1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Người đàn bà trong tiểu thuyết của mạc ngôn (qua đàn hương hình, báu vật của đời và rừng xanh lá đỏ)

125 989 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THÁI BÌNH NGƯỜI ĐÀN BÀ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA MẠC NGÔN (QUA ĐÀN HƯƠNG HÌNH, BÁU VẬT CỦA ĐỜI VÀ RỪNG XANH LÁ ĐỎ) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN NGHỆ AN - 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THÁI BÌNH NGƯỜI ĐÀN BÀ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA MẠC NGÔN (QUA ĐÀN HƯƠNG HÌNH, BÁU VẬT CỦA ĐỜI VÀ RỪNG XANH LÁ ĐỎ) Chuyên ngành: Lý luận Văn học Mã số: 60.22.01.20 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ THANH NGA NGHỆ AN - 2014 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 5 1. Lý do chọn đề tài 5 2. Lịch sử vấn đề 5 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát 10 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 10 5. Phương pháp nghiên cứu 11 6. Cấu trúc của luận văn 11 Chương 1 TIỂU THUYẾT MẠC NGÔN TRONG BỐI CẢNH TIỂU THUYÊT TRUNG QUỐC ĐƯƠNG ĐẠI 12 1.1. Một số vấn đề của tiểu thuyết Trung Quốc đương đại 12 1.1.1. Khái niệm tiểu thuyết 12 1.1.2. Bối cảnh xã hội - thẩm mĩ của tiểu thuyết Trung Quốc đương đại 15 1.1.3. Một số thành tựu cơ bản của tiểu thuyết Trung Quốc đương đại 17 1.2 Mạc Ngôn, một tác giả xuất sắc của tiểu thuyết Trung Quốc đương đại 25 1.2.1. Mấy nét về cuộc đời Mạc Ngôn 25 1.2.2. Những nét chính trong văn nghiệp của Mạc Ngôn 27 1.2.3. Tiểu thuyết - một thể loại quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của Mạc Ngôn 28 1.3. Người đàn bà, một nhân vật quan trọng trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn 33 1.3.1. Những cảm hứng cơ bản trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn 33 1.3.2. Nhìn chung về người đàn bà trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn (qua Đàn hương hình, Báu vật của đời và Rừng xanh lá đỏ) 43 Chương 2 NỘI DUNG THẨM MĨ CỦA HÌNH TƯỢNG NGƯỜI ĐÀN BÀ TRONG TIỂU THUYẾT MẠC NGÔN 47 2.1. Người đàn bà - một biểu tượng văn hoá 47 2.1.1. Biểu tượng của văn hoá phồn thực 47 2.1.2. Biểu tượng của thân phận bị áp bức 51 2.1.3. Biểu tượng của nguyên lí mẹ 55 2.2. Người đàn bà - hiện thân của những nỗi thống khổ ở đời 57 2.2.1. Bi kich giữa xã hội 57 2.2.2. Bi kịch trong gia đình 59 2.2.3. Bi kịch trong chính mình 62 2.3. Người đàn bà với những khát vọng mãnh liệt 68 2.3.1. Khát vọng hướng đến cái chân - thiện - mĩ 68 2.3.2. Khát vọng vượt thoát những định kiến và số phận 72 2.3.3. Khát vọng bản năng 77 Chương 3 NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN HÌNH TƯỢNG NGƯỜI ĐÀN BÀ TRONG TIỂU THUYẾT MẠC NGÔN 94 3.1. Nghệ thuật thể hiện hình tượng người đàn bà thể hiện trong tổ chức cốt truyện 94 3.1.1. Tổ chức cốt truyện theo sự kiện 94 3.1.2. Cốt truyện theo mạch vận động của tâm lí 98 3.1.3. Cốt truyện mang màu sắc huyền thoại 105 3.2. Nghệ thuật xây dựng tình huống 107 3.2.1. Đặt nhân vật vào tình huống tự nhận thức 107 3.2.2. Đặt nhân vật vào tình huống bi đát 110 3.3. Nghệ thuật miêu tả chi tiết 112 3.3.1. Chi tiết gợi dục 112 3.3.2. Chi tiết huyền thoại 115 KẾT LUẬN 118 TÀI LIỆU THAM KHẢO 120 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Mạc ngôn là một tác giả lớn của văn học Trung Quốc, cũng như văn học