Quan điểm về lịch sự của Brwon và Levinson

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp văn học: Tìm hiểu tính lịch sự của lời mời trong ngôn ngữ Việt - Thái (Trang 29 - 30)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.3. Lí thuyết lịch sự

1.3.2.3. Quan điểm về lịch sự của Brwon và Levinson

Quan điểm về lịch sự của Brwon và Levinson được trình bày trong cuốn

Politeness – some universals in language usage (Lịch sự - một vài phổ niệm trong sử dụng ngôn ngữ 1978/1987). Xuất phát điểm quan trọng của khái niệm này là khái niệm thể diện (face). Brwon và Levinson định nghĩa về thể diện là: Hình ảnh về “ta” trước cộng đồng mà mỗi thành viên muốn mình có được. Hai tác giả này đã phân biệt hai phương diện của thể diện là thể diện dương tính

(Positive face) và thể diện âm tính (Nagative face) hay cịn gọi là thể diện tích

cực và thể diện tiêu cực.

Thể diện dương tính là sự mong muốn thân hữu (Solidarity), tức là mong muốn của mỗi thành viên rằng những “mong muốn của mình đồng thời cũng là những mong muốn ít ra là của một số người khác”, hay nói cách khác là mong muốn hình ảnh cái tơi của mình được người khác xác nhận, bênh vực, ủng hộ.

Thể diện âm tính là sự tự do hành động, là những mong muốn không bị can

thiệp, hay nói cách khác là mong muốn tơn trọng lãnh địa riêng tư, quyền tự chủ, quyền tự do hành động và từ chối.

Trong một cuộc tương tác xã hội hàng ngày, người ta thường cư xử với những mong muốn rằng nhu cầu thể diện (face wants) của họ được tôn trọng. Hầu hết các hành động nói trong tương tác đều tiềm tàng khả năng làm tổn hại đến thể diện của ta (self) và người (khác) (other). Brwon và Levinson gọi những hành động nói tiềm tàng khả năng làm tổn hại thể diện như vậy là các hành động

đe dọa thể diện (face threatening acts), viết tắt là FTA. [9]

Giao tiếp là hành động liên cá nhân nhằm trao đổi thông tin hay một tư tưởng, tình cảm, một nhận thức nào đó của người nói tới người nhận. Trong một cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ, các hành động ngôn trung luôn tiềm ẩn nguy cơ đe dọa thể diện. Để giữ thể diện cho người nhận (mà cũng là giữ thể diện cho người nói), người nói phải tìm cách làm dịu tác động đe dọa thể diện của hành động ngôn trung bằng những hành động mà Brwon và Levinson gọi là hành động giữ thể diện (face saving acts).

Brwon và Levinson miêu tả lịch sự là sự quan tâm đến thể diện của mọi người. Thể diện là cơ sở, nền tảng mà mọi người nhìn chung phải hợp tác để duy trì thể diện của những người khác và hài lịng về thể diện của chính mình. Trong một cuộc tương tác, người nói phải tính tốn các mức độ đe dọa thể diện của

hành động ngôn trung mình định thực hiện để từ đó tìm cách giảm nhẹ mức độ đe dọa thể diện.

Lịch sự đòi hỏi quan tâm đến hai loại khác nhau của nhu cầu thể diện: thứ nhất: thể diện âm tính nghĩa là khơng dồn ép; thứ hai: thể diện dương tính nghĩa là nhu cầu hướng tới người hâm mộ. Nhu cầu quan hệ và lịch sự chỉ hình thành, có mặt và phát huy tác dụng khi có tương tác, nghĩa là chúng ta nói tới chiến lược lịch sự. Như vậy, lịch sự theo Brwon và Levinson là một chiến lược nhằm sửa đổi, giảm thiểu mức độ mất thể diện đã hoặc sẽ xảy ra trong hoạt động giao tiếp của con người.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp văn học: Tìm hiểu tính lịch sự của lời mời trong ngôn ngữ Việt - Thái (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)