1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp văn học: Tìm hiểu tính lịch sự của lời mời trong ngôn ngữ Việt - Thái

61 1,3K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 668,24 KB

Nội dung

MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2 3. Mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa .................................................................... 4 3.1. Mục đích .................................................................................................... 4 3.2. Nhiệm vụ .................................................................................................... 4 3.3. Ý nghĩa ....................................................................................................... 4 3.3.1. Ý nghĩa lí luận ......................................................................................... 4 3.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 4 4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 4 4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 4 5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu .............................................. 5 5.1. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 5 5.1.1. Phương pháp khảo sát, thống kê ............................................................. 5 5.1.2. Phương pháp miêu tả, phân tích ............................................................. 5 5.1.3. Phương pháp hệ thống ............................................................................ 5 5.1.4. Phương pháp phân tích, quy nạp ............................................................ 5 5.1.5. Phương pháp so sánh, đối chiếu ............................................................. 5 5.1.6. Phương pháp phân tích diễn ngôn .......................................................... 5 5.2. Nguồn ngữ liệu ........................................................................................... 6 6. Cấu trúc khóa luận ....................................................................................... 6 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ...................................................................... 7 1.1. Lí thuyết về hành vi ngôn ngữ .................................................................. 7 1.1.1. Lí thuyết về hành vi ngôn ngữ của Austin .............................................. 7 1.1.1.1. Hành vi tạo lời (Locutionary act) .......................................................... 7 1.1.1.2. Hành vi mượn lời (Perlocution act) ....................................................... 8 1.1.1.3. Hành vi ở lời (Illocutionary act) ............................................................ 9 1.1.1.4. Phát ngôn khảo nghiệm và phát ngôn ngữ vi ....................................... 10 1.1.1.5. Động từ ngữ vi ..................................................................................... 10 1.1.1.6. Phân loại các hành vi ngôn ngữ theo Austin ........................................ 11 1.1.2. Lí thuyết hành vi ngôn ngữ của Searle ................................................. 11 1.1.2.1. Điều kiện sử dụng các hành vi ở lời theo Searle .................................. 11 1.1.2.2. Phân loại hành vi ngôn ngữ theo Searle .............................................. 11 1.1.3. Hành vi ngôn ngữ trực tiếp và hành vi ngôn ngữ gián tiếp .................. 13 1.1.3.1. Hành vi ngôn ngữ trực tiếp .................................................................. 13 1.1.3.2. Hành vi ngôn ngữ gián tiếp ................................................................. 13 1.2. Lí thuyết hội thoại ................................................................................... 15 1.2.1. Khái niệm cuộc thoại ............................................................................. 15 1.2.2. Những đặc điểm khái quát của một cuộc thoại ..................................... 15 1.2.3. Cấu trúc một cuộc thoại ........................................................................ 16 1.2.4. Các nguyên tắc hội thoại ....................................................................... 16 1.3. Lí thuyết lịch sự ....................................................................................... 16 1.3.1. Khái niệm lịch sự ................................................................................... 16 1.3.2. Một số quan điểm về lịch sự trên thế giới.............................................. 17 1.3.2.1. Quan điểm về lịch sự của R. Lakoff ..................................................... 17 1.3.2.2. Quan điểm về lịch sự của Leech .......................................................... 19 1.3.2.3. Quan điểm về lịch sự của Brwon và Levinson ...................................... 22 1.3.3. Một số quan điểm về lịch sự ở Việt Nam ............................................... 23 1.3.4. Lịch sự trong giao tiếp của người Việt .................................................. 23 1.4. Hành vi mời trong giao tiếp .................................................................... 25 1.4.1. Khái niệm lời mời .................................................................................. 25 1.4.2. Một số cách thức mời trong tiếng Việt .................................................. 26 1.4.3. Điều kiện nhận diện lời mời .................................................................. 27 1.4.4. Tính lịch sự trong lời mời của một số ngôn ngữ Âu – Mĩ..................... 28 CHƯƠNG 2. TÍNH LỊCH SỰ CỦA LỜI MỜI TRONG NGÔN NGỮ VIỆT - THÁI ............................................................................................................. 32 2.1. Lịch sự của lời mời trong tiếng Việt ....................................................... 32 2.1.1. Lịch sự của lời mời xét theo vai giao tiếp .............................................. 32 2.1.2. Lịch sự trong hành vi mời thể hiện trong hành vi ở lời trực tiếp.......... 34 2.1.3. Xưng hô một biểu hiện của lịch sự trong lời mời ................................. 35 2.1.3.1. Xưng hô trong gia đình ........................................................................ 35 2.1.3.2. Xưng hô ngoài xã hội ........................................................................... 36 2.1.4. Các thành phần bổ trợ - một trong những biểu hiện quan trọng của lịch sự trong lời mời ............................................................................................... 37 2.1.4.1. Thành phần bổ trợ hô gọi .................................................................... 37 2.1.4.2. Thành phần chào hỏi ........................................................................... 37 2.1.4.3. Thành phần nêu lí do mời .................................................................... 38 2.1.4.4. Thành phần thăm dò khả năng ............................................................. 38 2.1.4.5. Thành phần bộc lộ ............................................................................... 38 2.1.4.6. Tỏ ra am hiểu về Sp2 ........................................................................... 39 2.1.4.7. Kết hợp một số biểu thức ..................................................................... 39 2.2. Lịch sự của lời mời trong tiếng Thái ...................................................... 40 2.2.1. Lịch sự của lời mời xét theo vai giao tiếp .............................................. 40 2.2.2. Lịch sự trong hành vi mời thể hiện qua hành vi ở lời trực tiếp ............ 41 2.2.3. Xưng hô - một biểu hiện của lịch sự trong lời mời ............................... 41 2.2.3.1. Xưng hô trong gia đình ........................................................................ 42 2.2.3.2. Xưng hô ngoài xã hội ........................................................................... 42 2.2.4. Các thành phần bổ trợ - một trong những biểu hiện quan trọng của lịch sự trong lời mời ............................................................................................... 43 2.2.4.1. Thành phần bổ trợ hô gọi .................................................................... 43 2.2.4.2. Thành phần chào hỏi ........................................................................... 44 2.2.4.3. Thành phần nêu lí do mời .................................................................... 44 2.2.4.4. Thành phần thăm dò khả năng ............................................................. 45 2.2.4.5. Thành phần bộc lộ ............................................................................... 45 2.2.4.6. Kết hợp một số biểu thức ..................................................................... 46 2.2.5. Một số điểm tương đồng và nét khác biệt giữa tính lịch sự của lời mời trong tiếng Việt và tính lịch sự của lời mời trong tiếng Thái .......................... 47 2.2.5.1. Điểm tương đồng ................................................................................. 47 2.2.5.2. Điểm khác biệt ..................................................................................... 48 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

LÙ THỊ XOAN

TÌM HIỂU TÍNH LỊCH SỰ CỦA LỜI MỜI

TRONG NGÔN NGỮ VIỆT - THÁI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

SƠN LA, NĂM 2013

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

LÙ THỊ XOAN

TÌM HIỂU TÍNH LỊCH SỰ CỦA LỜI MỜI

TRONG NGÔN NGỮ VIỆT - THÁI

CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS Vũ Tiến Dũng

SƠN LA, NĂM 2013

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Khóa luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học, sự chỉ bảo tận tình của Tiến sĩ Vũ Tiến Dũng, sự quan tâm của Phòng Đào tạo, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ Văn, Thư viện nhà trường, cùng các thầy cô giáo bộ môn tiếng Việt và

cô giáo chủ nhiệm, các bạn sinh viên K50 ĐHSP Văn – GDCD

Nhân dịp khóa luận được công bố, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ đó Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Vũ Tiến Dũng – người thầy đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận

Sơn La, tháng 5, năm 2013

Tác giả

Lù Thị Xoan

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa 4

3.1 Mục đích 4

3.2 Nhiệm vụ 4

3.3 Ý nghĩa 4

3.3.1 Ý nghĩa lí luận 4

3.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4.1 Đối tượng nghiên cứu 4

