Xưng hơ trong gia đình

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp văn học: Tìm hiểu tính lịch sự của lời mời trong ngôn ngữ Việt - Thái (Trang 42 - 43)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN

2.1.3.1.Xưng hơ trong gia đình

2.1. Lịch sự của lời mời trong tiếng Việt

2.1.3.1.Xưng hơ trong gia đình

Trong gia đình, gia tộc, xưng hô được quy định khá nghiêm ngặt. Cách xưng hô này buộc các thành viên phải xưng hô theo đúng tôn ti, thứ bậc được quy định trong gia đình, gia tộc. Hay nói cách khác, xưng hơ phải phù hợp với vai giao tiếp của mỗi cá nhân đang có trong cuộc thoại. Khi mời, người mời phải xưng hơ sao cho thể hiện được rõ vị trí cao hay thấp của mình với người dược mời. Người nói sẽ xưng là “con” với “cha”, “mẹ”,…xưng là “cháu” với “ơng”, “bà”, “chú”, “thím”, “bác”, “cậu”, “dì”, “cơ”, “mợ”,…xưng là “anh, chị” với các “em”, xưng là “em” với “anh, chị”,…

Ví dụ: (40)

a. Bố ăn cơm đi ạ! Hơm nay, mẹ nấu món thịt kho tàu ngon lắm. b. Mẹ ăn thử một miếng đi, ngon lắm.

Trong quan hệ giữa hai chị em hoặc hai anh em thì khi anh hoặc chị đã có con, người anh hoặc chị có thể hơ gọi thay cho con mình. Chị gái hơ với em trai là “cậu”, hô với em gái là “dì”; anh trai gọi em trai là “chú”, gọi em gái là “cơ”.

Ví dụ: (41) Chị gái Hùng:

- Cậu đi đón cu Tí giúp chị với!

Như vậy, trong quan hệ gia đình, vai vế các nhân vật giao tiếp sẽ chi phối trực tiếp cách xưng hơ của các nhân vật đó. Ở tư cách địa vị bậc dưới, người nói khơng thể sử dụng cách xưng hơ ngang bằng với bề trên, vì như vậy người bậc dưới sẽ bị đánh giá là thiếu văn hóa. Vậy, xưng hơ đảm bảo đúng tơn ti, thứ bậc là cách xưng hô giữ nguyên vai giao tiếp và khoảng cách mối quan hệ gia đình

giữa các thành viên tham gia cuộc thoại, xưng hô theo đúng tôn ti, thứ bậc thường gắn với phép lịch sự theo lối tôn trọng.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp văn học: Tìm hiểu tính lịch sự của lời mời trong ngôn ngữ Việt - Thái (Trang 42 - 43)