CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.2. Lịch sự của lời mời trong tiếng Thái
2.2.2. Lịch sự trong hành vi mời thể hiện qua hành vi ở lời trực tiếp
Trong giao tiếp tiếng Thái cũng giống như giao tiếp tiếng Việt. Một lời mời gián tiếp kiểu như:
Ví dụ: (58)
Nọong chí kin nặm é à?
(Em có muốn uống nước không?)
Sẽ không lịch sự bằng một lời mời gián tiếp kiểu như:
Nọong kin nặm i (Em uống nước đi!)
Sự xuất hiện của dấu hiệu mệnh lệnh “i” (đi) ở cuối câu không hề mang tính áp đặt mà ngược lại, nó thể hiện sự quan tâm, thúc giục nhẹ nhàng và gia tăng thêm điều lợi đối với người được mời.
2.2.3. Xưng hô – một biểu hiện của lịch sự trong lời mời
Xưng hô trong tiếng Thái cũng thể hiện ở hai phạm vi là xưng hơ trong gia đình và xưng hơ ngồi xã hội tương ứng với hai mối quan hệ lớn: quan hệ thân tộc và quan hệ xã hội giống như trong tiếng Việt.
2.2.3.1. Xưng hơ trong gia đình
Trong gia đình, gia tộc của người Thái cũng có nét tương đương với gia đình, gia tộc người Việt là xưng hô được quy định khá nghiêm ngặt, buộc các thành viên phải xưng hơ theo đúng tơn ti, thứ bậc của mình. Hay nói cách khác, xưng hơ phải phù hợp với vai giao tiếp mà mỗi cá nhân đang có trong cuộc thoại. Khi mời, người mời phải xưng hô sao cho thể hiện rõ vị trí cao hay thấp của mình với người được mời. Người mời sẽ xưng là “đụ” (con) với “ải êm” (bố mẹ), xưng là “làn” (cháu) với “ải thẩu êm nai” (ông bà ngoại), “ải pú êm da” (ông bà nội), “ào” (chú), “à” (cô), “nạ” (cậu, mợ), xưng là “nọong” (em) với “í” (chị gái), “ai” (anh trai), “ưởi” (chị dâu), “ải luông” (anh rể),...
Ví dụ: (59)
- Ải pú kin khẩu nọi nưng nớ. Mí nhứa kho kí bếp. Làn àu má hẩư nớ! (Ơng (nội) ăn một ít cơm nhé! Có thịt kho dưới bếp. Cháu đem lên nhé!) - Êm à ải ào kìn khẩu nhẳng làn!
(Cơ chú ăn cơm với cháu!)
Trong quan hệ giữa hai chị em hoặc hai anh em thì khi anh hoặc chị đã có con thì người anh hoặc chị có thể hơ gọi thay cho con mình. Chị gái gọi em trai, em gái là “nạ” (cậu, dì), anh trai gọi em trai là “ào” (chú), gọi em gái là “à” (cơ).
Ví dụ: (60) Anh trai Hiền:
- À Hiền àu làn hẩư ưởi mứng buổi nưng nớ! (Cô Hiền bế cháu hộ chị dâu mày một buổi nhé!)
Như vậy, trong quan hệ gia đình người Thái cũng như người Việt, vai vế các nhân vật giao tiếp sẽ chi phối trực tiếp cách xưng hơ của nhân vật đó. Ở tư cách địa vị bậc dưới, người nói khơng thể sử dụng cách xưng hơ ngang bằng với bề trên. Vì như vậy, người bậc dưới sẽ bị đánh giá là thiếu văn hóa. Hơn thế, xưng hô theo đúng tôn ti, thứ bậc cịn gắn với phép lịch sự theo lối tơn trọng.
2.2.3.2. Xưng hơ ngồi xã hội
Trong giao tiếp tiếng Thái, khi thực hiện hành vi mời trong những ngữ cảnh quy thức, người mời dù ở bậc dưới, bậc trên hay ở vai ngang hàng đều có một cách xưng hô chung vào những dịp quan trọng như trong bữa cơm mừng đám cưới, mừng nhà mới hoặc trong các buổi họp dân bản,... Người nói thường xưng là “khỏoi” (tơi) và gọi người nghe là “chẩu” (chỉ người nghe là cá nhân).
Ví dụ: (61)
- Khỏoi xo mơi chẩu àu chén lảu nọi hảo hăn!
(Tôi xin mời ngài (anh, chị,...) uống chén rượu nhỏ chúc sức khỏe!) - Khỏoi xo mơi chẩu khẩu mứa năng bón!
(Tơi xin mời ngài (anh, chị,...) vào mâm ngồi!)
Bên cạnh đó, trong những ngữ cảnh phi quy thức, trong mối quan hệ thân mật, suồng sã thì có thể xưng hơ là “kù” (chỉ người nói), “mưng” (chỉ người nghe).
Ví dụ: (62)
A và B là bạn thân, B đến nhà A chơi, A mời: - Mưng dú hỉ kin khẩu nhẳng kù cón i!
(Mày ở lại đây ăn cơm với tao đã!)
