CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1. Lịch sự của lời mời trong tiếng Việt
2.1.4.1. Thành phần bổ trợ hô gọi
Thành phần này thường xuất hiện ở phần mở đầu của lời mời, thường có cấu trúc là tên đối tượng được mời + tình thái từ “ơi” hoặc “ơi”.
Ví dụ: (45)
- Ơng ơi! Ơng dậy ăn cháo đi ạ!
- Mấy em ơi! Vào ăn ủng hộ chị mấy cái bánh nào!
Lời hơ gọi có tác dụng hướng sự chú ý của người nghe vào người mời, tình thái từ “ơi” là tiếng dùng để gọi một cách thân mật, tha thiết, lôi cuốn người nghe chú ý tới lời mời của mình.
2.1.4.2. Thành phần chào hỏi
Thành phần này có tác dụng xác định đối tượng được mời.
Ví dụ: (46)
Trong thành phần chào hỏi cũng xuất hiện cấu trúc hỏi để chào.
Ví dụ: (47)
Anh đến đấy à? Anh vào nhà đi! 2.1.4.3. Thành phần nêu lí do mời
Thành phần nêu lí do mời có tác dụng thuyết phục người được mời chấp thuận lời mời của Sp1. Đây là cách thức mời bộc lộ tình thân hữu của Sp1 đối với Sp2 và mong được Sp2 ủng hộ. Tù chối lời mời dạng này dễ có nguy cơ tổn hại đến thể diện dương tính của Sp1 và Sp2.
Ví dụ: (48)
- Tối nay là sinh nhật em, anh đến nhé!
- Tối mai, lớp em tổ chức bữa liên hoan chia tay lớp, em mời thầy đến dự với chúng em ạ!
2.1.4.4. Thành phần thăm dò khả năng
Lời mời có thành phần thăm dị khả năng này khơng mang tính dồn ép đối với người được mời và cũng đảm bảo cho người mời không bị mất thể diện. Bởi vì, mời theo cách thức này không đặt người được mời phải thực hiện theo kế hoạch định sẵn của người mời nên ít khi người được mời từ chối.
Ví dụ: (49)
- Nếu cậu rảnh, mời cậu vào nhà chơi.
- Bữa nào có dịp, em mời anh chị vào chỗ em chơi. 2.1.4.5. Thành phần bộc lộ
Thành phần bộc lộ có tác dụng bộc lộ sự quan tâm, chia sẻ những hiểu biết, tình cảm giữa người mời và người được mời. Lời mời có thành phần bộc lộ thể hiện khá rõ sự khéo léo, tế nhị của người mời và nó dễ làm hài lịng người được mời. Bởi vậy, nó dễ tranh thủ được sự chấp thuận lời mời của người được mời. Căn cứ vào nội dung biểu hiện, thành phần bộc lộ có thể được phân chia thành một số kiểu loại như sau:
a. Bộc lộ sự quan tâm tới sức khỏe
Ví dụ: (50)
- Em ăn đi. Món này vừa ngon vừa bổ. Trơng em dạo này hơi gầy đấy. - Anh đi đường xa chắc mệt lắm! Ăn nhiều vào.
b. Bộc lộ sự xúc động, vinh dự trước sự hiện diện của SP2
Ví dụ: (51)
- Xin mời bà đi theo tôi, tôi rất được hân hạnh.
- Mời hai anh vào nhà. Nhà em đây, chỉ có thế này thơi. Thật là q hóa q. 2.1.4.6. Tỏ ra am hiểu về Sp2
Đây là một kiểu dạng lời mời có tính chiến lược khá rõ của người mời. Trong kiểu dạng lời mời này, người mời thường sử dụng một hành động phụ thuộc tỏ ra am hiểu về Sp2 nhằm tôn vinh thể diện Sp2 trước khi đưa ra hành động chủ hướng mời. Hành động tôn vinh thể diện Sp2 nhằm thực hiện chiến lược lịch sự dương tính, tạo nên tình thân hữu giữa người mời và người được mời. Cho nên, người được mời thường ít khi từ chối lời mời của người mời. Có thể dễ nhận ra điều này qua ví dụ sau:
Ví dụ: (52)
- Tơi biết ở trường các anh không thiếu thuốc ngon, nhưng cứ mời tạm một điếu.
2.1.4.7. Kết hợp một số biểu thức
Trong văn hóa giao tiếp, người Việt thường quan tâm tới người đối thoại với mình bằng cách chào hỏi, chuyện trị trước khi đưa ra một đề nghị nào đó. Thói quen giao tiếp này hình thành nên cách nói mà một số nhà nghiên cứu gọi là nói vịng vo tam quốc. Cách nói vịng vo tam quốc chưa hẳn đã bộc lộ nhiều ưu điểm nhưng trong nhiều trường hợp đã phát huy được hiệu quả khá rõ trong tương tác. Chúng ta cũng có thể nhận ra cách thức giao tiếp này qua việc sử dụng một số biểu thức ngơn ngữ có tính chất của một hành động phụ thuộc trước khi đưa ra hành động chủ hướng mời trong lời mời của người Việt. Cách thức mời như vậy theo lí thuyết lịch sự của các nhà nghiên cứu phương Tây thuộc về chiến lược lịch sự dương tính. Kết quả khảo sát ngữ liệu bước đầu về lời mời sử dụng kết hợp một số biểu thức có thể phân chia thành hai nhóm như sau:
a. Hơ gọi, thăm hỏi, nêu lí do mời
Ví dụ: (53)
- Bác ơi! Dạo này bác bận gì mà lâu lắm rồi cháu khơng thấy bác vào nhà cháu chơi ạ! Hôm nay, cháu mời bác chiều mai sang dự cơm mừng anh trai cháu đi bộ đội về ạ!
b. Chào hỏi, nêu lí do mời
Ví dụ: (54)
- Chào anh ạ. Hôm nay ngày 8.3, tập thể phòng em nhất loạt biểu quyết mời anh xuống chơi, tiện thể dùng với chúng em bữa cơm thân mật.