đáo. Tuy nhiên do sự giới hạn của thời lượng giảng dạy của thầy cô giáo trên lớp không đủ để chúng tôi tiếp cận sâu, rộng thể loại này. Đây chính là một trong những lí do cơ bản để chúng tôi đi sâu tìm hiểu truyện cổ tích từ góc độ nghệ thuật hư cấu cổ tích đặc sắc qua mô típ “hoá thân” thần kì của các nhân vật trong truyện thành các loại thực vật để nghiên cứu trong khoá luận. 1.3. Sức hấp dẫn của đề tài Những truyện cổ tích xuất hiện mô típ hóa thân từ người thành các loại thực vật cùng với quan niệm kỳ ảo của dân gian về thế giới đã tạo nên sức hấp dẫn riêng biệt của kiểu truyện đối với bạn đọc ở mọi lứa tuổi. Phải thừa nhận rằng ngoài những lý do xuất phát từ nhu cầu khoa học, thực tiễn học tập, chúng tôi đến với đề tài này còn bởi sự hấp dẫn bởi chính bản thân kiểu truyện “người hóa vật”. Sự hóa thân của những nhân vật được dân gian sáng tạo nên trong các câu chuyện kể nhằm gửi gắm niềm mong ước lớn lao của mình về một cuộc sống đầy lí tưởng. Đó là cuộc sống mà cái thiện, cái tốt sẽ chiến thắng, kẻ xấu phải bị trừng trị, con người sống với nhau trong tình nghĩa yêu thương không còn chế độ người bóc lột người…Tiêu biểu là các hình ảnh như cô Tấm trong truyện Tấm Cám biết bao lần hóa vật để rồi tiếp tục đấu tranh không khoan nhượng với kẻ thù; người phụ nữ thủy chung ngóng chồng đến hóa đá trong truyện Sự tích Đá Vọng Phu, hình ảnh “trầu - cau - vôi” trong truyện Trầu Cau… tất cả đều là những biểu tượng sáng ngời của nghĩa tình cao đẹp khó có thể phai trong tâm trí chúng ta. Có thể thấy, truyện cổ tích có một sức hấp dẫn đặc biệt với tuổi thơ và thường để lại nhưng dấu vết không phai mờ trong sự hình thành tư tưởng và tình cảm của con người. Đặc biệt là kiểu truyện xuất hiện mô típ nghệ thuật người 3 hóa thân thành cây, hoa, quả… Với chất lãng mạn bay bổng làm đắm say lòng người ấy quả thực đã tạo ra sự hứng thú cho chúng tôi khi tiếp cận đề tài. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề “Mô típ nghệ thuật người hóa thân thành các loại thực vật trong truyện cổ tích Việt Nam”, thuộc kiểu truyện “người hóa vật” - một kiểu truyện bắt nguồn từ quan niệm về thế giới kỳ ảo góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng hấp dẫn của truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam. Về sự biến hoá kì ảo của nhân vật trong truyện cổ tích thành các vật khác nhau đã có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và có một số ý kiến liên quan đến vấn đề mà chúng tôi quan tâm tìm hiểu như sau: Tác giả Nguyễn Tất Phát, Bùi Mạnh Nhị trong bài Nhân vật lý tưởng và cốt truyện của cổ tích thần kỳ báo văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh số 316 ở mục “Những phần thưởng dành cho nhân vật” có viết “Trong truyện cổ tích thần kỳ, nhân dân luôn chăm chú theo dõi nhân vật lý tưởng của mình và dành cho họ những phần thưởng xứng đáng”. Bên cạnh những phần thưởng mà nhân dân dành cho nhân vật lý tưởng bao giờ cũng kèm theo đòn trừng phạt đối với kẻ thù. Bàn về vấn đề này, các tác giả viết: “đúng là phải tiêu diệt mầm mống gây ra sự tội ác. Bởi vậy những kẻ về bản chất cực kỳ nham hiểm, cực kỳ tham lam, tàn bạo như Lý Thông, tên vua trong “chiếc áo lông chim”, mẹ con dì ghẻ trong truyện Tấm Cám thì không thể thoát chết. Lý Thông có thể được Thạch Sanh tha chết nhưng trong cảm nhận của nhân dân, nếu Lý Thông còn sống thì xã hội sẽ không có cuộc sống yên ổn, vì lẽ đó mà Lý Thông phải chết. Trong truyện, lưỡi tầm sét của thiên lôi bổ lên đầu Lý Thống chính là lưỡi tầm sét đại diện cho công lý nhân dân. Sau cái chết Lý Thông còn bị biến thành bọ hung đời đời sống trong dơ bẩn” [13, 5]. Dân gian thật công bằng trong việc thưởng công và trừng tội. Sự hóa thân của Lý Thông là đòn trừng phạt mà tác giả dân gian dành cho Lý Thông vì sự gian ác, tham lam, xảo quyệt. Có thể thấy mô típ người hóa thân thành vật ở đây thể hiện được quan điểm của tác giả dân gian về cái thiện và cái ác. Cái thiện sẽ được đền bù thích đáng và cái ác sẽ phải chịu hình phạt thích đáng. Tác giả Chu Xuân Diên trong cuốn Truyện cổ tích dưới mắt các nhà khoa học với mục “Vấn đề mối quan hệ của truyện cổ tích với thực tại và việc nghiên cứu thi pháp của truyện cổ tích” khi bàn về ảnh hưởng của khoa học xã hội học dung tục với việc tiếp cận truyện cổ tích, ông có nêu nhận xét của nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan về cách miêu tả và tính cách của nhân vật “người hóa vật” trong các truyện như Thần Lợn, Nghè hóa cọp như sau:

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Khóa luận được hoàn thành với sự hướng dẫn khoa học, sự giúp đỡ tận tình của cô giáo - Thạc sỹ Lê Thị Xuân Liên, giảng viên Văn học Việt Nam Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến sự quan tâm, chỉ đạo của cô trong suốt quá trình thực hiện khóa luận

Em cũng xin cảm ơn Phòng nghiên cứu khoa học, Thư viện trường Đại học Tây Bắc, các thầy cô trong tổ Văn học Việt Nam, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn, cô giáo chủ nhiệm lớp cùng các bạn sinh viên K50 Đại học Sư phạm Ngữ văn đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này

Em rất mong sẽ nhận được ý kiến đóng góp, phê bình của thầy cô và các bạn sinh viên để khóa luận này hoàn thiện hơn

Sơn La, tháng 5 năm 2013 Tác giả

Nguyễn Thị Nhung

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

1.1 Cơ sở khoa học 1

1.2 Cơ sở thực tiễn 2

1.3 Sức hấp dẫn của đề tài 2

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, mục đích nghiên cứu của khóa luận 5

3.1 Đối tượng nghiên cứu 5

3.2 Phạm vi nghiên cứu 6

3.3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 6

4 Phương pháp nghiên cứu của khoá luận 6

5 Cấu trúc của khoá luận 7

CHƯƠNG 1 8

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRUYỆN CỔ TÍCH VÀ KIỂU TRUYỆN NGƯỜI HOÁ VẬT TRONG KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM 8

1.1 Khái quát chung về truyện cổ tích 8

1.1.1 Khái niệm “truyện cổ tích” 8

1.1.2 Hoàn cảnh nảy sinh và phát triển của truyện cổ tích 8

1.1.3 Phân loại truyện cổ tích 9

1.1.3.1 Truyện cổ tích loài vật 9

1.1.3.2 Truyện cổ tích thần kì 9

1.1.3.3 Truyện cổ tích sinh hoạt 10

1.1.4 Nội dung và ý nghĩa của truyện cổ tích 11

1.1.4.1 Truyện cổ tích phản ánh, lý giải những mối quan hệ xung đột cơ bản trong gia đình và ngoài xã hội 11

1.1.4.2 Truyện cổ tích phản ánh lí tưởng xã hội và ước mơ của nhân dân lao động 13

Trang 3

1.1.4.3 Triết lí sống và đạo lí làm người của nhân dân lao động trong truyện cổ

tích 14

1.1.5 Nghệ thuật truyện cổ tích 15

1.1.5.1 Quan niệm nghệ thuật trong sáng tạo truyện cổ tích 15

1.1.5.2 Cốt truyện và kết cấu 16

1.1.5.3 Nhân vật trong truyện cổ tích 17

1.1.5.4 Lực lượng thần kì 18

1.1.5.5 Không gian và thời gian nghệ thuật 20

1.2 Khái quát về kiểu truyện “người hoá vật” trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam 22

1.2.1 Khái niệm “kiểu truyện” 22

1.2.2 Khái quát về kiểu truyện “người hoá vật” trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam 22

1.2.2.1 Nguồn gốc của kiểu truyện 22

1.2.2.2 Nhân vật hoá vật 27

1.2.2.3 Nguyên nhân hoá thân 27

1.2.2.4 Hình thức hoá thân 28

1.2.2.5 Số lần biến hóa 30

1.2.2.6 Vật hoá thân 30

1.2.3 Ý nghĩa của kiểu truyện “người hoá vật” 32

1.2.3.1 Ý nghĩa xã hội 32

1.2.3.2 Ý nghĩa nhân văn 33

CHƯƠNG 2 35

TÌM HIỂU MÔ TÍP “NGƯỜI HOÁ THÂN THÀNH CÁC LOẠI THỰC VẬT” THUỘC KIỂU TRUYỆN “NGƯỜI HOÁ VẬT” TRONG KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM 35

2.1 Khái niệm “mô típ” 35

2.2 Mô típ “người hoá thân thành các loại thực vật” trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam 36

2.2.1 Nguồn gốc của mô típ “người hoá thân thành các loại thực vật” 36

Trang 4

2.2.2 Nhân vật hoá thân 39

2.2.2.1 Số lượng nhân vật hoá thân 39

2.2.2.2 Đối tượng hoá thân 40

2.2.3 Hình thức hoá thân 42

2.2.4 Số lần biến hoá 47

2.2.5 Nguyên nhân của cái chết và sự hoá thân của các nhân vật 48

2.2.5.1 Nhân vật hoá thân do bị kẻ xấu, kẻ ác hãm hại 48

2.2.5.2 Nhân vật hoá thân do bị hiểu lầm 50

2.2.5.3 Nhân vật hoá thân do bị trừng phạt 50

2.2.5.4 Nhân vật hóa thân xuất phát từ những lí do khác 51

2.2.6 Vật hoá thân 52

2.3 Ý nghĩa của mô típ 55

2.3.1 Ý nghĩa văn hoá 56

2.3.1.1 Giải thích nguồn gốc, đặc điểm các loài thực vật trong tự nhiên 56

2.3.1.2 Giải thích phong tục, tập quán 58

2.3.2 Ý nghĩa xã hội ……… 59

2.3.2.1 Phản ánh hiện thực cuộc sống của nhân dân lao động……….59

2.3.2.2 Phản ánh và lí giải những xung đột, mâu thuẫn trong gia đình và ngoài xã hội 60

2.3.3 Ý nghĩa nhân văn 64

KẾT LUẬN 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Chúng tôi lựa chọn đề tài “Tìm hiểu mô típ người hóa thân thành các loại

thực vật thuộc kiểu truyện người hoá vật trong kho tàng truyện cổ tích Việt

Nam” làm vấn đề tìm hiểu, nghiên cứu vì những lý do sau:

1.1 Cơ sở khoa học

Trong kho tàng văn học dân gian, truyện cổ tích luôn được xem là một trong những thể loại có sức sống lâu bền nhất Mỗi câu chuyện như là một viên ngọc sáng, mỗi viên ngọc một dáng vẻ, một sắc đẹp riêng, tất cả hội tụ lại tạo nên sự đa dạng, phong phú của thể loại cổ tích trong truyện kể dân gian các dân tộc ở Việt Nam và trên thế giới Nó tạo nên một sự hấp dẫn riêng không chỉ với người già, trẻ con mà cả thế hệ trẻ trong đời sống hiện thưc, trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai

Kiểu truyện “người hoá vật” là một trong những kiểu truyện đặc sắc, phổ biến nhất trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam và thế giới Đây là một kiểu truyện có liên quan đến quan niệm nguyên thuỷ về thế giới của con người thời

cổ và thuyết nhân quả của đạo phật Kiểu truyện “người hoá vật” là sự đan kết của hàng loạt mô típ nghệ thuật độc đáo, trong đó có sự xuất hiện của mô típ nghệ thuật “hoá thân thành vật” của các nhân vật trong truyện Đây là một mô típ nghệ thuật đắc dụng - một phương tiện nghệ thuật để nhân dân lao động thực hiện lí tưởng xã hội trong mơ ước của mình một cách đầy thuyết phục

Mô típ “người hoá thân thành các loại thực vật” xuất hiện rất nhiều trong kiểu truyện “người hoá vật” tạo nên sự phong phú đa dạng cho kiểu truyện, làm nên sức sống lâu bền của truyện cổ tích và sự hấp dẫn của thể loại này trong công chúng văn học Bên cạnh những mô típ “người hoá thân thành động vật”

và các sự vật khác thì mô típ “người hoá thân thành các loại thực vật” quả thực

là kết quả của sự sáng tạo phong phú, độc đáo thông minh của dân gian Không phải ngẫu nhiên nhân dân lại sáng tạo ra những mô típ nghệ thuật hấp dẫn này, mỗi một câu chuyện kể đều là sự gửi gắm những ước muốn chính đáng của nhân dân về thế giới tự nhiên cũng như xã hội Tuy nhiên, mô típ nghệ thuật này chưa được tìm hiểu, nghiên cứu độc lập và có hệ thống trong các công trình nghiên cứu văn học dân gian nói chung, truyện cổ tích nói riêng

Nhận thức được nét đẹp đặc trưng của thể loại cổ tích qua mô típ nghệ thuật này, chúng tôi đã mạnh dạn lựa chọn mô típ “người hoá thân thành các loại

