Điểm tương đồng

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp văn học: Tìm hiểu tính lịch sự của lời mời trong ngôn ngữ Việt - Thái (Trang 54 - 55)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN

2.2. Lịch sự của lời mời trong tiếng Thái

2.2.5.1. Điểm tương đồng

Bước đầu khảo sát về tính lịch sự trong lời mời trong tiếng Thái đã tìm hiểu được và so sánh với tính lịch sự của lời mời trong tiếng Việt, chúng ta có thể thấy một số điểm giống nhau cơ bản sau:

- Lịch sự trong lời mời đều thể hiện qua vai giao tiếp: Thông thường người bậc dưới sẽ mời những người bậc trên trước. Và khi người mời ở vai giao tiếp thấp hơn người được mời thì lời mời ln thể hiện sự tôn trọng, lễ phép đối với người được mời.

- Lịch sự trong hành vi mời đều thể hiện qua hành vi ở lời trực tiếp: Trong cả ngơn ngữ Việt và ngơn ngữ Thái thì một lời mời trực tiếp luôn được coi là lịch sự hơn lời mời gián tiếp.

Trong ngôn ngữ Việt Trong ngôn ngữ Thái

Em uống nước đi! Noọng kin nặm i! (Em uống nước đi!)

- Tính lịch sự trong lời mời đều thể hiện qua cách xưng hơ trong gia đình và xưng hơ ngồi xã hội.

+ Trong gia đình, mỗi thành viên đều phải xưng hô theo đúng tôn ti, thứ bậc của mình.

Trong ngơn ngữ Việt Trong ngôn ngữ Thái

Xưng là “con” với “cha mẹ” Xưng là “đụ” (con) với “ải êm” (bố mẹ) Xưng là “cháu” với “ông”, “ bà”,

“chú”, “thím”, “bác”, “cậu”, “dì”, “cơ”,...

Xưng là “ làn” (cháu) với “ải pú êm da” (ông bà nội), “ải thẩu êm nai” (ông bà ngoại), “ ào” (chú), “đua” (thím), “êm pả” (bác gái), “ải lung” (bác trai), “ải nạ” (cậu), “êm nạ” (dì), “à” (cơ),...

Xưng là “anh, chị” với các “em” Xưng là “ ai, í” (anh, chị) với “noọng ” (em)

Xưng là “ em” với “anh, chị” Xưng là “noọng” (em) với “í” (chị gái), “ải luông” (anh rể), “ai” (anh trai), “ưởi” (chị dâu)

+ Xưng hơ ngồi xã hội: khi mời những đối tượng khơng có quan hệ huyết thống, cả trong ngôn ngữ Việt và ngôn ngữ Thái đều ưa dùng những từ xưng hô chỉ quan hệ họ hàng.

Trong ngôn ngữ Việt Trong ngơn ngữ Thái Với người trên thì xưng là “em”,

“con”, “cháu”,...

Với người trên thì xưng là “noọng” (em), “đụ” (con), “làn” (cháu),...

Với người dưới thì xưng là “anh/chị”, “cơ/chú”, “bác”, “ơng/bà”,...

Với người dưới thì xưng là “ai/í” (anh/chị), “à/ào” (cơ/chú), “êm pả” (bác gái), “ải lung” (bác trai), “ải pú êm da” (ông bà nội), “ải thẩu êm nai” (ông bà ngoại),...

- Tính lịch sự trong lời mời đều được biểu hiện qua các thành phần bổ trợ: Thành phần bổ trợ hô gọi, thành phần chào hỏi, thành phần nêu lí do mời, thành phần thăm dò khả năng, thành phần bộc lộ và sử dụng kết hợp một số biểu thức.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp văn học: Tìm hiểu tính lịch sự của lời mời trong ngôn ngữ Việt - Thái (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)