thế giới đương đại, và là một nhà văn quen thuộc với với bạn đọc Việt Nam trong mấy thập kỉ nay. Tìm hiểu sáng tác của nhà văn này không chỉ có ý nghĩa trong việc nhận diện giá trị các sáng tác của một tác giả cụ thể, mà còn góp phần không nhỏ vào việc nghiên cứu văn học Trung Quốc ở Việt Nam - nền văn học của một quốc gia có mối quan hệ sâu sắc. 1.2. Trong các tiểu thuyết của Mạc Ngôn, các nhân vật nữ nói chung và nhân vật người đàn bà chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Có thể nói đây là một loại nhân vật xuyên suốt, thể hiện một cách khá tập trung cái nhìn của Mạc Ngôn về thế giới và góp phần không nhỏ tạo nên đặc sắc tiểu thuyết của nhà văn. Nghiên cứu nhân vật người đàn bà trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn là góp phần nhận diện một khía cạnh hết sức lí thú và đặc sắc trong tiểu thuyết của nhà văn. 1.3. Trong văn hoá - văn học Trung Quốc và văn hoá - văn học Việt Nam, cách quan niệm, nhìn nhận người phụ nữ có nhiều điểm tương đồng do sự giao thoa, ảnh hưởng của các vấn đề văn hoá, tư tưởng và cả văn học. Tìm hiểu nhân vật người đàn bà trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn là góp phần hiểu thêm nhân vật đàn bà trong văn học Việt Nam 2. Lịch sử vấn đề Tiểu thuyết Mạc Ngôn là những tiểu thuyết đương đại đang tạo được sức hút mạnh mẽ đối với độc giả và giới nghiên cứu bởi tính hiện thực và những nét đặc sắc nghệ thuật của nó. Là những tác phẩm đương đại nhưng số lượng những bài nghiên cứu về Mạc Ngôn và tác phẩm của ông không phải là ít, đặc biệt là mấy năm gần đây, khi Mạc Ngôn trở thành một hiện tượng văn học đáng quan tâm cùng với Giải Nobel danh giá. Tuy nhiên những bài nghiên cứu ấy cũng chỉ tiếp cận tiểu thuyết Mạc Ngôn, đặc biệt là 3 tác phẩm Đàn hương hình, Báu vật 5 của đời và Rừng xanh lá đỏ dưới góc độ xã hội hoặc xoay quanh các yếu tố lịch sử, chính trị…mà chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về việc xây dựng hình tượng nhân vật ở 3 tác phẩm này một cách cụ thể và cặn kẽ. 2.1. Nghiên cứu ở nước ngoài Các nhà nghiên cứu Trung Quốc, Nhật và Đức đã đứng dưới góc độ xã hội hoặc dựa trên các yếu tố lịch sử… để đánh giá về nội dung và hình tượng nghệ thuật của tiểu thuyết Mạc Ngôn, đặc biệt là 3 tác phẩm trên. Từ quan điểm xuất phát đó, họ chỉ ra những điểm tiến bộ và hạn chế của nhà văn. Có thể chia làm 2 nhóm như sau: Thứ nhất: Nhóm các nhà nghiên cứu Trung Quốc đứng trên phương diện chính trị đã lên tiếng bài trừ 3 tác phẩm ngay từ khi 3 tác phẩm này được xuất bản tại Trung Quốc (Tác gia Xuất bản xã (9/1995) với lí do tác phẩm đã đi vào “vùng cấm” của văn học (Mạc Ngôn và những lời tự bạch, 2004). Nhà phê bình Vương Cán phê phán Mạc Ngôn có tư tưởng chống lại quy phạm truyền thống. Hạ Thiệu Tuấn, Phan Khải Hùng thừa nhận sức mạnh tưởng tượng của Mạc Ngôn rất phong phú, kì lạ nhưng ngòi bút của ông nhiều khi không giữ được mực thước. Thứ hai: Nhóm các nhà văn nghiên cứu dưới góc độ xã hội để tìm ra những nét độc đáo trong 3 tác phẩm này. Trong các bài viết này, họ đã chỉ ra những sự sáng tạo trong việc tìm ra một thủ pháp lạ hoá độc đáo, sáng tạo những huyền thoại mới bên cạnh những huyền thoại cổ xưa. Có người lại tìm sự ảnh hưởng của văn học Phương tây và Mĩ la tinh đối với Mạc Ngôn. Từ đây, họ khẳng định “sự trở về và vượt lên” dân gian, dân tộc, và