Trang 6

2

thực vật” thuộc kiểu truyện “người hoá vật” làm đề tài nghiên cứu với mong muốn tìm hiểu, khám phá những giá trị đặc sắc của kiểu truyện một cách toàn diện

1.2 Cơ sở thực tiễn

Xuất phát từ thực tiễn học tập học phần văn học dân gian trong nhà trường, chúng tôi nhận thấy phần truyện cổ tích chiếm một khối luợng không nhỏ so với các thể loại khác trong toàn bộ chuơng trình giảng dạy ở bậc đại học

Truyện cổ tích được đánh giá là một thể loại truyện dân gian quan trọng nhất Bản thân nó chứa đựng nhiều kiểu truyện, nhiều mô típ nghệ thuật độc đáo Tuy nhiên do sự giới hạn của thời lượng giảng dạy của thầy cô giáo trên lớp không đủ để chúng tôi tiếp cận sâu, rộng thể loại này Đây chính là một trong những lí do cơ bản để chúng tôi đi sâu tìm hiểu truyện cổ tích từ góc độ nghệ thuật hư cấu cổ tích đặc sắc qua mô típ “hoá thân” thần kì của các nhân vật trong

truyện thành các loại thực vật để nghiên cứu trong khoá luận

1.3 Sức hấp dẫn của đề tài

Những truyện cổ tích xuất hiện mô típ hóa thân từ người thành các loại thực vật cùng với quan niệm kỳ ảo của dân gian về thế giới đã tạo nên sức hấp dẫn riêng biệt của kiểu truyện đối với bạn đọc ở mọi lứa tuổi Phải thừa nhận rằng ngoài những lý do xuất phát từ nhu cầu khoa học, thực tiễn học tập, chúng tôi đến với đề tài này còn bởi sự hấp dẫn bởi chính bản thân kiểu truyện “người hóa vật”

Sự hóa thân của những nhân vật được dân gian sáng tạo nên trong các câu chuyện kể nhằm gửi gắm niềm mong ước lớn lao của mình về một cuộc sống đầy lí tưởng Đó là cuộc sống mà cái thiện, cái tốt sẽ chiến thắng, kẻ xấu phải bị trừng trị, con người sống với nhau trong tình nghĩa yêu thương không còn chế

độ người bóc lột người…Tiêu biểu là các hình ảnh như cô Tấm trong truyện

Tấm Cám biết bao lần hóa vật để rồi tiếp tục đấu tranh không khoan nhượng với

kẻ thù; người phụ nữ thủy chung ngóng chồng đến hóa đá trong truyện Sự tích

Đá Vọng Phu, hình ảnh “trầu - cau - vôi” trong truyện Trầu Cau… tất cả đều là

những biểu tượng sáng ngời của nghĩa tình cao đẹp khó có thể phai trong tâm trí chúng ta

Có thể thấy, truyện cổ tích có một sức hấp dẫn đặc biệt với tuổi thơ và thường để lại nhưng dấu vết không phai mờ trong sự hình thành tư tưởng và tình cảm của con người Đặc biệt là kiểu truyện xuất hiện mô típ nghệ thuật người

Trang 7

3

hóa thân thành cây, hoa, quả… Với chất lãng mạn bay bổng làm đắm say lòng người ấy quả thực đã tạo ra sự hứng thú cho chúng tôi khi tiếp cận đề tài

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

“Mô típ nghệ thuật người hóa thân thành các loại thực vật trong truyện cổ

tích Việt Nam”, thuộc kiểu truyện “người hóa vật” - một kiểu truyện bắt nguồn

từ quan niệm về thế giới kỳ ảo góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng hấp dẫn của truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam Về sự biến hoá kì ảo của nhân vật trong truyện cổ tích thành các vật khác nhau đã có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và có một số ý kiến liên quan đến vấn đề mà chúng tôi quan tâm tìm hiểu

ra sự tội ác Bởi vậy những kẻ về bản chất cực kỳ nham hiểm, cực kỳ tham lam, tàn bạo như Lý Thông, tên vua trong “chiếc áo lông chim”, mẹ con dì ghẻ trong

truyện Tấm Cám thì không thể thoát chết Lý Thông có thể được Thạch Sanh tha

chết nhưng trong cảm nhận của nhân dân, nếu Lý Thông còn sống thì xã hội sẽ không có cuộc sống yên ổn, vì lẽ đó mà Lý Thông phải chết Trong truyện, lưỡi tầm sét của thiên lôi bổ lên đầu Lý Thống chính là lưỡi tầm sét đại diện cho công lý nhân dân Sau cái chết Lý Thông còn bị biến thành bọ hung đời đời sống trong dơ bẩn” [13, 5]

Dân gian thật công bằng trong việc thưởng công và trừng tội Sự hóa thân của Lý Thông là đòn trừng phạt mà tác giả dân gian dành cho Lý Thông vì sự gian ác, tham lam, xảo quyệt Có thể thấy mô típ người hóa thân thành vật ở đây thể hiện được quan điểm của tác giả dân gian về cái thiện và cái ác Cái thiện sẽ được đền bù thích đáng và cái ác sẽ phải chịu hình phạt thích đáng

Tác giả Chu Xuân Diên trong cuốn Truyện cổ tích dưới mắt các nhà khoa học với mục “Vấn đề mối quan hệ của truyện cổ tích với thực tại và việc nghiên

cứu thi pháp của truyện cổ tích” khi bàn về ảnh hưởng của khoa học xã hội học dung tục với việc tiếp cận truyện cổ tích, ông có nêu nhận xét của nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan về cách miêu tả và tính cách của nhân vật “người hóa vật”

trong các truyện như Thần Lợn, Nghè hóa cọp như sau:

Trang 8

4

“Óc tưởng tượng dồi dào của người nông dân đi tới lãng mạn bắt nguồn từ

sự căm thù của giai cấp đã làm cho họ có con mắt khác thường đối với giai cấp bóc lột họ với lòng tin tưởng rất mạnh coi địa chủ như thú vật, người nông dân

đã thú vật hóa địa chủ trong sáng tác của họ đó là những truyện cổ tích Thần Lợn, Nghè hóa cọp trong đó có tên cường hào đã được người nông dân cường

hóa bằng những nét sắc sảo, mạnh dạn bóc trần hết những bỉ ổi của giai cấp bóc lột và ngoan cố (Vũ Ngọc Phan – người nông dân trong truyện cổ tích) [13, 5 -6] Qua ý kiến của Vũ Ngọc Phan, chúng ta thấy nhân vật người hóa vật trong kiểu truyện “người hóa vật” đã được ông nhắc tới ở đây, phân tích, lý giải còn nặng nề sự áp đặt, thiếu cơ sở khoa học

Trong luận án Đặc điểm thi pháp truyện thơ các dân tộc thiểu số, tác giả Lê

Trường Phát khi bàn về mô típ “hóa kiếp” (người hoá kiếp thành vật) một trong các mô típ của truyện thơ đã nhận xét đây là mô típ phổ biến nhất trong kho tàng truyện cổ của các dân tộc và phần lớn xuất hiện ở phần kết thúc như một thành phần không thể thiếu của cốt truyện nhằm gúp thể hiện triệt để đấu tranh xã hội Nhiều truyện thơ đã sử dụng môtíp này [17]

Ý kiến trên một mặt thể hiện cái nhìn biện chứng của tác giả về sự ảnh hưởng qua lại của truyện cổ tích và truyện thơ, mặt khác nó còn góp phần khẳng định mô típ “người hóa vật” là một trong những mô típ chủ yếu của truyện cổ tích Và đây chính là mô típ quan trọng trong việc hình thành nên kiểu truyện

“người hóa vật”, một kiểu truyện đặc sắc của các dân tộc Việt Nam

Tác giả Nguyễn Bích Hà trong cuốn Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sỹ trong truyện cổ Việt Nam và Đông Nam Á, khi bàn tới vấn đề “Về cái chết và sự

hoá thân của nhân vật Lí Thông” đã nhận xét: “Cái chết và sự hoá thân của những kẻ ác thành con vật xấu xa chính là thắng lợi tuyệt đối của cái thiện, của

công lí”[6, 139]

Tác giả Đinh Gia Khánh khi tìm hiểu về truyện cổ tích Tấm Cám đã nhận

xét về cái chết của Tấm thực chất là sự sống lại dưới những hình thức khác nhau trong đó có sự hoá thân thành các loại thực vật: “mụ dì ghẻ và con Cám không chỉ giết cô Tấm một lần Cô sống lại dưới hình thức chim vàng anh, chúng bắt

cô ăn thịt cô sống lại dưới hình thức cây xoan đào, chúng bèn chặt cây làm thành

khung cửi”[11, 97]

Từ sự khẳng định về cái chết cùng sự hoá thân của nhân vật Tấm thực chất

là sự kéo dài sự sống, ông cũng luận bàn về hành động trả thù của Tấm đối với

mẹ con nhà Cám như sau: “Đó chính là một hình thức trả thù…chỉ là một điều công bằng Mụ dì ghẻ và Cám đã từng ăn thịt chim (kiếp thứ 2 của Tấm), chặt

Trang 9

5

cây xoan đào (kiếp thứ 4 của Tấm); thì bây giờ nếu cô Tấm làm thịt Cám cho mẹ

nó ăn thịt thì đó cũng chỉ là một điều công bằng Ác giả ác báo, đó là công lí

theo quan điểm thông thường của nhân dân ngày xưa” [11, 129]

Trong truyện Sự tích trái sầu riêng, sự hoá thân của nhân vật thành trái sầu

riêng đã được tác giả Nguyễn Đổng Chi bàn luận như sau: “Nếu những giọt mưa ngâu trong Ả chức chàng Ngưu giải thích đặc điểm của vùng khí hậu thường chỉ diễn ra ở miền Bắc thì những quả sầu riêng trong “Sự tích trái sầu riêng” cũng lại là một thứ đặc sản riêng được thi vị hoá của vùng khí hậu Nam Bộ” [14, 348]

Tác giả Hoàng Tiến Tựu trong cuốn Bình giảng truyện dân gian đã đưa ra

những cơ sở quan trọng để nhận diện về thể loại cổ tích Một trong những cơ sở

đó chính là yếu tố kì diệu, phi thường trong truyện dân gian: “Truyện Trương Chi, mặc dù không có tiên, bụt, thần thánh nhưng vai trò của yếu tố kì diệu cũng rất lớn Tác giả đã biến cái chết của Trương Chi, vốn là một sự bất lực, bế tắc thành một giải pháp, một hành động thực hiện ước mơ trong trí tưởng tượng thần kì và bằng cái thần kì, ảo tưởng Vì thế tác giả để cho hồn Trương Chi

“nhập vào cây gỗ bạch đàn” rời gỗ bạch đàn lại được tiện thành chén bạch đàn

và cuối cùng Trương Chi đã “tái sinh” - dù chỉ là “tái sinh” trong chén cho nàng

Mị Nương nhìn…”[23, 24] Có thể thấy sự “nhập hồn vào cây gỗ bạch đàn”, hay hiện hình trong chén nước cho nàng Mị Nương nhìn thấy là một cách diễn đạt khác đi của một hình thức hoá thân tạm thời của nhân vật này mà vật hoá thân là một loài cây thân gỗ quen thuộc trong thế giới cây cối quen thuộc ở nước ta Như vậy, ở những mức độ khác nhau ở những công trình nghiên cứu khác nhau về truyện cổ tích đã có những ý kiến đề cập tới mô típ người hóa thân thành vật Điều này thể hiện sự quan tâm của các nhà nghiên cứu với kiểu truyện Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu, các công trình nghiên cứu mới chỉ

đề cập tới mô típ “người hoá vật” còn mô típ “người hóa thân thành các loại thực vật” thì mới được nhắc tới sơ qua, thậm chí còn chưa có công trình riêng nào tập trung nghiên cứu một cách đầy đủ Theo tôi đây là một trong những yếu

tố rất hay, hấp dẫn, có ích do đó cần thiết phải quan tâm và những ý kiến nghiên cứu của người đi trước như những tiền đề lý luận, định hướng cho chúng tôi trong việc lựa chọn nghiên cứu vấn đề này

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, mục đích nghiên cứu của khóa luận

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 10

3.3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu mô típ “người hoá thân thành các loại thực” vật nhằm làm rõ

sự hiện diện của một mô típ độc đáo, vai trò chức năng của mô típ hoá thân trong việc cấu tạo cốt truyện và thể hiện chủ đề của thể loại cổ tích Để giải quyết mục tiêu đó, chúng tôi đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

- Thống kê, phân loại để mô tả sự hiện diện cụ thể của mô típ hoá thân thành các loại thực vật trong truyện cổ tích của người Việt

- Nội dung, ý nghĩa của mô típ người hoá thân thành các loại thực vật

trong truyện cổ tích Việt Nam

4 Phương pháp nghiên cứu của khoá luận

Trong khoá luận này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:

Phương pháp khảo sát thống kê: Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử

dụng phương pháp này để thống kê những ý kiến, nhận xét, đánh giá của các nhà nghiện cứu về các vấn đề có liên quan đến phạm vi nghiên cứu của khoá luận và các dẫn chứng một cách hệ thống cho khoá luận Đồng thời sử dụng phương pháp này trong khảo cứu tư liệu về “mô típ hoá thân thành các loại thực vật” trong truyện cổ tích Việt Nam

Phương pháp phân tích văn học: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để

phân tích, đánh giá nội dung, ý nghĩa, kết cấu của mô típ nghệ thuật người hoá thành cây, hoa, quả trong truyện cổ tích Việt Nam

Phương pháp bình giảng văn học: Đây là phương pháp rất quan trọng trong

việc đánh giá, bình phẩm những cái hay cái đẹp trong mô típ hoá thân thành các loại thực vật trong truyện cổ tích của người Việt

Trang 11

7

Phương pháp so sánh liên ngành: Đây là phương pháp vận dụng tri thức

của nhiều lĩnh vực vào nghiên cứu Cụ thể ở đây chúng tôi đã dùng kiến thức của văn hoá học, dân tộc học để soi sáng vấn đề cần nghiên cứu