4.2 Phạm vi nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu 5

5.1 Phương pháp nghiên cứu 5

5.1.1 Phương pháp khảo sát, thống kê 5

5.1.2 Phương pháp miêu tả, phân tích 5

5.1.3 Phương pháp hệ thống 5

5.1.4 Phương pháp phân tích, quy nạp 5

5.1.5 Phương pháp so sánh, đối chiếu 5

5.1.6 Phương pháp phân tích diễn ngôn 5

5.2 Nguồn ngữ liệu 6

6 Cấu trúc khóa luận 6

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 7

1.1 Lí thuyết về hành vi ngôn ngữ 7

1.1.1 Lí thuyết về hành vi ngôn ngữ của Austin 7

1.1.1.1 Hành vi tạo lời (Locutionary act) 7

1.1.1.2 Hành vi mượn lời (Perlocution act) 8

1.1.1.3 Hành vi ở lời (Illocutionary act) 9

Trang 5

1.1.1.4 Phát ngôn khảo nghiệm và phát ngôn ngữ vi 10

1.1.1.5 Động từ ngữ vi 10

1.1.1.6 Phân loại các hành vi ngôn ngữ theo Austin 11

1.1.2 Lí thuyết hành vi ngôn ngữ của Searle 11

1.1.2.1 Điều kiện sử dụng các hành vi ở lời theo Searle 11

1.1.2.2 Phân loại hành vi ngôn ngữ theo Searle 11

1.1.3 Hành vi ngôn ngữ trực tiếp và hành vi ngôn ngữ gián tiếp 13

1.1.3.1 Hành vi ngôn ngữ trực tiếp 13

1.1.3.2 Hành vi ngôn ngữ gián tiếp 13

1.2 Lí thuyết hội thoại 15

1.2.1 Khái niệm cuộc thoại 15

1.2.2 Những đặc điểm khái quát của một cuộc thoại 15

1.2.3 Cấu trúc một cuộc thoại 16

1.2.4 Các nguyên tắc hội thoại 16

1.3 Lí thuyết lịch sự 16

1.3.1 Khái niệm lịch sự 16

1.3.2 Một số quan điểm về lịch sự trên thế giới 17

1.3.2.1 Quan điểm về lịch sự của R Lakoff 17

1.3.2.2 Quan điểm về lịch sự của Leech 19

1.3.2.3 Quan điểm về lịch sự của Brwon và Levinson 22

1.3.3 Một số quan điểm về lịch sự ở Việt Nam 23

1.3.4 Lịch sự trong giao tiếp của người Việt 23

1.4 Hành vi mời trong giao tiếp 25

1.4.1 Khái niệm lời mời 25

1.4.2 Một số cách thức mời trong tiếng Việt 26

1.4.3 Điều kiện nhận diện lời mời 27

1.4.4 Tính lịch sự trong lời mời của một số ngôn ngữ Âu – Mĩ 28

CHƯƠNG 2 TÍNH LỊCH SỰ CỦA LỜI MỜI TRONG NGÔN NGỮ VIỆT - THÁI 32

Trang 6

2.1 Lịch sự của lời mời trong tiếng Việt 32

2.1.1 Lịch sự của lời mời xét theo vai giao tiếp 32

2.1.2 Lịch sự trong hành vi mời thể hiện trong hành vi ở lời trực tiếp 34

2.1.3 Xưng hô một biểu hiện của lịch sự trong lời mời 35

2.1.3.1 Xưng hô trong gia đình 35

2.1.3.2 Xưng hô ngoài xã hội 36

2.1.4 Các thành phần bổ trợ - một trong những biểu hiện quan trọng của lịch sự trong lời mời 37

2.1.4.1 Thành phần bổ trợ hô gọi 37

2.1.4.2 Thành phần chào hỏi 37

2.1.4.3 Thành phần nêu lí do mời 38

2.1.4.4 Thành phần thăm dò khả năng 38

2.1.4.5 Thành phần bộc lộ 38

2.1.4.6 Tỏ ra am hiểu về Sp2 39

2.1.4.7 Kết hợp một số biểu thức 39

2.2 Lịch sự của lời mời trong tiếng Thái 40

2.2.1 Lịch sự của lời mời xét theo vai giao tiếp 40

2.2.2 Lịch sự trong hành vi mời thể hiện qua hành vi ở lời trực tiếp 41

2.2.3 Xưng hô - một biểu hiện của lịch sự trong lời mời 41

2.2.3.1 Xưng hô trong gia đình 42

2.2.3.2 Xưng hô ngoài xã hội 42

2.2.4 Các thành phần bổ trợ - một trong những biểu hiện quan trọng của lịch sự trong lời mời 43

2.2.4.1 Thành phần bổ trợ hô gọi 43

2.2.4.2 Thành phần chào hỏi 44

2.2.4.3 Thành phần nêu lí do mời 44

2.2.4.4 Thành phần thăm dò khả năng 45

2.2.4.5 Thành phần bộc lộ 45

2.2.4.6 Kết hợp một số biểu thức 46

Trang 7

2.2.5 Một số điểm tương đồng và nét khác biệt giữa tính lịch sự của lời mời

trong tiếng Việt và tính lịch sự của lời mời trong tiếng Thái 47

2.2.5.1 Điểm tương đồng 47

2.2.5.2 Điểm khác biệt 48

KẾT LUẬN 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Cùng với sự phát triển chung của xã hội loài người, ngôn ngữ cũng ngày càng phát triển phong phú, đa dạng hơn Trong những sự phát triển đó, chúng ta phải kể đến sự xuất hiện của khái niệm lịch sự trong tương tác

Lịch sự đã xuất hiện khá lâu đời và biểu hiện trong nhiều ngôn ngữ, trong nhiều nền văn hóa khác nhau Tuy nhiên, trong những ngày đầu tiên xuất hiện, tính lịch sự chưa được quan tâm với tư cách như một khái niệm Phải đến những năm 70 của thế kỉ XIX thì khái niệm lịch sự mới được xem xét và phân tích một cách khoa học với những tên tuổi như: N.Boston và J.C.Lock Và đến một trăm năm sau, khái niệm lịch sự mới được hình thành, phát triển và trở thành mối quan tâm chú ý thường xuyên của ngành ngôn ngữ học nói chung và ngữ dụng học nói riêng

Tuy vậy, nội dung khái niệm lịch sự không chung cho tất cả các nền văn hóa Tùy theo mỗi nền văn hóa, mỗi vùng văn hóa khác nhau, khái niệm lịch sự lại được hiểu theo những cách không giống nhau Theo các tài liệu đã chứng minh, văn hóa phương Tây coi lịch sự như một chiến lược giao tiếp Đó là những cách thức ứng xử bằng ngôn ngữ khôn khéo, tránh áp đặt và xúc phạm đến đối tượng tham gia giao tiếp nhằm nâng cao hiệu quả trong tương tác Văn hóa phương Đông lại hiểu khái niệm lịch sự ở phương diện khác Lịch sự được biểu hiện ở các hành vi có tính lễ độ, chịu sự chi phối của những quy tắc tương tác nhất định Hiểu theo nghĩa này, lịch sự được coi như những chuẩn mực xã hội Bên cạnh

đó, có một số nhà nghiên cứu lại nhận định lịch sự là sự dung hợp giữa lịch sự chuẩn mực và lịch sự chiến lược Hay nói cách khác, đó là sự kết hợp hài hòa giữa các cách ứng xử khéo léo, khiêm nhường, lễ phép và đúng mực

Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, cùng với đó là giao tiếp cũng ngày càng được mở rộng Càng ngày, người ta càng muốn nâng cao hiệu quả giao tiếp

và lịch sự là một trong những nhân tố góp phần đáng kể vào việc nâng cao hiệu quả đó Trong hội thoại, con người chúng ta ai cũng muốn được tôn trọng và giữ thể diện Do vậy, việc cân nhắc lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ trong giao tiếp của mỗi cá nhân để đạt được hiệu quả là điều không đơn giản Dựa vào hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, những người tham gia giao tiếp cần có những cách thức phù hợp để tránh đe dọa đến thể diện của người đối thoại cũng như thể diện của mình Trong giao tiếp, lời mời là một trong những nghi thức lời nói rất quan trọng Vậy mời như thế nào để đảm bảo sự khéo léo, tế nhị, lịch sự? Điều đó đòi

Trang 9

hỏi ở người nói sự tính toán để đưa ra chiến lược giao tiếp phù hợp nhằm đảm bảo được thể diện của mình, đồng thời làm hài lòng và nâng cao thể diện của người nghe Tùy thuộc vào ngữ cảnh và quan hệ liên nhân giữa các đối tượng

mà người nói có thể vận dụng các chiến lược giao tiếp một cách linh hoạt sao cho đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất

Là hành vi ngôn ngữ, cũng như mọi hành vi khác của con người, hành vi mời vừa mang tính phổ quát vừa mang tính đặc ngữ, chịu sự chi phối sâu sắc của văn hóa dân tộc Việc tìm hiểu tính lịch sự trong lời mời ngôn ngữ Việt – Thái sẽ góp phần bổ sung vào vốn hiểu biết của chúng ta những tri thức về văn hóa của dân tộc Việt và dân tộc Thái Đồng thời, việc tìm hiểu đó sẽ giúp chúng

ta khám phá ra những điểm tương đồng và khác biệt về tính lịch sự trong văn hóa của hai dân tộc này thể hiện qua “lời mời”

Tính đến nay, ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về lịch sự và lời mời Tuy nhiên, chưa có một công trình nào chuyên biệt nghiên cứu về tính lịch sự trong lời mời ngôn ngữ Việt – Thái

Với tất cả những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu tính lịch

sự của lời mời trong ngôn ngữ Việt - Thái”

2 Lịch sử vấn đề

Vấn đề lịch sự trong giao tiếp từ lâu đã được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu về ngữ dụng học Ngày nay, lịch sự càng được nhiều người quan tâm và có một vị trí rõ nét trong giao tiếp Bởi vì, nhờ lịch sự trong giao tiếp, chúng ta có thể đạt được những điều chúng ta mong muốn một cách tốt nhất

Hiện nay, khi nghiên cứu về lịch sự, trên thế giới đang tồn tại ba khuynh hướng chính Các khuynh hướng này dựa trên những cứ liệu văn hóa khác nhau của các dân tộc khác nhau trên thế giới Tuy mục đích và phương pháp nghiên cứu không giống nhau, nhưng kết quả nghiên cứu của các tác giả đều thừa nhận lịch sự là một hiện tượng xã hội, có tính phổ quát cho mọi cộng đồng

R.Lakoff đưa ra ba quy tắc khác nhau về lịch sự để đối tượng tham gia giao tiếp có thể lựa chọn, sử dụng để thể hiện lịch sự Theo tác giả này thì những hành động lịch sự hay bất lịch sự đều gắn với bối cảnh giao tiếp cụ thể

Leech cho rằng, lịch sự gắn với quan hệ liên nhân trong tương tác Nhìn chung, sáu tiêu chí lịch sự của Leech gần gũi với kết cấu các nguyên tắc hội thoại của Grice Leech cũng lưu ý rằng, một số hành động cố hữu mang tính

Trang 10

chất bất lịch sự như: ra lệnh, sai bảo, yêu cầu, khuyên răn,… và có hành động mang bản chất lịch sự như hành động khen tặng

