CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.2. Lịch sự của lời mời trong tiếng Thái
2.2.5.2. Điểm khác biệt
Bên cạnh những điểm tương đồng nói trên, tính lịch sự lời mời ngơn ngữ Việt và lời mời ngôn ngữ Thái cũng có điểm khác biệt, cụ thể:
- Mặc dù tính lịch sự trong lời mời hai ngơn ngữ đều được thể hiện qua lời mời xét theo vai giao tiếp của mỗi cá nhân. Nhưng trong ngôn ngữ Việt, những lời mời xét theo vai giao tiếp phong phú và đa dạng hơn trong ngôn ngữ Thái. Đặc biệt, lời mời trong tiếng Việt cịn hay sử dụng tiểu từ tình thái “ạ”. Xét về mặt ngơn từ biểu hiện của lịch sự lễ phép trong hành vi mời thì tiểu từ tình thái là yếu tố thể hiện rõ nhất tính lịch sự trong lời mời.
Ví dụ: (71)
- Cháu mời bác uống nước ạ! - Ông xơi cơm ạ!
Và trong lời mời ngơn ngữ Thái thì chúng ta chưa hề thấy sự xuất hiện của tiểu từ tình thái.
- Xưng hơ là một biểu hiện của lịch sự trong lời mời cả ngôn ngữ Việt và ngôn ngữ Thái. Tuy nhiên, xưng hơ ngồi xã hội trong hai ngơn ngữ này có sự khác nhau. Trong ngữ cảnh phi quy thức, xưng hô trong tiếng Việt phong phú hơn, người mời có thể xưng hơ là: tơi, tớ, tao, mình, chúng mình, chúng tớ, mày,...Trong khi đó, trong giao tiếp ngơn ngữ Thái, dù ở ngữ cảnh phi quy thức,
người mời cũng chủ yếu bị bó hẹp ở cách xưng hô kù – mưng.
- Hơn nữa, trong các thành phần bổ trợ (biểu hiện quan trọng cho lịch sự trong lời mời), ở lời mời ngơn ngữ Việt có thêm thành phần mà trong ngơn ngữ Thái khơng hay có. Đó là: Tỏ ra am hiểu về Sp2. Đây là một kiểu dạng lời mời có tính chiến lược khá rõ của người Việt.
Ví dụ: (72)
Em biết anh thích ăn món này nên đã tự tay nấu đấy! Anh ăn đi!
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Lịch sự trong hành vi mời cần được xem xét ở nhiều khía cạnh. Trong chương 2, chúng tơi đã tìm hiểu và phân tích một số yếu tố ngôn ngữ và các hành vi ngơn ngữ tạo nên tính lịch sự của lời mời trong ngơn ngữ Việt và ngôn ngữ Thái.
Qua việc tìm hiểu và so sánh, có thể thấy tính lịch sự trong ngơn ngữ Việt và ngơn ngữ Thái về cơ bản đều thể hiện qua một số yếu tố ngôn ngữ và hành vi ngôn ngữ giống nhau. Thứ nhất là lịch sự của lời mời xét theo vai giao tiếp: trong lời mời của ngôn ngữ Việt và ngôn ngữ Thái đều thể hiện rõ thứ bậc của người tham gia giao tiếp và sự tôn trọng, lễ phép của người bậc dưới với người bề trên. Thứ hai là lịch sự trong hành vi mời thể hiện qua hành vi ở lời trực tiếp:
tính lịch sự của lời mời trong ngôn ngữ Việt và ngôn ngữ Thái đều thể hiện qua lời mời trực tiếp. Thứ ba là lịch sự của lời mời trong ngôn ngữ Việt va Thái đều thể hiện qua cách xưng hô (một biểu hiện của lịch sự trong lời mời): xưng hô theo đúng tôn ti, thứ bậc và vai giao tiếp. Thứ tư là lịch sự của lời mời đều thể hiện qua các thành phần bổ trợ xuất hiện trong lời mời.
Tuy nhiên, mỗi dân tộc có những đặc điểm riêng và có nền văn hóa khác nhau. Do vậy, tính lịch sự thể hiện trong lời mời ngôn ngữ Việt và ngơn ngữ Thái cũng có những điểm khác biệt.
Dù tính lịch sự của lời mời trong hai ngơn ngữ đều thể hiện qua lời mời xét theo vai giao tiếp. Nhưng về phương diện này cũng có sự khác nhau giữa hai ngơn ngữ. Những lời mời xét theo vai giao tiếp trong ngôn ngữ Việt phong phú, đa dạng hơn ngôn ngữ Thái.