5 Cấu trúc của khoá luận

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khoá luận gồm có hai chương:

Chương 1: Khái quát chung về truyện cổ tích và kiểu truyện người hoá vật

trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam

Chương 2: Tìm hiểu mô típ người hoá thân thành các loại thực vật thuộc kiểu truyện người hoá vật trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam

Trang 12

8

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRUYỆN CỔ TÍCH VÀ KIỂU TRUYỆN

NGƯỜI HOÁ VẬT TRONG KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM

1.1 Khái quát chung về truyện cổ tích

1.1.1 Khái niệm “truyện cổ tích”

“Truyện cổ tích là loại truyện dân gian có tính phổ biến, hình thành từ thời

cổ đại, phát triển, tồn tại qua nhiều thời kì xã hội khác nhau, gắn chặt với quá trình tan rã của công xã nguyên thủy, hình thành gia đình phụ quyền, và phân hoá giai cấp trong xã hội Nó hướng vào những vấn đề cơ bản, những số phận, những quan hệ và xung đột có tính chất riêng tư và phổ biến trong xã hội có giai cấp (ở Việt Nam chủ yếu là xã hội phong kiến) Nó dùng một kiểu tưởng tượng

và hư cấu riêng (có thể gọi là “tưởng tượng và hư cấu cổ tích”) kết hợp với các thủ pháp nghệ thuật đặc thù để phản ánh đời sống, và khát vọng của nhân dân, đáp ứng nhu cầu nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ và tiêu khiển của nhân dân” [24,

63]

1.1.2 Hoàn cảnh nảy sinh và phát triển của truyện cổ tích

Truyện cổ tích ra đời muộn hơn so với thần thoại, trong hoàn cảnh xã hội

đã có sự biến đổi sâu sắc Do đó tìm hiểu truyện cổ tích chúng ta không thể bỏ qua quá trình nảy sinh và phát triển của thể loại này

Có thể thấy, truyện cổ tích xuất hiện vào thời kì công xã nguyên thủy tan

rã, xã hội có giai cấp được hình thành, cùng với nó là sự thay thế chế độ mẫu hệ bằng chế độ phụ quyền Trong qua trình vận động và phát triển của mình, truyện

cổ tích phát triển rực rỡ nhất trong thời kì xã hội phong kiến, gắn liền với tín ngưỡng, phong tục của một dân tộc Theo các nhà nghiên cứu thế kỉ của máy

móc, của điện tử là thế kỉ suy tàn của truyện cổ tích “Lúc mà tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch bản, điện ảnh… xuất hiện và trở nên món ăn tinh thần hợp “khẩu vị” của quần chúng thì cũng là lúc cổ tích bắt đầu lùi xuống địa vị thứ yếu, nếu chưa phải là bước xuống khỏi văn đàn Huyễn tưởng ngày càng được khoa học

Trang 13

9

“giải mã” và tín ngưỡng tuy vẫn còn đầy sức hấp dẫn, cũng thường xuyên bị khoa học tranh chấp và “khoanh vùng” giới hạn Việc sáng tác những câu chuyện hoang đường vì thế bị hạn chế dần, kết quả là nghệ thuật cổ tích cũng thu hẹp lại Tuy có một số ít tưởng bắt chước người xưa đặt nên những truyện tương tự cổ tích, nhưng dù cố gắng đến đâu nội dung của chúng cũng không tài nào còn mang được cái không khí, cái phong vị của truyện cổ tích nữa”[14, 281

- 282] Truyện cổ tích dù không được sáng tác mạnh mẽ như trước nữa nhưng với chức năng giải thích và gắn liền với một số tín ngưỡng, phong tục của nhân dân lao động thì thể loại cổ tích vẫn giữ được vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân

1.1.3 Phân loại truyện cổ tích

1.1.3.1 Truyện cổ tích loài vật

Là loại truyện cổ tích chủ yếu lấy các loài vật (phần lớn là động vật) làm đối tượng phản ánh, tường thuật và lí giải Loại truyện này ở thời kì cổ xưa hầu hết các dân tộc đều có Vì thế ở truyện cổ tích loài vật vừa có nội dung sinh hoạt vừa có nội dung mang ý nghĩa xã hội với những mức độ khác nhau, và hai mặt nội dung đó gắn bó hoà quyện với nhau rất chặt nhiều khi rất khó tách bạch Truyện cổ tích loài vật ngoài việc phản ánh sự ra đời, đặc điểm của các loài vật, những con vật nuôi hoang dã hoặc trong nhà còn gián tiếp phản ánh mối quan hệ giữa con người với con người Những con vật trong cổ tích loài vật hầu hết đều được nhân cách hoá (biết nói năng, suy nghĩ và hành động như con người) nhưng nhìn chung đều mang tính chất “trần gian” thực tại chứ không siêu nhiên,

kì ảo như các con vật trong cổ tích thần kì Truyện cổ tích loài vật không có những con vật được lí tưởng hoá một cách tuyệt đối và nói chung nó cũng không

có lối kết thúc “có hậu” một cách phổ biến và công thức

Ở nước ta, bộ phận cổ tích loài vật không được sưu tầm ghi chép sớm nên

bị mất mát nhiều và nhiều truyện còn lại ít nhiều bị ngụ ngôn hoá hoặc pha trộn

với truyện thần thoại như truyện: Cóc kiện trời, vừa có tính chất thần thoại, suy nguyên vừa có tính chất của cổ tích loài vật Truyện Công và Quạ vừa có tính chất thần thoại, cổ tích vừa có tính chất ngụ ngôn, hay Bồ câu và Sáo, Thỏ và Rùa cũng như vậy

1.1.3.2 Truyện cổ tích thần kì

Đây là bộ phận quan trọng và tiêu biểu của thể loại cổ tích Nó ra đời sớm hơn truyện cổ tích sinh hoạt và có những đặc trưng nổi bật của truyện cổ tích đều có thể tìm thấy trong nhóm truyện này Ra đời vào thời kì đầu của xã hội có

Trang 14

10

giai cấp, truyện cổ tích thần kì tập trung vào việc nhận thức, phản ánh xung đột mới nảy sinh trong xã hội Những xung đột ấy trước hết thể hiện ở mối quan hệ giữa những con người trong gia đình với nhau, sau đó là những con người trong

xã hội Đặc trưng nổi bật của truyện cổ tích thần kì là yếu tố kì ảo rất đậm và tham gia như một phần không thể thiếu trong sự phát triển của cốt truyện, nó đề cao trí tưởng tượng phong phú và lãng mạn của các tác giả dân gian

Nhân vật của truyện cổ tích thần kì là con người đời thường bé nhỏ mà chủ yếu là những nhân vật bất hạnh như người mồ côi, người đi ở, người con riêng (như Thạch Sanh, công chúa, hoàng tử, Chử Đồng Tử, Sọ Dừa, vợ Sọ Dừa…) Các nhân vật này luôn đại diện cho cái thiện Đối lập với những nhân vật đại diện cho cái thiện là những nhân vật đại diện cho cái ác (các nhân vật “đàn anh”,

“bề trên”, dì ghẻ, người anh tham lam, trưởng giả…)

Bên cạnh các nhân vật là con người trong đời sống thực tế, trong truyện cổ tích thần kì còn xuất hiện một kiểu nhân vật đặc biệt là “lực lượng thần kì”

“Lực lượng thần kì” bao gồm các nhân vật siêu nhiên kì ảo (Tiên, Bụt, Phật…), con vật thần (chim thần, rắn thần…), vật màu nhiệm (gậy thần, ngọc thần…), sự biến hoá kì ảo ( người biến hoá thành vật, vật biến hoá thành người…) Chính thế giới thần kì, màu nhiệm này khiến cho truyện cổ tích thần kì mang đậm yếu

tố kì ảo và đề cao trí tưởng tượng phong phú lãng mạn của các tác giả dân gian Kết thúc truyện cổ tích thần thường là có hậu, mang lại sự vui vẻ lạc quan, thoả mãn mơ ước của nhân dân Những kết thúc có hậu như nhân vật bất hạnh được đổi đời và sống hạnh phúc, còn nhân vật ác thì bị trừng phạt một cách thích đáng… là sự biểu hiện của khát vọng, ước mơ về sự công bằng, cuộc sống hạnh phúc sung túc của nhân dân lao động

1.1.3.3 Truyện cổ tích sinh hoạt

So với truyện cổ tích thần kì, truyện cổ tích ra đời muộn hơn, khi mâu thuẫn xã hội và đấu tranh giai cấp trở nên gay gắt Nhân vật chính là con người trong các mối quan hệ gia đình, xã hội phức tạp Ở tiểu loại này, yếu tố kì ảo xuất hiện ít hơn so với truyện cổ tích thần kì, thậm chí là không có yếu tố thần

kì Hoặc nếu có thì những yếu tố thần kì này cũng không có vai trò và tác dụng trong sự phát triển tình tiết và giải quyết xung đột, mâu thuẫn của truyện (ví dụ

truyện Trương Chi, truyện Chim hít cô, truyện Vợ chàng Trương, truyện Cái cân thuỷ ngân…) Nếu truyện cổ tích thần kì giải quyết xung đột chủ yếu bằng “cái

thần kì” và ở trong “cõi thần kì” thì truyện cổ tích sinh hoạt lại giải quyết xung đột chủ yếu trong cuộc đời trần thế và bằng cái lôgíc của đời sống thực tế con người

Trang 15

11

Truyện cổ tích sinh hoạt ngoài lối kết thúc có hậu, nhiều truyện còn có lối kết thúc bi kịch, các nhân vật chính đều phải chết hoặc ra đi biệt tích nhưng tinh thần lạc quan vẫn toả sáng, vì những cái chết ấy hay sự ra đi biệt tích của các nhân vật chính diện chỉ làm tăng thêm niềm tin và sự khẳng định đối với phẩm chất cao đẹp của con người chân chính

Sự phân loại truyện cổ tích nói trên chỉ mang tính chất tương đối, ranh giới thực tế giữa các loại truyện cổ tích không phải lúc nào cũng rành mạch, rõ ràng

Ta thấy những yếu tố thần kì - đặc trưng của truyện cổ tích thần kì vẫn xuất hiện rải rác trong các truyện cổ tích sinh hoạt, hay những loài vật thuộc nhiều loại khác nhau vẫn hay được nói tới trong các truyện cổ tích về con người Cho nên,

để hiểu sâu hơn tính chất đa dạng, phong phú của từng tiểu loại truyện cổ tích cần phải đi vào tìm hiểu hệ thống đặc trưng của từng loại truyện

1.1.4 Nội dung và ý nghĩa của truyện cổ tích

1.1.4.1 Truyện cổ tích phản ánh, lý giải những mối quan hệ xung đột cơ bản trong gia đình và ngoài xã hội

Trong thế giới văn học dân gian, nếu như thần thoại phản ánh quan niệm và

sự nhận thức của người Việt cổ về thế giới, truyền thuyết là sự nhận thức, lí giải

về lịch sử thì truyện cổ tích lại gần gũi hơn với con người trong cách phản ánh những vấn đề cơ bản trong xã hội có giai cấp Đó là những mâu thuẫn xảy ra trong cuộc sống mà con người không thể tránh khỏi, nó trở thành vấn đề của mọi giai cấp

Phần lớn những truyện cổ tích tiêu biểu và quen thuộc đối với quảng đại nhân dân đều xoay quanh đề tài sinh hoạt gia đình, phản ánh và lí giải những xung đột, mâu thuẫn có tính chất riêng tư nhưng phổ biến, chẳng hạn như mâu

thuẫn giữa anh em trai trong truyện Cây khế, giữa chị em gái trong Sọ Dừa, giữa

dì ghẻ con chồng và chị em cùng cha khác mẹ trong truyện Tấm Cám Hoặc

những xung đột có tính chất bi kịch về hôn nhân và gia đình như trong các

truyện Trầu cau, Ba ông bếp, Đá Vọng Phu… Hầu hết hành động của các nhân

vật chính đều xuất phát từ xung đột trong quan hệ gia đình Hành động ấy có thể phát triển ra ngoài phạm vi gia đình, thậm chí có thể đi rất xa vào tận cung vua, sang thế giới thần kì nhưng tất cả đều bắt nguồn từ xung đột gia đình và do quan

hệ này chi phối thúc đẩy Khi xung đột gia đình được giải quyết xong thì hành

động ấy mới chấm dứt và tác phẩm mới thực sự kết thúc Trong truyện Tấm Cám hành động của nhân vật Tấm gắn liền với xung đột trong quan hệ dì ghẻ

con chồng và quan hệ chị em cùng cha khác mẹ Từ những chi tiết đầu tiên của truyện là Tấm đi bắt tép với Cám thì hành động của Tấm đã phát triển liên tục

Trang 16

12

và mở rộng dần thậm chí vượt ra ngoài phạm vi gia đình như khi Tấm gặp Bụt,

đi dự hội, gặp vua… Chung quy lại những hành động ấy đều do quan hệ gia đình chi phối Chính vì vậy mà tuy gắn với đề tài, xung đột gia đình thì nội dung

và ý nghĩa xã hội của truyện cổ tích vẫn sâu sắc và phong phú

Những mối quan hệ mâu thuẫn trong gia đình nói trên xét cho cùng là cách phản ánh khác, dưới góc độ khác của những mối quan hệ xung đột trong truyện

cổ tích và được thể hiện trong ba nhóm truyện chính

Trong nhóm truyện cổ tích thần kì: những mối quan hệ mâu thuẫn ngoài xã hội được đưa vào phạm vi gia đình và được lí giải trong mối tương quan, chi phối của các quan hệ xã hội Mâu thuẫn đó được phản ánh trong các tiểu loại khác nhau của nhóm truyện cổ tích thần kì như nhóm truyện người mồ côi, nhóm truyện người em, nhóm truyện người nghèo khổ