Hoặc khi mời những đối tượng khơng có quan hệ huyết thống thì dân tộc Thái cũng như dân tộc Việt là ưa dùng các từ xưng hô chỉ quan hệ họ hàng nhằm gia tăng mức độ thân thiện và thể hiện sự tôn trọng đối tượng được mời. Với người trên thì xưng là “noọng” (em), “đụ” (con), “làn” (cháu),...Với người dưới thì xưng “ai/í” (anh/chị), “à/ào” (cơ/chú), “ải thẩu êm nai” (ông bà ngoại), “ải pú êm da” (ông bà nội),...
Tương tự như trong tiếng Việt, trong lời mời ngôn ngữ Thái, việc xuất hiện của các từ xưng hơ khơng chỉ để chỉ thị người nói và người nghe trong vai là chủ thể và nhận thể của hành vi mời mà cịn là dấu hiệu hình thức ngôn ngữ quan trọng cho lời mời lịch sự. Khi tiến hành hoạt động mời, người mời phải xưng hơ theo đúng tơn ti, thứ bậc của mình.
2.2.4. Các thành phần bổ trợ - một trong những biểu hiện quan trọng của lịch sự trong lời mời của lịch sự trong lời mời
2.2.4.1. Thành phần bổ trợ hô gọi
Lời mời trong ngôn ngữ Thái cũng giống như lời mời trong ngôn ngữ Việt là thành phần bổ trợ hô gọi thường xuất hiện ở phần mở đầu của lời mời và thường có cấu trúc: đối tượng được mời + tình thái từ.
Ví dụ: (63)
- Ai ớ! Má hướn kin khẩu đọ! (Anh ơi! Về nhà ăn cơm thôi!)
- Ải lung ớ! Ải làn bó làn má mơi ải lung pày kin ngài.
(Bác ơi! Bố cháu bảo cháu lên mời bác xuống nhà cháu ăn cơm trưa). - Êm ớ! Êm tứn kin khẩu nọi nưng í!
(Mẹ ơi! Mẹ dậy ăn một ít cơm đi ạ!)
Lời hơ gọi trong lời mời ngôn ngữ Thái cũng như trong ngôn ngữ Việt là nó có tác dụng hướng sự chú ý của người nghe vào người mời. Tình thái từ “ớ” (ơi) là tiếng dùng để gọi một cách thân mật, lôi cuốn người nghe chú ý tới lời nói của mình.
2.2.4.2. Thành phần chào hỏi
Trong giao tiếp tiếng Thái, thành phần chào hỏi chủ yếu sử dụng cấu trúc hỏi để chào. Thành phần này thường dùng để xác định đối tượng được mời và làm tăng tính lịch sự cho lời mời.
Ví dụ: (64)
- Êm à xỏm phắc à? Êm làn bó làn má mơi êm à pay kin leng.
(Cô đang nhặt rau ạ! Mẹ cháu bảo cháu mời cô xuống nhà cháu ăn tối. - Ải lung đang dệt săng đế! Ải làn bó làn má mơi ải lung pay kin khẩu dam hươn làn.
(Bác đang làm gì đấy ạ? Bố cháu bảo cháu lên mời bác xuống nhà cháu ăn cơm).
2.2.4.3. Thành phần nêu lí do mời
Giống như ngôn ngữ Việt, lời mời trong ngôn ngữ Thái cũng thường có thành phần nêu lí do mời để người được mời chấp nhận lời mời của Sp1. Đây là cách thức mời bộc lộ tình thân hữu của Sp1 đối với Sp2 và mong được Sp2 ủng hộ. Từ chối lời mời dạng này dễ có nguy cơ tổn hại đến thể diện dương tính của Sp1 và Sp2.
Ví dụ: (65) - Mời nhà mới:
Sắng bón nọong, bón nung cựt áo đẩy làng hướn nọi nưng. Khảy mử ni hà đẩy mự đì bến chăn. Kiếm đẩy pưa khẩu nưng liên hoan bản mương ải nọong nhắng má bó ải lung êm pả pay ken tom hom muôn nhẳng nọong.
(Vợ chồng em dựng được một ngôi nhà nhỏ. Hôm nay, kiếm được ngày lành tháng tốt, làm được bữa cơm liên hoan mời bà con lối xóm nên em đến mời hai bác đến ăn bữa cơm mừng với gia đình em).
- Mời đám cưới:
Làn bả trai hươn nọong nhắng nhấư cả mả bàn, pay mặc men kén quam đụ sàu êm pả kí bản nưa. Khay sàu chắng bàn đơng pống hà, hà đẩy mự đì bến chăn, í sú hẩư sàu pền phùa pền mía sìa. Êm pả ải lung coi àu căn pay muôn mấng hẩư làn é nớ!
(Thằng con trai nhà cháu nay khôn lớn, trưởng thành đã làm quen và phải lịng con gái nhà các cơ chú ở bản trên. Nay các cơ chú trên ấy cũng vừa lịng ưng ý, chọn được ngày lành tháng tốt, chúng em muốn tổ chức đám cưới cho các cháu thành đôi lứa, mong hai bác sẽ đến dùng bữa cơm chung vui cùng với gia đình).