Brown và Levinson là hai tác giả có những đóng góp to lớn trong lĩnh vực nghiên cứu về lịch sự Quan điểm của hai tác giả này hiện nay được xem là nhất quán, có ảnh hưởng rộng rãi nhất, có hiệu quả cao nhất đối với nghiên cứu về phép lịch sự Hai tác giả này đưa ra bốn định hướng trong sự phân định hành động tự thân có thể làm ảnh hưởng, phương hại đến thể diện (Thể diện là động lực của lịch sự và lịch sự là phương tiện để bảo vệ thể diện) Brown và Levinson cho rằng đa số các hành vi ngôn ngữ đều tiềm ẩn nguy cơ đe dọa thể diện và khi giao tiếp, con người ta tìm cách hạn chế những nguy cơ đó Những hành vi này thuộc tính chiến lược lịch sự của cá nhân trong giao tiếp Lịch sự ở đây được hiểu là những toan tính cá nhân nhằm tránh áp đặt, tránh vi phạm thể diện để mỗi cá nhân thành công trong tương tác xã hội

Bên cạnh các quan điểm về lịch sự nêu trên, các nhà nghiên cứu về lịch sự dựa trên các cứ liệu văn hóa phi phương Tây lại cho rằng lịch sự không đơn thuần chỉ mang tính chiến lược cá nhân Theo Gu và Matsumoto, lịch sự phải gắn với những giá trị thuộc về giao tiếp cộng đồng xã hội hơn là những ý muốn lựa chọn tự do của cá nhân trong giao tiếp Có nghĩa là lịch sự phải tuân thủ các quy tắc ứng xử của xã hội và nó được coi là lịch sự chuẩn mực Mọi cá nhân tham gia giao tiếp xã hội phải tuân thủ những chế định xã hội được mọi người trong cộng đồng xã hội thừa nhận mới được coi là lịch sự

Ngoài ra, một khuynh hướng nghiên cứu khác lại cho rằng lịch sự là sự kết hợp giữa quan niệm lịch sự chiến lược và quan niệm lịch sự chuẩn mực Hai tác giả lớn tiêu biểu cho khuynh hướng này là Hill và Kasper

Ở Việt Nam, vấn đề lịch sự cũng được nghiên cứu một cách cụ thể và đạt được những thành tựu đáng quan tâm Hai tác giả Vũ Thị Thanh Hương và Vũ Tiến Dũng đã đưa ra những kết luận về nội dung của lịch sự theo quan niệm của người Việt Đó là, coi lịch sự vừa là chiến lược cá nhân, vừa là chuẩn mực xã hội Các tác giả đã xác định rõ tầm quan trọng của lịch sự trong giao tiếp Các công trình nghiên cứu đã đưa ra được những kết luận bước đầu về khái niệm lịch

sự trong tiếng Việt và đi sâu hơn nữa là tìm hiểu về lịch sự trong giới tính, trong các hành động nói Những công trình đó đã góp phần định hướng cho việc tìm hiểu về lịch sự trong giao tiếp cho các công trình nghiên cứu tiếp theo

Bên cạnh đó, tính lịch sự của lời mời cũng đã được một số tác giả đề cập đến Chẳng hạn như tác giả Nguyễn Thị Thu Thuỷ đã đề cập đến tính lịch sự của

Trang 11

lời mời trong luận văn thạc sĩ “Lịch sự của lời mời và cách thức từ chối lời mời trong giao tiếp tiếng Việt”

Kết quả nghiên cứu của khóa luận nếu có tính khả chấp sẽ là tư liệu phục

vụ cho việc tìm hiểu văn hóa, ngôn ngữ của dân tộc Việt, dân tộc Thái mà hẹp hơn là tính lịch sự thể hiện qua lời mời trong giao tiếp của hai dân tộc này, đồng thời góp phần rèn luyện, nâng cao năng lực ngôn ngữ cho mỗi cá nhân

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Tìm hiểu về tính lịch sự của lời mời trong ngôn ngữ Việt - Thái

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Khảo sát việc sử dụng lời mời trong giao tiếp tiếng Việt và trong giao tiếp tiếng Thái ở huyện Mường Ảng, huyện Tuần Giáo,…thuộc tỉnh Điện Biên

Trang 12

5 Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu

5.1 Phương pháp nghiên cứu

5.1.1 Phương pháp khảo sát, thống kê

Phương pháp khảo sát được sử dụng để tiến hành để khảo sát các tài liệu liên quan đến đề tài và sau đó thống kê lại toàn bộ nội dung đã khảo sát Phương pháp này giúp chúng ta sử dụng được nhiều nguồn ngữ liệu một cách có hiệu quả và giúp chúng ta biết được vấn đề nào đầy đủ hay còn thiếu sót để bổ sung

và hoàn chỉnh

5.1.2 Phương pháp miêu tả, phân tích

Phương pháp này được sử dụng sau khi đã khảo sát và thống kê nguồn ngữ liệu mà khoá luận quan tâm, nghiên cứu Thao tác miêu tả, giúp nhận dạng đúng đối tượng và và sau đó phân tích để hiểu rõ về đối tượng một cách đầy đủ, cụ thể

và chi tiết nhất

5.1.3 Phương pháp hệ thống

Phương pháp hệ thống giúp ta kiểm tra toàn bộ những nội dung đã tiến hành khảo sát, thống kê nhằm giúp kiểm soát được chính xác nội dung miêu tả, phân tích đã đạt được và căn cứ vào đó để chỉnh sửa, bổ sung nếu cần, tránh được những kết luận thiếu nhất quán

5.1.4 Phương pháp phân tích, quy nạp

Phương pháp này giúp khoá luận tổng hợp tất cả những nội dung đã thực hiện ở trên rồi khái quát lại giúp cho các kết luận của khoá luận có căn cứ khách quan, khoa học

5.1.5 Phương pháp so sánh, đối chiếu

Phương pháp so sánh đối chiếu được chúng tôi sử dụng để so sánh tính lịch

sự trong lời mời ngôn ngữ Việt và tính lịch sự trong lời mời ngôn ngữ Thái Trên cơ sở đó, chỉ ra những điểm tương đồng và những nét khác biệt về tính lịch

sự trong lời mời hai ngôn ngữ này

5.1.6 Phương pháp phân tích diễn ngôn

Đây là phương pháp phân tích các phát ngôn ngắm với mỗi tình huống giao tiếp để mã hóa được ý nghĩa của phát ngôn đó ngắn với một tình huống giao tiếp

cụ thể

Trang 13

5.2 Nguồn ngữ liệu

Khoá luận được thực hiện dựa trên nguồn ngữ liệu là lời ăn tiếng nói hàng ngày của người Việt và người dân tộc Thái trong khu vực huyện Mường Ảng, huyện Tuần Giáo,… thuộc tỉnh Điện Biên mà chúng tôi ghi chép được

6 Cấu trúc khóa luận

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, cấu trúc khoá luận gồm hai chương cụ thể:

Chương 1 Cơ sở lí luận

Chương 2 Tính lịch sự của lời mời trong ngôn ngữ Việt - Thái

Trang 14

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Lí thuyết về hành vi ngôn ngữ

Hành vi (hay còn gọi là hành động) là toàn bộ nói chung các phản ứng, cách cư xử biểu hiện ra ngoài của một người trong một hoàn cảnh cụ thể, nhất định [22]

Trong cuộc sống hàng ngày, dưới sự điều khiển của tư duy, con người có hai hoạt động dễ nhận thấy là “nói” (speak) và “làm” (do) Và từ trước tới nay, trong quan niệm của nhiều người thì thường đối lập giữa “nói” và “làm” Thậm chí, người Việt Nam chúng ta còn quan niệm “nói” và “làm” là hai phạm trù khác hẳn nhau Chính vì vậy, dân gian ta thường có câu: “Nói một đằng làm một nẻo” hay “Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa”… Như vậy,

có thể thấy theo nhận thức thông thường, người ta quan niệm “đi”, “đứng”, “ăn”,

“uống”… mới là hành động, còn “nói” thì không được xếp vào chuỗi hành động Tuy nhiên, thực tế đã xác nhận rằng “nói” cũng là một hành động (Act) Đó là hành động dùng ngôn ngữ để biểu hiện, diễn tả một thông báo gì đó Hoạt động lời nói là một phần, một dạng trong đời sống của con người Nghiên cứu về hành

vi ngôn ngữ cũng có nhiều công trình khác nhau và đã có những kết luận khoa học quan trọng

1.1.1 Lí thuyết về hành vi ngôn ngữ của Austin

J.L.Austin – một nhà triết học người Anh là người xây dựng và đặt nền móng cho lí thuyết hành vi ngôn ngữ Năm 1955, tại trường đại học tổng hợp Harvard (Mĩ), ông đã trình bày 12 chuyên đề Những chuyên đề này, năm 1962 (tức hai năm sau ngày ông mất) đã được tập hợp lại xuất bản thành sách với nhan đề “How to do things with words” (có thể tạm dịch là: Hành động như thế nào bằng lời nói) Vào năm 1970, cuốn sách này được dịch sang tiếng Pháp với nhan đề “Quand dire c′est faire” (khi nói tức là làm).[5]

Austin đã phân biệt phát ngôn khảo nghiệm và phát ngôn ngữ vi Từ đó, phát hiện ra bản chất của ngôn ngữ và gọi hành vi ngôn ngữ là hành vi nói năng Theo Austin, khi chúng ta nói năng tức là chúng ta hành động; chúng ta thực hiện một hành vi đặc biệt mà phương tiện là ngôn ngữ Theo ông, có ba loại hành vi ngôn ngữ trong một phát ngôn là: Hành vi tạo lời (Locutionary act), hành vi mượn lời (Perlocutionary act), hành vi ở lời (Illocutionary act)