Trong nhóm truyện cổ tích sinh hoạt: những mối quan hệ mâu thuẫn xã hội được phản ánh một cách trực diện hơn, cụ thể hơn và gần hiện thực hơn Đó là mâu thuẫn về đạo đức giữa kẻ giàu và người nghèo, mâu thuẫn về trí tuệ giữa kẻ thuộc tầng lớp trên ngu dốt, hống hách, keo kiệt và người lao động thật thà, thông minh Đây cũng chính là mâu thuẫn mang tính chất giai cấp (thống trị và người bị trị) được phản chiếu ở góc độ khác hẳn so với nhóm truyện cổ tích thần

Trong nhóm truyện cổ tích về loài vật: các con vật đóng vai trò chính trong kết cấu cốt truyện nhưng mối quan hệ giữa chúng ít nhiều cũng thể hiện được mối quan hệ của con người với những suy nghĩ, hành động như con người Xã

hội loài vật trong truyện mang bóng dáng xã hội loài người như truyện Quạ và công, Chó phải đòn oan…

Có thể nói qua việc phản ánh những mâu thuẫn trong gia đình và xã hội, truyện cổ tích Việt Nam đã cho thấy một cái nhìn thương cảm đối với những người lao động nghèo khổ, nhỏ bé và khát vọng sống, triết lí sống của nhân dân lao động Nó cho thấy tư tưởng nhân văn của tác giả dân gian và niềm tin vào khả năng cải tạo thực tế của con người Tác giả Nguyễn Văn Nguyên đã khẳng định: “truyện cổ tích thường cho chúng ta thấy rằng trong cuộc đấu tranh cho một cuộc đời tốt đẹp, có đau khổ mà không buông xuôi, có thất bại mà không đầu hàng, có bi thảm mà không tuyệt vọng, thực tại có đen tối nhưng ánh sáng của niềm tin vẫn muốn xua tan màu sắc ảm đạm của một cái gì tận thế và trong ánh sáng đó con người vẫn cố gắng vươn lên” [15, 45]

Trang 17

13

1.1.4.2 Truyện cổ tích phản ánh lí tưởng xã hội và ước mơ của nhân dân lao động

So với xã hội công xã nguyên thuỷ thì xã hội có giai cấp là một bước tiến

vĩ đại của lịch sử loài người nhưng không vì thế mà nó hoàn toàn tốt đẹp và đáng yêu đối với tất cả nhân dân lao động Bước sang thời kì xã hội có giai cấp, những người bị đau khổ nhiều nhất trước hết là những người “đàn em”, những

kẻ “bề dưới”, những đứa con mồ côi không cha không mẹ trong các gia đình phụ quyền Họ bị áp bức, bóc lột nặng nề nên họ ước mơ có một xã hội công bằng, dân chủ Truyện cổ tích đã đáp ứng nhu cầu ấy bằng cách xây dựng thành công một thế giới hiện thực trong mơ ước, mang khát vọng đổi đời Những ước

mơ, lí tưởng mà truyện cổ tích phản ánh làm cho con người thêm lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống và tích cực hành động để xây dựng, cải tạo hiện thực ngày càng tốt đẹp hơn

Lí tưởng xã hội mà nhân dân lao động hướng tới là một xã hội công bằng, dân chủ Ở đó, những con người bé nhỏ, nghèo khổ có cuộc sống tốt đẹp hơn thực tại đang sống; người xấu xí trở nên xinh đẹp, tài giỏi; kẻ xấu kẻ ác bị trừng trị một cách đích đáng con người tốt được thưởng công hay đền đáp… Trong

truyện Thạch Sanh (Việt), Thạch Sanh tài năng, đức độ lập được nhiều công

được lấy công chúa còn Lí Thông độc ác, hám danh vọng, vô ơn bạc nghĩa bị

trời đánh hoá kiếp bọ hung, đời đời chui rúc nơi hôi hám Trong truyện Tấm Cám (Việt), Tua Tềnh Tua Nhì (Tày), cô Tấm, Tua Tềnh được sống trong hạnh

phúc còn Cám, Tua Nhì độc ác phải trả giá bằng cái chết

Ngoài việc thể hiện ước mơ về một xã hội lí tưởng công bằng của nhân dân lao động, truyện cổ tích còn phản ánh rất nhiều ước mơ như lao động nhẹ nhàng hơn mà vẫn có hiệu quả, hay có được một tấm thảm biết bay, đôi dày vạn dặm,

áo tàng hình, ngậm viên ngọc quý… tiện cho việc đi lại, họ có thể đi đến mọi nơi mình muốn một cách dễ dàng

Trong ước muốn của nhân dân lao động còn có khao khát chiến thắng tuổi già và cái chết Họ ước có nước thần để uống và sẽ trẻ đẹp mãi mãi, mơ ước có chiếc gậy “đầu sinh đầu tử” để có thể cứu người chết sống lại, mơ ước có vương quốc “trẻ mãi không già” ở đó không lo đến tuổi tác và bệnh tật

Có thể thấy, đến với thế giới cổ tích mọi ước mơ dù nhỏ bé hay lớn lao đều được thực hiện một cách nhanh chóng và hoàn hảo Tác giả dân gian đã xây dựng những kết thúc có hậu, những thế giới thần kì, đặc biệt là sử dụng một loạt các mô típ nghệ thuật quen thuộc như mô típ người hoá thân thành vật Trong

mô típ người hoá thân thành vật ấy, mô típ “người hoá thân thành các loại thực

Trang 18

và đạo lí truyền thống của nhân dân trong truyện cổ tích

Những bài học đạo đức đề cao nhân nghĩa, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của con người hay sự tố cáo, phê phán cái ác, cái xấu trong xã hội là nội dung chủ yếu được thể hiện trong hầu hết các câu chuyện cổ tích Khi đọc các

truyện như Ú và Cao, Ba chị em gái và người chồng thuồng luồng, Gơ liu Gơ lát…, chúng ta đều có thái độ bênh vực những con người tốt bụng như cô Ú (Ú

và Cao), cô út (Ba chị em gái và người chồng thuồng luồng), Gơ Lát (Gơ Liu

Gơ Lát) và căm ghét, lên án những nhân vật xấu, độc ác là mẹ con Ú, hai cô chị

của nàng út, mẹ con Gơ Lát Như vậy, truyện cổ tích là môi trường đắc địa để những bài học luân lí, đạo đức đến với mọi người một cách tự nhiên mà sâu sắc Triết lí “ở hiền gặp lành” là một trong những vấn đề đạo đức được ngợi ca nhiều nhất trong truyện cổ tích Tác giả dân gian đề cao và ca ngợi người hiền,

sự thương yêu đùm bọc giữa con người với con người Chính vì thế mà những vấn đề đạo đức, triết lí sống mà truyện cổ tích phản ánh luôn luôn gần gũi, sâu sắc và dễ đi vào tâm hồn con người Nó dạy cho con người biết sống có đạo lí, chan hoà và giàu tình yêu thương, bao dung đùm bọc đúng như lời khẳng định của nhà nghiên cứu văn học dân gian Nga A.M Nôvicôva: “Truyện cổ tích dạy con người sống, gây tinh thần lạc quan, khẳng định niềm tin vào sự tất thắng của điều thiện và lẽ công bằng Đằng sau tấm màn kì ảo của cốt truyện và trí tưởng tượng cổ tích, có dấu ấn một mối quan hệ có thực của con người Những tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa và sự nhiệt tình tràn trề sức sống đã tạo ra cho truyện

cổ tích sức thuyết phục gây xúc động mạnh mẽ đối với thính giả” [1, 268]

Tinh thần lạc quan trong truyện cổ tích thường được tác giả dân gian thể hiện qua kết thúc có hậu Tuy nhiên đây không phải là biểu hiện duy nhất mà chỉ

là biểu hiện dễ nhận thấy của tinh thần lạc quan Bởi không phải truyện cổ tích nào cũng kết thúc có hậu, có những câu chuyện kết thúc bi thảm, không “có hậu” nhưng vẫn thể hiện được tinh thần lạc quan yêu đời và niềm tin vào con người vẫn tỏa sáng Những cái chết để cho lẽ phải và đạo lí cao đẹp của con

Trang 19

xấu xa trái đạo đức như truyện: Sự tích con muỗi lên án người vợ bạc tình, Sự tích con Đa đa phê phán đứa con bất hiếu, Cái cân thủy ngân lên án sự buôn

gian bán lận… Có thể nói, sự thưởng phạt trong truyện cổ tích nhìn chung đều được nhìn nhận và giải quyết theo yêu cầu đạo đức Đây cũng là tiêu chí để phân biệt, đánh giá các nhân vật chính diện, phản diện, người tốt kẻ xấu trong thế giới truyện cổ tích Do đó đạo đức trong truyện cổ tích vừa là đạo đức thực tiễn vừa

là đạo đức lí tưởng của nhân dân

1.1.5 Nghệ thuật truyện cổ tích

1.1.5.1 Quan niệm nghệ thuật trong sáng tạo truyện cổ tích

Quan niệm nghệ thuật: “là quan niệm riêng của tác giả về thế giới và con người được biểu hiện thông qua tác phẩm nghệ thuật” [7, 100]

Truyện cổ tích được sáng tác hoàn toàn không phải ngẫu nhiên, vô thức như thần thoại mà là sáng tạo một cách có ý thức trên cơ sở quan niệm thẩm mĩ riêng của tác giả dân gian Nghệ thuật trong sáng tạo truyện cổ tích được hiểu như sau: “Thế giới không phải là cái gì quá xa xôi, huyền ảo nữa, đó là thế giới của con người Con người là nhân vật trung tâm Họ chỉ có hai loại: tốt và xấu Hai loại người này khác nhau như đen với trắng, như ngày và đêm Họ không có khả năng biến đổi và không thể biến đổi để trở nên tốt hơn và xấu đi Thế giới loài người vốn tốt đẹp, đầy nhân ái, nó trở nên xấu xa, tội lỗi hay độc ác là do có những con người tham lam, độc ác, ti tiện thao túng Muốn cải tạo thế giới làm cho nó trong sạch và tốt đẹp hơn thì phải có những người hiền lành tài trí thống lĩnh xã hội, đồng thời phải quét sạch cái ác, cái xấu, cái tham lam, tàn bạo tức là phải xây dựng xã hội đạo đức Vì vậy, cổ tích nói chung là một bức tranh đẹp, trong đó không vẽ hình ảnh thực của đời sống mà thêu dệt những ước mơ lãng mạn, bay bổng của con người về thế giới, nhân sinh Tất cả các nhân vật, sự vật, không gian, thời gian… trong truyện cổ tích đều được sáng tạo để thể hiện quan niệm đó về thế giới của các tác giả dân gian” [7, 101] Chính vì xuất phát từ quan điểm nghệ thuật trên mà trong nền văn học dân tộc có cả một kho tàng những câu chuyện cổ tích hoang đường, kì ảo nhưng vẫn rất gần gũi với cuộc sống của con người, chứa đựng những ước mơ khát vọng của con người

Trang 20

16

1.1.5.2 Cốt truyện và kết cấu

Truyện cổ tích có cốt truyện thường ngắn gọn, ít tình tiết, trung thành với trục thời gian khi kể chuyện, lược bỏ những yếu tố rườm rà như văn học viết hay tiểu thuyết Đặc biệt, cốt truyện cổ tích mang những nét đặc trưng riêng phụ thuộc vào các mô típ tạo thành, đó là sự đan dệt những mô típ nghệ thuật quen thuộc theo một hệ thống nhất định và khi thay đổi vị trí các mô típ đó sẽ tạo ra những cốt truyện mới

Các kiểu kết cấu thường gặp trong truyện cổ tích là: kết cấu theo một trục đường thẳng, kết cấu ba chặng tăng tiến, kết cấu đồng quy

Kết cấu theo một trục đường thẳng: là kiểu kết cấu cốt truyện có một nhân

vật chính Nhân vật đó hành động liên tiếp và sự kiện bị chi phối bởi hành động

của nhân vật đó như truyện Cây tre trăm đốt, Tấm Cám, Lọ nước thần, Ngày xưa có anh Trương Chi thì anh Khoai, cô Tấm, nhân vật người chồng và chàng

Trương Chi là các nhân vật chính thì mọi sự kiện đều xoay quanh số phận của những nhân vật này

Kết cấu ba chặng tăng tiến: là kiểu kết cấu phổ biến trong truyện cổ tích

nước ngoài, ít gặp ở Việt Nam tuy kiểu kết cấu này mỗi chặng trong cốt truyện

là một thử thách đối với nhân vật, thử thách sau cao hơn, nguy hiểm hơn và khi vượt qua thử thách thứ ba (cũng là thử thách cuối cùng) là lúc nhân vật cũng đã

đạt được ước muốn của mình và kết thúc truyện như truyện Bảy chị em, Thạch Sanh, Tấm Cám, Sọ Dừa Trong truyện Bảy chị em, cô út bị hại chết và hoá thân

thành chim, thành rau tầm bóp và cuối cùng thành bụi mai và trở lại thành

người Trong truyện Thạch Sanh thì chàng Thạch Sanh phải trải qua những thử

thách sau: đầu tiên là giết Trăn tinh có phép thần thông biến hoá, thử thách thứ hai là giết đại bàng cứu công chúa, thử thách cuối cùng là dẹp yên loạn mười

tám nước chư hầu Cô Tấm trong truyện Tấm Cám thì bị chết và hoá thân thành

chim Vàng anh, thành cây xoan đào và cuối cùng thành quả thị được bà lão mang về và đoàn tụ với nhà vua sống hạnh phúc…

Kiểu kết cấu đồng quy: là kiểu kết cấu mà nhân vật chia làm hai tuyến, cả

hai đều đứng trước thử thách như nhau, bản chất khác nhau của nhân vật được bộc lộ qua cách xử lí tình huống khác nhau, dẫn đến kết thúc trái ngược nhau

như truyện Cây khế, Hà Rầm Hà Rạc, Hai cô gái và mẹ Bướm Trong truyện Hà Rầm Hà Rạc, hai anh em cùng được bầy khỉ tưởng chết khiêng đi chôn ở đảo

vàng nhưng người anh do quá vội vàng, tham lam nghe bầy khỉ nói chôn vào hố bạc không phải hố vàng thì ngóc đầu dậy cãi Bầy khỉ thấy thế hoảng sợ liền

