Hành vi mời trong giao tiếp

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp văn học: Tìm hiểu tính lịch sự của lời mời trong ngôn ngữ Việt - Thái (Trang 32)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.4.Hành vi mời trong giao tiếp

1.4.1. Khái niệm lời mời

Trong đời sống xã hội thường ngày, chúng ta thực hiện rất nhiều hoạt động lời nói khác nhau. Trong đó bao gồm việc mời, thực hiện lời mời và từ chối lời mời. Nhìn từ góc độ hành vi ngơn ngữ, theo quan điểm của Leech đánh giá mức độ lợi – thiệt giữa người nói và người nghe thì lời mời được coi là một hành vi cầu khiến mang nhiều tính lịch sự.

Lời mời là lời nói thể hiện thái độ thân thiện, lịch sự, tơn kính, trân trọng và hiếu khách của người mời, đồng thời xuất phát từ phương diện lợi ích có được thì lời mời là hành vi mang lại lợi ích cho người được mời. Mời thể hiện thái độ tích cực của người nói trong việc mong muốn duy trì quan hệ tốt đẹp (thân hữu)

với người nghe (người được mời); đồng thời cũng là hành vi nhằm tôn vinh thể diện của người được mời.

Trong giao tiếp, người ta có rất nhiều lí do để mời mọc nhau. Với bản chất là lợi ích có được của người nghe thì lời mời được xếp vào loại hành vi cầu khiến hòa đồng. Căn cứ vào các tiêu chí để phân loại hành vi ở lời thì lời mời được xếp vào loại hành vi điều khiển theo quan niệm của Searle. Đích ở lời của một hành vi ngôn ngữ là mục đích mà hành vi đó hướng tới. Ví dụ, đích của hành vi khen là bày tỏ trạng thái vui thích, hài lịng của Sp1 đối với Sp2 hoặc sự vật, sự việc có liên quan tới Sp2. Đích ở lời của hành vi mời là đặt người nghe vào trách nhiệm thực hiện một hành vi tương lai theo chủ ý của Sp1, hướng vào mối quan hệ ăn khớp giữa ngôn từ trong phát ngôn với thế giới của một hành vi. Hành vi mời có hướng khớp ghép là hiện thực – lời (tức hiện thực phải phù hợp với phát ngôn). Trạng thái tâm lí của một hành vi ngơn ngữ được Searle là trạng thái thực có của Sp1 trong khi phát ngơn. Trạng thái tâm lí của hành vi mời là mong muốn của Sp1. Nội dung mệnh đề được xác định là một sự kiện, hành vi hay tính chất nào đó có liên quan đến Sp2. Nội dung mệnh đề của hành vi mời là hành vi tương lai của Sp2.

Ví dụ: (20)

Mời bác ngồi ghế ạ!

1.4.2. Một số cách thức mời trong tiếng Việt

Trong tiếng Việt, có hai kiểu lời mời cơ bản là: lời mời có chứa động từ ngữ vi “mời” và lời mời không chứa động từ ngữ vi “mời”..

Ở dạng đầy đủ, lời mời trong tiếng Việt có thể được lược đồ hố như sau:

Ví dụ: (23)

Tơi xin trân trọng kính mời đồng chí Bí thư lên phát biểu ý kiến!

Hoặc có thể lược bỏ bớt yếu tố “kính ngữ” trước động từ “mời” và thêm tiểu từ tình thái “ạ” ở sau nội dung mời:

Mời + đối tượng mời + nội dung mời + tiểu từ tình thái “ạ”

Ví dụ: (24)

Mời bác dùng trà ạ!

Trong tình huống phi quy thức, lời mời thường không xuất hiện các yếu tố “kính ngữ” và thường sử dụng lời mời lịch sự thân thiện:

Chủ thể phát ngôn (tôi) + xin + trân trọng + kính + mời + đối tượng mời + nội dung mời

Ví dụ: (25) - Bố ăn cơm đi! - Em uống nước đi!

Có một điều đặc biệt nữa ta thường thấy trong cách mời của người Việt là khi mời khách ăn uống hoặc ngồi chơi, người mời thường bộc lộ thái độ khiêm nhường, lịch lãm qua những cách nói như: xơi tạm, ngồi tạm, ăn đỡ,…hay cách nói giảm về sự vật như: bữa cơm xoàng, chén rượu nhạt,…

Ví dụ: (25)

- Mời bà xơi tạm miếng trầu.

- Hôm nay bác đến chơi, gia đình cũng khơng có gì, chỉ có “bữa cơm xoàng, chén rượu nhạt” xin mời bác ạ!