Về xưng hô (một biểu hiện của lịch sự trong lời mời) thì giữa ngơn ngữ Việt và ngơn ngữ Thái có sự khác nhau ở phạm vi xưng hơ ngồi xã hội. Trong ngôn ngữ Việt, cách xưng hô phong phú hơn. Cịn tiếng Thái thì có ít từ xưng hơ hơn.
Bên cạnh đó, trong các thành phần bổ trợ (biểu hiện quan trọng cho lịch sự trong lời mời) thì tiếng Việt có thêm thành phần mà trong ngơn ngữ Thái khơng hay có. Đó là: Tỏ ra am hiểu về Sp2.
KẾT LUẬN
Trong cuộc sống, giao tiếp là một hoạt động không thể thiếu được trong hoạt động sống của con người. Con người sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện giao tiếp, thực chất là việc thực hiện một hành vi đặc biệt mà phương tiện là ngơn ngữ.
Theo Austin, người đặt nền móng cho lí thuyết hành vi ngơn ngữ thì có ba loại thì có ba loại hành vi ngơn ngữ. Đó là hành vi tạo lời, hành vi mượn lời và hành vi ở lời. Ơng đã phân loại hành vi ngơn ngữ thành 5 phạm trù và đưa ra các điều kiện sử dụng hành vi ở lời.
Tiếp đó, Searle trên cơ sở về lí thuyết hành vi ngơn ngữ của Austin đã phát biểu và đưa ra những quan điểm về sử dụng hành vi ngơn ngữ. Đó là bốn điều kiện: nội dung mệnh đề, chuẩn bị, chân thành, căn bản và dựa vào đó, Searle phân chia thành 5 loại hành vi ngôn ngữ: Tái hiện, điều khiển, cam kết, biểu cảm, tuyên bố.
Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên và phổ biến của ngôn ngữ. Đặc điểm nội tại và đặc điểm bên ngoài làm nên những đặc điểm khái quát của một cuộc thoại.
Cấu trúc khái quát của một cuộc thoại bao gồm: mở thoại, thân thoại, kết thoại. Những vấn đề như luân phiên lượt lời, cặp thoại, sự tương tác hội thoại là những vấn đề nghiên cứu về hội thoại cần quan tâm.
Lịch sự trong giao tiếp là phương thức điều hòa quan hệ giữa các đối tượng giao tiếp làm gia tăng tính nhân văn của nội dung và chính đối tượng giao tiếp. Lịch sự vừa có tính khái qt lại vừa có tính cụ thể và phụ thuộc đặc trưng văn hóa của từng quốc gia. Theo các nhà nghiên cứu Âu – Mĩ, lịch sự gắn với các chiến lược trong giao tiếp xã hội cho nên lí thuyết đó được gọi là lịch sự chiến lược. Tiêu biểu cho khuynh hướng này có các nhà nghiên cứu như Lakoff, Leech, Brwon và Levinson. Song song với quan niệm lịch sự là chiến lược của cá nhân trong tương tác, một số nhà nghiên cứu xuất phát từ các cứ liệu văn hóa phi phương Tây lại cho rằng lịch sự gắn với chuẩn mực xã hội; và tiêu biểu cho khuynh hướng này là các nhà nghiên cứu như Gu và Matsumoto. Bên cạnh hai quan điểm lịch sự trên cịn có quan niệm khác cho rằng lịch sự là sự kết hợp hài hồ giữa hai bình diện chiến lược và chuẩn mực.
Trong giao tiếp tiếng Việt, quan điểm lịch sự cho rằng tính lịch sự được tạo thành do các yếu tố: lễ phép, đúng mực (thuộc về lịch sự chuẩn mực), khéo léo
(tế nhị) và khiêm nhường (thuộc về lịch sự chiến lược) đã được giới nghiên cứu thừa nhận một cách rộng rãi.
Trong hoạt động giao tiếp, lời mời là một trong những nghi thức lời nói quan trọng, thể hiện thái độ thân thiện, lịch sự, tôn trọng, thái độ mến khách của người nói và thường là xuất phát từ lợi ích của hai người đối thoại. Lịch sự trong lời mời cũng là vấn đề cần được quan tâm.
Dân tộc Việt và dân tộc Thái có đặc điểm là sống tình nghĩa. Chính điều này đã chi phối đến lời mời trong ngôn ngữ của hai dân tộc này. Tuy có những điểm tương đồng về tính lịch sự trong lời mời giữa hai ngôn ngữ Việt – Thái như: Lịch sự của lời mời thể hiện qua lời mời xét theo vai giao tiếp, lịch sự trong hành vi mời thể hiện qua hành vi ở lời trực tiếp, qua cách xưng hơ trong và ngồi xã hội và thể hiện qua các thành phần bổ trợ trong lời mời. Nhưng cũng có sự khác biệt về tính lịch sự của lời mời trong hai ngơn ngữ này: Lịch sự của lời mời xét theo vai giao tiếp trong tiếng Việt phong phú, đa dạng hơn tiếng Thái, xưng hô (biểu hiện của lịch sự trong lời mời) trong tiếng Việt cũng phong phú hơn tiếng Thái. Hơn nữa, trong các thành phần bổ trợ (biểu hiện quan trọng của lịch sự trong lời mời), ở lời mời trong tiếng Việt đa dạng hơn là có thêm thành phần: Tỏ ra am hiểu về Sp2. Sở dĩ có sự khác nhau như vậy là do mỗi dân tộc có một nền văn hóa khác nhau.