Trang 21

17

quẳng hắn xuống vực, hắn ngã vào sườn núi chết Còn người em tốt bụng bị anh chiếm đoạt hết tài sản được sống sung sướng, hạnh phúc…

1.1.5.3 Nhân vật trong truyện cổ tích

Nhân vật trong truyện cổ tích rất phức tạp, đa dạng và mang tính hiện thực

rõ nét hơn nhân vật trong thần thoại, truyền thuyết Nếu thần thoại là “nghệ thuật

vô ý thức” thì cổ tích là “nghệ thuật đích thực” Nhân vật chính thường không phải là các lực lượng siêu nhiên như trong thần thoại hay các nhân vật lịch sử như trong truyền thuyết mà là con người bình thường trong các mối quan hệ xã hội Trong truyện cổ tích Việt Nam, hầu như không có nhân vật chính thuộc tầng lớp quý tộc, đế vương, nếu có họ chỉ là những nhân vật phụ trong tác phẩm Nhân vật trong truyện cổ tích thường mang tính chất đại diện chứ không mang tính cá nhân Họ đại diện cho một kiểu người, một tầng lớp, phát ngôn cho một

quan niệm nhân sinh nhất định (nhân vật Lu trong truyện Hai chị em Vùi và Lu

là đại diện cho người con riêng, người lao động nghèo khổ, bị kẻ xấu hãm hại) Các kiểu nhân vật chính thường gặp trong truyện cổ tích là:

Kiểu nhân vật người con riêng: có thể là con riêng của vợ hoặc con riêng

của chồng, thường bị những người dì ghẻ, cha dượng đối xử rất tệ bạc, hắt hủi:

nàng Tua Tềnh trong truyện Tua Tềnh Tua Nhì, nàng Pơ Ria trong truyện Pơ Ria

Pơ Ró, cô Tấm trong truyện Tấm Cám…

Kiểu nhân vật người mồ côi: đây là kiểu nhân vật phổ biến nhất trong

truyện cổ tích Họ có hoàn cảnh rất khó khăn nhưng thường được thần linh giúp

đỡ như: Thạch Sanh trong truyện Thạch Sanh, Chử Đồng Tử trong truyện Sự tích đầm Nhất Dạ và bãi Tự Nhiên…

Kiểu nhân vật người em út: là những người con út trong gia đình, hay

người em nuôi bị anh hoặc chị chèn ép, chiếm đoạt tài sản như: người em trong

truyện Hà rầm hà rạc, cô út trong truyện Sọ Dừa, cô út trong truyện Bảy chị em…

Kiểu nhân vật người đi ở: nhân vật thuộc kiểu này thường là những con

người nghèo khổ, mồ côi, phải đi ở cho nhà giàu, bị chủ đối xử bất công, bị bóc

lột sức lao động như anh Khoai trong truyện Cây tre trăm đốt, cô bé trong Sự tích chim Vịt, cô gái trong Sự tích con khỉ…

Kiểu nhân vật dũng sĩ: là nhân vật anh hùng có khả năng phi thường, được

thần thánh hoá, có tinh thần dũng cảm bảo vệ cộng đồng, bảo vệ phụ nữ, lập

được những chiến công lừng lẫy: Thạch Sanh trong truyện Thạch Sanh, ông Hộ trong truyện Âm dương giao chiến…

Trang 22

18

Kiểu nhân vật ngốc nghếch, khờ khạo: chàng Ngốc trong truyện Chàng Ngốc đi buôn, người chồng trong truyện Con vợ khôn lấy thằng chồng dại… Kiểu nhân vật xấu xa: như đứa con bất hiếu (trong truyện Sự tích trái thơm, Đứa con trời đánh…), người con dâu bất hiếu (trong truyện Sự tích dây chiềm toong hây ), người chồng bất nghĩa (trong truyện Đồng tiền vạn lịch…), người

vợ phản bội (trong truyện Sự tích con muỗi, Thịt gà thuốc chồng…), người anh độc ác, người chú tham lam (trong truyện Cây khế, A Xanh, Đứa trẻ mồ côi… )

Trên đây là một số kiểu nhân vật thường gặp trong truyện cổ tích Việt Nam Dựa vào đặc điểm của mỗi loại truyện cổ tích mà có sự phân loại các kiểu nhân vật khác nhau tương ứng với đặc trưng của tiểu loại đó

1.1.5.4 Lực lượng thần kì

Lực lượng thần kì trong truyện cổ tích là kết quả sáng tạo kì ảo của tác giả dân gian Đó là một thế giới bao hàm những nhân vật siêu nhiên, những phép màu nhiệm, sự biến hoá thần thánh kì ảo Trong truyện cổ tích, lực lượng thần kì giữ vai trò quan trọng trong việc tạo nên yếu tố hấp dẫn li kì của kiểu truyện Yếu tố thần kì xuất hiện trong thế giới của lực lượng thần kì có thể coi là một phương tiện nghệ thuật giúp cho tác giả dân gian giải quyết những mâu thuẫn, xung đột của con người trong đời sống thường ngày Tác giả Đinh Gia Khánh đã

khẳng định vai trò của lực lượng thần kì trong truyện cổ tích như sau: “Yếu tố kì diệu siêu nhiên chính là một thủ pháp nghệ thuật gắn với nội dung lãng mạn của truyện Tác giả dân gian cũng như thính giả dân gian để cho trí tưởng tượng bay bổng theo những sự kiện kì diệu ở trong truyện không phải vì thực tâm tin -

ít ra thì cũng không hoàn toàn tin - rằng những sự kiện đó là có thật nhưng chủ yếu là vì những sự kiện đó cần thiết cho việc giải quyết những vấn đề mà trong thực tế xã hội cũ chưa cho phép giải quyết hoàn toàn như ý muốn, như ước vọng của nhân dân Yếu tố kì diệu trong truyện cổ tích xét cho kĩ không phải chủ yếu

là sản phẩm của đầu óc mê tín mà là phương tiện cần thiết để cho tác giả dân gian có thể đưa sự phát triển tình tiết theo ý muốn của mình” [11, 347]

Lực lượng thần kì bao gồm các đối tượng sau: nhân vật siêu nhiên, con vật thần kì, vật có phép màu nhiệm, đặc biệt là sự biến hoá kì ảo, các yếu tố kì ảo…

* Nhân vật siêu nhiên: Đây là những lực lượng không có trong thực tế mà chỉ được biểu hiện rõ nhất, sống động nhất ở trong niềm tin và trí tưởng tượng của nhân dân lao động Đó là những hình ảnh của Ngọc Hoàng và các thiên thần

ở cõi trời hay “Thiên đình” chẳng hạn: Thiên Lôi, Nam Tào, Bắc Đẩu… Họ là những hình tượng được khái quát hóa, hình tượng hoá và thần thánh hoá các lực

Trang 23

19

lượng xã hội theo quan niệm và lí tưởng của nhân dân trong xã hội có giai cấp

mà chủ yếu là xã hội phong kiến Ngọc Hoàng được coi là chúa tể của muôn loài, là người cầm cân nẩy mực, khuyến thiện trừng ác Tất cả mọi việc trong thế gian dù lớn hay nhỏ đều không qua được mắt của Ngọc Hoàng Điều đó cho thấy quan niệm về một xã hội lí tưởng, công bằng tốt đẹp của nhân dân lao động

Trong lực lượng siêu nhiên không thể thiếu những lực lượng thần linh thuộc cõi âm bao gồm: Diêm Vương, các thần linh, âm binh và âm tướng, hồn người sau khi chết Cõi âm được quan niệm là ở trong lòng đất, là nơi trú ngụ của hồn người và loài vật sau khi chết Diêm Vương là người cai quản cõi âm và xét xử những hồn người có tội khi sống trên trần thế Theo quan niệm dân gian, người có công đức thì được lên cõi trời, con người có tội thì phải xuống địa ngục

và bị trừng phạt tuỳ theo tội trạng Các truyện Sự tích nhà Bè, Truyên Thủ Huồn,

phản ánh rất rõ quan niệm này

Ngoài các lực lượng siêu nhiên như Ngọc Hoàng, Diêm Vương còn có các

thần thánh cõi thủy phủ, long cung là vua Thủy Tề trong các truyện như Thạch Sanh, Cứu vật vật trả ơn, cứu nhân nhân trả oán, Sự tích Đầm mực… Các lực

lượng như Tiên, Phật là những lực lượng thần thánh rất gần gũi với những con người nghèo khổ, bất hạnh trong truyện cổ tích Những nhân vật thần kì này

xuất hiện cứu giúp người lương thiện, trừng trị kẻ gian ác Chẳng hạn trong Tấm Cám, Bụt hiện lên giúp Tấm có quần áo đẹp đi dự tiệc, chống lại mẹ con Cám

độc ác…

* Con vật thần kì: bao gồm chim thần, rắn thần, rùa thần, khỉ, trăn tinh, hồ tinh, ma quỷ yêu quái… Kiểu lực lượng thần kì này rất đa dạng và đông đảo, có thể được chia thành hai kiểu loại sau: đó là những con vật thần đứng về phe thiện hoặc mang tính chất trung lập, vô tư, không thiên vị phía nào (thiện hay

ác) như chim thần trong truyện Cây khế, bầy khỉ trong truyện Hà rầm hà rạc

Với người anh và người em cả chim thần và bầy khỉ đều nói là làm giống nhau:

“Ăn một quả trả cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng” và “Hà rầm hà rạc - Bỏ hang bạc hay hang vàng” Bên cạnh đó những con vật thần kì như trăn tinh, hồ tinh, hùm tinh, xà tinh, mãng tinh, thần trùng… được coi là những yêu quái, hung thần, ma quỷ thường xuyên thù ghét và hãm hại con người Chẳng

hạn truyện Thạch Sanh, xuất hiện trăn tinh, đại bàng, hồ tinh đối đầu với Thạch Sanh, con Hà Niêu đực bắt mất người yêu của Ma talha trong truyện Cây gậy đầu sinh đầu tử (Chàm),

Trang 24

20

* Vật có phép màu nhiệm: bao gồm đàn, ngọc, cung thần… Ta có thể thấy

cây đàn thần của Thạch Sanh trong truyện Thạch Sanh Hay trong truyện Cứu vật vật trả ơn, cứu nhân nhân trả oán, chàng trai nghèo đi cứu con vua Thuỷ Tề

(đội lốt con rắn nước) và được vua Thuỷ Tề tặng cây đàn Thất Huyền có phép

làm tan giặc Trong truyện Cây gậy đầu sinh đầu tử, cây gậy thần làm cho người

sống có thể chết và người chết sống lại Nhờ cây gậy cải tử hoàn sinh này mà Talah đã cứu sống công chúa và tìm được người yêu của mình Ta có thể thấy

hình ảnh của những viên ngọc thần xuất hiện trong những truyện Người đào ếch,

đó là viên ngọc có phép màu cứu giúp người lương thiện “Ngọc rắn” - nuốt vào

có thể hiểu được tiếng nói loài vật trong Viên ngọc thần, ngọc vịt - có thể rẽ nước đi xuống thuỷ cung trong truyện Dã Tràng hay Ngọc Rết, Ngọc Trăn…

* Sự biến hoá kì ảo:

Đây là một trong những yếu tố thần kì rất quan trọng trong thế giới truyện

cổ tích Sự biến hoá kì ảo này được biểu hiện qua rất nhiều phương diện như từ vật biến hoá thành người, đầu thai, người biến hoá thành các loài động vật, thực vât, đồ vật…Sự biến hoá ấy được gọi chung là mô típ hoá thân - đây là một mô típ góp phần thể hiện tư tưởng, quan niệm sống của nhân dân lao động Đọc truyện cổ tích Việt Nam, ta thấy xuất hiện rất nhiều truyện có yếu tố biến hoá kì

ảo Truyện Trầu cau, người anh đi tìm em chết hoá thành “cây cau” Người vợ

đi tìm chồng chết hoá thành dây leo quấn vào cây cau Sự biến hoá này nhằm

giải thích phong tục tập quán Truyện Sự tích ông bình vôi, sư ông tham lam bị Đức Phật hoá thành cái bình vôi cho người đời móc ruột, trong Sự tích bông sen,

người đàn bà chịu nhiều oan ức chết thiêu, tro mọc thành “cây bông sen” Những sự biến hoá này đều nhằm chức năng giải thích nguồn gốc, đặc điểm của các con vật, loài vật, vật thể

Thực chất các nhân vật trong truyện cổ tích không tự biến hoá một cách ngẫu nhiên mà đều do dụng ý nghệ thuật của tác giả Tác giả dân gian đã sáng tạo vào những câu chuyện cổ tích của mình những yếu tố biến hoá kì ảo nhằm giải thích những hiện tượng, nguồn gốc của các con vật, loài vật, địa danh, phong tục tập quán, quan trọng hơn cả là thể hiện ý nghĩa xã hội, nhân văn sâu sắc thông qua việc kéo dài sự sống cho con người, hoá giải bi kịch và trừng phạt

kẻ ác

1.1.5.5 Không gian và thời gian nghệ thuật

* Không gian nghệ thuật

Trang 25

21

Tác giả Lê Trường Phát, trên cơ sở xét về phương diện bản thể, không gian

cổ tích thần kì có hai dạng: “Không gian cuộc sống trần thế và không gian kì ảo phi trần thế Không gian cuộc sống trần thế chủ yếu là không gian làng quê Có thể có không gian cung đình trong Tấm Cám, không gian đảo hoang trong Sọ Dừa, không gian biển cùng với đảo vàng trong Cây khế nhưng về cơ bản vẫn là không gian làng quê nơi nhân vật sinh ra và sống phần lớn cuộc đời của mình Không gian Thiên phủ (cõi tiên, thiên đình) trong truyện Từ Thức lấy vợ tiên, không gian Âm phủ trong Sự tích sông Nhà Bè, không gian Thủy phủ (cõi nước) trong Người thợ mộc Thanh Hoa” [19, 44] Tuy nhiên loại không gian kì ảo ít

xuất hiện trong truyện cổ tích, phần lớn là không gian đời thường, không gian sinh hoạt, chủ yếu diễn ra trong phạm vi gia đình

