Lịch sự của lời mời xét theo vai giao tiếp

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp văn học: Tìm hiểu tính lịch sự của lời mời trong ngôn ngữ Việt - Thái (Trang 39 - 41)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN

2.1.1.Lịch sự của lời mời xét theo vai giao tiếp

2.1. Lịch sự của lời mời trong tiếng Việt

2.1.1.Lịch sự của lời mời xét theo vai giao tiếp

Văn hóa phương Đơng nói chung, văn hóa Việt Nam nói riêng có đặc điểm nổi bật là trọng “lễ nghĩa”. Trọng lễ nghĩa được biểu hiện ở nhiều mặt trong cuộc sống. Một biểu hiện độc đáo của quan niệm này là hành vi mời cơm trước bữa ăn của gia đình người Việt.

Lời mời trong bữa cơm gia đình Việt phản ánh rõ nét mối quan hệ sâu sắc giữa các thành viên trong gia đình. Trong bữa cơm, mỗi thành viên có một kiểu mời khác nhau, tùy thuộc vào thứ bậc của người đó. Một đặc điểm rất độc đáo của người Việt Nam là thường dùng cơm khi có đầy đủ các thành viên trong gia đình. Cho nên, khi người lớn đi làm thì con trẻ hay được giao nhiệm vụ đi mời về ăn cơm. Với cuộc sống nông nghiệp thời vụ, không phải lúc nào mọi người cũng có mặt đầy đủ trong mỗi bữa ăn thường nhật, nhưng bao giờ những người ở nhà cũng để phần xuất ăn rất trang trọng và cẩn thận. Lời mời xuất hiện suốt bữa cơm gia đình, xen lẫn những câu chuyện khác tạo nên sự đầm ấm, vui vẻ. Nhưng đặc sắc nhất và tập trung nhất là ở đầu bữa cơm. Về điều này có sự khác nhau giữa các gia đình. Ở gia đình có hai thế hệ và có con dâu thì người con dâu bao giờ cũng chủ động mời bố mẹ chồng:

Ví dụ: (29)

Con mời thầy u xơi cơm.

Hay

Con mời bố mẹ xơi cơm.

Sau đó mời các thành viên khác theo thứ bậc trong nhà. Lời mời của mọi người con trong nhà là sự kính trọng, hiếu thảo, lễ phép của con cái đối với cha mẹ. Ngược lại, cha mẹ cũng mời các con thể hiện sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái. Và chính cha mẹ là những người dẫn dắt chuyện trong bữa cơm, chỉ

bảo, dạy dỗ con cái qua những câu chuyện vui, có ý nghĩa giáo dục. Mỗi khi gia đình có khách, đến bữa cơm thì lời mời chủ động ln thuộc về chủ gia đình.

Ví dụ: (30)

Bác Hương (chủ nhà) gắp món thịt nướng vào bát Tú (khách): Ăn đi cháu! Món này tự tay bác làm ngon lắm đấy!

Hoặc khi cả nhà đang ăn cơm, bất chợt có khách đến thì người khách ấy sẽ được mời chào nhiệt tình. Cho dù cả khách và chủ nhà đều hiểu đó là lời mời xã giao, có tính chất chào hỏi, nhưng cả hai đều hài lòng. Cách thức ứng xử này thể hiện sự hiếu khách và phép lịch sự của người Việt Nam.

Ví dụ: (31)

Cả nhà Lan đang ăn cơm, bác Hùng đến, cả nhà Lan mời: Bác vào đây ăn cơm với gia đình ạ!

Với bữa cơm gia đình Việt Nam thì “nồi cơm” là “nồi cơm chung”, các món

ăn đều được bày ra đĩa nên mọi người đều phải “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”. Họ thể hiện sự chia sẻ, nhường nhịn lẫn nhau bằng lời mời hết sức tinh tế:

Ví dụ: (32) Người vợ:

- Anh ơi! Mình cùng ăn cam nhé! Người chồng lắc đầu từ chối:

- Không, anh khơng thích ăn cam, em ăn đi để lấy sữa cho con.

Ở những gia đình nơng thơn đơng con, điều kiện chưa thốt khỏi khó khăn thì người mẹ, người chị, người vợ,…là những người rất khéo léo trong việc nhường khẩu phần ăn của mình cho bố mẹ già, chồng và con. Cách thức ứng xử như vậy thể hiện khá rõ đức hi sinh, sự chịu đựng của người phụ nữ vẫn được đánh giá cao trong văn hóa ứng xử của người Việt. Trong bữa cơm tất niên, cô con dâu mời bố chồng:

Ví dụ: (33)

Ơng xơi món này cho nóng ạ!

Sau bữa ăn, cô con dâu mời bố chồng đồ tráng miệng:

Ví dụ: (34)

Phát ngơn mời trong bữa cơm gia đình của người Việt là một trong những phương tiện nhằm bày tỏ thái độ giữa các thành viên trong gia đình với nhau và thường là nghiêng nhiều về thái độ lễ phép của con cháu với người lớn tuổi trong gia đình. Có thể xem đây là một nét văn hóa hết sức độc đáo của người Việt nói chung và cư dân đồng bằng Bắc Bộ nói riêng.

Như vậy, khi người mời ở vai giao tiếp thấp hơn người được mời thì lời mời phải thể hiện sự tôn trọng, lễ phép đối với người được mời. Lễ phép với người lớn tuổi trong gia đình cũng chính là một biểu hiện của lịch sự trong hành vi mời. Xét về mặt ngôn từ biểu hiện của lịch sự lễ phép trong hành vi mời thì tiểu từ tình thái là một yếu tố thể hiện rõ nhất tính lịch sự trong lời mời. Có thể dễ nhận thấy điều này qua hai lời mời sau:

Ví dụ: (35)

- Bà ăn bát cháo cho nóng ạ! - Con mời ông ăn cơm ạ!

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp văn học: Tìm hiểu tính lịch sự của lời mời trong ngôn ngữ Việt - Thái (Trang 39 - 41)