1.1.1.1 Hành vi tạo lời (Locutionary act)

Hành vi tạo lời là hành vi sử dụng các yếu tố ngôn ngữ như: âm, từ, các

Trang 15

kiểu kết hợp từ thành câu,… để tạo ra một phát ngôn hoàn chỉnh về nội dung và hình thức Chẳng hạn, khi ta nói:

(1) Hôm nay, thời tiết đẹp quá!

thì ta sử dụng các từ: Hôm nay, thời tiết, đẹp, quá và các quy tắc đặt câu của

tiếng Việt như: Chủ ngữ đặt ngay trước vị ngữ, trạng ngữ chỉ thời gian đặt ngay

trước nòng cốt câu, phụ từ quá đặt sau tính từ trung tâm và bổ sung ý nghĩa thang độ cho tính từ đẹp

Trong thực tế, nếu như một người gặp khó khăn trong việc phát âm các từ

để tạo ra một phát ngôn có nghĩa trong một ngôn ngữ như người nước ngoài nói tiếng Việt hay người ngắn lưỡi thì khó có thể thành công trong hành vi tạo lời Chẳng hạn, một người nước ngoài nói tiếng Việt thường sẽ nói là:

1.1.1.2 Hành vi mượn lời (Perlocution act)

Hành vi mượn lời là những hành vi “mượn” phương tiện ngôn ngữ, nói cho đúng hơn là mượn các phát ngôn để gây ra một hiệu quả ngôn ngữ nào đó ở người nghe hoặc ở chính người nói Hay nói cách khác là bằng hành động nói ra một câu nói, người nói có thể gây ra ở người nghe những hiệu quả, tác động tâm

lí, sinh lí, vật lí phù hợp hay không phù hợp với ý muốn của mình Như vậy, người nói đã thực hiện hành vi mượn lời

vi ở lời (như vùng vằng, gắt gỏng, bực tức, càu nhàu, khó chịu khi nghe lệnh) Những hiệu quả mượn lời nhiều khi rất phân tán, mơ hồ và không thể tính toán

Trang 16

được (khó kiểm soát) Chúng không có tính quy ước (trừ những hành vi mượn lời đích của hành vi ở lời) [5]

1.1.1.3 Hành vi ở lời (Illocutionary act)

Hành vi ở lời là những hành vi người nói thực hiện ngay khi nói năng Hiệu quả của chúng là những hiệu quả thuộc ngôn ngữ, có nghĩa là chúng gây ra một phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nhận Có rất nhiều hành vi ở lời như: hỏi, yêu cầu, ra lệnh, mời, hứa hẹn,… [5] Chẳng hạn, khi chúng ta hỏi

ai về một điều gì đó thì người được hỏi có nhiệm vụ trả lời chúng ta, cho dù phải trả lời rằng không biết Nếu không trả lời hoặc không đáp lại câu hỏi, người nghe sẽ bị xem là không lịch sự

Một đặc điểm nổi bật của hành vi ở lời là nó làm thay đổi tư cách pháp nhân của người đối thoại Chúng đặt người nói, người nghe vào những nghĩa vụ và quyền lợi mới so với tình trạng của họ trước khi thực hiện hành vi ở lời đó [5] Bên cạnh đó, hành vi ở lời còn có các đặc điểm như: có ý định (có đích tại lời), có quy ước và thể chế Mặc dù, quy ước và thể chế của chúng không hiển ngôn mà quy tắc vận hành chúng được cộng đồng ngôn ngữ tuân theo một cách không tự giác Có thể nói, nắm được ngôn ngữ không chỉ là nắm được ngữ nghĩa, âm, từ ngữ, câu của ngôn ngữ đó mà còn là nắm được các quy tắc điều khiển hành vi ở lời trong ngôn ngữ đó sao cho đúng lúc, đúng chỗ, thích hợp với ngữ cảnh, thích hợp với “phông văn hóa” của dân tộc đó Chẳng hạn: Trong một cuộc liên hoan giữa các bạn sinh viên quốc tế cùng một kí túc xá tại Úc, một bạn nữ sinh người Việt mặc chiếc áo dài trắng, chiếc áo dài ôm gọn lấy tấm thân thon lẳn của cô Cô vừa bước vào phòng tiệc thì Paul – anh bạn người Úc ở cùng tầng với cô, anh nhìn cô với đôi mắt mở to và thốt lên:

(3) Thu, you look really sexy to day!

(Thu, hôm nay trông cậu thật gợi tình quá!)

Thu trợn tròn mắt, mặt đỏ lự, cô lao vội về phòng mình và cảm thấy rất

xấu hổ [13]

Như vậy, trong văn hóa Anh, Mĩ, Úc, đặc biệt đối với giới trẻ thì sexy

không phải là một cái gì phải bưng bít Do vậy, Paul bảo Thu trông thật gợi tình

được hiểu là một lời khen Trong khi đối với văn hóa Việt, sexy vẫn là một điều

cấm kị (Taboo) Và Thu hiểu câu nói của Paul như một sự xúc phạm [13]

Hay như trong xã hội Việt Nam nói riêng, xã hội Á Đông nói chung thì khi ta hỏi một ai đó (Sp2) về tuổi tác, về tình trạng hôn nhân là được phép, là tỏ

Trang 17

sự quan tâm của người hỏi với người được hỏi Nhưng trái lại, hỏi về những khía cạnh đó ở xã hội phương Tây lại bị xem là không lịch sự, là tò mò, “dí mũi” vào đời tư của người khác [5]

Lí thuyết hành vi ngôn ngữ liên quan chủ yếu tới các hành vi ở lời Người

ta cố gắng để làm sao truyền đạt được nhiều hơn cái người ta nói Vì thế, trong

ba loại hành vi ngôn ngữ ở trên thì hành vi ở lời được thảo luận nhiều nhất

1.1.1.4 Phát ngôn khảo nghiệm và phát ngôn ngữ vi

Phát ngôn ngữ vi là phát ngôn – sản phẩm của một hành vi ở lời nào đó khi hành vi này được thực hiện một cách trực tiếp chân thực Phát ngôn ngữ vi có một kết cấu lõi đặc trưng cho hành vi ở lời tạo ra nó Kết cấu lõi được gọi là biểu thức ngữ vi Chẳng hạn, chúng ta có phát ngôn ngữ vi:

(4) Xin thầy cứ yên tâm, em sẽ cố gắng hoàn thành tốt khóa luận

Phát ngôn trên có biểu thức ngữ vi nguyên cấp là: Em sẽ cố gắng hoàn

thành tốt khóa luận và một thành phần mở rộng cho hành vi cầu khiến tạo ra xin thầy cứ yên tâm

Biểu thức ngữ vi là những thể thức nói năng đặc trưng cho một hành vi ở lời Austin phân biệt hai loại biểu thức ngữ vi Đó là biểu thức ngữ vi nguyên cấp (primary) hay hàm ẩn (Impilicit) và biểu thức ngữ vi tường minh (Explixit) Biểu thức ngữ vi nguyên cấp là biểu thức không có động từ ngữ vi nhằm thực hiện một hiệu lực ở lời qua một hành vi nào đó Biểu thức ngữ vi tường minh là biểu thức có chứa động từ ngữ vi nhằm thực hiện một hành vi ở lời nào

đó như: mời, chào, xin lỗi, cảm ơn,…

1.1.1.5 Động từ ngữ vi

Động từ ngữ vi là động từ mà khi phát âm ra cùng với biểu thức ngữ vi (có khi không cần biểu thức ngữ vi đi kèm) là lời nói thực hiện ngay các hành vi ở lời do chúng ta biểu thị Trong trường hợp xin lỗi, mời, cảm ơn, chúng ta thực

hiện hành vi xin lỗi, mời, cảm ơn chỉ bằng động từ ngữ vi chứ không phải là

biểu thức ngữ vi

Austin cho rằng, động từ ngữ vi chỉ được dùng trong chức năng ngữ vi (có hiệu lực ngữ vi) khi trong phát ngôn, nó được dùng ở ngôi thứ nhất (người nói Sp1), thời hiện tại, thể chủ động, thức thực thi

Ví dụ: (5) Tôi cảm ơn anh

trong phát ngôn này, Sp1 thực hiện ngay hành vi cảm ơn bằng động từ ngữ vi

Trang 18

cảm ơn, bởi người nói là tôi – ngôi thứ nhất số ít, động từ cảm ơn được dùng ở

thời hiện tại, thể chủ động, thức thực thi

1.1.1.6 Phân loại các hành vi ngôn ngữ theo Austin

Austin là người thử nghiệm thực hiện việc phân loại hành vi ngôn ngữ và

đã xếp chúng vào 5 phạm trù: 1.Phán xử; 2.Hành xử; 3.Cam kết; 4.Trình bày; 5.Ứng xử

1.1.2 Lí thuyết hành vi ngôn ngữ của Searle

Với công trình Speech acts (hành vi ngôn ngữ) (1969), Searle được công

nhận là người có vị trí đặc biệt trong sự phát triển lí thuyết hành vi ngôn ngữ

1.1.2.1 Điều kiện sử dụng các hành vi ở lời theo Searle

Trên cơ sở phân tích một hành vi ở lời (hành vi “hứa” trong tiếng Anh), Searle điều chỉnh lại, bổ sung vào những điều kiện may mắn của Austin và gọi

chúng là điều kiện sử dụng hay điều kiện thỏa mãn Mỗi hành vi ở lời đòi hỏi phải

có một hệ thống những điều kiện gọi là những quy tắc (Rules) để cho việc thực hiện nó đạt hiệu quả đúng với đích của nó Mỗi điều kiện là một điều kiện cần và toàn bộ hệ điều kiện là điều kiện đủ Theo Searle, có tất cả bốn điều kiện sử dụng hành vi ở lời Đó là: a.Điều kiện nội dung mệnh đề; b.Điều kiện chuẩn bị; c.Điều kiện chân thành; d.Điều kiện căn bản Mỗi điều kiện sử dụng lại biểu hiện khác nhau, tùy theo từng phạm trù, từng loại và từng hành vi ở lời cụ thể [6]

1.1.2.2 Phân loại hành vi ngôn ngữ theo Searle

Searle liệt kê 12 điểm khác biệt giữa các hành vi ngôn ngữ có thể được sử dụng làm tiêu chí phân loại như sau:

a Đích ở lời

Ví dụ: (6) Mẹ giúp con trông nhà trong thời gian con đi vắng nhé!