Không gian cổ tích bao quanh hoạt động của nhân vật chính và là không gian khép kín, không gian chỉ tồn tại xung quanh nhân vật chính mà thôi còn các nhân vật khác làm gì, ở đâu trong khi nhân vật chính hoạt động thì cổ tích không

hề quan tâm Không gian cổ tích khó xác định phạm vi, nơi chốn, đặc điểm Truyện nào cũng có một không gian hao hao giống nhau mà ta bắt gặp đâu đó trong một truyện cổ tích khác, cổ tích chỉ cần kể đến tên, địa danh không gian đó còn nó ra sao cổ tích không quan tâm

Không gian trong truyện cổ tích loài vật là không gian sinh tồn và hoạt động của loài vật, hợp nhất giữa không gian tự nhiên vốn tự nó như thể tự thuở hồng hoang xa xưa với không gian sinh hoạt của những con vật và không gian sinh hoạt xã hội của con người Ở đấy con vật biết nói năng, hoạt động và ứng

xử như người Hai thứ không gian tự nhiên và không gian xã hội kết hợp với nhau tạo nên một “thế giới cổ tích” độc đáo riêng của cổ tích loài vật Phần không gian sinh hoạt xã hội khiến cho người nghe thấy gần gũi bởi hơi thở nhân sinh, còn phần không gian tự nhiên lại mở ra cho người nghe một khoảng không bao la cho trí tưởng tượng vỗ cánh Kết quả là người nghe kể chuyện cổ tích về loài vật đều bị cuốn hút vào thế giới cổ tích loài vật cho dù đó là những người lớn khôn ngoan và tỉnh táo hay những trẻ em ngây thơ và dễ tin

* Thời gian nghệ thuật

Thời gian trong truyện cổ tích là thời gian quá khứ vĩnh hằng, không bao giờ thay đổi Bất cứ thời điểm nào, cái thời gian quá khứ ấy vẫn duy trì Thực tại

đi vào cổ tích trở thành quá khứ Thời gian không thể xác định bằng năm tháng Thời gian của cổ tích kéo dài theo số phận của đời người hơn là cuộc đời con người Khi nhân vật chính được giải phóng số phận, thời gian cũng dừng lại Thời gian trong cổ tích không gián đoạn mà diễn biến theo hành động nhân vật

Trang 26

22

Các từ chỉ thời gian cũng có tính chất ước lệ Câu chuyện xảy ra từ xa xưa Thời gian diễn ra tuần tự theo diễn biến sự việc Sự việc được đo theo đơn vị buổi và ngày các từ chỉ thời gian như: một hôm, nửa đêm, một ngày kia…Thời gian ước

định bằng tuần trăng: Ba tuần trăng… Rồi sáu… rồi chín tuần trăng (Sự tích đá Vọng Phu) còn năm nào, đời nào thì truyện cổ tích rất ít được đề cập đến

1.2 Khái quát về kiểu truyện “người hoá vật” trong kho tàng truyện

cổ tích Việt Nam

1.2.1 Khái niệm “kiểu truyện”

“Kiểu truyện là tập hợp những truyện kể có những mô típ cùng loại hình Trong một kiểu truyện có nhiều mô típ nhưng không nhất thiết mỗi truyện trong kiểu truyện đó phải có đầy đủ những mô típ chung Có thể có truyện chỉ chung với các truyện khác một hoặc vài mô típ, nhưng cũng có truyện có nhiều

mô típ chung trong kiểu truyện đó phải có đầy đủ những mô típ chung” [6, 24]

1.2.2 Khái quát về kiểu truyện “người hoá vật” trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam

1.2.2.1 Nguồn gốc của kiểu truyện

Kiểu truyện “người hoá vật” hay những mô típ hoá thân nghệ thuật trong truyện cổ tích nói riêng cũng như thế giới cổ tích nói chung đều có nguồn gốc từ những cơ sở văn hoá lịch sử, xã hội nhất định Đây chính là sự thể hiện cụ thể mối quan hệ giữa truyện cổ tích nói riêng và văn học dân gian nói chung với hiện thực Tác giả Đinh Gia Khánh bàn về nguồn gốc truyện cổ tích đã viết:

“Nguồn gốc chính của truyện cổ tích Việt Nam là cuộc sống xã hội Việt Nam ngày xưa, là những sự kiện vô cùng phong phú của cuộc sống ấy Thường thì cốt truyện đầu tiên bắt nguồn từ một sự việc xẩy ra ở một địa phương nào đó và có liên quan đến những nhân vật có thực Sự việc đó hấp dẫn sự chú ý của nhân dân vì những lí do nào đó rồi vì thế mà được lưu truyền từ đời này qua đời

khác” [12, 301]

Sự hình thành của kiểu truyện “người hoá vật” chịu ảnh hưởng của quan niệm nguyên thuỷ trong thần thoại, thuyết luân hồi, thuyết nhân quả trong Phật giáo và một số tín ngưỡng bản địa, phong tục dân gian

V.Ia.Propp trong công trình nghiên cứu “ Hình thái học truyện cổ tích” đã

cho rằng: Yếu tố thần kì trong truyện cổ tích đều phát sinh từ thần thoại Mô típ

là một dạng của yếu tố thần kì trong truyện cổ tích Vì vậy nó cũng bắt nguồn từ quan niệm thần thoại

Trang 27

có thể giao cảm với thần cũng như với các sự vật, hiện tượng mang linh hồn trong thế giới Quan niệm đó đã dẫn tới niềm tin vào khả năng biến hoá qua lại giữa con người với thế giới siêu nhiên thần thánh và thế giới tự nhiên Trong thần thoại, các nhân vật có thể biến hoá qua lại giữa thần và người trần, giữa người với các con vật, loài vật, hiện tượng trong tự nhiên… Thần thoại cũng đưa

ra quan niệm về sự sống và cái chết của con người: sự sống và cái chết của con

người cũng do thần linh chi phối (truyện Thần Sinh và Thần Tử) Do con người

có linh hồn nên sau khi chết, linh hồn của con người về chầu trời, được lên thiên đàng hoặc xuống địa ngục, hoặc đầu thai trở lại làm người hoặc các giống vật khác

Truyện cổ tích chịu ảnh hưởng của lối tư duy nghệ thuật bằng trí tưởng tượng hoang đường kì ảo của người nguyên thủy Mô típ hóa thân trong truyện

cổ tích có mối liên hệ trực tiếp từ quan niệm và lối tư duy huyền thoại nói trên

Dù bắt nguồn từ quan niệm thần thoại, nhưng sự hóa thân của nhân vật không đơn thuần thể hiện năng lực siêu tự nhiên, mối quan hệ giữa con người và tự nhiên như trong thần thoại mà mô típ hóa thân chủ yếu tập trung thể hiện chức năng xã hội Đó là phản ánh những mối quan hệ xung đột của con người trong gia đình, ngoài xã hội; ước mơ về một xã hội công bằng dân chủ, triết lí nhân sinh quan của tác giả dân gian

Khi nghiên cứu nguồn gốc sự hình thành của mô típ hoá thân trong truyện

cổ tích ta thấy rằng mô típ hoá thân có ảnh hưởng từ quan niệm Phật giáo

Phật giáo là một yếu tố thuộc về tôn giáo mà “tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh hiện thực qua các khái niệm, hình ảnh mang tính ảo tưởng, ảo vọng Đặc điểm chính của tôn giáo là đức tin vào sự tồn tại của một đấng siêu nhiên”[22, 1202] Nó là một tôn giáo ngoại lai có nguồn gốc từ Ấn

Độ, là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới có ảnh hưởng đến nhiều nước Phương Đông trong đó có Đông Nam Á Đạo Phật du nhập vào Việt Nam khá sớm, vào khoảng thế kỉ II sau Công Nguyên Đạo Phật đã đi vào đời sống tinh thần của con người Việt Nam một cách hoà bình, tự nguyện và đã hòa nhập với tín ngưỡng dân gian Có lúc đạo Phật đã trở thành quốc giáo (Lý - Trần) Trong

Trang 28

24

đời sống tinh thần của người dân Việt Nam thì đạo Phật thân thiết đến nỗi dường như một người Việt Nam nếu không theo một tôn giáo nào khác thì ắt là theo đạo Phật hoặc chí ít có cảm tình với đạo Phật

Do ảnh hưởng rộng lớn và sâu sắc của đạo Phật như vậy mà nó cũng dần ảnh hưởng vào trong các sáng tác văn học mà trước hết là văn học dân gian, trong đó có truyện cổ tích với việc sử dụng mô típ hoá thân

Sự hình thành của mô típ hóa thân chịu ảnh hưởng của thuyết luân hồi và quan niệm “nhân quả báo ứng” trong Phật giáo Thuyết luân hồi có quan hệ với tín ngưỡng Tôtem của những cộng đồng người cổ xưa khi mới bắt đầu định cư bằng nông nghiệp Thời nguyên thủy là thời kỳ mà loài người chưa thực sự ý thức được sự khác nhau giữa đời sống con người và chu kì sinh sản, phát triển của cỏ cây, muông thú Họ cho rằng, con người và cỏ cây muông thú có sự chuyển hóa qua lại lẫn nhau, có đời sống gắn bó với nhau, có chu kỳ tồn tại như nhau Cho nên khi quan sát sự sinh nở của cỏ cây, sự phát triển và chết đi của muông thú, con người cho rằng chu kỳ đời sống của mình cũng như vậy, sinh ra, lớn lên và chết đi rồi lại được sinh ra Quan niệm này đã được Phật giáo kế thừa

và phát triển thành một học thuyết tôn giáo đó là thuyết luân hồi Thuyết luân hồi nói về chu kì đời người được tượng trưng là một bánh xe luân hồi hay còn gọi là bánh xe sinh tử cứ quay mãi đưa con người từ kiếp này sang kiếp khác, chết rồi tái sinh, rồi lại chết, tái sinh

Quan niệm “nhân quả báo ứng” trong Phật giáo cho rằng, con người phải chịu hậu quả về những gì mà họ đã làm Những hạnh phúc mà con người được hưởng hay khổ đau mà họ phải chịu ở kiếp này là sự ban thưởng hay báo ứng cho những điều tốt hay xấu xa ở kiếp trước Tương tự, ở kiếp này nếu làm nhiều điều ác, điều xấu thì kiếp sau phải chịu hậu quả, sẽ không được đầu thai trở lại kiếp người, bị đày xuống địa ngục hoặc nếu được làm người thì phải chịu nhiều đau khổ, và ngược lại

Truyện cổ tích đã tiếp thu những quan niệm nói trên một cách linh hoạt, làm cho nó uyển chuyển, gần gũi với cuộc sống và hoà hợp với quan niệm dân gian Đó là triết lý “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo” của người Việt Trong truyện cổ tích, nhân vật sau khi chết hóa kiếp thành các con vật, vật thể, cây cối… Người lương thiện thì kiếp sau được làm thần, hay hóa kiếp thành những con vật, vật thể được người đời tôn trọng, thờ phụng; kẻ ác thì bị trừng phạt hóa kiếp thành các loài vật, con vật bẩn thỉu, vô ích, bị người đời nguyền rủa Ở đây,

mô típ hóa thân thể hiện quan niệm luân hồi, “nhân quả báo ứng”, triết lí “ác giả

ác báo” mang ý nghĩa nhân văn trong Phật giáo và trong quan niệm dân gian

Trang 29

25

Ông Bụt, Đức Phật, Phật Bà là những hình ảnh quen thuộc trong nhiều

truyện cổ tích Tác giả Đinh Gia Khánh khẳng định: “Ông Bụt trong truyện cổ tích đúng là có nguồn gốc từ Đức Phật Nhưng đó là Đức Phật đã được dân gian hoá” [10, 39] Nguyễn Đổng Chi nhận xét: “Các nhân vật vốn là biểu tượng của Tôn giáo như Bụt, Tiên đều được cái nhìn thực tiễn của dân gian - dân tộc nhân cách hoá” [4, 2492] Cũng như nhiều yếu tố kì ảo khác, những

nhân vật có nguồn gốc Phật giáo này là tác nhân bên ngoài của sự biến hóa trong

mô típ hóa thân có chức năng trừng phạt Phật biến người đàn bà thành con

muỗi (Người đàn bà hóa thành con muỗi), Bồ Tát biến thiếu nữ thành con Bìm Bịp (Con Bìm Bịp), Đức Phật biến ông sư thành cái bình vôi (Sự tích cái bình vôi), Phật Bà biến ông sư chưa thoát khỏi dục vọng thành con ếch (Sư ông hóa thành con ếch)

Ở nhiều truyện, ảnh hưởng của Phật giáo không chỉ thể hiện ở nhân vật thần kì nói trên mà còn ảnh hưởng rất lớn đến nội dung, ý nghĩa của truyện cổ tích nói chung và mô típ hóa thân nói riêng Nhân vật chính của truyện (cũng là chủ thể hóa thân) là những nhân vật thuộc hệ thống tín đồ của Đạo Phật như sư

(Sư ông hóa thành con ếch, Sự tích cái bình vôi), người tu hành mong đắc đạo (thiếu nữ trong truyện Con Bìm Bịp) Truyện phản ánh quá trình tìm đến với

Phật, độ thành chính quả đầy gian nan, thử thách, đòi hỏi người tu hành phải thực sự thoát dục, thực sự quên đi những dục vọng cá nhân và thành tâm để