2.2.4.4. Thành phần thăm dị khả năng
Trong giao tiếp ngơn ngữ Thái, đặc biệt khi sử dụng lời mời thì người Thái cũng giống như người Việt là thường có thêm thành phần thăm dò khả năng trong lời mời. Lời mời có thành phần thăm dị khả năng khơng mang tính dồn ép đối với người được mời và cũng đảm bảo cho người mời không bị mất thể diện. Bởi vì, mời theo cách thức này không đặt người mời phải thực hiện theo một kế hoạch định sẵn của người mời nên ít khi người được mời từ chối. Vì vậy, sử dụng thành phần thăm dò khả năng trong lời mời sẽ giúp tăng tính lịch sự cho lời mời.
Ví dụ: (66)
- Chớ lâư dú la, í chứ pay ỉn kí nọong é nớ! (Lúc nào rảnh, chị nhớ xuống nhà em chơi nhé!) - Chớ lâư đẩy pay, ai chứ pay dam nọong é nớ! (Lúc nào có dịp, anh nhớ xuống thăm em nhé!) 2.2.4.5. Thành phần bộc lộ
Người Việt Nam nói chung, người Thái nói riêng có đặc điểm nổi bật là sống rất tình nghĩa. Trong cuộc sống hàng ngày họ luôn quan tâm, chia sẻ với nhau. Và sự quan tâm, chia sẻ, lối sống tình nghĩa ấy còn được thể hiện qua lời mời với những thành phần bộc lộ xuất hiện trong lời mời như: Bộc lộ sự quan
Những lời mời dạng này thể hiện sự khéo léo, tế nhị của người mời và dễ làm hài lòng người được mời.
a. Bộc lộ sự quan tâm tới sức khỏe
Ví dụ: (67)
- Kin đẩu la hại mo hênh nế! Ai kin trương kin nọi nưng i! (Uống rượu sng hại người lắm! Anh ăn ít thức ăn đi!)
- Nọong ơi! Sài điêu dăng má hươn kin khẩu cón, kin ngài coi dệt mấư i! (Em ơi! Muộn rồi, nghỉ tay ăn cơm đã, chiều làm tiếp).
- Êm huyết áp thấp, kin che khìng i! Đụ pha đâu đọ.
(Mẹ bị huyết áp thấp nên uống trà gừng đi. Con pha rồi đấy ạ!) - Ửơi chếp hua, kin món sáy ngải cứu i ưởi ơi! Đì hênh nế!
(Chị dâu đau đầu thì ăn món trứng ngải cứu này đi. Tốt lắm chị ạ!)
b. Bộc lộ sự xúc động, vinh dự trước sự xuất hiện của Sp2
Ví dụ: (68)
Úi! Êm pả má pi à?Hầng hầng điêu hón hền êm pả má dam làn. Mự ni êm pả má làn muôn hênh. Mự ni êm pả phải dăng kin khẩu nhẳng làn te te ăn đọ!
(Ôi! Bác đến đấy ạ! Lâu lắm rồi không thấy bác đến thăm cháu. Hôm nay, bác đến cháu vui lắm! Nhất định hôm nay bác phải ở lại ăn cơm với cháu mới được!)
2.2.4.6. Kết hợp một số biểu thức
Trong văn hóa giao tiếp, người Thái cũng như người Việt. Họ thường quan tâm đến người đối thoại với mình bằng cách chào hỏi, chuyện trị trước khi đưa ra một lời đề nghị nào đó. Điều này cũng được thể hiện trong lời mời. Cách thức mời như vậy theo lí thuyết lịch sự của các nhà nghiên cứu phương Tây thuộc về chiến lược lịch sự dương tính. Kết quả khảo sát ngữ liệu bước đầu về lời mời kết hợp một số biểu thức trong ngôn ngữ Thái cũng phân thành hai nhóm như trong ngơn ngữ Việt. Đó là: Hơ gọi, hỏi thăm, nêu lí do mời và chào hỏi, nêu lí do mời.
a. Hơ gọi, hỏi thăm, nêu lí do mời
- Êm pả ớ! Khẳn hin qua? Mự pụ pi trai làn pú chư é nọi, bó làn má mơi êm pả pay kin ngài nhẳng.
(Bác ơi! Bác khỏe chứ ạ? Ngày mai, anh trai cháu đặt tên cho con, bảo cháu lên mời bác xuống nhà cháu ăn trưa ạ!)
b. Chào hỏi, nêu lí do mời
Ví dụ: (70)
- Êm pả dệt săng đè? Mự pụ hướn làn sơ chiềng êm làn bó làn má mơi êm pả pay kin ngài nhẳng.
(Bác đang làm gì đấy ạ? Ngày mai nhà cháu làm Tết, mẹ cháu bảo cháu ra mời bác sang nhà cháu ăn trưa ạ!)
2.2.5.Một số điểm tương đồng và nét khác biệt giữa tính lịch sự của lời mời tiếng Việt và tính lịch sự của lời mời trong tiếng Thái