1.4.3. Điều kiện nhận diện lời mời

Để nhận diện một hành vi ngơn ngữ nào đó, ngữ pháp truyền thống thường dựa vào phương diện hình thức. Ví dụ, một câu có động từ vị ngữ ở kiến trúc mệnh lệnh được coi là câu cầu khiến. Việc nhận diện hành vi mời cũng vậy, tức là những hành vi có chứa động từ ngữ vi mời trong phát ngơn thì được coi là

những hành vi mời.

Ví dụ: (21)

Mời các vị vào trong! Mời bác xơi nước ạ!

Tuy nhiên, hành vi mời không chỉ được biểu hiện bằng những dạng thức đơn thuần như vậy. Hành vi mời còn được biểu hiện bằng những dạng thức ngữ pháp khác là những lời mời nguyên cấp.

Ví dụ: (22)

Bánh ngon lắm! Em ăn đi! Cháo em vừa nấu. Anh ăn đi! (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Rõ ràng, chúng ta không thể căn cứ vào phương diện hình thức để nhận diện hành vi mời. Một số nhà nghiên cứu về lí thuyết hành vi ngơn ngữ lại chủ trương dựa vào các điều kiện thực hiện chúng để phân loại.

Theo Searle thì một hành vi mời có thể được nhận diện thơng qua việc phân tích các điều kiện thực hiện. Cụ thể là căn cứ vào điều kiện nội dung mệnh đề, điều kiện chuẩn bị, điều kiện chân thành và điều kiện căn bản. Như vậy, lời mời có thể được nhận diện như sau:

2. Điều kiện chuẩn bị:

a. Sp2 có khả năng thực hiện A. Người nói Sp1 cho rằng người nghe Sp2 có khả năng thực hiện A.

b. Nếu không mời thì cả đối với Sp1 và Sp2 đều không chắc rằng Sp2 sẽ thực hiện A bất kể thế nào.

3. Điều kiện chân thành: Sp1 mong muốn rằng Sp2 thực hiện A. 4. Điều kiện căn bản: Nhằm dẫn Sp2 đến việc thực hiện A.

1.4.4. Tính lịch sự trong lời mời của một số ngơn ngữ Âu – Mĩ

Lịch sự là yếu tố cần thiết, quan trọng trong giao tiếp xã hội, đặc biệt là trong cách nói năng. Lịch sự khơng chỉ là sự thể hiện thái độ tôn trọng đối với người đối thoại mà còn là sự thể hiện thái độ tơn trọng đối với chính người nói.

Quan niệm về lịch sự là khơng giống nhau ở các nền văn hóa khác nhau. Văn hóa phương Tây coi trọng chủ nghĩa cá nhân với sự tự chủ và tự do hoạt động, bởi vậy, lịch sự được coi là chiến lược giao tiếp của mỗi cá nhân.

Để tiến hành hoạt động mời, người Anh sử dụng rất nhiều cấu trúc khác nhau tùy theo quan hệ, ngữ cảnh quy thức hay phi quy thức.

Ví dụ: (26)

a. Drink, anyone?

(Có ai muốn uống nữa khơng nào?) b. Bean:

Have a coffee with me, Tara? (Ta đi uống cà phê chứ, Tara?)

c. Why don’t you come round for a mean one evening next week?

(Tại sao anh không tạt vào chỗ em dùng bữa tối vào một buổi nào đó trong tuần tới nhỉ?)

d. I’d like to invite you to see our factory while you’re in New York? (Tôi muốn mời ông thăm xưởng máy của chúng tôi khi ông ở New York.) e. Would you like to see our factory while you’re in New York?

(Ơng có thể tới thăm xưởng máy của chúng tôi khi ông ở New York được không?)

a là lời mời giữa những người bạn thân trong một bữa tiệc.

c là lời mời của một người con gái mời bạn trai của mình. d và e là lời mời đối với đối tác làm ăn.

Như vậy, hầu hết lời mời trong tiếng Anh đều được thể hiện dưới dạng thức gián tiếp của một hành vi hỏi. Điều này có thể được lí giải là do hành vi mời thuộc vào nhóm hành vi cầu khiến, loại hành vi mang tính áp đặt cao, bởi nó buộc người nghe phải thực hiện một hoạt động nào đó theo chủ ý của người nói. Chính vì vậy khi buộc phải cầu khiến ai về một điều gì đó, người nói thường chọn cách nói làm sao để giảm thiểu tối đa mức độ áp đặt đối với người nghe. Trong hành vi mời cũng vậy, người Anh khi mời thay vì dung hành vi mời trực tiếp mang nhiều tính chất mệnh lệnh, họ thường sử dụng hành vi mời gián tiếp với cấu trúc nghi vấn để thể hiện tính lịch sự trong giao tiếp. Trong văn hóa giao tiếp của người Anh, gián tiếp thường đồng biến với lịch sự.