vượt lên đẳng cấp thế giới của tiểu thuyết Mạc Ngôn. Tiêu biểu cho quan điểm này là ý kiến của Chu Ân, Trương Thành. Bản thân tác giả Mạc Ngôn cũng đã giãi bày về việc viết văn trong cuốn “Tự bạch” của mình. 2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam Nhà văn Mạc Ngôn đươc độc giả Việt Nam biết nhiều khi Báu vật của đời được dịch giả Trần Đình Hiến dịch và xuất bản tháng 2 năm 2001. các nhà 6 nghiên cứu Việt Nam cũng dựa trên nhiều góc độ để đưa ra những quan điểm, những nhận xét riêng của mình về 3 tiểu thuyết này. Với Báu vật của đời, Nguyễn Khắc Phê đào sâu vào thủ pháp lạ hoá của Mạc Ngôn bằng cái nhìn tổng quát toàn bộ những tác phẩm đã được dich sang tiếng Việt (Tài phù phép của Mạc Ngôn, báo Tiền Phong, online). Trong bài “sự sinh, sự chết, sự sống”: Đọc Báu vật của đời của Mạc Ngôn đăng trên trang Tanviet.net (4/8/2005), Phạm Xuân Nguyên đã tóm lược những điểm chính trong Báu vật của đời và đưa ra những nhận định về tác giả và tác phẩm. Có người lại dựa vào Báu vật của đời để tìm ra sự sáng tạo của Mạc Ngôn trong việc đưa hơi thở hiện đại vào đề tài lịch sử (Vương Trí Nhàn, Lê Huy Tiêu, Trần Trung Hỷ). Trong tiểu luận “Một số vấn đề văn học Trung Quốc đương đại”( 2007), PGS Hồ Sĩ Hiệp cũng đã điểm qua những nét đặc sắc của Mạc Ngôn thông qua những tác phẩm đã được dịch. Bài viết đã chỉ ra sự sáng tạo của Mạc Ngôn trong tiểu thuyết từ những tác phẩm đầu tiên. Năm 2012, Nguyễn Thị Tinh Thy - Giảng viên Đại học Huế đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ với đề tài: Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Mạc Ngôn. Trên Tạp chí sáng tác nghiên cứu phê bình văn hoá, văn học nghệ thuật. Số 169, trên cơ sở khảo sát, thống kê một cách hệ thống tiểu thuyết Mạc Ngôn, luận án đã đi vào ba phương diện cơ bản trong tổ chức tự sự của Mạc Ngôn trong tiểu thuyết: người kể chuyện và điểm nhìn tự sự; nghệ thuật tổ chức thời gian và kết cấu tự sự; nghệ thuật kiến tạo ngôn ngữ và giọng điệu tự sự. Từ đó, tác giả luận án đã chỉ ra những thành tựu và hạn chế của nghệ thuật tiểu thuyết cũng như vị trí tiên phong của Mạc Ngôn trong dòng tiểu thuyết đương đại Trung Quốc, đồng thời xác định phong cách “tự sự kiểu Mạc Ngôn”. Theo tác giả, đó là phong cách “có sự kết hợp giữa đặc trưng tự sự cực hạn và đặc trưng tự sự hậu hiện đại của văn học Trung Quốc”. Tuy nhiên, do mục đích nghiên cứu của đề tài, tác giả luận án cũng chưa chỉ ra được một cách hệ thống sự kết hợp ấy là như thế nào, cũng giảng viên này đã nói về yếu tố kì ảo hoá ngôn ngữ miêu tả cảm giác trong Báu vật của đời, Đàn hương hình và Rừng xanh lá đỏ của Mạc Ngôn. 7 Đã có nhiều bài viêt, nhiều bài nghiên cứu về Mạc Ngôn và tiểu thuyết của ông: Lê Huy Tiêu trong bài viết: Mạc Ngôn và Đàn hương hình ( Văn nghệ số 27/2003) đã đánh giá cuốn tiểu thuyết này ở góc nhìn tự thuật. Tác giả cho rằng: “Cái độc đáo của Đàn hương hình thể hiện ở ngôn ngữ tự thuật. Ngôn ngữ của người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật thường xen lẫn, đổi chỗ cho nhau làm cho trang viết sinh động” [80]. Bài viết đưa ra cái nhìn khá đầy đủ những yếu tố làm nên nghệ thuât, tuy nhiên nó chỉ ở mức độ khái quát. Nhà nghiên cứu Lí Kiến Quân cho rằng: Báu vật của đời là “Phiến diện, hẹp hòi, tình cảm uỷ mị, tiêu trầm, không lấy quan điểm duy vật để nhìn lịch sử”. Còn Đàn hương