Ví dụ trên là một thỉnh cầu, lời thỉnh cầu đó hướng tới việc đưa Sp2 đến việc thực hiện một điều gì đó

b Hướng khớp ghép với lời hiện thực mà có thể đề cập đến

Ví dụ, trần thuật có hướng khớp ghép lời – hiện thực Vì giá trị đúng - sai

mà nó đưa ra được xác định trên cơ sở lời miêu tả có phù hợp hay không với sự vật được nói đến

c Trạng thái tâm lí được thể hiện

Ví dụ: (7) Anh hứa từ nay anh sẽ không hút thuốc lá nữa

Trang 19

Trong ví dụ trên, lời hứa thể hiện ý định của Sp1 thực hiện điều gì đó

d Sức mạnh và đích được bày ra

Ví dụ: (8) Tôi nhấn mạnh rằng mức độ mạnh hơn là Tôi xin gợi ý rằng

e Tính quan yếu của mối quan hệ liên cá nhân giữa Sp1 và Sp2

f Định hướng

Ví dụ: (9) Tớ mua cái áo khoác này hết hai triệu

Ví dụ: (10) Đừng khóc nữa, chuyện gì rồi cũng sẽ có cách giải quyết mà!

Trong hai ví dụ trên, ta thấy ở ví dụ (9) hướng vào Sp1 (khoe, than vãn), ở

ví dụ (10) hướng vào Sp2 (lời động viên, an ủi)

g Câu hỏi và trả lời là hai thành phần của một cặp kế cận còn sai bảo thì không

Ví dụ: (11) Sp1: Anh đã đọc “Cuốn theo chiều gió” chưa?

Sp2: Tôi đọc rồi

h Nội dung mệnh đề

Sp2 thực hiện A (tức là một hành vi nào đó) là đặc trưng của nội dung mệnh đề sai bảo, còn Sp1 thực hiện A là hứa hẹn

i Hứa hẹn chỉ có thể thực hiện bằng lời

Điều này khác với xin lỗi hoặc cảm ơn, có thể thực hiện bằng cả những hành vi ngoài lời

k Đặt tên thánh và rút phép thông công

Đặt tên thánh và rút phép thông công đòi hỏi phải có thể chế xã hội mới có hiệu lực, nhưng trần thuật thì không đòi hỏi như vậy

m Không phải tất cả các tác động từ gọi tên hành vi ở lời đều là động từ ngữ vi

Ví dụ: (12) Việc khoe và dọa không phải là động từ ngữ vi

Ví dụ: (13) Công bố và thổ lộ khác nhau ở phong cách thực hiện

Searle đã dùng bốn trong 12 tiêu chí trên để phân lập 5 loại hành vi ở lời

Đó là, dựa vào các tiêu chí đích ở lời, tiêu chí khớp – ghép, trạng thái tâm lí và tiêu chí nội dung mệnh đề, Searle phân lập 5 loại hành vi ở lời như: tái hiện, điều khiển, biểu cảm, tuyên bố

Trang 20

1.1.3 Hành vi ngôn ngữ trực tiếp và hành vi ngôn ngữ gián tiếp

1.1.3.1 Hành vi ngôn ngữ trực tiếp

Trong các hành vi ngôn ngữ chân thực (hành vi ở lời), ta thấy những hành

vi ngôn ngữ được thực hiện đúng với đích ở lời, đúng với điều kiện sử dụng của chúng Đây là hành vi ngôn ngữ trực tiếp Hành vi ngôn ngữ trực tiếp hướng phát ngôn tới một mục đích duy nhất

Ví dụ: (14) Khi ta nói:

Mai đi họp lớp

Như vậy, ta thực hiện một hành vi thông báo là mai đi họp lớp mà ta không

có mục đích gì khác ngoài đích thông báo nội dung trên

Hay như :

Ví dụ : (15)

Hôm nay là ngày mùng mấy âm lịch nhỉ?

Khi hỏi câu hỏi này, người hỏi muốn biết thông tin về thời gian cụ thể là

hôm nay là mùng mấy âm lịch

Hành vi ở lời là hành vi được thực hiện ngay trong lời nói và bằng việc sử dụng ngôn ngữ, phát ngôn Hiệu quả ngôn ngữ có nghĩa là chúng gây ra một phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nhận Chúng thường có những động từ ngữ vi tương ứng để gọi tên (hỏi, mời, chào, chúc, khuyên, ra lệnh, khẳng định, )

1.1.3.2 Hành vi ngôn ngữ gián tiếp

Trong thực tế giao tiếp, một phát ngôn không phải chỉ có một đích ở lời mà

“đại bộ phận các phát ngôn được xem như là một hiện thực đồng thời một số hành vi Trong hội thoại, những người tham gia sử dụng ngôn ngữ để thuyết giải cho nhau ý nghĩa của các sự kiện hiện hữu hay tiềm ẩn, vây bọc chung quanh họ, từ đó rút ra những hệ quả cho những hành vi đã qua hoặc sẽ tới của họ” Hiện tượng người giao tiếp sử dụng trên bề mặt hành vi ở lời này nhưng lại nhằm hiệu quả của một hành vi ở lời khác được gọi là hiện tượng sử dụng hành

vi ngôn ngữ theo lối gián tiếp Một hành vi được sử dụng gián tiếp là một hành

vi trong đó người nói thực hiện hành vi ở lời này nhưng lại nhằm làm cho người nghe dựa vào những hiểu biết ngôn ngữ và ngoài ngôn ngữ chung cho cả hai người, suy ra hiệu lực ở lời của một hành vi khác

Trang 21

Ví dụ : (16)

a Khi một nhóm bạn nam đến phòng nữ ở kí túc xá sinh viên, đã 22h mà các bạn nam vẫn chưa về

Lan 1 (Một cô gái trong phòng hỏi một cô bạn)

- Mấy giờ rồi ấy nhỉ ?

Duyệt 1 (bạn trai)

- Thôi bọn này về nhé

Hồng (cô gái khác trong phòng)

- Sao vội về thế, ngồi chơi đã

ra “có người đuổi rồi” Chúng ta nói hành vi ở lời “đuổi khéo” là hành vi ở lời gián tiếp

Ở ví dụ b, con 1 dùng hành vi ở lời trực tiếp là thông báo nhưng gián tiếp là “đòi ” (mẹ mua kem cho mình) Lời đáp của mẹ trực tiếp là đánh giá nhưng gián tiếp là hành vi ở lời “từ chối” (lời đòi hỏi của con) hoặc giả là “hoãn” việc thực hiện điều mình đã cam kết với con

Trang 22

Các hành vi ngôn ngữ gián tiếp là một trong những phương thức tạo ra tính

mơ hồ về nghĩa trong lời nói Tuy nhiên, không phải tùy tiện muốn dùng hành vi

ở lời nào để tạo ra hành vi ở lời gián tiếp nào cũng được Quy tắc sử dụng gián tiếp các hành vi ở lời hoặc vấn đề một hành vi ở lời (trực tiếp) có thể được dùng

để tạo ra những hành vi gián tiếp nào là vấn đề chưa được giải quyết đến nơi đến chốn Có thể nói, hiệu lực ở lời gián tiếp là cái thêm vào cho hiệu lực ở lời trực tiếp Muốn nhận biết được hiệu lực ở lời gián tiếp thì người nghe trước hết phải nhận biết được hiệu lực ở lời hành vi ngôn ngữ trực tiếp

Vì phần lớn các hành vi ở lời, hành vi nào cũng được dùng gián tiếp, cho nên muốn sử dụng và nhận biết được các hành vi ở lời gián tiếp thì phải biết tất

cả các hành vi ở lời Nhận biết được hành vi ở lời gián tiếp là kết quả của hoạt động suy ý từ hành vi trực tiếp nghe được (đọc được)

1.2 Lí thuyết hội thoại

Ngôn ngữ là công cụ quan trọng nhất của con người Trong giao tiếp, có giao tiếp một chiều và giao tiếp hai chiều Giao tiếp một chiều là độc thoại, tức

là chỉ có một bên nói, bên kia tiếp nhận (mệnh lệnh quân sự, diễn văn, ) Trong giao tiếp hai chiều thì bên này nói, bên kia nghe và phản hồi trở lại Lúc vai trò hai bên thay đổi, bên nghe trở thành bên nói và bên nói trở thành bên nghe Đó

là hội thoại

1.2.1 Khái niệm cuộc thoại

Cuộc thoại là một lần nói chuyện, trao đổi giữa những cá nhân, ít nhất là hai người Cuộc thoại ngắn là những cặp thoại chỉ chứa một cặp câu như : Chào – chào, hỏi đáp, đề nghị - đồng ý, ra lệnh – nhận lệnh, dài, là những thương lượng về một hợp đồng kinh doanh, sản xuất hay hợp tác văn hóa, nghệ thuật, khoa học, Đó là chưa kể cuộc đàm phán giữa hai quốc gia về biên giới, về kinh

tế, chính trị,

1.2.2 Những đặc điểm khái quát của một cuộc thoại

Quan điểm của các nhà triết học duy vật biện chứng cho rằng : Bất kì một

sự vật, hiện tượng nào cũng bao gồm có hai mặt là mặt nội dung và mặt hình thức Nghiên cứu về cuộc thoại, các nhà ngôn ngữ chỉ ra đặc điểm của một cuộc thoại bao gồm những đặc điểm nội tại và những đặc điểm ngoại tại Trong đó, những đặc điểm nội tại bao gồm : sự tương tác qua lại, sự liên kết, tính mục đích

và việc tôn trọng nguyên lí hội thoại Đặc điểm ngoại tại được thể hiện qua số lượng, quan hệ và chu cảnh

