CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.3. Lí thuyết lịch sự
1.3.4. Lịch sự trong giao tiếp của người Việt
Lịch sự là bước phát triển cao của văn hóa giao tiếp. Lịch sự trong giao tiếp gắn với từng nền văn hóa cụ thể. Trong giao tiếp hàng ngày, người Việt cũng có những cách biểu hiện lịch sự rất riêng làm nên một nét đặc trưng của văn hóa dân tộc.
Trong suốt q trình lịch sử với những biến động vô cùng phức tạp, tiếng Việt vẫn tồn tại và phát triển. Nó góp phần xây dựng, phản ánh những tư tưởng, tình cảm, lẽ sống trong sáng, lành mạnh và phong phú của người Việt Nam. Chúng ta thừa nhận văn hóa giao tiếp của người Việt Nam là một bộ phận quan trọng cấu thành văn hóa dân tộc và bản thân nó chứa đựng nhiều phương thức ứng xử tinh tế, lịch lãm. Tìm thấy trong các câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ trong kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam có một bộ phận đáng kể lời ăn tiếng nói về cách ứng xử, góp phần tạo nên dáng vẻ riêng của văn hóa cộng đồng người Việt. Phép lịch sự trong giao tiếp tiếng Việt có thể gặp trong câu: “Kính trên, nhường dưới”. Lí thuyết lịch sự hiện đại đã phân biệt kính trên là lễ phép,
nhường dưới là đúng mực. Như vậy, có thể thấy những hiện tượng trong đời sống xã hội có liên quan đến kính trên, nhường dưới có trong đời sống cộng đồng người Việt từ xa xưa cũng khơng khác mấy với lí thuyết lịch sự hiện đại trong lĩnh vực này.
Trong gia đình và xã hội Việt Nam, tính tơn ti trong các mối quan hệ thể hiện rất cao. Người Việt trong giao tiếp xã hội rất nhạy cảm với các thuộc tính quan hệ như vị thế, tuổi tác, uy tín xã hội của cá nhân. Thái độ ứng xử đối với người bề trên trong gia đình và trong xã hội, ngay trong truyền thống phải đạt đến tiêu chuẩn của sự lễ phép, thể hiện lịng tơn kính, thỏa mãn với tiêu chuẩn
kính đối với người trên trong giao tiếp. Nếu ai đó ứng xử khơng lễ phép hay vơ
lễ, thể hiện qua việc khơng tơn kính người bề trên thì sẽ bị xã hội coi là hỗn láo, xấc xược là hạng người xử theo cách cá mè một lứa.
Người bậc dưới đối xử với người bề trên phải lễ phép và người bề trên phải có thái độ đúng mực với người ngang hàng và người bậc dưới như là một sự có đi có lại, có như vậy mới toại lòng nhau. Tuy rằng là người bề trên, nhưng nếu không giữ đúng mực với người bậc dưới thì cũng không được thừa nhận như người biết giữ lễ, không xứng danh nghĩa bậc đàn anh.
Lịch sự đúng mực trong quan niệm của người Việt còn gắn với tiêu chuẩn khiêm nhường bao hàm khiêm tốn và nhường nhịn. Khiêm là thái độ ứng xử
không đánh giá cao mình, thật tâm coi mình cịn non kém, sẵn lòng học hỏi.
Nhường là khơng giành lấy cái hay, cái lợi về mình mà sẵn sàng dành cho người
khác. Khiêm nhường trong giao tiếp là văn hóa ứng xử tìm cách giảm bớt sự gay cấn, xung đột, tránh đối đầu trong các cuộc thoại giữa những người cùng một phe để giữ hịa khí, giữ các mối quan hệ liên nhân. Khiêm nhường là một trong những cơ sở tạo nên sự hòa thuận. Đây cũng là một trong những biểu hiện của tính hiệp đồng trong lối sống, trong ứng xử văn hóa của người Việt. Trong các
cuộc tranh luận giữa những người không phải thù địch, tính khiêm nhường được đánh giá như một thành tích: “Một câu nhịn là chín câu lành”.
Những người khiêm nhường cho dù khơng nói ra tài đức của mình, nhưng tài đức đó, người khác vẫn nhận ra theo kiểu “Hữu xạ tự nhiên hương”. Hãy để cho tài đức của bạn tự bộc lộ, đó là một cách khiêm tốn. Đức tính khiêm nhường thể hiện trong cách ứng xử đúng mực với người bậc dưới và lễ phép với người bề trên.
Đúng mực, lễ phép không chỉ thể hiện ra trong phương châm xử thế khiêm nhường mà còn thể hiện ra theo cách khéo léo, tế nhị thì mới đạt được tính lịch sự theo mong muốn. Lối giao tiếp khéo léo ưa tế nhị theo Trần Ngọc Thêm là sản phẩm của lối sống trọng tình và lối tư duy coi trọng các mối quan hệ. [23] Như vậy, khéo léo (cũng như khiêm nhường) là những chiến lược cụ thể để hiện thực hóa lối sống và lối tư duy ấy.
Vậy nếu đúng mực và lễ phép thuộc về lịch sự chuẩn mực, còn khéo léo, tế nhị (và khiêm nhường) thuộc về lịch sự chiến lược thì lịch sự ở đây là phương tiện để hiện thực hóa chuẩn mực. Chúng ta bắt gặp trong tiếng Việt nhiều câu tục ngữ, ca dao là những lời khuyên hãy ứng xử khéo léo, tế nhị trong giao tiếp:
(18). Lời nói chẳng mất tiền mua Liệu lời mà nói cho vừa lịng nhau.
Hay:
(19). Chim khơn kêu tiếng rảnh rang Người khơn ăn nói dịu dàng dễ nghe.