hình bị cho là “Chịu ảnh hưởng bởi khuynh hướng thưởng thức hành vi tàn ác của truyền thống” [64]. Hồ Sĩ Hiệp lại có những nhận xét tỏ ra lạc quan hơn với bài viết Tiểu thuyết Mạc Ngôn với độc giả Việt Nam: “Ngòi bút miêu tả của Mạc Ngôn trong Báu vật của đời tỉnh táo và lạnh lùng. Mặc dù có một số đoạn rơi vào yếu tố tự nhiên sắc dục nhưng toát lên trong toàn bộ tác phẩm vẫn là cái nhìn hiện thực và thái độ xây dựng của tác giả”. Gần đây, đã có nhiều khoá luận, luận văn tốt nghiệp từ bậc Cử nhân đến Thạc sĩ ở một số trường Đại học nghiên cứu về Mạc Ngôn. Ở Trường Đại học Vinh có Lương Thị Vân Anh với đề tài: Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết Mạc Ngôn. Tác giả đã nói được một số nét về hình ảnh người phụ nữ, đặc biệt là tình thương con vô bờ bến, cùng với nó là tấm lòng của Mạc Ngôn đối với đất mẹ quê hương. Cũng qua đó, nhà văn thể hiện những trăn trở của mình về thời kì cải cách mở cửa, những day dứt về bản sắc văn hoá dân tộc. Đề tài cũng đã khai thác được một số bình diện về hình thức như cốt truyện lồng ghép, cốt truyện đa tuyến; nghệ thuật miêu tả tâm lí…, tuy nhiên đang mang tính khái quát mà chưa đi sâu phân tích cụ thể qua những tác phẩm cụ thể; Hoàng Thị Thanh Lê với đề tài: Tìm hiểu 41 chuyện tầm phào của Mạc Ngôn khi bàn về tiểu thuyết Rừng 8 xanh lá đỏ đã nói một khía cạnh của dục vọng con người là chạy theo lối sống hưởng lạc qua nhân vật Lâm Lan; Lê Thị Hương Thuỷ với đề tài: Con người bản năng trong Báu vật của đời đã nói được quan niệm nghệ thuật về con người nhưng cũng chỉ mới chú tâm khai thác con người chủ yếu ở khía cạnh bản năng, con người với những dục vọng thấp hèn ; Và Nguyễn Thi Hoài với đề tài: Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiên đại trong tiểu thuyết Mạc Ngôn chủ yếu đi từ lí thuyết hậu hiện đại để nghiên cứu về tiểu thuyết Mạc Ngôn; Trường ĐHSP.TPHCM có Trần Văn Tuân với đề tài: Văn hoá dân gian trong tiểu thuyết Đàn hương hình của Mạc Ngôn đi vào khai thác tiểu thuyết Đàn hương hình dưới góc nhìn văn hoá với điệu Miêu Xoang. Trên nhiều trang mạng cũng như các báo đài cũng đã nói nhiều về Mạc Ngôn và tác phẩm của ông như: Trần Đình Sử.worlpress.com: Báu vật của đời của Mạc Ngôn - lên bờ xuống ruộng trước khi nhận giải Nobel. Dântri.com.vn: Những tác phẩm đáng đọc nhất của Mạc Ngôn: Với độc giả Việt Nam, Mạc Ngôn đã từng làm nên cơn sốt sách với hàng loạt tác phẩm có sức ám ảnh như Đàn hương hình, Báu vật của đời, Rừng xanh lá đỏ…. www.baothuathienhue.vn: 6/10/2013 cũng đã đưa ra nhận xét: Tiểu thuyết Mạc Ngôn, hình ảnh thu nhỏ của Trung Quốc. Nobel văn học 2009 HerthaMuller chỉ trích quyết định của Viện Hàn lâm Thuỵ Điển khi trao giải cho Mạc Ngôn - người bà gọi là kẻ “tán dương sự kiểm duyệt”. Dântri.com.vn đăng bài của dịch giả Trần Đinh Hiến: Đọc văn Mạc Ngôn thấy đau lắm: Để hiểu, tôi chỉ nên đọc Báu vật của đời, chỉ tác phẩm đó mới đúng là Mạc Ngôn thật đến mức chẳng còn gì hoa mỹ. Vhnt.org.vn 15/12/2001 đăng bài: Kiểu nhân vật trẻ thơ - người lớn trong tiểu thuyết Mạc ngôn bàn về hai hân vật Giáp con và Kim Đồng trong hai tiểu thuyết Đàn hương hình và Báu vật của đời của Mạc Ngôn. 9 Trên trang Laodong.com.vn tác giả Trần Trung Hỷ mở đầu cuộc trao đổi với báo Lao động Bắc Miền Trung cho rằng nhiều người nói Mạc ngôn ác tâm cay độc…nhưng theo tôi những gì ông viết, cho