Trang 23

1.2.3 Cấu trúc một cuộc thoại

Trong một cuộc nói chuyện, người ta có thể trao đổi hết vấn đề này sang vấn đề khác, nhưng bao giờ cũng có lúc bắt đầu và lúc kết thúc Chúng làm nên ranh giới một cuộc thoại Lúc bắt đầu được gọi là mở thoại, luôn luôn do một bên chủ động Lúc kết thúc cũng do một bên chủ động đề ra, gọi là kết thoại (closing) Giữa phần mở thoại và kết thoại là phần trung tâm cuộc thoại, gọi là phần thân thoại Như vậy, cấu trúc một cuộc thoại bao gồm : mở thoại – thân thoại – kết thoại

1.2.4 Các nguyên tắc hội thoại

Nghiên cứu về các nguyên tắc hội thoại, các nhà ngôn ngữ học đã thống nhất ở ba nguyên tắc là : a.Luân phiên lượt lời ; b.Nguyên tắc cộng tác hội thoại ; c.Nguyên tắc tôn trọng thể diện của những người tham gia hội thoại ; nguyên tắc khiêm tốn

1.3 Lí thuyết lịch sự

1.3.1 Khái niệm lịch sự

Lịch sự là có thái độ nhã nhặn, lễ độ khi tiếp xúc, phù hợp với quan niệm

và phép tắc xã giao của xã hội [22]

Từ “lịch sự” được dùng trong nhiều ngôn ngữ từ xa xưa Ở Việt Nam, lịch

sự bắt nguồn trong các chế định về “ lễ ” và được hiểu rất rộng Lễ bao gồm mọi cách xử sự trong một xã hội có tổ chức, nhất là xã hội phong kiến Chịu ảnh hưởng của phong kiến Trung Hoa, tại Việt Nam, lễ được chế định thành những

phương châm xử thế Kẻ bề tôi phải trung thành với vua đến mức : Quân xử

thần tử, thần bất tử bất trung (vua khiến bề tôi chết, bề tôi không chết là không

trung thành với vua) và nếu bất trung thì có chế tài xử phạt Người thuộc nữ giới

phải giữ ba điều theo (tam tòng) rất nghiệt ngã : Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng

phu, phu tử tòng tử (ở nhà phải nghe theo bố, đi lấy chồng phải nghe theo chồng,

chồng chết phải nghe theo con) Cho đến cách ăn mặc cũng phải y phục xứng kì

đức (áo quần phải ngang tầm đức độ) Nói năng thì tự xưng mình phải khiêm

tốn, gọi người phải tôn trọng Nhìn chung, lịch sự ngày xưa là những quy định

xã hội do những người có quyền uy đặt ra và mọi người phải tuân theo Sự phát triển của xã hội cho thấy về sau lịch sự mới biến dần thành một nhu cầu xã hội trong đời thường và nổi lên tính lịch sự trong giao tiếp bằng ngôn từ [9]

Lịch sự trong giao tiếp bằng ngôn từ thể hiện rõ nhất trong các hội thoại – thoại quy thức (formal) như giữa các quan chức ngoại giao tại một cuộc thương

Trang 24

nghị và thoại phi quy thức (informal) như cuộc trò chuyện giữa những người đồng nghiệp, đồng học trong giờ nghỉ, ở quán nước, [9]

Hội thọai là sự kiện nói diễn ra thường xuyên trong sinh hoạt đời thường của con người Muốn cho một cuộc thoại thành công, mỗi bên hội thoại cần tuân thủ những nguyên tắc nhất định trong hội thoại Nhiều nhà nghiên cứu về ngữ dụng học cho rằng những nguyên tắc cộng tác (cooperative principle) và nguyên tắc lịch sự (principle of politeness) [9] Những nguyên tắc này “…chi phối, tác động mạnh mẽ tới quá trình hội thoại cho phép giải thích những hàm ý ở mỗi lượt lời, những hình thức ngôn từ và cấu trúc phát ngôn trong những tình huống giao tiếp cụ thể” [6]

Ở Việt Nam, nguyên tắc lịch sự trong giao tiếp còn gọi là phép lịch sự

Phép lịch sự tác động nhiều đến việc tạo lập các phát ngôn trong quá trình giao tiếp, thậm chí nó còn góp phần vào việc có nên tiến hành giao tiếp hay không

để đảm bảo khỏi thất bại trong giao tiếp Tầm quan trọng của lịch sự to lớn đến mức hầu như các tài liệu bàn về ngữ dụng đều không thể né tránh nó Nhiều cuộc hội thảo, nhiều công trình nghiên cứu có tính chất chuyên môn và nhiều tạp chí chuyên ngành đã đề cập đến vấn đề chuyên sâu và tinh tế của

lịch sự Ngay từ năm 1987, tạp chí Language society (ngôn ngữ trong xã hội) hầu như số nào cũng có bài về phép lịch sự và cũng đã có một tuyển tập

nghiên cứu về phép lịch sự [9]

Như vậy, lịch sự ngày nay đã trở thành mối quan tâm lớn và thường xuyên của ngữ dụng học Nhiều nhà nghiên cứu Âu – Mĩ đã xây dựng nên những quan điểm tương đối về lịch sự, nâng những vấn đề thực tiễn trong giao tiếp lịch sự lên thành “lí thuyết lịch sự” (theory of politeness) theo đúng nghĩa của tên gọi này

Trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận, chúng tôi đưa ra những quan điểm nghiên cứu về phép lịch sự trên thế giới như : Quan điểm của R Lakoff, quan điểm của G.N Leech, quan điểm của P.Brown và S.Levinson và quan điểm về lịch sự của một số nhà nghiên cứu ở Việt Nam

1.3.2 Một số quan điểm về lịch sự trên thế giới

1.3.2.1 Quan điểm về lịch sự của R Lakoff

R.Lakoff nêu ra ba quy tắc lịch sự khác nhau để người nói có thể lựa chọn

và thể hiện lịch sự Các quy tắc đó là :

- Quy tắc 1: Không áp đặt (Don’t impose)

- Quy tắc 2: Để ngỏ sự lựa chọn (offer option)

Trang 25

- Quy tắc 3: Tăng cường tình cảm bằng hữu (Encourage feelings of ca maraderie)

Quy tắc 1 được dùng trong phép lịch sự quy thức (formal politeness) Quy

tắc này thích hợp với tình huống có sự khác nhau về quyền lực và địa vị giữa những người tham gia tương tác như giữa một sinh viên và chủ nhiệm khoa, giữa một công nhân nhà máy và vị phó giám đốc phụ trách nhân sự,… Không áp đặt ở đây là không áp đặt đối với H (người nghe), có nghĩa là không ngăn cản H hành động theo ý muốn của mình Trái với không áp đặt là áp đặt đối với H, có nghĩa là làm cho H không được hành động theo mong muốn của H Người nói S thực hiện lịch sự theo quy tắc không áp đặt sẽ tránh được hoặc làm giảm nhẹ sự

áp đặt bằng cách xin phép, xin lỗi H, khi buộc H làm một việc gì đó mà H không muốn làm, tránh cả những hành động khiến H xao lãng việc H đang làm hoặc điều H đang nghĩ tới Khi S đang nói với H, S cũng sẽ lựa chọn những hành động của mình để giảm đến mức tối thiểu mức độ mà S áp đặt đối với H [9] Không áp đặt cũng còn có nghĩa là không đưa ra hoặc không thỉnh cầu về những quan điểm riêng tư, tránh nhắc đến cái riêng của mỗi cá nhân như đời sống gia đình, thu nhập, thói quen,… Quy tắc này đòi hỏi chúng ta phải tránh nói những lời nói tục tằn, thô lỗ, những tiếng lóng, tiếng bản địa và thậm chí cả những ngôn ngữ cảm xúc, tránh những đề tài có tính chất kiêng kị trong cuộc thoại như các đề tài về tình yêu, về giới tính, về chính trị, tôn giáo, khó khăn trong kinh tế,

về bệnh tật, và những điều tương tự Bởi vì, chúng được xem là tính chất quá cá nhân trong những cuộc trao đổi ngoài xã hội [9]

Quy tắc 2 là quy tắc được dùng trong phép lịch sự phi quy thức (informal

politeness) Quy tắc này thích hợp với tình huống trong đó có những người tham

dự hội thoại có một sự bình đẳng gần ngang nhau về quyền lực và địa vị, nhưng không có quan hệ gần gũi nhau Chẳng hạn như mối quan hệ giữa thương nhân với khách hàng, mối quan hệ giữa hai người xa lạ ở chung phòng tại bệnh viện,… Để ngỏ sự lựa chọn cho người đối thoại có nghĩa là diễn đạt sao cho ý kiến hay lời thỉnh cầu của mình phải do H tự suy diễn ra và như vậy S sẽ không

có nguy cơ bị H phản bác hay từ chối Vì nói bằng hàm ý là một cách giúp người nói tránh trách nhiệm đối với lời mình nói ra

