Xưng hơ ngồi xã hội

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp văn học: Tìm hiểu tính lịch sự của lời mời trong ngôn ngữ Việt - Thái (Trang 43 - 44)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN

2.1. Lịch sự của lời mời trong tiếng Việt

2.1.3.2. Xưng hơ ngồi xã hội

Ngồi cách xưng hơ trong phạm vi gia đình, cịn có xưng hơ ngồi xã hội. Cách xưng hơ ngồi xã hội là cách xưng hơ quy thức. Đó là cách xưng hơ có tính bắt buộc theo khn mẫu, khn hình có sẵn trong các cuộc hội nghị, hội thảo, trong nhiệm sở và trong các buổi lễ long trọng của cơ quan nhà nước hoặc trong các nghi lễ tôn giáo. Cách xưng hô này buộc người ta phải tuân theo thứ bậc, tước vị, chức vụ mà người nói, người nghe hiện có để tính tốn, lựa chọn sử dụng từ xưng hơ thích hợp. Một số từ xưng hô thường được sử dụng trong nghi thức này là: Chủ tịch, thủ tướng, bộ trưởng, thứ trưởng, vụ trưởng, hiệu trưởng,

giám đốc, trưởng phòng, trưởng khoa, giáo sư, tiến sĩ, ngài, vị, ông, bà,…Sử

dụng các từ xưng hô này trong giao tiếp quy thức thường bộc lộ sắc thái lịch sự, trang trọng.

Ví dụ: (42)

Xin trân trọng kính mời thầy giáo Trưởng khoa lên trao phần thưởng cho các bạn sinh viên đã có thành tích xuất sắc trong năm học vừa qua.

Ngoài ra, trong những ngữ cảnh phi quy thức, người mời có nhiều cách xưng hơ để thể hiện mình khác nhau. Với người ngang hàng, trong mối quan hệ thân mật, suồng sã thì có thể xưng hơ là tơi, tớ, tao, mình,…

Ví dụ: (43)

X và H là bạn thân, X đến nhà H chơi, H mời: - Ở lại đây ăn cơm với tao đi mày!

Xưng hô là một hành vi giao tiếp ngôn ngữ thể hiện khá rõ nét đẹp văn hóa của người Việt. Lựa chọn và sử dụng từ xưng hô đúng nghi thức là vấn đề mà bất kì người Việt Nam nào cũng phải quan tâm, lưu ý trong hoạt động giao tiếp. Xưng hơ thích hợp sẽ góp phần thành cơng trong tương tác. Xưng hơ khơng thích hợp sẽ bị nhìn nhận là thiếu văn hóa, dẫn đến thất bại trong giao tiếp xã hội.

Trong hành vi mời, việc xuất hiện các từ xưng hô không chỉ để chỉ thị người nói và người nghe trong vai là chủ thể và nhận thể của hành động của hành vi mời mà cịn là dấu hiệu hình thức ngơn ngữ quan trọng cho lời mời lịch sự. Khi tiến hành hoạt động mời, người mời phải xưng hô theo đúng tôn ti, thứ bậc của mình. Khi mời những đối tượng khơng có quan hệ huyết thống, người ta vẫn ưa dùng các từ xưng hô chỉ quan hệ họ hàng nhằm gia tăng mức độ thân

thiện và thể hiện sự tôn trọng đối tượng được mời, với người trên thì xưng là em,

con, cháu,...với người dưới thì xưng anh/chị, cơ/chú, bác, ơng/bà,... Ví dụ: (44)

Người lái xe nhà ông Dũng:

- Xin phép mời anh chị và cháu ta lên xe, dạo quanh Hồ Gươm một vịng để các bác quan sát thủ đơ rồi ta về bên bác Dũng dùng cơm trưa.

Ngoài xã hội, vị thế giao tiếp cao hay thấp được xác định bởi nhiều yếu tố như tuổi tác, địa vị xã hội, trình độ học vấn. Tùy theo từng trường hợp người nói lựa chọn yếu tố nào là quan trọng và đặt mình trong tương quan với yếu tố đó để xác định vị thế giao tiếp của mình. Nhiều trường hợp, người nói lớn tuổi hơn nhưng xét về trình độ học vấn lại khơng bằng người đối thoại, vì vậy mà người nói tự đặt mình vào vị thế giao tiếp thấp hơn, đồng thời tỏ thái độ tôn trọng người đối thoại.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp văn học: Tìm hiểu tính lịch sự của lời mời trong ngôn ngữ Việt - Thái (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)