Trường hợp d và e đều là những lời mời thường được sử dụng trong tiếng Anh, d là lời mời trực tiếp thể hiện cấu trúc câu khẳng định, e là một lời mời gián tiếp thể hiện qua cấu trúc câu nghi vấn.

Trong thực tế giao tiếp, kiểu mời ở câu e ln có xu hướng được sử dụng nhiều hơn kiểu mời ở câu d. Bởi e luôn dược đánh giá là lịch sự hơn d do xuất hiện yếu tố tình thái “Would”. Đây là yếu tố chuyên dụng dùng để mời hay để đưa ra một lời đề nghị mang tính chất trang trọng, lịch sự. Kiểu mời ở câu e còn được sử dụng nhiều hơn so với kiểu mời ở câu d còn là do thể thức thực hiện ở câu e. Kiểu câu nghi vấn ở e mang nhiều tính chất ướm thử, khơng dồn ép và nó để ngỏ sự lựa chọn cho người được mời. Nếu ở ví dụ d, người mời bày tỏ niềm mong muốn Sp2 thực hiện hành vi trong trong nội dung lời mời này thì Sp2 sẽ cảm thấy băn khoăn, áy náy khi từ chối thực hiện lời thỉnh cầu vì nó sẽ làm tổn thương tới niềm tin, niềm mong muốn của Sp1. Ngược lại khi thực hiện lời mời theo dạng thức ở b đồng nghĩa với việc Sp1 trao cho Sp2 quyền lựa chọn hoặc đồng ý hoặc không đồng ý tùy theo khả năng của Sp2. Đồng thời, cách mời này cũng cho thấy sự quan tâm của Sp1 tới sở thích của Sp2, sự tôn vinh thể diện của Sp1 đối với Sp2. Tất cả những điều này hồn tồn phù hợp với văn hóa ứng xử của văn hóa phương Tây, đó là tư tưởng coi trọng tự do cá nhân trong sự lựa chọn.

Ví dụ: (27)

Would you like to dance with me? (Em có muốn khiêu vũ với tơi khơng?)

Lời mời của chàng trai trong ví dụ trên mang nhiều tính chất ướm thử, trang nhã, thể hiện sự quan tâm của Sp1 tới sở thích của Sp2. Đây cũng là một lời mời gián tiếp mang tính chất lịch sự. Bởi trước lời mời này, người nghe nếu khơng nhận lời thì có thể dễ dàng đưa ra ngay một lí do nào đó mà không phải trực tiếp từ chối lời mời.

Bên cạnh đó, trong tiếng Anh, nhã hiệu please được đưa vào lời mời cũng góp phần làm tăng tính trang trọng và lịch sự cho phát ngơn.

Ví dụ: (28)

- Would you like to go to park with my family, please?

(Bạn có vui lịng đến cơng viên cùng gia đình chúng tơi khơng?) - Could you please come to our dinner? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Bạn có vui lịng dùng bữa cơm cùng chúng tơi không?)

Như vậy, ở các nền văn hóa Âu – Mĩ, lịch sự trong hành vi mời chủ yếu là sự toan tính của mỗi cá nhân sao cho giảm tới mức tối đa tính áp đặt đối với đối tượng được mời, đồng thời để ngỏ khả năng lựa chọn thể hiện sự tôn trọng tự do cá nhân cho đối tác của mình và hầu hết hành vi mời lịch sự đều xuất hiện dưới dạng thức gián tiếp.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Như vậy, khác với cách tư duy thông thường của những người trước đó, Austin cho rằng nói là việc dùng ngôn ngữ để thơng báo một điều gì đó. Nói chính là một dạng hành vi ngơn ngữ. Austin là người đặt nền móng cho lí thuyết hành vi ngơn ngữ. Theo Austin, có ba loại hành vi ngơn ngữ. Đó là hành vi tạo lời, hành vi mượn lời, hành vi ở lời. Austin phân loại hành vi ngôn ngữ thành 5 phạm trù: Phán xử, hành xử, cam kết, trình bày, ứng xử.

Người phát triển lí thuyết của Austin là Searle. Ơng đã đưa ra quan điểm của mình về điều kiện sử dụng hành vi ngơn ngữ. Searle đã phân lập 5 loại hành vi ở lời là: Tái hiện, điều khiển, biểu cảm, tuyên bố và đưa ra bốn điều kiện sử dụng hành vi ở lời là: Điều kiện nội dung mệnh đề, điều kiện chuẩn bị, điều kiện chân thành, điều kiện căn bản.

Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ. Thông qua hội thoại, mối quan hệ của các cá nhân trong cộng đồng có thể được củng cố hoặc bị rạn nứt. Để tăng cường mối quan hệ tốt đẹp giữa các cá nhân

cũng như giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực trong giao tiếp thì vấn đề lịch sự trong hội thoại được đặt ra như một yêu cầu cần thiết.