Như vậy, theo quy tắc này, nếu S mong muốn H thực hiện một hành động nào đó, S sẽ có lối nói làm sao cho S không buộc phải chịu trách nhiệm về hàm

ý cầu khiến của mình Ý áp đặt trong lời khẳng định hay lời lẽ thỉnh cầu của S

có thể được giảm nhẹ thông qua cách nói gián tiếp, hàm ẩn hoặc sử dụng biểu thức rào đón [9]

Trang 26

Ví dụ: (17)

Bạn đã xem xong tờ báo này chưa? [9]

Câu hỏi này có hàm ý là “Hãy vui lòng cho tôi mượn tờ báo đó”

Quy tắc 3 là quy tắc về phép lịch sự dùng trong bối cảnh bạn bè hay giữa

những người có quan hệ thân hữu Quy tắc này thích hợp khi S và H có quan hệ thân mật riêng tư với nhau Những người yêu nhau cũng mong được đối xử với nhau theo những chuẩn mực lịch sự nào đó, bằng chứng là khi hai vợ chồng, hai người yêu nhau hay những người bạn thân thiết với nhau mà chọn cách xử sự với nhau theo quy tắc của phép lịch sự quy thức thì có nghĩa là quan hệ của họ

đã thay đổi theo chiều hướng không tốt Theo quy tắc lịch sự tăng cường tình bằng hữu thì hầu như mọi đề tài đều có thể đem ra trò chuyện với nhau giữa những người thân Nói gián tiếp, nói ngụ ý không thích hợp với quy tắc lịch sự thân hữu Tương phản với phép lịch sự phi quy thức, nguyên tắc chi phối phép lịch sự thân hữu là không chỉ bày tỏ sự quan tâm thực sự đến nhau mà còn phải tin cậy nhau, thổ lộ những chi tiết về cuộc sống riêng tư, những kinh nghiệm, những cảm xúc,… của mỗi người với nhau Tính thân hữu trong lời nói được thể hiện qua những từ xưng hô thân thuộc, tiếng lóng và một vài ngữ cảnh riêng biệt còn có cả tiếng chửi thề (Abusive epithets),…

1.3.2.2 Quan điểm về lịch sự của Leech

Lí thuyết về lịch sự của Leech được trình bày rõ trong cuốn Principle of

pramatics (những nguyên lí của dụng học) Leech quan niệm lịch sự là sự bù

đắp những hao tổn, thiệt thòi do những hành động nói năng của người nói gây cho người đối thoại Lí thuyết lịch sự của Leech dựa trên khái niệm “thiệt” (cost) và “lợi” (benefit) gây ra cho người nói và người nghe, nội dung khái quát

của nó nằm ở quy tắc: tối thiểu hóa những lối nói bất lịch sự và tăng tối đa

những lời nói lịch sự [9]

Rất nhiều hành động nói chúng ta sử dụng hàng ngày tiềm tàng khả năng

đe dọa thể diện của S hoặc H hoặc có thể của cả hai Theo cách suy nghĩ thông thường, nếu S bị thua thiệt thì H sẽ được lợi và ngược lại Để có một phát ngôn lịch sự, Leech cho rằng chúng ta phải điều chỉnh mức lợi – thiệt để giữ được sự cân bằng trong tương tác Từ đó Leech định nghĩa lịch sự là sự bảo toàn sự cân bằng xã hội và quan hệ thân hữu giữa “ta” (người nói) và “người” (người nghe) Nội dung của nguyên tắc lịch sự được Leech cụ thể hóa trong 6 phương châm giao tiếp lịch sự như sau:

Trang 27

1 Phương châm khéo léo (tact maxim)

Giảm đến tối thiểu những điều thiệt và tăng tối đa những điều lợi cho “người”

2 Phương châm hào hiệp (gerenosity maxim)

Giảm đến tối thiểu những điều lợi và tăng tối đa những điều thiệt cho “ta”

3 Phương châm tán thưởng (approbation maxim)

Giảm đến tối thiểu những lời chê, tăng tối đa những lời khen đối với “người”

4 Phương châm khiêm tốn (modesty maxim)

Giảm đến tối thiểu việc tự khen “ta”, tăng tối đa những điều tự chê “ta”

5 Phương châm tán đồng (agreement maxim)

Giảm đến tối thiểu sự bất đồng, tăng tối đa sự đồng ý giữa “ta” với “người”

6 Phương châm cảm thông (sympathy maxim)

Giảm đến tối thiểu ác cảm, tăng tối đa thiện cảm giữa “ta” và “người” [9] Theo Leech, các phương châm trên có tính chất chuyên dụng cho những phát ngôn xác định Phương châm khéo léo, phương châm rộng rãi chuyên dụng cho hành vi cầu khiến và cam kết, còn phương châm tán thưởng chuyên dụng cho hành vi biểu cảm xác tín, các phương châm khiêm tốn, tán đồng và thiện cảm đều chuyên dụng cho hành vi xác tín

Cũng theo Leech, có những hành động ngôn trung có bản chất bất lịch sự như hành động ra lệnh và có những hành động ngôn trung có bản chất lịch sự như hành động khen tặng Hành động ra lệnh không lịch sự vì nó mang tính chất

áp đặt buộc H phải ứng xử và hành động theo chủ ý hay mong muốn của S Hành động khen tặng có bản chất lịch sự vì chúng đem lại lợi ích (vật chất hoặc tinh thần) cho H

Mức độ lịch sự của hành động ngôn trung, theo Leech, lệ thuộc vào ba nhân tố:

Thứ nhất, mức độ lịch sự phụ thuộc vào bản chất của hành động nói được thực hiện Ví dụ, hành động cầu khiến khi thực hiện, tùy thuộc vào mức độ thiệt

và lợi đối người được cầu khiến mà mức độ lịch sự cao thấp khác nhau Thang

độ thiệt và lợi của hành động cầu khiến có thể hình dung qua một số phát ngôn lấy làm ví dụ sau đây, chúng được mô hình hóa qua hình tương ứng như sau:

Trang 28

Ví dụ: (17) Mức thiệt hại Mức lịch sự

gây cho người

a Đóng cửa lại! + -

b Đưa tôi cái bút!

c Hãy dùng món bánh tuyệt vời

này đi!

d Mời bạn dùng thêm ly nữa! [9] - +

Lợi ích cho người Lịch sự hơn

Ví dụ (17a), (17b), (17c), (17d) là các phát ngôn cầu khiến mà ở đó S bắt

buộc H phải làm một việc A theo chủ định của S Việc làm đó gây cho H mức

thiệt/lợi khác nhau Cụ thể, phát ngôn (17a) là bất lịch sự vì gây cho H quá nhiều

thiệt, bắt buộc H phải làm việc “đóng cửa lại” không mấy thú vị đối với H Phát

ngôn (17b) có mức độ thiệt ít hơn phát ngôn (17a) vì đề nghị của S (có lợi cho

S) nhưng không gây cho H sự phiền phức đáng kể và vì thế lịch sự hơn phát

ngôn (17a) Phát ngôn (17c) có thể đem lại lợi cho cả S và H: “Hãy dùng món

bánh tuyệt vời này đi” (nếu H có nhu cầu) và S tỏ ra là người hào hiệp và vì thế

lịch sự hơn phát ngôn (17b) Phát ngôn (17d) là một lời cầu khiến hòa đồng:

“Mời bạn dùng thêm ly nữa!” đem lại lợi cho H và có thể gây thiệt cho S và vì

thế (17d) được đánh giá là lịch sự hơn các phát ngôn (17a), (17b), (17c)

Thứ hai, mức độ lịch sự phụ thuộc vào hình thức ngôn từ thể hiện hành

động nói Ví dụ, với bốn loại nội dung cầu khiến ở trên, độ lịch sự có thể tăng

hay giảm tùy theo cách nói trực tiếp hay gián tiếp Chẳng hạn, cách nói trực tiếp

ở ví dụ (17b) có mức độ lịch sự thấp, thế nhưng cũng với đích ngôn trung như

vậy, cách nói gián tiếp như “Chết thật, tôi lại quên mang bút rồi.” lại tỏ ra có

tính lịch sự cao hơn nhiều so với cách nói trực tiếp như đã dẫn [9]

Thứ ba, mức độ lịch sự tùy thuộc vào mức độ quan hệ giữa người cầu khiến

và người được cầu khiến Chẳng hạn, cũng với phát ngôn (17b), nếu quan hệ

giữa S và H có khoảng cách xã hội, S thấp quyền hơn H thì đó là một phát ngôn

bất lịch sự Còn nếu quan hệ giữa S và H là quan hệ thân hữu thì phát ngôn

(17b) có thể được coi là sự biểu hiện của lịch sự thân hữu [9]

Như vậy, quy tắc lịch sự của Lakoff là những cách thức chung nhất để đạt

được lịch sự nhưng chưa được cụ thể hóa bằng các chiến lược lịch sự cụ thể Mô

hình của Leech tỏ ra chi tiết hơn nhiều so với Lakoff, vì Leech đã đề xuất mức

độ lợi/thiệt, độ đo mức gián tiếp và độ đo khoảng cách xã hội cho phương châm

Trang 29

khéo léo Tuy nhiên, hệ thống này vẫn còn để lại những khoảng trống: các phương châm khác còn chưa được xác định về độ đo [9]

1.3.2.3 Quan điểm về lịch sự của Brwon và Levinson

Quan điểm về lịch sự của Brwon và Levinson được trình bày trong cuốn

Politeness – some universals in language usage (Lịch sự - một vài phổ niệm

trong sử dụng ngôn ngữ 1978/1987) Xuất phát điểm quan trọng của khái niệm

này là khái niệm thể diện (face) Brwon và Levinson định nghĩa về thể diện là:

Hình ảnh về “ta” trước cộng đồng mà mỗi thành viên muốn mình có được Hai

tác giả này đã phân biệt hai phương diện của thể diện là thể diện dương tính (Positive face) và thể diện âm tính (Nagative face) hay còn gọi là thể diện tích

cực và thể diện tiêu cực

Thể diện dương tính là sự mong muốn thân hữu (Solidarity), tức là mong

muốn của mỗi thành viên rằng những “mong muốn của mình đồng thời cũng là những mong muốn ít ra là của một số người khác”, hay nói cách khác là mong muốn hình ảnh cái tôi của mình được người khác xác nhận, bênh vực, ủng hộ

Thể diện âm tính là sự tự do hành động, là những mong muốn không bị can

thiệp, hay nói cách khác là mong muốn tôn trọng lãnh địa riêng tư, quyền tự chủ, quyền tự do hành động và từ chối

Trong một cuộc tương tác xã hội hàng ngày, người ta thường cư xử với những mong muốn rằng nhu cầu thể diện (face wants) của họ được tôn trọng Hầu hết các hành động nói trong tương tác đều tiềm tàng khả năng làm tổn hại

đến thể diện của ta (self) và người (khác) (other) Brwon và Levinson gọi những

hành động nói tiềm tàng khả năng làm tổn hại thể diện như vậy là các hành động

đe dọa thể diện (face threatening acts), viết tắt là FTA [9]

Giao tiếp là hành động liên cá nhân nhằm trao đổi thông tin hay một tư tưởng, tình cảm, một nhận thức nào đó của người nói tới người nhận Trong một cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ, các hành động ngôn trung luôn tiềm ẩn nguy cơ

đe dọa thể diện Để giữ thể diện cho người nhận (mà cũng là giữ thể diện cho người nói), người nói phải tìm cách làm dịu tác động đe dọa thể diện của hành

động ngôn trung bằng những hành động mà Brwon và Levinson gọi là hành

động giữ thể diện (face saving acts)

Brwon và Levinson miêu tả lịch sự là sự quan tâm đến thể diện của mọi người Thể diện là cơ sở, nền tảng mà mọi người nhìn chung phải hợp tác để duy trì thể diện của những người khác và hài lòng về thể diện của chính mình Trong một cuộc tương tác, người nói phải tính toán các mức độ đe dọa thể diện của

Trang 30

hành động ngôn trung mình định thực hiện để từ đó tìm cách giảm nhẹ mức độ

đe dọa thể diện

Lịch sự đòi hỏi quan tâm đến hai loại khác nhau của nhu cầu thể diện: thứ nhất: thể diện âm tính nghĩa là không dồn ép; thứ hai: thể diện dương tính nghĩa

là nhu cầu hướng tới người hâm mộ Nhu cầu quan hệ và lịch sự chỉ hình thành,

có mặt và phát huy tác dụng khi có tương tác, nghĩa là chúng ta nói tới chiến lược lịch sự Như vậy, lịch sự theo Brwon và Levinson là một chiến lược nhằm sửa đổi, giảm thiểu mức độ mất thể diện đã hoặc sẽ xảy ra trong hoạt động giao tiếp của con người

1.3.3 Một số quan điểm về lịch sự ở Việt Nam

Ở Việt Nam, chúng ta thấy một số công trình nghiên cứu về lịch sự của nhiều tác giả như: Đỗ Hữu Châu, Trần Ngọc Thêm, Nguyễn Thiện Giáp, Vũ Tiến Dũng, Vũ Thị Thanh Hương,…Các tác giả đã có một phần đóng góp không nhỏ trong việc nghiên cứu lịch sự

Tác giả Vũ Thị Thanh Hương cho rằng: Lịch sự trong tiếng Việt bao gồm hai bình diện khác nhau về nội dung Đó là lịch sự chuẩn mực và lịch sự chiến lược Theo đó, ta thấy lịch sự của người Việt Nam thường gắn với chuẩn mực xã hội hơn là sự tự do cá nhân [15]

Lịch sự được tác giả Nguyễn Thiện Giáp quan niệm là những nguyên tắc

chung trong tương tác xã hội Những nguyên tắc này có thể gồm sự tế nhị, sự khoan dung, sự khiêm tốn, sự cảm thông với người khác [15]

Vũ Tiến Dũng khi dựa vào các cứ liệu văn hóa dân gian (ca dao, tục ngữ, thành ngữ) đã xây dựng mô hình lịch sự trong tiếng Việt bao gồm bốn yếu tố:

Khéo léo (tế nhị), khiêm nhường thuộc về bình diện lịch sự chiến lược và đúng mực, lễ phép thuộc về bình diện lịch sự chuẩn mực [9] Mô hình lịch sự theo

hướng nhìn này cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu thừa nhận

Phép lịch sự là một phương tiện giao tiếp giữa các cá nhân trong cộng đồng Mỗi cá nhân tự gắn mình với tập thể mà mình là một thành viên và tuân thủ các quy tắc văn hóa, xã hội mà cộng đông đó đề ra

1.3.4 Lịch sự trong giao tiếp của người Việt

Lịch sự là bước phát triển cao của văn hóa giao tiếp Lịch sự trong giao tiếp gắn với từng nền văn hóa cụ thể Trong giao tiếp hàng ngày, người Việt cũng có những cách biểu hiện lịch sự rất riêng làm nên một nét đặc trưng của văn hóa dân tộc

Ngày đăng: 09/06/2014, 09:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Diệp Quang Ban (1996), Ngữ pháp tiếng Việt, tập hai, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1996
2. Cầm Cường (1993), Tìm hiểu văn học dân tộc Thái ở Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu văn học dân tộc Thái ở Việt Nam
Tác giả: Cầm Cường
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
Năm: 1993
3. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngữ nghĩa học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998
4. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán (1993), Đại cương ngôn ngữ học, tập hai, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1993
5. Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương ngôn ngữ học – Ngữ dụng học, tập hai, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học – Ngữ dụng học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2001
6. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, tập một, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ dụng học
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998
8. Vũ Tiến Dũng (2002), “Tìm hiểu một vài biểu thức tình thái gắn với tính lịch sự của nữ giới trong giao tiếp”, Ngôn ngữ, (số 3), Tr.59 - 66 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu một vài biểu thức tình thái gắn với tính lịch sự của nữ giới trong giao tiếp”
Tác giả: Vũ Tiến Dũng
Năm: 2002
9. Vũ Tiến Dũng (2003), Lịch sự trong tiếng Việt và giới tính (qua một số hành động nói), luận án tiến sĩ Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sự trong tiếng Việt và giới tính (qua một số hành động nói)
Tác giả: Vũ Tiến Dũng
Năm: 2003
10. Vũ Tiến Dũng (2011), Cách thức xưng hô trong tiếng Thái, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cách thức xưng hô trong tiếng Thái
Tác giả: Vũ Tiến Dũng
Năm: 2011
11. Cầm DZịn (1998), Tìm hiểu lời khuyên, truyền thống về lao động nông nghiệp trong ngôn ngữ Thái, NXB Văn hóa dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu lời khuyên, truyền thống về lao động nông nghiệp trong ngôn ngữ Thái
Tác giả: Cầm DZịn
Nhà XB: NXB Văn hóa dân tộc
Năm: 1998
12. Nguyễn Thiện Giáp (1989), Ngữ cảnh và giao tiếp, Viện thông tin khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ cảnh và giao tiếp
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Năm: 1989
13. Nguyễn Thiện Giáp (2004), Dụng học Việt ngữ, NXB Đại học Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dụng học Việt ngữ
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 2004
14. Vi Trọng Liên (2002), Vài nét về người Thái ở Sơn La, NXB Văn hóa Dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vài nét về người Thái ở Sơn La
Tác giả: Vi Trọng Liên
Nhà XB: NXB Văn hóa Dân tộc
Năm: 2002
15. Vũ Thị Thanh Hương (2002), “Khái niệm thể diện và ý nghĩa đối với việc nghiên cứu ứng xử lịch sự”, Tạp chí Ngôn ngữ số (số 1), tr.8 14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái niệm thể diện và ý nghĩa đối với việc nghiên cứu ứng xử lịch sự”, "Tạp chí Ngôn ngữ số
Tác giả: Vũ Thị Thanh Hương
Năm: 2002
16. Nguyễn Thị Lương (1995), Một số tiểu từ tình thái dứt câu tiếng Việt với phép lịch sự trong giao tiếp, Ngôn ngữ (số 2), tr.58 68 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ
Tác giả: Nguyễn Thị Lương
Năm: 1995
17. Hoàng Lương (2002), Lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số miền Bắc Việt Nam, NXB Văn hóa Dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số miền Bắc Việt Nam
Tác giả: Hoàng Lương
Nhà XB: NXB Văn hóa Dân tộc
Năm: 2002
18. Trịnh Thị Mai (2005), Hành vi mời trong hội thoại mua bán ở chợ Nghệ Tĩnh, Ngữ học trẻ, 2005, tr.73 75 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ học trẻ
Tác giả: Trịnh Thị Mai
Năm: 2005
20. Lò Thị Hồng Nhung (2005), Tục ngữ Thái ở Việt Nam: vần, nhịp và hệ thống hình ảnh (Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ Văn), Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tục ngữ Thái ở Việt Nam: vần, nhịp và hệ thống hình ảnh
Tác giả: Lò Thị Hồng Nhung
Năm: 2005
21. Nguyễn Quang (2002), Giao tiếp và văn hóa giao tiếp, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giao tiếp và văn hóa giao tiếp
Tác giả: Nguyễn Quang
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2002
22. Hoàng Phê (Chủ biên 2005), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Nhà XB: NXB Đà Nẵng

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w