Ngày nay, đất nước ta đang trong thời kì phát triển và hội nhập, việc trau dồi văn hóa, trong đó trau dồi, sử dụng ngôn ngữ là một thực tế rất quan trọng. Đối với sinh viên trường Đại học Tây Bắc, thiết lập việc rèn luyện ngôn ngữ trong giao tiếp là một việc làm cần thiết. Để làm tốt điều này thì rèn luyện ngơn ngữ thơng qua việc sử dụng lời mời một cách lịch sự trong giao tiếp cũng là một hướng đi nhằm nâng cao năng lực giao tiếp của mỗi cá nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Diệp Quang Ban (1996), Ngữ pháp tiếng Việt, tập hai, NXB Giáo dục. 2. Cầm Cường (1993), Tìm hiểu văn học dân tộc Thái ở Việt Nam, NXB
Khoa học Xã hội, Hà Nội.
3. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học, NXB Giáo dục.
4. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Tốn (1993), Đại cương ngơn ngữ học, tập hai, NXB Giáo dục.
5. Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương ngôn ngữ học – Ngữ dụng học, tập hai, NXB Giáo dục.
6. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, tập một, NXB Giáo dục.
7. Vũ Tiến Dũng (1997), “Lời chào với từ chào và lời mời với từ mời trong tiếng Việt và tính lịch sự Việt Nam”, Hội thảo khoa học nghiên cứu so sánh đối chiếu các ngôn ngữ, ngành ngôn ngữ học, Hà Nội.
8. Vũ Tiến Dũng (2002), “Tìm hiểu một vài biểu thức tình thái gắn với tính lịch sự của nữ giới trong giao tiếp”, Ngôn ngữ, (số 3), Tr.59 - 66.
9. Vũ Tiến Dũng (2003), Lịch sự trong tiếng Việt và giới tính (qua một số hành
động nói), luận án tiến sĩ Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
10. Vũ Tiến Dũng (2011), Cách thức xưng hô trong tiếng Thái, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.
11. Cầm DZịn (1998), Tìm hiểu lời khun, truyền thống về lao động nơng nghiệp trong ngơn ngữ Thái, NXB Văn hóa dân tộc.
12. Nguyễn Thiện Giáp (1989), Ngữ cảnh và giao tiếp, Viện thông tin khoa
học xã hội.
13. Nguyễn Thiện Giáp (2004), Dụng học Việt ngữ, NXB Đại học Quốc gia. 14. Vi Trọng Liên (2002), Vài nét về người Thái ở Sơn La, NXB Văn hóa
Dân tộc.
15. Vũ Thị Thanh Hương (2002), “Khái niệm thể diện và ý nghĩa đối với việc nghiên cứu ứng xử lịch sự”, Tạp chí Ngơn ngữ số (số 1), tr.8 14. 16. Nguyễn Thị Lương (1995), Một số tiểu từ tình thái dứt câu tiếng Việt với
17. Hoàng Lương (2002), Lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số miền
Bắc Việt Nam, NXB Văn hóa Dân tộc.
18. Trịnh Thị Mai (2005), Hành vi mời trong hội thoại mua bán ở chợ Nghệ Tĩnh, Ngữ học trẻ, 2005, tr.73 75.
19. Hồng Trần Nghịch - Lương Hải Nhì (1993), Chữ Thái.
20. Lò Thị Hồng Nhung (2005), Tục ngữ Thái ở Việt Nam: vần, nhịp và hệ thống hình ảnh (Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ Văn), Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội.
21. Nguyễn Quang (2002), Giao tiếp và văn hóa giao tiếp, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
22. Hoàng Phê (Chủ biên 2005), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng. 23. Trần Ngọc Thêm (2000), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục.
24. Nguyễn Thị Thu Thủy (2005), Lời mời và văn hóa ứng xử của người Việt
trong cách từ chối lời mời, (Khóa luận tốt nghiệp đại học), Sơn La.
25. Cầm Trọng (1978), Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam, NXB Khoa học xã hội. 26. Nguyễn Văn Xô (1996), Tiếng Việt thông dụng, NXB Trẻ.