dù viết có ác đến mấy, mục tiêu của ông cũng hướng con người vào điều thiện. Trên đây là sơ lược một số công trình nghiên cứu về Mạc Ngôn và tiểu thuyết Báu vật của đời và Đàn hương hình của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Riêng tiểu thuyết Rừng xanh lá đỏ chúng tôi hiện chưa phát hiện ra công trình nghiên cứu nào thực sự. Chúng tôi chưa đọc thấy công trình nào đi sâu nghiên cứu phương diện hình tượng nhân vật ở 3 tác phẩm này trên bình diện so sánh, tổng hợp để từ đó làm nổi rõ hình tượng người đàn bà trên trong 3 tiểu thuyết này nói riêng và trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn nói chung. Chúng tôi kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những thành tựu nghiên cứu, những ý kiến bổ ích của người đi trước trong quá trình hoàn thành luận văn này. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nhân vật người đàn bà trong tiểu thuyết Mạc Ngôn. 3.2. Phạm vi khảo sát Phạm vi khảo sát chính của luận văn là ba tác phẩm Đàn hương hình, Báu vật của đời và Rừng xanh lá đỏ, ngoài ra, chúng tôi khảo sát thêm một số tiểu thuyết, truyện ngắn của Mạc Ngôn. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Tìm hiểu vị trí của Mạc Ngôn trong tiểu thuyết Trung Quốc đương đại. 4.2. Tìm hiểu nhân vật đàn bà trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn qua Đàn hương hình, Báu vật của đời, Rừng xanh lá đỏ trên phương diện nội dung. 4.3. Tìm hiểu nhân vật đàn bà trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn qua Đàn hương hình, Báu vật của đời, Rừng xanh lá đỏ trên phương diện hình thức thể hiện. 10 [...]... Ngôn trong bối cảnh tiểu thuyết Trung Quốc đương đại Chương 2 Nhân vật người đàn bà trong tiểu thuyết Đàn hương hình, Báu vật của đời, Rừng xanh lá đỏ nhìn từ phương diện nội dung Chương 3 Nhân vật người đàn bà trong các tiểu thuyết của Mạc Ngôn nhìn từ phương diện hình thức 12 Chương 1 TIỂU THUYẾT MẠC NGÔN TRONG BỐI CẢNH TIỂU THUYÊT TRUNG QUỐC ĐƯƠNG ĐẠI 1.1 Một số vấn đề của tiểu thuyết Trung Quốc đương... nhưng tiểu loại tiểu thuyết chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong lâu đài văn học của Mạc Ngôn cũng như trong nền tiểu thuyết đương đại Trung Quốc Tiểu thuyết của Mạc Ngôn mang đậm hơi thở nóng hổi của hiện thực Trung Quốc Đồng thời, nó còn mang trong mình phong cách của cả thời đại, của cá nhân 1.3 Người đàn bà, một nhân vật quan trọng trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn 1.3.1 Những cảm hứng cơ bản trong tiểu. .. xanh lá đỏ, nhân vật lùn, bí thư hoặc giám đốc trong Tửu quốc (hai nhân vật không phân biệt được có lẽ trong khi miêu tả họ, Mạc Ngôn đã chịu ảnh hưởng của Franz Kafka khi miêu tả hai phụ tá của người đạc điền trong Lâu đài)… Và đặc biệt, cảm hứng này chi phối một cách triệt để ngòi bút nhà văn khi xây dựng nhân vật Kim Đồng trong Báu vật của đời và Tôn Bính, Giáp Con trong Đàn hương hình Kim Đồng trong. .. nhân vật cộm cán, những nhân vật có thể coi là “thiêng” Cảm hứng trào lộng trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn còn thể hiện một cách sâu sắc trong cái nhìn về con người Trong mỗi thân phận con người rất phổ biến ta đều thấy những ngụ ý trào lộng Điều này chi phối một cách mạnh mẽ đến ý thức miêu tả nhân vật Đó là những Tư Mã Khố, Tôn Câm trong Báu vật của đời, Đại Đồng hay Đại Hổ và đồng bọn trong