Nghiên cứu về lịch sự, chúng tơi tìm hiểu các quan điểm của Lakoff, Leech và quan điểm về lịch sự của Brwon và Levinson cùng với quan điểm của các nhà nghiên cứu về lịch sự ở Việt Nam. Đó là những cơ sở chính để chúng tơi trình bày về tính lịch sự trong lời mời ngơn ngữ Việt và lời mời ngôn ngữ Thái.

Lời mời là hành vi của người nói thể hiện thái độ thân thiện, lịch sự, tôn trọng và thái độ mến khách của người nói và thường là xuất phát từ lợi ích của cả hai người đối thoại. Việc nhận diện hành vi mời có thể dựa vào phương diện hình thức (những hành vi có chứa động từ ngữ vi mời trong phát ngơn). Tuy nhiên, hành vi mời cịn được biểu hiện bằng những dạng thức ngữ pháp khác là những lời mời nguyên cấp (những lời mời không chứa động từ ngữ vi mời). Một số nhà nghiên cứu về lí thuyết hành vi ngơn ngữ lại chủ trương dựa vào các điều kiện thực hiện chúng để phân loại. Theo Searle, một hành vi mời có thể được nhận diện thơng qua việc phân tích các điều kiện thực hiện.

Trong một số ngơn ngữ mà cụ thể như tiếng Anh thì lịch sự trong hành vi mời thường được bộc lộ qua hành vi mời gián tiếp.

CHƯƠNG 2

TÍNH LỊCH SỰ CỦA LỜI MỜI TRONG NGƠN NGỮ VIỆT - THÁI 2.1. Lịch sự của lời mời trong tiếng Việt

Lịch sự trong hành vi mời của người Việt là một trong những biểu hiện của chuẩn mực giao tiếp xã hội nhằm mục đích tơn trọng các phẩm chất xã hội nhằm mục đích tơn trọng các phẩm chất xã hội của người đối thoại như: thứ bậc, địa vị, tuổi tác,…Người Việt rất coi trọng tính tơn ti thứ bậc. Vì vậy, trong giao tiếp, người nói phải thể hiện đúng vai, đúng vị thế xã hội, vị thế giao tiếp của mình mới đạt được hiệu quả tương tác.

2.1.1. Lịch sự của lời mời xét theo vai giao tiếp

Văn hóa phương Đơng nói chung, văn hóa Việt Nam nói riêng có đặc điểm nổi bật là trọng “lễ nghĩa”. Trọng lễ nghĩa được biểu hiện ở nhiều mặt trong cuộc sống. Một biểu hiện độc đáo của quan niệm này là hành vi mời cơm trước bữa ăn của gia đình người Việt.

Lời mời trong bữa cơm gia đình Việt phản ánh rõ nét mối quan hệ sâu sắc giữa các thành viên trong gia đình. Trong bữa cơm, mỗi thành viên có một kiểu mời khác nhau, tùy thuộc vào thứ bậc của người đó. Một đặc điểm rất độc đáo của người Việt Nam là thường dùng cơm khi có đầy đủ các thành viên trong gia đình. Cho nên, khi người lớn đi làm thì con trẻ hay được giao nhiệm vụ đi mời về ăn cơm. Với cuộc sống nông nghiệp thời vụ, khơng phải lúc nào mọi người cũng có mặt đầy đủ trong mỗi bữa ăn thường nhật, nhưng bao giờ những người ở nhà cũng để phần xuất ăn rất trang trọng và cẩn thận. Lời mời xuất hiện suốt bữa cơm gia đình, xen lẫn những câu chuyện khác tạo nên sự đầm ấm, vui vẻ. Nhưng đặc sắc nhất và tập trung nhất là ở đầu bữa cơm. Về điều này có sự khác nhau giữa các gia đình. Ở gia đình có hai thế hệ và có con dâu thì người con dâu bao giờ cũng chủ động mời bố mẹ chồng:

Ví dụ: (29)

Con mời thầy u xơi cơm.

Hay

Con mời bố mẹ xơi cơm.

Sau đó mời các thành viên khác theo thứ bậc trong nhà. Lời mời của mọi người con trong nhà là sự kính trọng, hiếu thảo, lễ phép của con cái đối với cha mẹ. Ngược lại, cha mẹ cũng mời các con thể hiện sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái. Và chính cha mẹ là những người dẫn dắt chuyện trong bữa cơm, chỉ

bảo, dạy dỗ con cái qua những câu chuyện vui, có ý nghĩa giáo dục. Mỗi khi gia

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp văn học: Tìm hiểu tính lịch sự của lời mời trong ngôn ngữ Việt - Thái (Trang 32)