“cứu nhân độ thế” Chẳng hạn trong truyện Con Bìm Bịp, thiếu nữ sang Tây

Phương tìm Phật nhưng trên đường nàng lại phạm vào điều cấm kị của Phật, thất

tín với mẹ Chằn nên đã bị Phật Bà biến thành con Bìm Bịp, truyện Sư ông hóa thành bình vôi, ông sư chưa thoát khỏi dục vọng khi Phật Bà thử thách nên đã bị

Ngoài nguồn gốc từ thần thoại, mô típ hoá thân còn chịu ảnh hưởng từ thuyết luân hồi với quan niệm “nhân quả báo ứng” trong Phật giáo

Thuyết luân hồi có quan hệ với tín ngưỡng của những cộng đồng người cổ xưa khi mới bắt đầu định cư bằng nông nghiệp Thời nguyên thủy là thời kì mà

Trang 30

26

loài người chưa thực sự ý thức được sự khác nhau giữa đời sống con người và chu kì sinh sản, phát triển của cỏ cây, muông thú Họ cho rằng, con người và cỏ cây muông thú có sự chuyển hoá qua lại lẫn nhau, có đời sống gắn bó với nhau,

có chu kì tồn tại như nhau Cho nên khi quan sát sự sinh nở của cỏ cây, sự phát triển và chết đi của muông thú, con người cho rằng chu kì đời sống của mình cũng như vậy, sinh ra, lớn lên, và chết đi rồi lại được sinh ra Quan niệm này đã được Phật giáo kế thừa và phát triển thành một học thuyết tôn giáo đó là thuyết luân hồi Thuyết luân hồi nói về chu kì đời ngưòi được tượng trưng là một bánh

xe luân hồi hay còn gọi là bánh xe sinh tử cứ quay mãi đưa con ngưòi từ kiếp này sang kiếp khác, chết rồi tái sinh, rồi lại chết, tái sinh Quan niệm “nhân quả báo ứng” trong Phật giáo cho rằng con người phải chịu hậu quả về những gì mà

họ làm ở kiếp này và bị báo ứng ở kiếp sau

Truyện cổ tích đã tiếp thu những quan niệm nói trên một cách linh hoạt, làm cho nó uyển chuyển, gần gũi với cuộc sống và hoà hợp với quan niệm dân gian Đó là triết lí “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo” của dân gian Trong truyện

cổ tích, nhân vật sau khi chết hoá kiếp thành các con vật, vật thể, cây cối… Người lương thiện thì kiếp sau đựơc làm thần, hay hoá kiếp thành những con vật, vật thể được người đời tôn trọng, thờ phụng; kẻ ác thì bị trừng phạt hoá kiếp thành các loài vật, con vật bẩn thỉu, vô ích, bị người đời nguyền rủa Chẳng hạn

người đàn bà tham lam bị biến thành con muỗi trong Người đàn bà hoá thành con muỗi, ông sư chưa thoát khỏi dục vọng thành con ếch trong Sư ông hoá thành con ếch Hay trong truyện Con bìm bịp, thiếu nữ sang phương Tây tìm

Phật nhưng trên vật, loài vật thiêng như thờ chim, thờ rắn, thờ cây, thờ đá… Bên cạnh đó là sự bắt nguồn từ những phong tục dân gian như từ tục ăn

trầu mà có mô típ hoá thân thành dây trầu, cây cau trong Sự tích trầu cau Ngoài

tục ăn trầu, người Việt còn có một phong tục cũng đặc sắc không kém đã ảnh hưởng đến sự hình thành mô típ hóa thân trong truyện cổ tích Đó là tục cúng Ông Táo (gồm bộ ba Thổ công, Thổ địa, Thổ kỳ) Táo Quân là thần trông coi gia

cư, đất đai, bếp núc, công việc chợ búa ngăn chặn tà thần, định đoạt phúc họa

cho gia đình, vì “đối với người Việt Nam nông nghiệp sống định cư, đất, nhà bếp và người phụ nữ đồng nhất với nhau đều tối quan trọng như nhau” [20,

282] Ngày 23 tháng chạp là ngày tết ông Táo, các gia đình sắm sửa hai mũ ông, một mũ bà, cộng với cá chép để ba ông bà lên chầu trời Phong tục này được lý giải bằng câu chuyện về bi kịch của tình cảm vợ chồng giữa ba con người Đó là cái chết trong đám lửa vì tình nghĩa vợ chồng đã hóa thân ba nhân vật thành ba

vị thần - bộ ba Vua Bếp trong tín ngưỡng thờ Táo quân của người Việt Dù bằng

sự hư cấu nghệ thuật, nhưng truyện cổ tích đã lí giải đặc điểm của phong tục và

Trang 31

27

qua việc gắn với phong tục, tác giả dân gian đã gửi gắm quan niệm nhân sinh về con người và xã hội qua câu chuyện thấm đẫm tình người

Truyện Sư ông hoá thành bình vôi mang đậm màu sắc Phật giáo, nhưng lại

mượn câu chuyện tu hành đậm giáo lí nhà Phật và mô típ hoá thân để giải thích tục cúng bình vôi của dân tộc ta Trong truyện, ông sư đã tắt lửa làm hại vị sư giữ lửa trong chùa đã tự mình chuốc họa vào thân, phải chết hoá thành các bình vôi cho người đời móc ruột Từ quan niệm bình vôi là hoá thân của ông sư nọ

mà nhân dân có tục thờ ông Bình Vôi, ngày tết ngày rằm (phổ biến là vào ngày rằm tháng giêng, tháng bảy) thường treo bình vôi ở gốc cây đa để thờ

Như vậy kiểu truyện “người hoá vật” có nguồn gốc từ quan niệm thần thoại, sự ảnh hưởng của Phật giáo, các tín ngưỡng dân gian bản địa… Cùng với kiểu truyện “người hóa vật”, các mô típ “hóa thân” trong kiểu truyện cũng có nguồn gốc nói trên Những quan niệm dân gian này ảnh hưởng rất sâu sắc đến nội dung cũng như nghệ thuật sáng tạo truyện cổ tích của nhân dân lao động

1.2.2.2 Nhân vật hoá vật

Thế giới nhân vật hóa vật trong kiểu truyện rất đa dạng Điều này thể hiện

ở nguồn gốc xuất thân của nhân vật, giới tính của nhân vật, những cương vị trong gia đình và xã hội mà nhân vật đảm nhận… Hầu hết các nhân vật khi sinh

ra đều là người bình thường, do nhiều tác nhân tác động mới hoá thân thành vật Tựu chung lại, thường thì nhân vật hóa vật là những người thiện, người tốt Tiêu

biểu là các truyện Tấm Cám, Tua Tềnh, Tua Nhì, Chàng Lú, nàng Ủa… Ngoài

ra, nhân vật hóa vật còn là những kẻ ác, kẻ xấu tiêu biểu là các truyện như: Sự tích con muỗi, Nghè hóa cọp, Sự tích con mối, Con bìm bịp, Sự tích con kiến, Sư ông hoá thành bình vôi…

Có thể nói sự đa dạng của hệ thống nhân vật hóa vật trong kiểu truyện đã góp phần làm phong phú thêm màu sắc của kiểu truyện

1.2.2.3 Nguyên nhân hoá thân

Nhân vật trong các câu chuyện kể có thể biến hóa thành vật trong những hoàn cảnh, điều kiện khác nhau, xuất phát từ những nguyên do không giống nhau Qua khảo sát các truyện cổ tích thuộc kiểu truyện “người hóa vật” đã nêu

ở trên, chúng tôi nhận thấy nhân vật được hoặc bị hóa vật bởi rất nhiều lí do khác nhau:

Có khi nhân vật vi phạm một điều cấm kị nào đó mà hoá vật: Hai vợ chồng

trong truyện Sự tích đôi Sam Sam, vì quên lời dặn của thần linh nên bị chết đuối

trên biển khi vượt biển về đất liền mà hoá thành đôi Sam Sam Các nhân vật

Trang 32

28

trong truyện Sự tích con hổ của dân tộc Khơ Me, do vi phạm vào điều cấm kị là

không được sát sinh sau khi đã học được phép thuật nên bị trừng phạt sau khi hoá thân thành hổ đã không thể trở lại làm người nữa Đôi khi nhân vật làm

những điều xấu, điều ác mà hóa vật như mụ ma khờ dại trong truyện Mụ ma khờ dại, hay người con vô tâm không nghe lời mẹ bị hóa thành cây có 100 mắt trong

Sự tích trái thơm, vợ chồng Thạch Sùng trong truyện Thạch Sùng khoe của, nhà

sư trẻ trong Sự tích con cá he…

Có khi nhân vật khi sống đã làm nhiều điều xấu nên mong ước khi chết sẽ

giúp ích được cho đời Đó là hình ảnh của Quốc Vương trong truyện Sự tích bánh cốm Lúc sống bị sáu điều tham xúi bẩy nên sống trụy lạc Đến lúc băng

hà, vua mới xám hối và mong được biến hóa làm một vật gì đó vừa giúp ích cho đời vừa được gần phật nên đã hóa thân thành giống nếp hương…

Điều đặc biệt, có không ít những trường hợp nhân vật hóa vật do bị những

kẻ xấu, kẻ ác làm hại Chẳng hạn cô Tấm trong truyện Tấm Cám bị em cùng cha khác mẹ giết hại đã ba lần hóa vật Hay nàng Bảy trong Bảy chị em bị hại rơi

xuống hồ đã hai lần biến hóa Cũng có khi nhân vật hóa vật do bị hiểu lầm

chẳng hạn người em trong Sự tích trầu cau, người chồng thứ hai trong Truyện đầu rau của dân tộc Việt… Ngoài ra còn rất nhiều nguyên nhân khác như: bị

chết đói, chờ chồng, tìm chồng đến hoá đá …

Cho dù là do nguyên nhân nào đi chăng nữa thì cái chết của các nhân vật trong các câu chuyện cổ tích thuộc mô típ này thường gắn liền với sự hoá thân thành vật Các tác giả dân gian đã để cho nhân vật trong các sáng tác của mình hoá vật như một lẽ tự nhiên nên thế và cần thế để thoả mãn khát vọng về hạnh phúc của chính họ và ước mơ của người sáng tạo ra mô típ nghệ thuật này

1.2.2.4 Hình thức hoá thân

Các nhân vật trong kiểu truyện hóa vật theo một trong hai hình thức đó là hình thức tạm thời và hình thức vĩnh viễn

* Hình thức hoá thân tạm thời: là hình thức hoá thân hai chiều từ người

thành vật sau đó trở lại thành người Tức là nhân vật chỉ hóa vật tạm thời, có thể một lần, có thể nhiều lần rồi sau đó từ những vật ấy lại hóa trở thành người Nhân vật tạm thời bị hóa vật bởi nhiều lẽ nhưng chủ yếu để kéo dài thêm

sự sống, để tiếp tục cuộc đấu tranh, để thể hiện khát vọng chiến thắng… Chẳng

hạn nhân vật cô Tấm trong truyện Tấm Cám (dân tộc Việt) đã ba lần hóa vật, cô

Út trong truyện Bảy chị em (dân tộc Giáy) đã ba lần hoá vật… sau đó trở lại làm người Nàng Vùi trong truyện Vùi và Lu (Lô Lô) khi bị gì ghẻ lừa hãm hại, ngã

Trang 33

29

xuống hồ chết, hoá thành bông hoa lê trắng giữa hồ, về cung bị em gái hãm hại, hoá thành chim họa mi, sau đó hoá trở lại làm người xinh đẹp hơn xưa, chung sống hạnh phúc với hoàng tử…

Hình thức hoá thân tạm thời của các nhân vật trong truyện cổ tích chủ yếu mang ý nghĩa nghệ thuật Nó xuất hiện và tham gia vào biến cố cốt truyện, tham gia phát triển tình tiết truyện, giải quyết các xung đột trong truyện Mô típ này xuất hiện trong những cuộc đấu tranh của hai phe thiện ác; nó trở thành một hình thức giúp nhân vật thiện chạy thoát khỏi sự truy đuổi của kẻ thù, đồng thời biểu hiện sự gay gắt, quyết liệt của cuộc đấu tranh giữa hai tuyến nhân vật mà sự hoá thân là biện pháp đối phó tạm thời của nhân vật yếu thế hơn, thông thường là khi những nhân vật thiện đang bị cái ác áp chế, bản thân họ không có cách gì để ẩn thân, thoát khỏi sự truy đuổi của đối thủ ngoài sự hoá thân tạm thời thành vật

* Hình thức hoá thân vĩnh viễn: là hình thức hoá thân một chiều từ người

thành vật Tức là nhân vật sau khi hóa thân thành vật thì mãi mãi sẽ là vật chứ không bao giờ trở lại thành người nữa Có thể thấy đây là hình thức hoá thân chủ đạo trong kiểu truyện “người hoá vật”

Biến hóa theo cách thức này, nhân vật chỉ một lần hóa vật Tuy nhiên cũng

có nhân vật hoá thân nhiều lần thành vật nhưng không có sự hóa thân trở lại thành người như kiểu hoá thân tạm thời Vật ấy có thể là những biểu tượng tốt thể hiện sức mạnh, sự thủy chung, nghĩa tình gắn bó như đá, chim, cây, hoa…

trong các truyện Sự tích bông sen, Sự tích cây vú sữa, Tiếng hát của người đá…

Cũng có khi là những biểu tượng xấu thể hiện sự độc ác, tham lam, gian xảo như

con muỗi, con mối, con mọt… trong các truyện Sự tích con muỗi, Chàng Gù,

Sự tích cái chổi…

Hình thức hoá thân vĩnh viễn là một kiểu kết thúc mang màu sắc bi kịch, không có hậu nhưng nó lại không mang âm hưởng bi quan bởi vì hoá thân vĩnh viễn theo nguyên tắc phổ biến của thể loại cổ tích là một cách kéo dài cuộc sống đến muôn đời Nhân dân khi để cho các nhân vật của mình vĩnh viễn hóa thân thành vật cũng đồng nghĩa với việc kéo dài thêm sự sống cho nhân vật Chết và hoá thân vĩnh viễn đồng thời cũng là một giải pháp hợp lí, hợp tình thoả mãn những khát vọng của chính các nhân vật, khi mà bản thân họ đang rơi vào bế tắc, chưa tìm ra lối thoát