Rừng xanh. .. của tiểu thuyết Thứ nhất, tiểu thuyết nhìn cuộc sống từ góc độ đời tư Mức độ đời tư có thể đậm nhạt khác nhau tùy theo từng thời kì Yếu tố đời tư càng phát triển, chất tiểu thuyết càng tăng, yếu tố lịch sử càng tăng, chất sử thi càng đậm đà Đặc trưng này giúp ta phân biệt tiểu thuyết với sử thi Tuy nhiên vẫn tồn tại một loại tiểu thuyết có sự kết hợp giữa yếu tố sử thi và yếu tố tiểu thuyết: tiểu thuyết. .. giễu nhại trong sáng tác của nhiều nhà văn đương đại Trong số đó, nếu không nhầm, Mạc Ngôn là một trong những người có nhiều thành công khi dám và biết cách nhìn vào dân tộc, nhìn vào lịch sử và số phận con người với cái nhìn trào lộng chua chát Các tiểu thuyết của Mạc Ngôn, dù viết về chủ đề lịch sử hay viết về số phận con người, đều luôn thẫm đẫm cảm hứng lịch sử vì như đã nói, số phận con người ấy... Thứ ba, nhân vật trong tiểu thuyết là “nhân vật nếm trải” Nhân vật kịch là nhân vật của hành động Hứng thú của nhân vật kịch nằm ở hành động của nhân vật ấy Nhưng do hạn chế về mặt thời gian sân khấu và thiếu lời trần thuật nên nhìn chung kịch không tái hiện trọn vẹn quá trình nếm trải của nhân vật Nhân vật trong tiểu thuyết cũng hành động, hành động trong hoàn cảnh, chịu tác động của hoàn cảnh, tốt hơn... đương đại Trung Quốc, tiểu thuyết của Mạc Ngôn phản ánh cuộc sống xã hội với sự thay đổi tâm lý con người ở thời kỳ mới Về mặt này, Rừng xanh lá đỏ đã gây phản ứng mạnh mẽ trong người đọc Nó không chỉ phản ánh hiện thực cải cách về chính trị, kinh tế, mà còn miêu tả và thúc đẩy sự diễn biến tâm lý xã hội và đạo đức luân lý đương thời Hàng loạt tiểu thuyết khác như Báu vật của đời, Cây tỏi nổi giận,... chiến tranh và cách mạng Tất cả toát ra trong các tiểu thuyết Đàn hương hình, Báu vật của đời, 41 phát đại bác, Sinh tử vần xoay, Rừng xanh lá đỏ, Tửu quốc, Cây tỏi nổi giận Những tác phẩm này không chỉ tái hiện nhiều bức tranh lịch sử có tính bi kịch, 32 mà còn làm bùng cháy lòng căm ghét đối với thế lực gian ác, và lòng tin kiên định ánh sáng tất chiến thắng đen tối Cũng như các nhà tiểu thuyết đương... động quan trọng đến sự 35 vận động của lịch sử Không phải ngẫu nhiên mà câu chuyện lấy trận phân để chống lại vũ khí tối tân của đế quốc lại cứ trở đi trở lại trong tiểu thuyết của ông (ít nhất là được sử dụng đến hai lần trong Đàn hương hình và Báu vật của đời) Việc lấy phân làm vũ khí để chống lại kẻ thù có trang bị hiện đại vừa thể hiện sự ấu trĩ trong tư duy của con người lúc bấy giờ, nhưng đồng thời . bà trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn (qua Đàn hương hình, Báu vật của đời và Rừng xanh lá đỏ) 43 Chương 2 NỘI DUNG THẨM MĨ CỦA HÌNH TƯỢNG NGƯỜI ĐÀN BÀ TRONG TIỂU THUYẾT MẠC NGÔN 47 2.1. Người đàn. thuyết của Mạc Ngôn qua Đàn hương hình, Báu vật của đời, Rừng xanh lá đỏ trên phương diện nội dung. 4.3. Tìm hiểu nhân vật đàn bà trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn qua Đàn hương hình, Báu vật của đời, . ba chương: Chương 1. Tiểu thuyết của Mạc Ngôn trong bối cảnh tiểu thuyết Trung Quốc đương đại Chương 2. Nhân vật người đàn bà trong tiểu thuyết Đàn hương hình, Báu vật của đời, Rừng xanh lá

Ngày đăng: 20/07/2015, 11:32

Xem thêm: Người đàn bà trong tiểu thuyết của mạc ngôn (qua đàn hương hình, báu vật của đời và rừng xanh lá đỏ)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w