Có thể nói, hai cách thức biến hóa trên đã tạo nên vẻ đẹp độc đáo riêng biệt của kiểu truyện Để cho nhân vật của mình biến hóa theo cách thức này hay cách thức khác chắc hẳn các tác giả dân gian muốn gửi gắm ý tưởng của mình ở trong

đó

Trang 34

30

1.2.2.5 Số lần biến hóa

Số lần biến hóa của nhân vật trong kiểu truyện này tùy thuộc vào cách thức biến hóa

Thường thì với cách thức biến hóa tạm thời, nhân vật có thể biến hóa một

lần hoặc nhiều lần (chủ yếu là nhiều lần) Chẳng hạn như Tấm trong truyện Tấm Cám sau nhiều lần bị gì ghẻ và em cùng cha khác mẹ giết hại đã hóa vật; hay nhân vật người con gái Út trong truyện Bảy chị em bị chị cả giết hại đã ba lần hóa vật thành chim, rau và hóa bụi râm, Ú trong truyện Ú và Cao (Hrê)… Để

cho nhân vật hóa vật tạm thời nhiều lần là một dụng ý nghệ thuật của tác giả dân gian Thông qua đó, dân gian muốn gửi gắm trong những hình tượng nhân vật hóa ấy niềm tin và khát vọng chiến thắng của cái thiện, cái tốt trong cuộc đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu Và đó cũng là một cách thể hiện ước mơ công lí của nhân dân

Với hình thức hóa thân vĩnh viễn, nhân vật (có thể một hoặc nhiều nhân vật) chỉ hóa thân một lần vĩnh viễn thành vật Cách thức biến hóa này cũng chịu

sự chi phối của lối tư duy nghệ thuật kiểu dân gian và mang dụng ý nghệ thuật của tác giả dân gian Dường như thông qua những mô típ hóa thân này nhân dân lao động muốn thể hiện những ước mơ công lí Họ mong và tin rằng những người thiện người tốt dẫu có chết song bản chất tốt đẹp của họ mãi mãi trường tồn cùng năm tháng Còn kẻ xấu, kẻ ác tất phải chết, không chỉ vậy sau khi chết chúng còn bị hóa thân thành những vật xấu xa, bẩn thỉu đời đời bị nguyền rủa Những hình ảnh trầu cau thể hiện hình ảnh của những con người tình nghĩa

trong Sự tích trầu cau, hình ảnh chàng Lú vì quá yêu thương nàng Ủa mà lấy dao đâm vào cổ máu chảy thành hoa mào gà trong truyện Chàng Lú, nàng Ủa, người vợ thủy chung ngóng chồng đến hóa đá trong Nàng Tô Thị… là những

minh chứng cho khát vọng về sự trường tồn của cái thiện cái tốt Còn những hình ảnh con muỗi, con đỉa, con chim bim bịp… là những đòn trừng phạt đích đáng tương xứng với tội ác mà bọn người xấu gây ra Có thể thấy thông qua những mô típ hóa thân trong kiểu truyện “người hóa vật” này mà một lần nữa triết lí “ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác” của dân gian càng được khẳng định một cách sâu sắc

1.2.2.6 Vật hoá thân

Các nhân vật trong truyện cổ tích sau khi chết hoá thân thành nhiều sự vật khác nhau Có khi nhân vật hoá thân thành động vật, thực vật, cũng có khi hoá thân thành các loại đồ vật hoặc các hiện tượng thiên nhiên trong vũ trụ… Sự hoá

Trang 35

có được sự hoà hợp giữa con người với thế giới tự nhiên Từ những con vật nhỏ

bé đến những con vật to lớn, từ những con vật hiền lành, đẹp đẽ đến những con vật xấu xí, hung dữ, mỗi loại đều có ý nghĩa riêng biệt, song tất cả đã làm nên cái phong phú, đa dạng của kiểu truyện cũng như của hình tượng nhân vật hoá vật trong kiểu truyện

Trong kiểu truyện “người hoá vật” rất nhiều nhân vật sau khi chết hoá thân thành thực vật Họ hoá thân thành những loại cây, hoa, quả khác nhau Số lượng truyện xuất hiện nhân vật hoá thân thành loại sự vật này chiếm một tỉ lệ không nhỏ trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam Dường như những cây, hoa,quả, củ… trong vườn nhà hay trong thế giới tự nhiên đều là hoá thân của các nhân vật cổ tích Có thể thấy, những cây, hoa quả… được tác giả dân gian đưa vào sáng tác của mình trong những kiểu truyện xuất hiện mô típ hoá thân đều rất gần gũi, quen thuộc, gắn bó với đời sống của nhân dân Đặc biệt có một số cây gắn liền với phong tục tập quán lâu đời của dân tộc như cây cau, cây trầu… Sự góp mặt của những các loại cây, hoa quả - vật hoá thân của các nhân vật trong các câu chuyện kể đã góp phần làm phong phú thêm sắc màu của kiểu truyện “người hoá vật”

Không chỉ hoá thân thành động vật, các loài thực vật, thế giới mà nhân vật hoá thân rất phong phú, đa dạng Đó có thể là những sự vật, đồ vật như đá, khung cửi, bình vôi…Trong thế giới các sự vật được nhân vật hoá thân thì hình tượng đá chiếm số lượng khá lớn Có lẽ trong cảm quan của nhân dân đá là biểu tượng sức mạnh, sự bền vững, trường tồn cho nên trong sáng tạo nghệ thuật của mình, với hình tượng nhân vật hoá vật độc đáo, dân gian đã nhiều lần để nhân

vật hoá đá Chẳng hạn, người em trong Sự tích trầu cau (Việt), người đàn bà bồng con lên núi trông chồng hoá đá trong Sự tích đá Vọng Phu, vợ con người đàn ông ngậm ngải tìm trầm bị hoá đá trong Ngậm ngãi tìm trầm hay Sự tích núi Mẫu Tử Còn lại các đồ vật khác chiếm tỉ lệ thấp hơn như: khung cửi, bình vôi,

Trang 36

32

đầu rau, sao hôm, sao mai… Tuy chiếm số lượng ít hơn nhưng đây cũng là những đồ vật rất quen thuộc, gắn bó trong cuộc sống hàng ngày của nhân dân lao động

1.2.3 Ý nghĩa của kiểu truyện “người hoá vật”

1.2.3.1 Ý nghĩa xã hội

Ngoài chức năng phản ánh và lí giải nguồn gốc của các sự vật, hiện tượng

tự nhiên trong mối quan hệ với con người như: những phong cảnh, con vật, loài

cây cối, sự vật…kiểu truyện người hoá vật còn mang ý nghĩa xã hội sâu sắc Nó

phản ánh và bày tỏ thái độ của tác giả dân gian trước những vấn đề của đời sống

xã hội Trong sự bày tỏ ấy, tác giả dân gian đã dựng lên bức tranh mô tả cuộc

sống đầy mồ hôi và nước mắt của nhân dân lao động Truyện Tiếng chim gọi vịt,

Sự tích con ve, Sự tích con khỉ… là những truyện thể hiện rõ nhất điều này Trong truyện Tiếng chim gọi vịt, cuộc đời bất hạnh của một cô bé đã để lại trong

lòng người đọc sự thương xót vô hạn Vì cuộc sống lam lũ, vất vả, đói rét, bệnh tật nên mới năm tuổi đầu cô đã lần lượt mất cả cha lẫn mẹ Cô phải đi ở chăn vịt cho nhà giàu Thức ăn để nuôi sống cô hàng ngày là cơm nguội (ăn cùng vịt) và rau má Một hôm kiểm lại số vịt, thấy thiếu (do không được ăn đủ nên vịt đã chết dần, chết mòn) lão nhà giàu bực tức quá liền đuổi đánh cô bé một cách thậm tệ và đuổi cô bé đi đâu thì đi Cô đi khỏi nhà giàu kia chỉ một mảnh quần

áo che thân Hết ngày này sang ngày khác thức ăn của cô chỉ là lá rau rừng, nơi nghỉ tạm là nhữn hang hốc Một hôm cô bé ăn phải lá ngón, cô nằm quằn quại, đứt ruột chỉ biết kêu bố mẹ cứu con, rồi cô bé nằm lăn ra chết giữa rừng sâu khi mới 13 tuổi Căm giận lão nhà giàu bất nhân, cảm thương trước tình cảnh tội nghiệp của cô bé, Ngọc Hoàng đã cho cô biến thành con chim có tiếng gọi tha thiết như tiếng vịt để thức tỉnh trần gian những điều lành Tiếng chim gọi vịt là tiếng gọi thiết tha đau thương của một cô bé có cuộc đời trong trắng

Không chỉ phản ánh hiện thực cuộc sống đầy đau thương, nước mắt của nhân dân, kiểu truyện “người hoá vật” còn tập trung phản ánh và lí giải những mâu thuẫn trong gia đình và ngoài xã hội Đó là xung đột giữa chị em gái trong

truyện Bảy chị em (Giáy), giữa con đẻ và con nuôi trong truyện Thạch Sanh (dân

tộc Việt) Đặc biệt là mâu thuẫn, xung đột gay gắt giữa dì ghẻ, con chồng và chị

em cùng cha khác mẹ trong các truyện Tấm Cám, Gơ Lưu Gơ Lát ( Dân tộc Xrê

Cơ Ho)… Trong cuộc đấu tranh này, nhân dân bao giờ cũng đứng về phía các nhân vật thiện Dân gian không chỉ dừng lại ở việc phản ánh, cảm thông với những đau khổ, oan ức của họ mà còn tìm đường cho họ để được đền bù xứng đáng Đối với các nhân vật ác, dân gian không chỉ phản ánh, tố cáo tội ác, lên án

Trang 37

33

sự tham kam ích kỉ của chúng mà còn tìm cách loại trừ trừng trị, tiêu diệt để cho người lương thiện được sống yên vui Vì thế hầu hết các nhân vật ác trong các

câu chuyện kể đều có một kết cục bi thảm Chẳng hạn trong truyện Người dì ghẻ

ác nghiệt, mụ dì ghẻ độc ác chết bị biến thành con dế, vợ chồng nhà giàu tham lam độc ác bị thần biến thành con khỉ trong truyện Sự tích con khỉ, người vợ phụ bạc chồng ngã vào đống lửa chết hoá thành con thiêu thân trong Sự tích con thiêu thân… Còn những nhân vật tôt như Tấm trong Tấm Cám được hoá thân

nhiều lần thành khung cửi, chim, cây thị rồi lại hoá thành người, người mẹ tìm

con không được khi chết được hoá thành cây vú sữa trong Sự tích cây vú sữa…

Đó đều là những hình ảnh đẹp mà tác giả dân gian dành cho những nhân vật thiện

Có thể thấy thông qua kiểu truyện “người hoá vật”, nhân dân đã đưa rất nhiều vấn đề xã hội vào trong những câu chuyện kể của mình Thông qua đó, tác giả dân gian đã khẳng định tính chất phức tạp của cuộc đấu tranh giữa cái thiện

và cái ác trong xã hội có giai cấp, và gửi gắm niềm tin về một xã hội lí tưởng công bằng với triết lí “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo”

1.2.3.2 Ý nghĩa nhân văn

Kiểu truyện “người hoá vật” gửi gắm những triết lí nhân sinh và đạo lí làm người của tác giả dân gian nhằm hướng tới cái thiện, cái đẹp Điều đó được thể hiện rất rõ qua tư duy mang đậm tính chất Phật giáo của nhân dân là “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo” Chính vì vậy mà không phải ngẫu nhiên trong rất nhiều

truyện như Tấm Cám, Tấm bị hãm hại rất nhiều lần mà vẫn sống, người phụ nữ trong Nàng Tô Thị hoá đá nhưng cho đến nay vẫn con sống mãi trong tâm thức

mọi người… Những con người này được sống và như sống mãi bởi các tác giả

đã ban tặng cho họ những cái lốt và những cái lốt ấy có một sức sống thật to lớn Cách thức biến hoá tạm thời hay vĩnh viễn của nhân vật trong kiểu truyện

“người hoá vật” đã kết tụ được những bài học nhân sinh cao cả Mỗi câu chuyện, mỗi mô típ biến hoá là một điều nhắn gửi và chân lí về tinh thần lạc quan, yêu đời, những triết lí sống của nhân dân lao động

Trong các câu chuyện kể thuộc kiểu truyện “người hoá vật” dù kết thúc có hậu hay không có hậu thì đều mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc Việc nhân vật được tái sinh trở lại làm người hay bị hoá vật vĩnh viễn đều hướng vào những vấn đề đạo đức trong gia đình, ngoài xã hội Có những truyện thì biểu dương ca ngợi những hành vi đạo đức cao đẹp, có truyện phê phán lên án những kẻ tham vàng bỏ nghĩa, lừa thầy phản bạn, những đứa con bất hiếu, những người vợ,

người chồng bạc tình bạc nghĩa… (trong các truyện Sự tích con muỗi, Sự tích

Ngày đăng: 09/06/2014, 09:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.2.3. Hình thức hoá thân - Khóa luận tốt nghiệp văn học: Tìm hiểu mô típ người hóa thân thành các loại thực vật thuộc kiểu truyện người hoá vật trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam
2.2.3. Hình thức hoá thân (Trang 46)
Hình thức hóa thân vĩnh viễn có thể diễn hóa theo mô hình sau: - Khóa luận tốt nghiệp văn học: Tìm hiểu mô típ người hóa thân thành các loại thực vật thuộc kiểu truyện người hoá vật trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam
Hình th ức hóa thân vĩnh viễn có thể diễn hóa theo mô hình sau: (Trang 48)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w